Good morning from Dubaotiente. Cập nhật thị trường ngày 13.07: CPI Mỹ tăng cao hơn dự kiến, thị trường biến động mạnh!
CPI tháng 6 của Mỹ gây thất vọng:
- CPI tháng 6 tăng 9.1% (kỳ vọng 8.8%) so với cùng kỳ năm trước và 1.3% so với tháng trước
- CPI lõi tăng 5.9% so với cùng kỳ năm trước (kỳ vọng 5.7%) và 0.7% so với tháng trước
- Chỉ số giá thực phẩm tăng 1%
- Chỉ số năng lượng tăng 7.5%
Thị trường hiện đã pricing 80% khả năng Fed tăng lãi suất 100bp trong cuộc họp tháng 7 thay vì 10% trước khi CPI được công bố.
Chứng khoán Mỹ mở phiên giao dịch trong sắc đỏ nhưng nhanh chóng hồi phục sau đó. Các chỉ số thậm chí đã chuyển qua sắc xanh với mức tăng từ 0.17-0.34%. Kết phiên, áp lực giảm gia tăng trở lại.
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.67%
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.45%
- Chỉ số Nasdaq giảm 0.15%
Trên thị trường FX, DXY nhảy múa trước và sau khi CPI được công bố, với biên độ biến động lên đến gần 1%, đã khiến các nhà giao dịch hoang mang. Chỉ số kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm 0.14%.
Các cặp tiền chính ghi nhận biến động như sau:
- EURUSD +0.18%
- GBPUSD +0.04%
- AUDUSD +0.04%
- NZDUSD +0.05%
- USDJPY +0.34%
- USDCHF -0.29%
- USDCAD -0.40%
Vàng tương tự DXY biến động gần 40 giá trong phiên giao dịch hôm qua, giá kim loại đóng cửa $1,734.5/oz (+0.54%). Dầu thô tăng trở lại sau khi chạm hỗ trợ kỹ thuật ở đường MA 200 ngày. Giá dầu WTI đóng cửa tăng 0.84% lên $96.37/thùng.
BTC giảm về dưới $19k sau khi CPI được công bố nhưng bật tăng gần 6% về lại vùng $20.2k kết phiên.
Báo cáo việc làm của Úc, Công bố dự định của NH Dự trữ New Zealand, Dự báo tăng trưởng kinh tế Châu Âu và số liệu PPI của Mỹ sẽ là tâm điểm của lịch kinh tế hôm nay.
Giám đốc điều hành Cục Dự trữ Liên bang của San Francisco (Daly) cho biết phản ứng có khả năng nhất của bà là tăng lãi suất 75bp vào tháng 7!
Mary Daly là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Cục Dự trữ Liên bang của San Francisco.
- phản hồi được bà đưa ra là tăng lãi suất 75bp
- cũng có thể tăng 100bp
Goldman Sachs nói gì về CPI Mỹ?
Goldman Sachs không chắc lạm phát sắp tới sẽ sớm giảm.
Hiện tại, 42% trong rổ tính CPI có lạm phát 6 tháng hàng năm trên 6%.
Thượng Hải(Trung Quốc): không có ca nhiễm COVID mới bên ngoài cách ly
- 42 ca mới tại địa phương không có triệu chứng
- 5 ca có triệu chứng
- Không có ca nhiễm nào nằm ngoài vùng cách ly
USD bật tăng trong đầu phiên Á!
Đô la Mỹ giảm sau khi CPI được công bố nhưng nhanh chóng hồi phục khi thị trường bước vào phiên giao dịch châu Á
Mester nói rằng lạm phát quá cao nhưng quyết định tăng lãi suất vẫn chưa được đưa ra
Chủ tịch Ngân hàng Cleveland Loretta(Mester) phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV.
- Lạm phát quá cao
- Báo cáo CPI đều tiêu cực
- Chúng tôi không cần phải quyết định về lãi suất ngày hôm nay
- Bà cũng chưa nhìn thấy bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy lạm phát đã lên đến đỉnh
- Tại cuộc họp tháng 7, chúng ta sẽ nói về lộ trình chính sách
- Việc thắt chặt phải được thực hiện cẩn thận, có mục đích
- Fed sẽ cần mở rộng vượt ra ngoài lãi suất trung lập
- Dữ liệu về CPI không cho thấy đợt tăng lãi suất trong tháng Bảy nhỏ hơn so với tháng Sáu
Tổng thống Mỹ (Biden) tuyên bố sẽ dùng vũ lực để ngăn Iran có vũ khí hạt nhân
Mỹ và Iran đang trao đổi (thông qua trung gian của châu Âu) về các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc trên thế giới.
Những cuộc họp dường như không diễn ra tốt đẹp.
Vàng hồi phục trở lại!
- Vàng cho thấy những tín hiệu tích cực khi dần phục hồi về $1,742
DXY quay đầu giảm!
- DXY giảm về 107.6x từ vùng 108.00
Ngân hàng Canada tăng lãi suất 100 bps, cao hơn so với mức 75 bps dự kiến
- Lãi suất trước đây: 1.5%
- Tuyên bố cuộc họp trước: "Hội đồng thống đốc đã sẵn sàng để hành động mạnh mẽ hơn."
- Tuyên bố gần đây: "Hội đồng thống đốc tiếp tục đánh giá rằng cần phải tiếp tục tăng lãi suất, và tốc độ tăng sẽ được quyết định bởi những đánh giá của Ngân hàng về nền kinh tế và lạm phát"
Thị trường định giá có 24% khả năng tăng 100 điểm cơ bản. USD/CAD đang được giao dịch ở mức 1.2990.
Khủng hoảng khí đốt tại châu Âu có thể dẫn tới suy thoái
Tổng giám đốc IMF - Georgieva phát biểu và cảnh báo về những hệ quả tiêu cực trên toàn cầu:
- Gián đoạn nguồn cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu kéo dài có thể khiến nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái và gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
- Điều kiện kinh tế toàn cầu gặp 'khó khăn' vào năm 2022, nguy cơ suy thoái gia tăng vào năm 2023.
- Việc cần thiếp cấp bách lúc này là giảm nợ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển có nợ phi địa phương
- Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn 'cực kỳ không chắc chắn' và dự báo sẽ suy giảm trong năm 2022 và 2023
- Triển vọng tăng trưởng đã 'tệ đi đáng kể'
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán, USD biến động mạnh sau báo cáo CPI
Số liệu CPI vượt dự báo tại Mỹ một lần nữa đẩy mạnh kỳ vọng Fed thắt chặt, và ngay lập tức sau báo cáo, chứng khoán Mỹ bị đạp rất mạnh. Tuy nhiên, sau một số bình luận từ phát ngôn viên Hạ viện Mỹ rằng lạm phát có thể đã đạt đỉnh, thị trường có vẻ đã khởi sắc trở lại, dù vẫn còn trong sắc đỏ
- S&P 500 -0.40%
- Dow Jones -0.61%
- Nasdaq -0.11%
DXY tăng mạnh, gần mức đỉnh 108.60 nhưng sau đó cũng giảm về ngưỡng quanh 107.6x. EUR/USD có lúc đã giao dịch tại dưới mức ngang giá. Ngoài ra, quyết định tăng lãi suất 100bp của BoC cũng đang khiến CAD mạnh lên rất nhiều.
- Chỉ số DXY - 0.45%
- EUR/USD +0.64%
- GBP/USD +0.48
- AUD/USD +0.62%
- NZD/USD +0.68%
- USD/JPY +0.31%
- USD/CHF -0.43%
- USD/CAD -0.57%
Các thị trường khác
- Vàng phục hồi từ đáy, hiện trở về mức $1,742
- BTC +1.31% lên $19,575
- Lợi xuất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng, tuy nhiên cũng đã bắt đầu thoái lui
- Dầu WTI tăng 1.5% lên $97.2/thùng
DXY: Đảo ngược xu hướng giảm, lập đỉnh mới gần 108.60
- DXY lội ngược dòng ngoạn mục, lấy lại đà tăng sau khoảng thời gian giảm điểm trước.
- Đồng USD lập một đỉnh mới sau 20 năm, quanh ngưỡng 108.60. Tuy nhiên trong diễn biến mới nhất, DXY đã thoái lui về vùng 108.2x
- Chỉ số lạm phát Mỹ tháng sáu tăng cao hơn so với dự kiến.
Giá vàng lao đầu xuống vùng $1,700
- Vàng giảm sâu trong ba ngày liên tiếp, chạm mức đáy mới kể từ đầu năm.
- Chỉ số CPI cao tái khẳng định những kì vọng diều hâu cũng như áp lực từ Fed.
- Lợi suất trái phiếu tăng đột biến, đồng USD tăng giá tiếp tục tạo áp lực lên kim loại quý này.
Thị trường pricing 43% khả năng Fed tăng lãi suất 100bp trong cuộc họp tháng 7
Trước báo cáo CPI, con số này chỉ là 10%.
Sau khi CPI tháng 6 được công bố, lợi suất TPCP Mỹ tăng mạnh
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh sau khi CPI tháng 6 được công bố
EURUSD một lần nữa kiểm tra mức ngang giá
Cặp tiền chạm đáy ngày 1.0001 sau báo cáo CPI nóng hơn kỳ vọng tại Mỹ.
Vàng giảm mạnh sau báo cáo CPI
Đúng ra lạm phát cao phải có lợi cho vàng, nhưng lạm phát cao lại thổi phồng kỳ vọng Fed tăng lãi suất, kích cầu USD. Với lạm phát Mỹ đạt 9.1% vượt dự báo 8.8%, sức ép lên vàng đang là rất lớn. Vàng đang giảm 1% về $1,708.
Chứng khoán Mỹ phản ứng tiêu cực trước thông tin CPI tăng mạnh!
- Ngay khi CPI tháng 6 được công bố, các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ giảm mạnh.
Chi tiết báo cáo CPI Mỹ
- CPI tháng 6 Mỹ tăng 9.1% (kỳ vọng 8.8%) so với cùng kỳ năm trước và 1.3% so với tháng trước
- CPI lõi tăng 5.9% so với cùng kỳ năm trước (kỳ vọng 5.7%) và 0.7% so với tháng trước
- Chỉ số giá thực phẩm tăng 1%
- Chỉ số năng lượng tăng 7.5%
Lạm phát Trung Quốc tăng bất ngờ vào tháng Sáu
CPI Trung Quốc tháng 6 đạt 2.5%, cao hơn so với kỳ vọng và cao nhất kể từ tháng 8/2020.
Điều này chủ yếu xuất phát từ giá thực phẩm và năng lượng tăng trong khi lạm phát lõi duy trì ở mức 1.0% so với cùng kỳ sau khi tăng 0.9% trong 2 tháng trước đó.
Thứ 6 (15/7) tới, Trung Quốc sẽ công bố GDP 2 quý đầu năm và các dữ liệu vĩ mô quan trọng khác. Triển vọng đạt mức tăng trưởng cả năm gần mục tiêu chính thức 5.5% ngày càng xa vời.
EUR/USD cải thiện trên mức 1.0050 trước thềm công bố CPI Mỹ
- Sau khi gần chạm mức ngang giá sáng nay, EUR/USD hiện ghi nhận ở mức 1.00704, tăng 0.30%.
- Sự cải thiện khiêm tốn này trước thềm công bố báo cáo lạm phát Mỹ khiến USD gặp khó khăn trong việc duy trì sức mạnh.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USD điều chỉnh nhẹ trước thềm báo cáo CPI
Chỉ số DXY đang thoái lui về 107.9 điểm. Các đồng Antipodean đang là các đồng tiền mạnh nhất trong phiên, với AUD tiến sát 0.6800. JPY là đồng tiền duy nhất giảm so với USD.
Báo cáo CPI Mỹ sẽ được công bố lúc 19h30 tối nay, với kỳ vọng tăng 8.8% YoY.
Chính phủ Anh sẽ mở cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào thứ Hai tới
Cựu thủ tướng Boris Johnson tuyên bố sẽ rời vị trí khi Đảng Bảo thủ chọn được lãnh đạo mới, nhưng Đảng Lao động yêu cầu một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chống lại chính phủ Anh và ông Johnson nhằm ép buộc ông rời đi sớm hơn.
Chính phủ đã ngăn chặn nỗ lực của đảng Lao động loại bỏ cựu thủ tướng Johnson khỏi các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Số liệu đăng ký vay thế chấp tại Mỹ có gì đáng chú ý?
- Số liệu đăng ký vay thế chấp trong tuần kết thúc vào 8/7 giảm 1.7%.
- Trước đó giảm 5.4%.
- Chỉ số thị trường đạt 300 so với 305.3 trước đó.
- Lãi suất thế chấp 30 năm là 5.74%, không thay đổi so với trước đó.
- Fed dự kiến tăng lãi suất cao hơn nữa khiến thị trường nhà ở Mỹ bị siết chặt.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan cho biết vẫn đang tìm hiểu chi tiết về giới hạn giá dầu của Nga
Một lần nữa, để điều này thực sự có hiệu quả, chắc chắn phải đưa Ấn Độ và Trung Quốc vào cuộc.
Nhưng điều đó gần như không thể xảy ra, vì vậy thật khó để tưởng tượng họ đang lên kế hoạch tìm hiểu như thế nào.
Trung Quốc tăng tốc xuất khẩu nhưng tiềm năng thương mại bị đe dọa bởi rủi ro toàn cầu
- Tăng trưởng xuất khẩu tháng 6 của Trung Quốc đạt 17.9% - mức cao nhất kể từ tháng Một.
- Tăng trưởng nhập khẩu đạt 1%, chậm hơn so với dự báo 3.9% của các nhà phân tích.
- Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu nhìn chung vẫn gặp nhiều bất ổn do bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, chiến tranh ở Ukraine thêm căng thẳng, đợt bùng phát Covid19 mới, v.v...
Trước thềm công bố số liệu CPI Mỹ: Liệu Fed có thể né tránh cuộc suy thoái?
- Lạm phát được dự báo sẽ chạm đỉnh mới, ở mức 8.8%
- Lạm phát cơ bản, không kể chi phí thực phẩm và năng lượng, có thể giảm xuống 5.8% so với 6% tháng trước.
- USD và thị trường chứng khoán có thể biến động ngược chiều sau tin CPI.
- Trong ngắn hạn, chính sách của Fed sẽ không chịu ảnh hưởng bởi báo cáo này, khi gần như chắc chắn sẽ tăng 75bp trong cuộc họp tiếp theo. Tuy nhiên, nếu lạm phát thực sự có dấu hiệu hạ nhiệt, Fed có thể cân nhắc bớt quyết liệt hơn với lãi suất, giảm rủi ro suy thoái. Nhưng điều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu lạm phát vượt kỳ vọng, thậm chí đạt trên 9%, kỳ vọng Fed tăng lãi suất có thể một lần nữa được thổi phồng, và nguy cơ suy thoái từ đó cũng tăng theo.
IEA nói gì về số liệu xuất khẩu dầu tháng 6 của Nga?
Theo IEA, mặc cho lượng dầu xuất khẩu tháng 6 sụt giảm, Nga vẫn kiếm được nhiều hơn. Cụ thể:
- Xuất khẩu dầu thô hàng ngày của Nga giảm 250,000 thùng xuống còn 7.4 triệu thùng, thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
- Doanh số xuất khẩu dầu tháng 6 của Nga đạt trên 20 tỷ USD, tăng 700 triệu USD so với tháng 5.
AUD/USD trước thềm công bố CPI Mỹ: Tiềm năng tăng có thể sẽ hạn chế?
- AUD/USD đang ở trên mức 0.6700, hướng đến mức 0.6800.
- Cặp tiền này đã tăng 2 ngày liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu nắm giữ USD giảm nhẹ.
- Dấu hiệu ổn định trên thị trường đã làm suy yếu đồng USD và có lợi cho đồng AUD vốn nhạy cảm với rủi ro.
- Lo ngại suy thoái, Fed tăng lãi suất sẽ hạn chế USD sụt giảm và giới hạn AUD/USD trước thềm công bố CPI Mỹ.
Đô la Mỹ giữ ổn định trong phiên giao dịch hôm nay
- EUR/USD ở quanh mức 1.0030-1.0050, trước đó đã chạm 1.0007.
- USD/JPY tăng nhẹ lên 137.10-137.20, tăng 0.2%, khi bên mua tiếp tục tìm kiếm một sự bứt phá nữa trong tuần này.
- GBP/USD tăng nhẹ trước đó lên 1.1935 do dữ liệu GDP hàng tháng của Anh tốt hơn dự kiến nhưng cũng đi kèm với một số cảnh báo.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 của Eurozone có gì đáng chú ý?
- Chỉ số IIP của Châu Âu tăng so với tháng trước 0.8% cao hơn so với kỳ vọng 0.3%
- Còn so với năm ngoái thì chỉ số tăng 1.6% cao hơn nhiều so với kỳ vọng chỉ ở mức 0.3%
Nhìn vào chi tiết, sản xuất hàng tiêu dùng không bền tăng 2.7%, tư liệu sản xuất tăng 2.5% và hàng tiêu dùng lâu bền tăng 1.4%, trong khi sản xuất hàng hóa trung gian không đổi và sản xuất năng lượng giảm 3.3% so với tháng 5.
Bộ trưởng Tài chính Anh, Zahawi hy vọng lãi suất sẽ thấp hơn trong năm tới
Vào hôm thứ Tư, ông Zahawi hy vọng lạm phát sẽ giảm và lãi suất sẽ quay trở lại mức thấp hơn vào năm tới, khi vị bộ trưởng này lên lập kế hoạch giải quyết nền kinh tế trong cuộc tranh cử lãnh đạo Đảng Bảo thủ.
"Điều tôi đang nói là đưa việc cắt giảm thuế thu nhập sang năm sau khi tôi hy vọng lạm phát giảm và tất nhiên, lãi suất sẽ trở lại mức thấp hơn hiện nay", ông Zahawi nói với BBC Radio 4.
IEA cảnh báo rằng nguồn cung dầu toàn cầu vẫn ở mức rất thấp
Dù vậy, tăng trưởng nhu cầu lại còn thấp hơn khiến giá dầu vẫn giảm xuống mức thấp. Cần có sự can thiệp mạnh mẽ về chính sách đối với việc sử dụng năng lượng hoặc nếu không tình hình kinh tế sẽ càng tệ hơn.
Phân tích EUR/USD: Vẫn có nguy cơ giảm dưới mức ngang giá.
EUR/USD đã kiểm tra rất nhiều lần mức ngang giá vào thứ Ba. Theo quan điểm của các nhà phân tích tại ING, rủi ro phá vỡ dưới mức ngang giá vẫn còn cao.
Sự không chắc chắn về việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt từ Nga có thể sẽ ngăn chặn sự phục hồi của EUR. Đồng bạc xanh sẽ được hỗ trợ phần lớn trong ngày hôm nay xung quanh việc công bố CPI của Hoa Kỳ. Một sự bất ngờ của dữ liệu lạm phát thực sự có thể là nguyên nhân kích hoạt cho một đợt tăng giá khác của USD và có khả năng phá vỡ mức tương đương của cặp đồng tiền này.
Hiện EUR/USD vẫn rất gần với mức ngang giá:
Phân tích NZD/USD: Sẽ thách thức mức 0.6000 trong tuần tới!
NZD bị ảnh hưởng rất ít bởi đợt tăng 50 bps gần đây RBNZ. Các nhà kinh tế tại ING kỳ vọng cặp NZD/USD sẽ thách thức mức 0.60.
"Mặc dù RBNZ nhắc lại thông điệp của mình về việc tăng lãi suất mạnh mẽ hơn, chúng tôi nhận thấy nguy cơ gia tăng về việc hiệu chuẩn lại tại cuộc họp tháng 8 (hoặc dù sao trước cuối năm) do thị trường nhà ở đi xuống và triển vọng kinh tế xấu đi. Trong bất kỳ trường hợp nào, NZD/USD vẫn nên được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài vào lúc này và 0.60 có thể được kiểm tra trong những tuần tới."
Tháng tới RBNZ được dự báo sẽ lại tiếp tục mức tăng 50 bps.
Bitcoin chìm sâu xuống đáy
Bitcoin đã giảm 5% vào thứ Ba, kết thúc ở mức khoảng 19,400 đô la và duy trì gần mức đó khi mở phiên Âu. Ethereum đã mất 3.3% trong 24 giờ qua xuống còn $1,055. Các Altcoin top 10 giảm từ 1% (BNB) đến 4.2% (Cardano). Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, giảm 2.1% xuống 870 tỷ USD chỉ sau một đêm. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử đã mất 1 điểm xuống còn 15. Bitcoin giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng thứ Ba trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán sụt giảm.
BTC đã giảm xuống dưới 20,000 đô la và kiểm tra mức thấp nhất trong tám ngày dưới 19,300 đô la. Trong khung thời gian hàng tuần, Bitcoin vẫn bị ghim vào vùng RSI quá bán và dưới đường MA200. Mặc dù cho thấy thị trường đã đi quá xa và quá nhanh trong đợt bán tháo gần đây, nhưng diễn biến này vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Dòng tiền vào các quỹ cho phép bán khống bitcoin đã giảm xuống còn 6.3 triệu đô la từ 51 triệu đô la một tuần trước đó. Theo CoinShares, tiền điện tử có thể tiếp tục sẽ dò đáy vì chúng thiếu những thông tin hỗ trợ trong bối cảnh lo ngại suy thoái chi phối thị trường.
Giá dầu đã giảm xuống dưới mức $100/thùng
Giá dầu thô WTI đang giao dịch dưới mức $100/ thùng, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022. Hôm qua, giá dầu này đã giảm 8%.
CPI tháng 6 của Tây Ban Nha có gì đáng chú ý?
- Giống như 1 vài nước Châu Âu khác, CPI của Tây Ban Nha tăng mạnh đúng như dự kiến +10.2%
- Chỉ số lạm phát HICP của Châu Âu tại TBN đạt mức như dự tính +10.0%
Đáng chú ý, CPI lõi được ghi nhận tăng từ +4.9% trong tháng 5 lên + 5.5% vào tháng 6. Điều đó chỉ tái khẳng định rằng sự gia tăng áp lực lạm phát trên diện rộng hơn.
PBOC cho rằng lạm phát Trung Quốc vẫn trong tầm kiểm soát
- Sẽ giữ cho thanh khoản thị trường dồi dào hợp lý
- Sẽ thúc đẩy các tổ chức tài chính giảm chi phí tài chính
Tiếp tục theo đuổi chính sách zero-covid, nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ phải chịu đựng một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong năm nay. Khi phần còn lại của thế giới đang tìm cách đối phó với lạm phát gia tăng và vượt qua đại dịch, Trung Quốc vẫn đang bị mắc kẹt ở giữa.