Phân tích GBP/USD: Chạm đáy kể từ tháng 3 năm 2020
- Tỷ giá GBP/USD chứng kiến đợt bán mạnh trong ngày thứ hai liên tiếp vào thứ Ba.
- Kỳ vọng lãi suất được coi là yếu tố chính gây áp lực.
Cặp GBP/USD đã sụt giảm trong bối cảnh một số đợt bán ra trong ngày thứ hai liên tiếp vào thứ Ba. Áp lực bán mạnh mẽ vẫn không ngừng trong suốt đầu phiên Âu và kéo giá giao ngay xuống vùng lân cận 1.1800, hoặc mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
USD tiếp tục kéo dài thời kỳ tăng giá mạnh mẽ và tăng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ mới đây, điều này càng được củng cố hơn bởi những kỳ vọng của thị trường vào một Fed "diều hâu" và khẩu vị rủi ro ảm đạm. Đổi lại, điều này được coi là yếu tố chính tiếp tục gây áp lực giảm đối với cặp GBP/USD.
Liệu lạm phát đã đạt đỉnh hay chưa?
CPI tăng 8.6% so với cùng kỳ năm ngoái rất đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia thậm chí đang dự báo tăng 8.8% trong tháng 6, và lạm phát 2 chữ số đang đến rất gần.
Tuy nhiên, CPI lõi được dự báo tăng 0.6% so với tháng trước, tức 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù đây là một tín hiệu tốt, kỳ vọng lạm phát lõi đang ở mức hơn 7%, tức 2 tháng tăng liên tiếp, và đây có thể cho thấy rằng lạm phát vẫn chưa đạt đỉnh
CPI lõi cao hơn mức tiêu chuẩn lịch sử của nó:
Số lượng ca nhiễm Covid vượt quá 10,000 ca mỗi ngày ở Tokyo kể từ tháng 3
Số ca nhiễm tại thủ đô của Nhật Bản đạt 11,511 trường hợp trong 24 giờ qua - nhiều nhất kể từ ngày 16 tháng 3, vượt 10,000 trường hợp. Xu hướng nói chung ở Nhật Bản làm gia tăng các ca nhiễm ngay khi đất nước này đang tìm cách thực hiện các bước để mở cửa trở lại với thế giới:
Nhưng ít nhất là hiện tại, người đứng đầu hội đồng chuyên gia COVID-19, Shigeru Omi, nói rằng không cần thiết phải áp đặt các hạn chế di chuyển. Thêm rằng mức tăng đột biến mới nhất có thể được thúc đẩy bởi sự lan truyền của biến phụ BA.5 của biến thể omicron.
Khẩu vị rủi ro ảm đạm, nhu cầu USD tiếp tục tăng
Chỉ số US Dollar Index (DXY) tiếp tục tăng cao hơn vào đầu ngày thứ Ba sau khi tăng hơn 1% vào thứ Hai trong bối cảnh nhu cầu USD tăng cao khi lo ngại suy thoái chi phối thị trường. HĐTL chứng khoán Mỹ giảm từ 0.8% đến 1% vào buổi sáng và DXY giao dịch ở mức cao nhất trong gần hai thập kỷ trên 108.00. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm hơn 2% trong ngày ở mức 2.925%, cho thấy thị trường đang muốn né tránh rủi ro.
Tiền điện tử tiếp đà suy giảm trong thứ Hai và nhà đầu tư đã có sự bảo vệ nhất định từ cơ quan chức năng
Bitcoin đã giảm 2.5% vào thứ Hai và tiếp tục giảm vào sáng thứ Ba, đã quay trở lại mức 20,000 đô la. Ethereum đã mất 5.2% trong 24 giờ qua xuống còn $1,090. Altcoin trong top 10 giảm từ 1.1% (XRP) cho đến 5.2% (Solana). Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, giảm 2.6% qua đêm xuống 891 tỷ USD. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử đã mất 6 điểm, giảm xuống còn 16 và đã di chuyển qua lãnh thổ "sợ hãi tột độ" trong hơn hai tháng.
Đồng đô la tăng và một làn sóng áp lực mới đối với các chỉ số chứng khoán và BTC cũng không tránh khỏi áp lực bán vào thứ Hai và cho thấy rằng phe bán đã ngừng bớt áp lực bán một số tài sản với giá cao hơn nhưng tâm lý tiêu cực vẫn chi phối thị trường.
Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard nói rằng tình hình với làn sóng vỡ nợ của các công ty tiền điện tử đòi hỏi phải giám sát nhiều hơn đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Người phát ngôn của Ngân hàng Trung ương Anh Jon Cunliffe cho biết quy định của ngành tiền điện tử nên bị kiểm soát như tài chính truyền thống.
Phân tích EUR/USD: 2 phe cạnh tranh nhau quanh mốc 1.00
Tỷ giá EUR/USD đang tăng trở lại về phía 1.0050. Đồng đô la Mỹ vẫn chiếm ưu thế do tâm lý risk-off trên thị trường. Những lo ngại về suy thoái, cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu đã tác động đến tâm lý rủi ro.
Mức hỗ trợ: 1.0075 1.0030 0.09985
Mức kháng cự: 1.0125 1.0165 1.0200
Cập nhật thị trường phiên Âu: Nhu cầu đồng Đô tăng cao, chứng khoán sụt giảm, dầu Brent vẫn chờ tín hiệu.
Chứng khoán Châu Âu chứng kiến sự sụt giảm ngay đầu phiên chiều
- Chỉ số DAX -0.72%
- Chỉ số CAC -0.62%
- Chỉ số FTSE -0.48%
- Chỉ số IBEX -0.29%
- Chỉ số Euro 50 -0.69%
- Chỉ số Stoxx 600 -0.5%
Trên thị trường tiền tệ, nhu cầu đối với đồng tiền trú ẩn an toàn, USD, vào thời điểm kinh tế có nhiều bất ổn đang tăng mạnh. Hơn nữa, nền kinh tế Hoa Kỳ có thể xử lý suy thoái tốt hơn so với nền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ngoài ra, USD được sử dụng cho các hoạt động thanh toán quốc tế trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia đang gặp vấn đề về cán cân thương mại tức phải nhập khẩu nhiều, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu đối với đồng USD.
- Chỉ số DXY tăng mạnh, +0.14%
- EUR -0.11%
- GBP -0.13%
- AUD -0.06%
- NZD -0.04%
- JPY +0.15%
- CHF -0.18%
- CAD -0.21%
Vàng tăng nhẹ +0.04% lên mức $1734/oz, trong khi giá dầu Brent thì vẫn đang trong giai đoạn side-way ở ngưỡng $103-104/ thùng
Chỉ số DXY tiếp tục "thăng hoa"
Trên thị trường tiền tệ, USD vẫn đang chiếm ưu thế so với một loạt đồng tiền khác, biểu hiện ở chỉ số DXY vượt đỉnh 2 thập kỷ, 108.02.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản, Suziki đã chia sẻ gì trong cuộc gặp mặt với người đồng cấp phía Mỹ, bộ trưởng tài chính Yellen?
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki đã bày tỏ quan ngại với bà Yellen về sự suy yếu nhanh chóng của đồng Yên.
- Luôn theo dõi thị trường tiền tệ với một độ cảnh giác rất cao.
- Sẽ hợp tác về các vấn đề ngoại hối khi thích hợp.
Dù cuộc họp thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà giao dịch đồng yên, nhưng đây vẫn không được coi là thời điểm thích hợp để Nhật Bản tìm cách can thiệp để bảo vệ đồng yên.
HĐTL Eurostoxx -0.9% trước giờ mở cửa phiên Âu!
Thị trường ảm đạm trước giờ mở cửa:
- HĐTL DAX -0.9%
- HĐTL FTSE -0.6%
Lo ngại suy thoái tiếp tục chi phối cả thị trường chứng khoán Châu Âu và Mỹ. Sự bùng phát trở lại của COVID-19 ở Trung Quốc cũng như nguy cơ cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên ở châu Âu là những tin tức tiêu cực lúc này.
Bên cạnh đó:
- HĐTL S&P 500 -0.7%
- HĐTL Nasdaq -0.8%
- HĐTL Dow -0.6%.
Dưới đây là một số sự kiện kinh tế đáng chú ý trong phiên hôm nay!
Tâm lý risk-off tăng cao với hợp đồng tương lai cổ phiếu cùng với lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ giảm. Đồng đô la vẫn ở vị thế tốt với tỷ giá EUR/USD sắp chạm mức 1.00 trước phiên giao dịch sáng của châu Âu.
USD/JPY cũng đang giữ trên 137.00.
Mặc dù thị trường chứng khoán đã tìm thấy sự hồi phục trong giai đoạn đầu của tháng này, nhưng lo ngại suy thoái bắt đầu gia tăng trên toàn cầu. Ở châu Âu, trọng tâm là cuộc khủng hoảng khí đốt đang diễn ra trên diện rộng do Nga đe dọa cắt nguồn cung. Đối với Phố Wall, những trò tai quái trên Twitter của Elon Musk không mang lại niềm vui cho các cổ phiếu công nghệ bắt đầu tuần mới.
Nasdaq tiếp tục tập trung vào đường trung bình động 200 tuần:
Cuộc khảo sát ZEW của Đức được tiến hành trong bối cảnh rủi ro suy thoái gia tăng cùng với cuộc khủng hoảng khí đốt đã làm trầm trọng thêm tình hình của khu vực:
- 16h: Khảo sát tâm lý kinh tế trong điều kiện hiện tại của ZEW Đức trong tháng 7
- 17h: Chỉ số lạc quan NFIB của doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ trong tháng 6
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Ngày hôm nay không có quá nhiều điều đáng chú ý, ngoại trừ một hợp đồng USD/JPY đáo hạn ở mức 137.60 trị giá 1.1 tỷ USD.
EUR/USD: Cả thị trường đổ dồn sự chú ý vào mốc 1.00
EUR/USD đã rất gần mức 1.00.
Đồng Euro đang giảm thấp trong khi USD tiếp tục mạnh mẽ. Đồng Franc tiến gần USD sau trục xoay của SNB nhưng vị thế của đồng đô la vẫn đang được giữ vững.
Xung đột Nga-Ukraine đã làm tăng thêm nỗi lo về lạm phát ngày càng cao và có thể hướng tới một cuộc khủng hoảng khí đốt. Nếu Nga cắt nguồn cung, suy thoái gần như là chắc chắn. Nó sẽ là vấn đề lớn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp Châu Âu trong khoảng thời gian tới. Đó sẽ là tai họa đe dọa cuộc sống ở châu Âu và sẽ không phải là những tín hiệu tích cực cho đồng Euro. Bên cạnh đó, một kịch bản như vậy cũng có nguy cơ làm leo thang xung đột chống lại Nga và sự không chắc chắn sẽ chỉ làm tăng thêm nhiều lo ngại cho đồng tiền chung.
Mốc ngang giá đang được chú ý và giống như EUR/CHF sau khi chạm mức, nó có thể sẽ không dừng lại ở đó.
Nhận định giá vàng: XAU/USD biến động mạnh, có khả năng sụt giảm
- Vàng đã quét 2 đầu sau khi vượt qua ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1,732.27. Trên quy mô trong ngày, giá vàng đã chứng kiến sự phục hồi hình chữ V sau khi chạm đáy. Kim loại quý này đã lấy lại mức hỗ trợ quan trọng 1,732.27 USD. Nó cũng đã kiểm tra thất bại kháng cự 1,740. Trong khi đó, chỉ số RSI (14) đã quay trở lại phạm vi 40.00-60.00.
- DXY đã không cho thấy các dấu hiệu đảo chiều và nhắm vào mục tiêu cao hơn trước báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định được một chủng omicron tàng hình mới!
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết chủng mới này được cho là có khả năng lây truyền và tàng hình nhiều hơn so với các biến thể trước đó.
- Có tên chính thức là BA.2.75
- Tên gọi khác là "Centaurus"
- Đã được tìm thấy ở 10 quốc gia bao gồm Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Đức, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh
- WHO vẫn chưa coi nó là một biến thể đáng lo ngại
- Khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng và khả năng kháng miễn dịch hiện vẫn chưa được nghiên cứu rõ
Quan chức cấp cao của Mỹ cảnh báo giá dầu có thể tăng lên 140 USD / thùng
Theo Reuters:
- Việc không thực hiện giới hạn giá dầu đối với Nga, có thể khiến giá dầu tăng lên khoảng 140 USD/thùng
- Yellen thảo luận đề xuất giới hạn giá dầu của Nga với bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản, mục tiêu là giảm thiểu tác động tiêu cực đến Nhật Bản, các nước khác, đồng thời cắt giảm doanh thu của Nga
- Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về việc giới hạn giá đề xuất được đặt quá thấp, đã không bác bỏ phạm vi $40- $60/thùng
- Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen sẽ nhấn mạnh sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ bất chấp lạm phát cao và tổng sản phẩm quốc nội quý đầu tiên giảm 1.6% khi bà gặp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki vào thứ Ba.
- Yellen sẽ mô tả các bước Washington đang thực hiện để giải quyết lạm phát
- Bà sẽ lưu ý những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt, với hậu quả của cuộc chiến của Nga ở Ukraine và tác động của nó đối với giá hàng hóa toàn cầu dự kiến sẽ ảnh hưởng đến một số nước đang phát triển và thị trường mới nổi cũng như nền kinh tế châu Âu.
Quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ phát biểu trong hôm nay
- Lúc 23h30, Chủ tịch Thomas Barkin của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond sẽ có bài phát biểu trước Câu lạc bộ Rotary của Charlotte, ở Charlotte.
- Khả năng Barkin sẽ bày tỏ quan điểm của mình về nền kinh tế và chính sách.
- Barkin không hawkish như nhiều người ở Fed, nhưng hiện tại tất cả các thành viên FOMC đang kêu gọi tiếp tục tăng lãi suất.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: EUR/USD giữ trên mức 1.00
Mọi sự chú ý đều đổ dồn về cách tiếp cận của EUR/USD đối với mức 1.00. Tỷ giá này hiện tại đang ở mức khoảng 1.0002.
EUR, AUD, NZD, CAD và GBP đều giảm so với USD. Đồng Yên tăng nhẹ, tỷ giá USD/JPY đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất dưới 137.10. Đồng yên đã được hỗ trợ, ít nhất trong phiên này, bởi một số yếu tố bao gồm:
- Dữ liệu lạm phát ở cấp độ nhà sản xuất lại được đưa ra mạnh mẽ. Một quan chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhận xét rằng giá nhập khẩu tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được theo dõi từ năm 1980, do đồng yên lao dốc.
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki nhận xét về việc đồng yên giảm giá 'nhanh chóng'
- Chánh văn phòng Nội dung Nhật Bản Matsuno bày tỏ lo ngại về việc giá cả tăng cao làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng
Tại Trung Quốc, số trường hợp mắc Covid gia tăng và lệnh phong tỏa đã được ban hành cho một thành phố trong ba ngày.
Số trường hợp COVID của Trung Quốc cao hơn một lần nữa trong ngày hôm nay
107 ca nhiễm mới được xác nhận ở Trung Quốc đại lục
- so với 46 ca một ngày trước đó
69 ca địa phương mới trên đất liền
- so với 46 ca của ngày hôm qua
Nỗi sợ hãi đang gia tăng đối với Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc và một cường quốc kinh tế.
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7287
Mức đóng cửa trước đó là 6.7140
EURUSD gần chạm 1.00 ở phiên Á!
Lần cuối cùng EURUSD ở mức 1 là vào cuối năm 2002.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản kêu gọi chú ý đến lạm phát gây giảm chi tiêu
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Sec. Matsuno cho biết:
Ý nghĩa cho đồng Yên là rủi ro BoJ phải làm gì đó, sau bình luận về số liệu PPI:
USDJPY đã tăng trở lại từ mức cao:
Goldman Sachs nhận định về tỷ giá EURUSD
Đoạn trích từ Goldman Sachs theo eFX.
- "Chúng tôi đã hạ thấp kỳ vọng tăng trưởng cơ bản của khu vực đồng Euro trong năm tới khoảng 75bp, đồng thời đánh dấu nguy cơ suy thoái nghiêm trọng hơn nếu dòng khí đốt từ Nga bị gián đoạn hoàn toàn. Theo quy luật chung, mức giảm tăng trưởng 75bp thường có giá trị khoảng 1.5% trên EURUSD, do đó, các động thái trong tuần này phù hợp với việc thị trường điều chỉnh theo triển vọng thay đổi này và gây thêm áp lực lên tăng trưởng kinh tế. nó có thể đẩy EURUSD xuống thấp hơn 5% nữa, "GS lưu ý.
- "Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rủi ro nghiêng theo chiều hướng giảm trong những tuần tới, đặc biệt là sau báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ khiến Fed tiếp tục thắt chặt và giảm bớt phần nào lo ngại về suy thoái sắp xảy ra ở đất nước này", GS nói thêm.
Có vẻ như nhiều khả năng Nga sẽ cắt khí đốt sang châu Âu như một phần của chiến sách làm giàu bằng chiến tranh:
Điều này sẽ đưa "kịch bản đi xuống trầm trọng" của Goldman Sachs vào cuộc.
Phần lớn trọng tâm lúc này là về ngang giá.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 11.07: Cổ phiếu công nghệ bị đạp mạnh; USD thiết lập đỉnh mới
Một lần nữa nỗi lo tăng trưởng/suy thoái lại bao phủ thị trường, khi chứng khoán Mỹ, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ, bị đạp mạnh ngay từ đầu phiên. Cả ba chỉ số chính đều đã đóng cửa trong sắc đỏ:
- Chỉ số Dow Jones -0.52%
- Chỉ số S&P 500 -1.15%
- Chỉ số Nasdaq -2.26%
Nỗi lo suy thoái, dư âm báo cáo NFP và triển vọng Fed thắt chặt một lần nữa khẳng định ai mới là nhà vua trên thị trường tiền tệ lúc này: USD. Chỉ số DXY tăng 1.2% trong phiên hôm qua, chạm mốc 108.18 điểm, mức cao nhất trong 20 năm. Tất cả các đồng tiền lớn khác đều suy yếu so với đồng bạc xanh, tiêu biểu như JPY xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, AUD, một đồng tiền nhạy cảm với tăng trưởng, cũng thiết lập đáy 2022 mới, và đặc biệt là EUR, với triển vọng kinh tế ảm đạm tại Eurozone cùng nhiều khủng hoảng chồng chất, sắp sớm muộn rẻ hơn USD. Các cặp tiền đã biến động như sau:
- EURUSD -1.43%
- GBPUSD -1.14%
- AUDUSD -1.6%
- NZDUSD -1.3%
- USDJPY +1.05%
- USDCHF +0.66%
- USDCAD +0.45%
Lợi suất trái phiếu khắp các kỳ hạn đều giảm trong phiên hôm qua, khi các trader đổ xô vào tài sản an toàn. Lợi suất 10 năm giảm 10bp, xuống 2.98%. Chênh lệch lợi suất 2-10 năm hiện ở mức 8bp, mức chênh lệch lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2007.
Vàng suy yếu trong phiên Mỹ, vừa chịu sức ép từ đồng đô la, nhưng lại cũng được hỗ trợ bởi lo ngại bất ổn kinh tế, chốt phiên giảm gần $9/oz xuống gần $1,733/oz. Dầu trong phiên giảm tương đối mạnh về vùng $100/thùng, nhưng sau đó tạo nến rút chân và đóng cửa tại mức $104/thùng.
Hôm nay không có sự kiện nào đáng chú ý, tuy nhiên, báo cáo CPI Mỹ sẽ được công bố ngày mai, với dự báo lạm phát tăng 8.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo sẽ rất đáng chú ý vì nó sẽ là một yếu tố quan trọng cho cuộc họp chính sách tháng 7 của Fed, dự kiến một lần nữa sẽ tăng 75bp. Thị trường đang định giá 90% tăng 75bp và 10% tăng 100bp.
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng hàng tuần ở Úc có gì đáng chú ý?
ANZ Roy Morgan khảo sát tâm lý người tiêu dùng hàng tuần.
- Giảm 2.5% trong tuần xuống 81.6
ANZ bình luận:
- giảm trong tuần thứ hai liên tiếp
- lo ngại về triển vọng kinh tế và tài chính hộ gia đình
- Mức tăng 50bp của RBA vào tuần trước đã khiến cho niềm tin của những người trả nợ thế chấp giảm mạnh 5.4%.
- Kể từ cuối tháng 4, niềm tin của những người có thế chấp giảm 25%, trong khi niềm tin của những người cho thuê chỉ giảm 4%
PPI tháng 6 của Nhật Bản có gì đáng chú ý?
9.5% so với cùng kỳ năm trước
0.7% so với cùng kì tháng trước
Nếu lạm phát PPI lan sang CPI, BoJ có thể phải cân nhắc thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản coi CPI tăng là tạm thời, kỳ vọng CPI sẽ giảm trong thời gian tới.
Người đứng đầu IEA cho biết điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa diễn ra
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol sẽ gặp gỡ các quan chức năng lượng toàn cầu khác tại Sydney trong một diễn đàn kéo dài hai ngày vào thứ Ba.
Hiện tại chưa có thêm thông tin chi tiết nào.
Cuộc gặp giữa bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào hôm nay!
Thứ Ba, ngày 12 tháng 7 năm 2022:
Về chương trình thảo luận theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ:
- Yellen sẽ thảo luận về các cách để tăng cường hơn nữa các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga
- làm việc với Nhật Bản và các đối tác đáng tin cậy khác để xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ và linh hoạt hơn
Một quan chức ở Nhật Bản cho biết thêm:
- "Tiền tệ sẽ được thảo luận như một trong số những vấn đề khác"
- Các nhà chức trách sẽ theo dõi chặt chẽ các loại tiền tệ
- Điều quan trọng nhất trong việc đánh giá bất kỳ phản ứng nào đối với tiền tệ không phải là mức cao thấp của của chúng mà là tốc độ di chuyển.
Những yếu tố có thể đưa Canada vào lạm phát đình đốn, suy thoái
Nhà kinh tế trưởng của Canada Mortgage and Housing Corp. cảnh giác với việc Ngân hàng Trung ương Canada đang tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát tràn lan trong nước.
Kịch bản vừa phải:
- lãi suất chính sách đạt 2.5% vào đầu năm 2023 và sau đó giữ ở mức đó cho đến cuối năm 2025.
- kịch bản lãi suất cao
Kịch bản lãi suất cao:
- Ngân hàng trung ương Canada cần ngăn nhu cầu dư thừa gây vòng xoáy tiền lương/giá cả trước kỳ vọng lạm phát tăng cao
- Trong kịch bản này, Ngân hàng Trung ương Canada tăng lãi suất mạnh hơn và tăng lãi suất chính sách lên 3.5% vào đầu năm 2023 trước khi dần dần chuyển về mức trung lập 2.5%. Trong cả hai kịch bản, lạm phát trở lại mốc 2% vào cuối năm 2023.
- Tăng trưởng kinh tế chạm đáy trong khoảng thời gian từ quý 4 năm 2022 đến quý 1 năm 2023. Hai quý này ghi nhận mức tăng trưởng âm cận biên, báo hiệu một cuộc suy thoái nhẹ trong kịch bản lãi suất cao.
Nhưng, nó có thể trở nên tồi tệ hơn:
- Chính sách tiền tệ có thể cần phải thắt chặt hơn nữa với tỷ lệ duy trì ở mức cao lâu hơn so với kịch bản lãi suất cao của ngân hàng trung ương Canada để điều chỉnh kỳ vọng của các hộ gia đình và doanh nghiệp và đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
- Trong trường hợp xấu nhất, điều này có thể dẫn đến lạm phát đình đốn.
---
Cập nhật USD / CAD:
Khảo sát Fed New York: Kỳ vọng lạm phát tăng trong ngắn hạn, giảm trong trung và dài hạn
Theo Fed New York:
- Kỳ vọng lạm phát 1 năm tăng từ 6.6% lên 6.8%
- Kỳ vọng lạm phát 3 năm giảm từ 3.9% xuống 3.6%
- Kỳ vọng lạm phát 5 năm giảm từ 2.9% xuống 2.8%
- Kỳ vọng thu nhập hộ gia đình 1 năm tới tăng từ 3.0% lên 3.2%
Lợi suất trái phiếu suy yếu - Đường cong lợi suất 2-10 năm tiếp tục đảo ngược
Giới đầu tư đang đổ xô lại vào trái phiếu trước kỳ vọng suy thoái gia tăng. Lợi suất khắp các kỳ hạn đều đang suy yếu, tiêu biểu lợi suất 2 năm giảm gần 9bp, lợi suất 5, 10 và 30 năm giảm 10bp.
Lợi suất 10 năm đã giảm xuống dưới 3%, chênh lệch lợi suất 2-10 năm hiện ở mức 44bp, đường cong 2s10s tiếp tục đảo ngược, báo hiệu suy thoái.
Chủ tịch Fed Kansas: Sẽ tiếp tục cân nhắc cần tăng lãi suất bao nhiêu
Theo bà Esther George:
- Tốc độ tăng lãi suất sẽ linh hoạt
- Tăng lãi suất quá nhanh có thể khiến kinh tế chệch hướng
- Định hướng chính sách có nhiều ý nghĩa hơn tốc độ thắt chặt
- Dự báo suy thoái cho thấy rằng khả năng có thể thắt chặt nhanh hơn thị trường có thể điều tiết
- Những thay đổi đột ngột về lãi suất có thể gây bất ổn kinh tế
- Không biết lãi suất cần tăng đến đâu
- Tốc độ tăng lãi suất cần phải được cân đối với tình trạng của nền kinh tế và thị trường tài chính
- Lộ trình tăng lãi suất ổn định có thể cải thiện hoạt động của thị trường và hỗ trợ bảng cân đối kế toán
- GDP vẫn thấp hơn 2.5% so với trước đại dịch cho thấy dữ liệu đại dịch gây thiệt hại lâu dài cho phía cung, đặc biệt là mảng dịch vụ
- Bản chất của lạm phát cho thấy nền kinh tế thắt chặt thay vì gián đoạn nguồn cung cụ thể đang thúc đẩy giá
EURUSD chạm đáy 20 năm!
EURUSD suy yếu trước triển vọng lạm phát đình trệ tại châu Âu, đồng thời còn rất nhiều khủng hoảng khác như phân mảnh thị trường trái phiếu và Nga có thể cắt đứt nguồn cung năng lượng sang đây.
Đáy phiên hôm nay đạt được là 1.0052, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2002.
Phe bán sẽ muốn tiếp tục giữ vững kháng cự tại 1.0070 (đáy phiên hôm qua), và sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát để đưa cặp tiền về ngang giá.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán giảm điểm trong ngày USD xưng hùng xưng bá!
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đều đang giảm điểm trong một phiên risk-off hoàn toàn trước nỗi lo suy thoái. Ngoài ra, báo cáo NFP cuối tuần trước cũng đã củng cố triển vọng Fed tăng lãi suất, khi thị trường đang bắt đầu định giá lãi suất tăng 100bp. Nhìn chung, áp lực lên cổ phiếu là rất lớn, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ nhạy cảm với lãi suất:
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.22%
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.57%
- Chỉ số Nasdaq giảm 1%
Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục xưng hùng xưng bá khi chỉ số DXY tiếp tục lập đỉnh mới, lần đầu tiên chạm mức 108 kể từ năm 2022. AUD đang là đồng tiền yếu nhất phiên, một phần cũng là vì đây là một đồng tiền nhạy cảm với tăng trưởng toàn cầu. Câu chuyện của EUR và GBP không đổi, ngoài ra, khủng hoảng năng lượng Eurozone cũng đang đè nặng lên đồng tiền chung. Các trader GBP có thể tiếp tục theo dõi câu chuyện chính trị từ Anh, khi có một số quan chức đảng Bảo thủ, tiêu biểu là Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak đã tự ứng cử mình:
- EUR -1.28%, về 1.0055, rất gần với mức ngang giá
- GBP -1.16%, phá qua 1.1900
- AUD -1.9%
- NZD -1.43%
- JPY -1.18%
- CHF -0.75%
- CAD -0.74%
Vàng cũng đang giảm dưới áp lực của USD, nhưng cũng không giảm quá sâu, hiện giao dịch quanh mức 1,738 (-0.23%). Dầu WTI giảm 1.6% về khoảng $103.1/thùng.
Đếm ngược tới cuộc họp FOMC: Thị trường pricing 6% khả năng tăng lãi suất 100bp
Có vẻ như báo cáo NFP đã làm thay đổi điều gì đó, khi vẫn cho thấy một thị trường lao động khỏe mạnh, đủ sức chống chọi lại chính sách thắt chặt dù rủi ro suy thoái đang rất cao. Thị trường đang định giá 6% khả năng Fed tăng 100bp, 94% còn lại là tăng 75bp.
Vào ngày 13/7, số liệu CPI Mỹ sẽ được công bố. Thị trường sẽ chờ xem lạm phát có tiếp tục chạm đỉnh mới, hay đã bắt đầu thoái lui để đánh giá khả năng FOMC tăng lãi suất.
Tòa án Nga dỡ lệnh đình chỉ hoạt động một công ty quản lý ống dẫn dầu, phạt 3,000 USD
Một tòa án ở miền nam nước Nga hôm thứ Hai đã lật lại phán quyết đình chỉ hoạt động của Tập đoàn đường ống dẫn dầu Caspian (CPC) và thay vào đó phạt công ty này 200,000 rúp (3,300 USD), xoa dịu lo ngại về sự suy giảm nguồn cung dầu toàn cầu.
Các công ty dầu khí lớn nhất của Mỹ là Chevron và Exxon là một trong những cổ đông lớn nhất của tập đoàn.
Đường ống này đã xuất tới 54 triệu tấn dầu, tương đương khoảng 1.2 triệu thùng/ngày, dầu CPC Blend BFO-CPC chua nhẹ của Kazakhstan vào năm ngoái từ Biển Đen.
Tổng hợp diễn biến thị trường FX phiên Âu: USD chễm chệ ngôi vương!
Thị trường:
- USD mạnh nhất, AUD yếu nhất
- HĐTL S&P 500 giảm 0.7%, chứng khoán châu Âu suy yếu
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 6.6bp xuống 3.035%
- Vàng giảm 0.4% xuống 1,734.98 USD
- Dầu thô WTI giảm 2.5% xuống 102.19 USD
- Bitcoin giảm xuống 20.488 USD
Thị trường chào tuần mới trong tâm thế risk-off trước nỗi lo suy thoái khi trái phiếu đang tăng giá, còn cổ phiếu bị đạp mạnh. USD chiếm vị thế độc tôn suốt từ phiên Á đến đầu phiên Mỹ.
USDJPY vượt 137.,25 trong phiên Á và tăng tiếp lên đỉnh phiên tại 137.40, mức cao nhất kể từ năm 1998.
EURUSD giảm hơn 1%, chỉ số DXY tiến sát mức 108 điểm. GBP cũng đang giảm 0.9%.
Chứng khoán trì trệ đã đưa USDCAD vượt 1.3000 và AUDUSD giảm hơn 1.6% xuống 0.6743.
Hiện tại, không có nhiều điều để nói khi USD vẫn đang độc tôn trước rủi ro suy thoái & lạm phát, và khủng hoảng khí đốt tại châu Âu sẽ chỉ làm câu chuyện này tồi tệ hơn.
DXY chạm 108, EURUSD mất 1.0100!
Chỉ số DXY tiếp tục tăng mạnh đầu phiên Mỹ, chạm mức 108 điểm lần đầu tiên sau 20 năm. Và nạn nhân đầu tiên của đồng đô la chính là EUR, với EURUSD đang giảm hơn 100 pip về 1.0070. Nhiều khả năng trong tuần này, EURUSD sẽ về ngang giá.
Ở một diễn biến khác, USDJPY cũng đang tăng hơn 150 pip.
JPY: Khó vẽ nụ cười
JPY tiếp tục chìm sâu sau những phát biểu dovish của thống đốc BoJ Kuroda hôm nay. Nhìn chung, phân kỳ chính sách tiếp tục là động lực chính cho cặp tiền. USDJPY hiện tăng hơn 130 pip lên 137.34. Tính từ đầu năm tới giờ, JPY đã mất 20% giá trị!
Tuyên bố chung của Bộ trưởng Kinh tế Đức và Bộ trưởng Công nghiệp Séc về nguồn cung khí đốt
Bộ trưởng Kinh tế Đức, Bộ trưởng Công nghiệp Séc trong tuyên bố chung:
- Lo ngại sâu sắc về việc cung cấp khí đốt cho EU bị sử dụng như một vũ khí chính trị với ý đồ cố ý chia rẽ các nước thành viên EU
- Hợp tác thống nhất trong trường hợp nguồn cung cấp khí bị gián đoạn hoàn toàn
- Hoàn thiện thỏa thuận về các biện pháp đoàn kết để bảo vệ an ninh nguồn cung giữa các nước trước mùa đông