Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa: Kỳ vọng nền kinh tế sẽ dần hồi phục
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa cho biết:
- Ông kỳ vọng sự phục hồi kinh tế ở mức vừa phải sẽ tiếp tục, được thúc đẩy bởi sự cải thiện trong việc làm và mức lương.
- Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng cần theo dõi chặt chẽ các rủi ro suy giảm từ nền kinh tế nước ngoài và biến động quá mức trên thị trường tài chính và vốn.
- Về chính sách tiền tệ, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng quyết định này sẽ thuộc về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1992
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1966
Rộ tin Elon Musk gặp Đại sứ Iran ở NewYork nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Iran
Theo thông tin từ tờ NewYork Times, Elon Musk đã gặp Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc, Amir Saeid Iravani, ở New York nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
- Cuộc gặp diễn ra bí mật, kéo dài hơn 1 giờ và được hai quan chức Iran giấu tên mô tả là “tích cực.”
- Ông Musk xauats hiện với vai trò là cố vấn thân cận của Tổng thống đắc cử Trump và tham gia sâu vào quá trình chuyển giao quyền lực. Trước đó, Elon Musk đã từng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ liên lạc giữa Nga và Ukraine trong cuộc xung đột.
- Iran đang cân nhắc khả năng diễn ra một cuộc đàm phán mới với Mỹ để dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Một số quan chức Iran coi Trump là một nhà đàm phán tiềm năng.
- Một số phe phái bảo thủ tại Iran không muốn đàm phán với Trump. Bất kỳ thỏa thuận mới nào cũng cần sự chấp thuận của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei.
- Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhấn mạnh Iran sẵn sàng hợp tác và đối thoại, mở cửa cho các cuộc đàm phán hạt nhân.
- Các chuyên gia cho rằng Trump có thể quan tâm đến một thỏa thuận với Iran, dù một số cố vấn của ông có thể tạo thêm sức ép.
- Cuộc gặp với Elon Musk tạo điều kiện để Iran tiếp cận Mỹ một cách gián tiếp, tránh đối thoại trực tiếp với quan chức Mỹ.
- Elon Musk có thể sẽ giữ vai trò đồng giám đốc một cơ quan mới thuộc Bộ Hiệu quả của chính phủ Mỹ. Ngoài ra, ông có thể hỗ trợ miễn trừ trừng phạt cho các hoạt động kinh doanh tiềm năng tại Iran.
Tăng trưởng GDP quý III tại Nhật Bản được dự báo sụt giảm đáng kể so với quý trước
Dữ liệu sơ bộ về tăng trưởng GDP quý III tại Nhật Bản:
- Tăng trưởng GDP:
- +0.2% so với quý trước (dự báo: 0.2%, trước đó: 0.7%)
- +0.9% so với quý trước (dự báo: 0.7%, trước đó: 2.9%
- Chi tiêu vốn: -0.2% so với quý trước (dự báo: -0.2%, trước đó: 0.9%)
- Nhu cầu ngước ngoài: -0.4% so với quý trước (dự báo: 0.1%, trước đó: -0.1%)
Cập nhật FX: USDJPY tăng lên 156.75 sau công bố dữ liệu, nhưng hiện đã giảm trở lại 157.50.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 14.11: Chứng khoán giảm, USD tăng ngày thứ 5 liên tiếp sau khi Chủ tịch Fed Powell ra tín hiệu không vội cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Thị trường chứng khoán đóng cửa gần đáy phiên, chỉ số Nasdaq giảm ngày thứ 3 liên tiếp. Cổ phiếu giảm giá sau khi Chủ tịch Powell phát tín hiệu rằng Fed không cần phải vội vàng cắt giảm lãi suất vì nền kinh tế đang phục hồi và chặng đường cuối hướng tới việc ổn định lạm phát được dự đoán sẽ gập ghềnh. Lợi suất TPCP tăng khắp các kỳ hạn, với lợi suất 2 năm nhạy với triển vọng chính sách Fed tăng vọt 6.3bp lên 4.35%. Thị trường lãi suất giảm đặt cược vào khả năng Fed tiếp tục nới lỏng vào tháng 12, từ mức 80% vào thứ Tư giảm xuống còn khoảng 55%. Về mặt dữ liệu, lạm phát PPI tăng cao hơn như dự báo, với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần thấp hơn ước tính. Kết phiên:
- Dow Jones: -0.47%
- S&P 500: -0.60%
- Nasdaq: -0.64%
Trên thị trường FX, USD có xu hướng giảm trở lại vào phiên Mỹ cho đến khi ông Powell đưa ra các bình luận hawkish hơn về định hướng chính sách trong tương lai. Các quan chức Fed khác đã liên tục nhấn mạnh vào tăng trưởng lạc quan của Hoa Kỳ và lạm phát vẫn chưa giảm ổn định, cho thấy sự thận trọng trong việc đưa ra các quyết định cất giảm lãi suất. Kết thúc ngày giao dịch, USD tiếp tục tăng trên diện rộng, với các đồng antipodeans, JPY và CHF dẫn đầu đà giảm. USD/JPY vượt mốc 156 bất chấp các bình luận can thiệp từ chính phủ, một lần nữa đưa lo ngại Nhật Bản can thiệp trở lại tâm điểm.
- Chỉ số DXY +0.36%
- EURUSD -0.32%
- GBPUSD -0.33%
- AUDUSD -0.48%
- NZDUSD -0.51%
- USDJPY +0.52%
- USDCHF +0.50%
- USDCAD +0.44%
Vàng tiếp tục bị bán tháo về 2,540 USD - chạm đáy 2 tháng, trước khi phục hồi đáng kể vào cuối ngày. Sức mạnh của USD tiếp tục gây áp lực lên vàng dù thị trường vẫn chưa hoàn toàn mất niềm tin vào khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 12. Kết phiên, vàng giảm 8.1 USD xuống 2,565 USD/oz. Dầu WTI tăng 0.27 USD lên 68.70 USD/thùng. Theo IEA, nguồn cung dầu thô dự kiến sẽ vượt 1 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2025 nhờ tăng trưởng mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. BTC điều chỉnh về 87,300 USD sau khi lập đỉnh mọi thời đại mới khi khẩu vị rủi ro xói mòn.
Cập nhật phiên Mỹ: Chứng khoán Hoa Kỳ "chững lại", Bitcoin quay về dưới mức 90,000 USD
Chứng khoán phố Wall:
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.17% xuống 5,975.26
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.09% xuống 43,913.83
- Chỉ số Nasdaq giảm 0.26% xuống 19,179.77
Cổ phiếu Cisco Systems giảm 1.2% do dự báo thận trọng, trong khi Disney tăng mạnh 3.09% nhờ lợi nhuận vượt kỳ vọng.
Ngành công nghệ và bán dẫn cho thấy sự tăng trưởng bền vững, với Microsoft tăng 0.28% và Broadcom tăng 0.80%. Cùng lúc đó, Nvidia cũng tăng 0.74%, thúc đẩy tâm lý tích cực của nhà đầu tư. Amazon tăng nhẹ 0.17%, nhưng Tesla giảm 1.27%, cho thấy sự biến động trong lựa chọn của khách hàng. Trong khi đó, nhóm dịch vụ truyền thông giảm nhẹ với Google giảm 0.22% và Meta giảm 0.56%, phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư.
Lợi suất TPCP Mỹ giảm ở mọi kỳ hạn:
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm 4.265%, -2.5 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm 4.280%, -2.8 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm 4.418%, -3.3 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm 4.581%, -5.1 điểm cơ bản
Bitcoin giảm 1.76%, mất mốc cao kỷ lục trên 90,000 USD khi nhà đầu tư đánh giá lại đà tăng hậu bầu cử, chạm mốc 88,700 USD.
Chứng khoán Mỹ mở cửa đi ngang
Chứng khoán Mỹ mở cửa phiên thứ Năm với chưa có nhiều biến động đáng kể, khi tâm lý nhà đầu tư vẫn ở mức bình ổn. Trước đó, dường như tâm điểm đặt vào cổ phiếu Tesla, khi các hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu này chiếm tới 44% tổng số giao dịch quyền chọn trên thị trường Mỹ vào ngày thứ Sáu. Bên cạnh đó, sự quan tâm đến các cổ phiếu "meme" cũng đang gia tăng, một dấu hiệu cảnh báo về tâm lý thị trường.
Tuy nhiên, các tín hiệu này thường là "báo động đỏ" của sự phấn khích trên thị trường, chứ chưa phải là thời điểm khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ ồ ạt tham gia.
Chỉ số “sợ hãi và tham lam” hiện ở mức cao nhưng chưa đạt đến ngưỡng cực đoan.
Khảo sát tâm lý của Hiệp hội Nhà đầu tư Cá nhân Mỹ (AAII) cũng đang tăng dần, nhưng chưa đến mức phải cẩn trọng.
USD/CAD vượt mốc 1.40 lần đầu tiên kể từ năm 2020
Biểu đồ giá USD/CAD cho thấy một sự bứt phá đáng kể:
Trong phiên hôm nay, một trong những rủi ro chính đối với đồng CAD đến từ thị trường dầu mỏ. Giá dầu thô tăng sau hai phiên giảm trước đó. Tuy nhiên, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra cảnh báo về sản lượng dầu được cung cấp bất ngờ lên đến 1 triệu thùng mỗi ngày trên toàn cầu, bất chấp OPEC vẫn giữ nguyên các biện pháp hạn chế. Điều này dựa trên dự báo về sản lượng cao hơn từ Mỹ, Canada, Guyana và Argentina.
Năm ngoái, OPEC khá lạc quan về nhu cầu dầu, nhưng kết quả không như mong đợi. Nếu OPEC kết luận rằng thị trường dầu không thể cân bằng giữa cung-cầu chỉ bằng cách hạn chế sản lượng dầu thô, họ có thể chuyển sang chiến lược giành lại thị phần.
Ngoài ra, Canada đang đối mặt với những bất lợi khi thị trường nhà ở gặp khó khăn, đặc biệt là ở Ontario và British Columbia. Sự hỗ trợ có thể đến từ các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ ngày hôm nay, rủi ro này cũng có thể nghiêng về chiều hướng tiêu cực.
Chủ tịch Fed Richmond: Chính sách kinh tế của Fed đạt được hiệu quả nhưng cần tiếp tục hành động
Ông Thomas Barkin, chủ tịch Fed Richmond, cho biết chính sách kinh tế Fed đang đạt được tiến triển đáng kể nhưng cần tiếp tục hành động. Tuy nhiên:
- Nhu cầu nhà ở vẫn cao hơn so với nguồn cung.
- Cách giải quyết tốt hơn là tăng cung thay vì kìm hãm nhu cầu.
- Các công ty vẫn trong trạng thái thiếu hụt lao động trong dài hạn, khi không sa thải nhân viên nhưng tốc độ tăng trưởng việc làm vẫn đang chậm lại.
- Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại đang ở mức chấp nhận được, nhưng vẫn còn nghi vấn về liệu nó đang trở về mức ổn định hay đang suy yếu.
Giá dầu thô chịu áp lực sau báo cáo hàng tháng của IEA
Giá dầu thô đã tạm thời ổn định và phục hồi từ đà mất giá gần đây sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố báo cáo hàng tháng của mình vào thứ Năm. IEA đã theo dõi báo cáo triển vọng của OPEC công bố đầu tuần này và điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu năm 2025. Một lần điều chỉnh giảm khác càng thêm niềm tin vào một triển vọng tiêu cực về giá dầu ở dài hạn.
Cụ thể, trong báo cáo của mình, IEA đã nâng dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu năm nay nhưng đã hạ nhẹ ước tính cho năm tới, với lý do là tác động của sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc đối với tiêu thụ, theo Bloomberg.
Về dữ liệu kinh tế, chỉ số PPI tháng 10 của Mỹ không gây ra bất kỳ đà sóng lớn nào vào thứ Năm, sau khi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố vào ngày trước đó đã công bố nhất quán với kỳ vọng. Mọi sự chú ý đều tập trung vào bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell, được lên lịch vào lúc 03:00 (giờ Việt Nam), khi các nhà giao dịch đang tìm kiếm tín hiệu về đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ thấp hơn dự báo
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ: 217K (Dự báo: 224K; Trước đó: 221K)
Dữ liệu PPI tháng 10 của Hoa Kỳ cao hơn so với kỳ vọng
- Dữ liệu PPI Hoa Kỳ: +2.4% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự báo: 2.3%; Trước đó: +1.8%)
- Dữ liệu PPI không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng: +3.1% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự báo: +3.0%; Trước đó: +1.8%)
- Dữ liệu PPI không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng: +3.1% so với tháng trước (Dự báo: +0.3%; Trước đó: +0.3%)
- Dữ liệu PPI không bao gồm giá thực phẩm, năng lượng và giao thương: +3.5% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: +3.2%; Điều chỉnh: 3.3%)
Thành viên BoE Catherine Mann: Lãi suất nên tiếp tục được duy trì ở mức cao
Theo bà Catherine Mann, thành viên BoE:
- Các động thái điều chỉnh chính sách nên được thực hiện một cách quyết đoán thay vì thận trọng như hiện tại.
- Lãi suất ngân hàng nên được duy trì ở mức cao cho đến khi có đủ dữ liệu cho thấy lạm phát đang suy yếu. Từ đó, chính sách có thể được một cách mạnh mẽ.
- Các biến số kinh tế vĩ mô có thể sẽ biến động mạnh trong những năm tới.
- Các diễn biến chính trị tại Mỹ không làm giảm khả năng xảy ra các kịch bản khủng hoảng thương mại. Kinh tế Anh quốc có thể bị tác động mạnh từ yếu tố đó.
Ý tưởng “hành động mạnh mẽ” ngay cả trong dài hạn là một tuyên bố đáng chú ý từ bà Catherine Mann, người vốn nổi tiếng là một trong những thành viên ủng hộ chính sách hawkish mạnh mẽ nhất của BOE.
Kinh tế Eurozone có thể chịu tác động lớn từ thuế quan của Donald Trump sắp tới
Theo khảo sát:
- 37 trên tổng số 44 nhà kinh tế dự đoán rằng các đề xuất thuế quan của Tân Tổng thống Donald Trump sẽ được áp dụng vào đầu năm tới.
- 34 trên tổng số 39 nhà kinh tế dự báo rằng các biện pháp này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế Eurozone.
Do đó, các nhà kinh tế kỳ vọng ECB sẽ duy trì việc cắt giảm lãi suất trong năm tới. Đối với cuộc họp chính sách dự kiến diễn ra vào tháng 12, 69 trên 75 nhà kinh tế dự báo ECB sẽ giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Có 2 người khác dự báo mức cắt giảm 50 điểm cơ bản.
Đến cuối năm 2025, 43 trong số 63 chuyên gia kinh tế cho rằng ECB sẽ hạ lãi suất mức 2.00% hoặc thấp hơn với lộ trình hạ lãi suất kéo dài.
ECB: Còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng trước lạm phát
- Quá trình kiểm soát lạm phát đang tiến triển tốt, với dữ liệu lạm phát trong tháng 9 thấp hơn kỳ vọng.
- Những rủi ro tiềm ẩn đối với lạm phát cũng được cho là đã giảm bớt. Lạm phát có khả năng sẽ sớm đạt mục tiêu 2% của ECB.
- Tuy nhiên, các thành viên hội đồng thống đốc của NHTW này cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát.
- Một số thành viên của ECB đã bày tỏ quan điểm tiếp tục theo dõi dữ liệu và chờ đến tháng 12 trước khi đưa ra quyết định.
- Càng tiến gần đến ngưỡng lãi suất trung lập, ECB càng cần thận trọng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn điều này trở thành yếu tố làm chậm tốc độ suy yếu của lạm phát.
Các nhà hoạch định chính sách cho rằng "hành động ngay lúc này có thể chống lại rủi ro lạm phát suy yếu", mặc dù đây chưa phải là điều cần quá lo lắng hiện tại. Với lo ngại tăng cao từ thuế quan của Trump, triển vọng của ECB đã thay đổi đáng kể. Đây là yếu tố quan trọng mà ECB cần cân nhắc trong phiên họp sắp tới vào tháng 12.
Chủ tịch Fed New York: Động thái điều chỉnh lãi suất có thể tạm dừng nếu quá trình kiểm soát lạm phát "chững lại"
Bà Adriana Kugler, chủ tịch Fed tại New York, cho biết:
- Fed đang thận trọng cân nhắc hai mặt của vấn đề lãi suất trong thời điểm hiện tại.
- Nếu thị trường lao động gặp khó khăn, việc hạ lãi suất dần dần sẽ là một bước đi phù hợp.
- Tuy nhiên, nếu quá trình kiểm soát lạm phát bị chững lại, Fed có thể phải tạm dừng động thái giảm lãi suất.
- Fed đã đạt được “hiệu quả đáng kể” trong việc giảm áp lực lạm phát.
- Tuy nhiên, các yếu tố như giá nhà và một số yếu tố khác có thể làm tình hình phức tạp hơn.
Thông điệp hiện tại đang cho thấy Fed có thể cân nhắc tạm dừng giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 12 hoặc ít nhất là tháng 1 tới. Còn năm tuần trước khi diễn ra cuộc họp FOMC tiếp theo, và trong thời gian đó sẽ có nhiều dữ liệu cần phân tích kỹ lưỡng. Mặc dù các chỉ số lạm phát mới nhất không quá cao, lạm phát dịch vụ vẫn còn dai dẳng và có thể gây khó khăn cho việc kéo lạm phát cơ bản xuống trong những tháng tới.
Bitcoin có thể đạt mốc $100,000 ngay trong tháng 11
Bitcoin đã vượt qua mốc $90,000 vào ngày 13/11, chỉ hơn một tuần sau khi Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024.
Theo Ryan Lee, nhà phân tích trưởng tại Bitget Research, đà tăng hơn 100% của Bitcoin từ đầu năm đến nay đã vượt trội hơn hầu hết các tài sản tài chính truyền thống. Ngoài ra, ông cho biết, trong qua khứ, tháng 11 là tháng mà BTC có mức sinh lời tốt nhất: "Nếu lịch sử lặp lại và giá Bitcoin tăng trưởng như dự kiến, mức tăng 14.7% dự báo trong tháng này sẽ giúp BTC chinh phục mốc $100,000. Xu hướng sau halving cũng rất tích cực khi đã dự đoán tương lai của Bitcoin.
Các nhà phân tích của Bitfinex tin rằng chiến thắng của Trump sẽ thúc đẩy việc áp dụng tiền điện tử ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, tạo tiền đề cho Bitcoin vượt qua mốc $100,000 trong vòng vài tháng.
Bitcoin đã tăng hơn 20% trong tháng 11, trong khi mức tăng trưởng trung bình hàng tháng trong lịch sử là hơn 44%, dữ liệu của CoinGlass cho thấy.
Ngoài nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của Trump, các chất xúc tác chính của Bitcoin bao gồm kỳ vọng về việc tiếp tục cắt giảm lãi suất ở Mỹ và việc nguồn cung Bitcoin suy giảm sau đợt halving năm 2024, các nhà phân tích của Bitfinex cho biết thêm.
Rabobank: GBP không còn là đồng tiền mạnh mẽ nhất
Theo chuyên viên phân tích Jane Foley từ Rabobank, đồng GBP không còn là đồng tiền có hiệu suất tốt nhất trong nhóm G10 do đà tăng mạnh mẽ của đồng USD:
- Tỷ giá GBP/USD đã giảm gần 200 pip kể từ đầu tháng trước do hiện tượng "Trump trade" trong những tuần trước thềm cuộc bầu cử Mỹ.
- GBP vẫn tiếp tục mạnh hơn đồng EUR.
- Trên thực tế, đồng tiền chung châu Âu là đồng tiền có hiệu suất kém nhất trong nhóm G10 kể từ đầu tháng trước. Chúng tôi giữ nguyên dự báo rằng EUR/GBP có thể sẽ giảm xuống mức 0.8150 trong vòng 12 tháng.
Đồng USD tiếp tục giữ vững đà tăng
Xu hướng tăng của đồng USD vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại sau cuộc bầu cử Mỹ. EUR/USD hiện giảm xuống mức 1.0508, tiến gần hơn tới ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng là 1.0500.
Như đã đề cập trong bài viết trước, đây là thời điểm thực sự khó khăn đối với cặp tỷ giá này. Kể từ đầu năm 2023, EUR/USD gần như bị mắc kẹt trong ngưỡng 1.0500 đến 1.1200. Do đó, cú giảm mạnh gần đây là một diễn biến đáng chú ý khi giá chạm đến ngưỡng kỹ thuật quan trọng.
Bên cạnh đó, USD/JPY một lần nữa giao dịch trên mức 156.00. GBP/USD cũng giảm mạnh xuống mức đáy tháng 7 là 1.2635. AUD/USD cũng chịu áp lực giảm về mức 0.6455 và có khả năng đóng cửa ở mức đáy tháng 4.
Cập nhật kỳ vọng thị trường về lãi suất của các NHTW lớn
Cắt giảm lãi suất:
- Fed: 20 điểm cơ bản (81% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 75 điểm cơ bản
- ECB: 34 điểm cơ bản (62% khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 145 điểm cơ bản
- BoE: 4 điểm cơ bản (85% khả năng giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 56 điểm cơ bản
- BoC: 33 điểm cơ bản (67% khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 95 điểm cơ bản
- RBA: 2 điểm cơ bản (92% khả năng giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 40 điểm cơ bản
- RBNZ: 55 điểm cơ bản (80% khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản/ 20% khả năng cắt giảm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 170 điểm cơ bản
- SNB: 32 điểm cơ bản (72% khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 70 điểm cơ bản
Tăng lãi suất:
-
BoJ: 13 điểm cơ bản (51% khả năng tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 44 điểm cơ bản
Dữ liệu GDP sơ bộ tại khu vực Eurozone đúng như dự báo
- Tăng trưởng GDP đạt mức 0.4% so với quý trước (Dự báo: 0.4%. Trước đó: 0.3%)
- So với cùng kỳ, tăng trưởng GDP đạt mức 0.9% (Dự báo: 0.9%. Trước đó: 0.6%)
Dữ liệu này một lần nữa khẳng định mức tăng trưởng khiêm tốn hơn của khu vực này trong quý 3. Tuy nhiên, trọng tâm hiện tại đang hướng tới triển vọng kinh tế năm tới sẽ ra sao với việc áp dụng thuế quan của Trump.
Phân phối dự báo cho dữ liệu PPI của Mỹ
PPI so với cùng kỳ (Y/Y):
- 2.4% (11%)
- 2.3% (68%) - đồng thuận
- 2.2% (16%)
- 2.0% (5%)
PPI so với tháng trước (M/M):
- 0.4% (2%)
- 0.3% (13%)
- 0.2% (74%) - đồng thuận
- 0.1% (7%)
- 0.0% (2%)
- -0.1% (2%)
PPI lõi so với cùng kỳ (Y/Y):
- 3.1% (12%)
- 3.0% (47%) - đồng thuận
- 2.9% (35%)
- 2.7% (6%)
PPI lõi so với tháng trước (M/M):
- 0.3% (57%) - đồng thuận
- 0.2% (40%)
- 0.1% (3%)
Thị trường sẽ tập trung chủ yếu vào các số liệu PPI lõi. Có thể thấy rằng các kỳ vọng đang nghiêng về phía giảm, vì vậy một kết quả cao hơn dự báo sẽ có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng của đồng USD. Ngược lại, một kết quả yếu có thể kích hoạt nhịp điều chỉnh giảm.
Đồng bạc xanh vẫn đang trong xu hướng tăng khi thị trường bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2025. Hiện tại, thị trường dự đoán sẽ có thêm một đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 12 và chỉ hai đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó là bốn lần
Do đó, vẫn còn một vài đợt cắt giảm lãi suất nữa sẽ bị loại bỏ khỏi dự đoán trong năm 2025 nếu dữ liệu tiếp tục tăng mạnh, nhưng đến lúc đó, lạm phát cần thật sự mạnh lên để thị trường định giá lại khả năng tăng lãi suất. Hiện tại, ngưỡng dữ liệu để tăng lãi suất là rất cao vì hành động cứng rắn nhất mà Fed sẵn sàng thực hiện ở thời điểm hiện tại là tạm dừng chu kỳ nới lỏng.
Quan chức ECB de Guindos: Lạm phát đang đi đúng hướng
Quan chức ECB de Guindos:
- Lạm phát đã giảm khá nhiều
- Dữ liệu lạm phát gần đây đang hướng đến mục tiêu 2% của chúng tôi
- Nếu lạm phát trở về mục tiêu của chúng tôi, thì chính sách tiền tệ sẽ phản ứng tương ứng
Điều này chỉ khẳng định lại lập trường hiện tại của họ và định giá của thị trường cho động thái cắt giảm lãi suất vào tháng 12. Câu hỏi bây giờ là, ECB sẽ thay đổi bao nhiêu? Khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps là khoảng 63% với phần còn lại dành cho động thái cắt giảm 50 bps.
Cổ phiếu châu Âu tăng khi mở cửa phiên giao dịch
- Eurostoxx +0.6%
- DAX +0.7%
- CAC 40 +0.3%
- FTSE đi ngang
- IBEX +0.3%
- FTSE MIB +0.4%
Vẫn còn sớm nhưng các chỉ số châu Âu được hy vọng sẽ xoá bỏ đợt sụt giảm đầu tuần. Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng đi ngang vào lúc này, sau khi đã giảm vào đầu ngày. Vì vậy, điều này ít nhất cũng giúp cải thiện tâm trạng chung của thị trường. Nhưng một lần nữa đối với châu Âu, triển vọng vẫn còn nhiều thách thức khi xem xét tất cả những diễn biến gần đây liên quan đến chính trị Đức và kết quả bầu cử Hoa Kỳ.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Phiên giao dịch châu Âu tương đối trống về mặt dữ liệu với chỉ một vài dữ liệu cấp thấp. Các dữ liệu được phát hành bao gồm: GDP quý 3 của Eurozone và Biên bản cuộc họp của ECB. Cả hai đều là tin đã được định giá đầy đủ và thị trường sẽ không quan tâm nhiều đến chúng.
Trong phiên giao dịch của Mỹ, trọng tâm sẽ là dữ liệu PPI và Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp. CPI của Mỹ ngày hôm qua phù hợp với kỳ vọng và sau một chút phản ứng "bán sự thật" của USD, thị trường bắt đầu cân bằng trở lại.
CPI không phải là "thủ phạm" chính vì động lực được kích hoạt bởi bình luận của quan chức Fed Logan cho rằng: "Các mô hình cho thấy rằng lãi suất liên bang có thể rất gần với mức trung lập", ngụ ý một cách tiếp cận thận trọng hơn nhiều đối với việc cắt giảm lãi suất vào năm 2025.
20:30 theo giờ Việt Nam - PPI tháng 10 của Mỹ
PPI Y/Y của Hoa Kỳ dự kiến ở mức 2.3% so với 1.8% trước đó, trong khi PPI M/M được dự kiến ở mức 0.2% so với 0.0% trước đó. PPI lõi Y/Y dự kiến ở mức 3.0% so với 2.8% trước đó, trong khi PPI lõi M/M được dự kiến ở mức 0.3% so với 0.2% trước đó.
Báo cáo này sẽ được xem xét dựa trên dữ liệu CPI ngày hôm qua vì chỉ số này sẽ cung cấp ước tính tốt hơn về PCE lõi của Hoa Kỳ vào cuối tháng. Dữ liệu cao hơn dự kiến có thể kích hoạt một số mức tăng của USD vì thị trường có thể định giá thêm một số đợt cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025, nhưng đợt cắt giảm vào tháng 12 vẫn khá chắc chắn.
20:30 theo giờ Việt Nam - Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tiếp tục là một trong những bản phát hành quan trọng nhất cần theo dõi hàng tuần vì đây là chỉ báo kịp thời hơn về tình trạng của thị trường lao động.
Số đơn xin trợ cấp lần đầu vẫn nằm trong phạm vi 200,000-260,000 được tạo ra kể từ năm 2022, trong khi Số đơn xin tiếp tục sau khi cải thiện trong hai tháng qua, đã tăng vọt lên đỉnh trong vài tuần qua do sự ảnh hưởng đến từ bão và đình công.
Tuần này, Số đơn xin trợ cấp lần đầu dự kiến ở mức 223,000 so với 221,000 trước đó, trong khi Số đơn xin tiếp tục trợ cấp được dự kiến ở mức 1,880,000 so với 1,852,000 trước đó.
Bài phát biểu của quan chức NHTW
- 15:30 theo giờ Việt Nam - De Guindos của ECB (dovish - bỏ phiếu)
- 20:00 theo giờ Việt Nam - BoE's Mann (hawkish - bỏ phiếu)
- 21:00 theo giờ Việt Nam - Fed's Barkin (trung lập - bỏ phiếu)
- 22:00 theo giờ Việt Nam - Fed's Kugler (dovish - bỏ phiếu)
- 01:30 ngày 15/11 theo giờ Việt Nam - Schnabel của ECB (hawkish - bỏ phiếu)
- 02:00 ngày 15/11 theo giờ Việt Nam - Lagarde của ECB (trung lập - bỏ phiếu)
- 03:00 ngày 15/11 theo giờ Việt Nam - Chủ tịch Fed Powell (trung lập - bỏ phiếu)
- 04:15 ngày 15/11 theo giờ Việt Nam - Williams của Fed (trung lập - bỏ phiếu)
HĐTL Eurostoxx đi ngang trước giờ mở cửa phiên giao dịch
- Hợp đồng tương lai DAX -0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE -0.2%
Điều này đi kèm với hợp đồng tương lai S&P 500 cũng giảm 0.2% ở thời điểm hiện tại. Phố Wall đã có một ngày giao dịch hỗn hợp nhưng nhìn chung không có nhiều thay đổi, vì các nhà đầu tư đã tạm thời kìm hãm sự phấn khích sau bầu cử. Ở châu Âu, mối đe dọa về thuế quan của Trump tiếp tục làm lu mờ triển vọng toàn cảnh cho năm tới.
Cần chú ý điều gì ở phiên giao dịch châu Âu?
Báo cáo CPI của Hoa Kỳ hôm qua đã thúc đẩy một số động lực trên thị trường nhưng cuối cùng, USD đã giữ vững mức tăng sau bầu cử. Thật khó để chống lại điều này, đặc biệt là khi những người đầu cơ USD cũng đang tìm kiếm các điểm phá vỡ kỹ thuật quan trọng trên biểu đồ. Và đồng bạc xanh một lần nữa giữ vững một chút vào hôm nay:
EUR/USD đang chạm đáy trong năm nay sau khi phá vỡ mức đáy của tháng 4 tại 1.0601. Trong khi đó, USD/JPY đã tiến tới mức 156.00 trước đó khi cặp tiền này hướng đến mức tăng tiếp theo cùng với sự gia tăng của lợi suất TPCP.
GBP/USD đang tiến gần đến mức đáy của tháng 8 tại 1.2665 trong khi USD/CAD đạt đỉnh kể từ năm 2020 khi vượt qua 1.4000.
Nhìn vào phiên giao dịch sắp tới, không có bất kỳ điều gì trong chương trình nghị sự ở châu Âu có thể làm thay đổi tâm lý tích cực đối với USD. Sự chú ý sẽ lại đổ dồn vào dữ liệu của Hoa Kỳ vào cuối ngày để có thêm thông tin. Nếu không, sự phấn khích từ Trump trades vẫn đang lan tỏa rất nhiều trên các thị trường rộng lớn hơn với Bitcoin cũng hy vọng sẽ vượt qua mức 90,000 USD.
- 15:00 theo giờ Việt Nam - Số liệu CPI cuối cùng của Tây Ban Nha vào tháng 10
- 17:00 theo giờ Việt Nam - Ước tính GDP quý 3 thứ hai của Khu vực đồng tiền chung châu Âu
- 17:00 theo giờ Việt Nam - Sản lượng công nghiệp tháng 9 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Hôm nay sẽ chỉ có quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0550. Mức này không có ý nghĩa kỹ thuật khi cặp tiền này đã phá vỡ mức thấp nhất trong tháng 4 là 1.0601.
ICYMI: Nhật Bản đang lập kế hoạch ngân sách bổ sung 87 tỷ USD để tài trợ cho gói kích thích
Chính phủ Nhật Bản sẽ biên soạn một kế hoạch ngân sách bổ sung khoảng 13.5 nghìn tỷ JPY (87 tỷ USD) để tài trợ cho một gói kích thích nhằm giúp đỡ các hộ gia đình thu nhập thấp và bù đắp giá cả tăng cao
Chính phủ sẽ cung cấp 30,000 JPY cho các hộ gia đình thu nhập thấp được miễn thuế nhà ở và 20,000 JPY cho mỗi trẻ em đối với các hộ gia đình có gia đình
Đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá trước sức ép của USD
- PBOC cho biết sẽ duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức hợp lý và cân bằng, nhằm kiểm soát sự biến động quá mức của thị trường ngoại hối.
- Vào thứ Hai, thống đốc PBOC thông báo sẽ duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức hợp lý, nhưng không có nhiều dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn trong thời gian ngắn.
- Vào thứ Tư, PBOC đã cố gắng hỗ trợ đồng CNY bằng cách điều chỉnh tỷ giá tham chiếu USD/CNY.
- Hôm nay, tỷ giá tham chiếu USD/CNY được PBOC thiết lập ở mức 7.1966, thấp hơn so với ước tính 7.2326 của các chuyên gia, cho thấy sự nỗ lực trong việc hỗ trợ đồng nhân dân tệ.
- Tuy nhiên, CNH vẫn không có dấu hiệu phản ứng mạnh mẽ với những động thái này, tiếp tục chịu sức ép từ sức mạnh đồng USD.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde dự kiến có bài phát biểu vào đêm nay
Thông tin về các bài phát biểu của ban lãnh đạo ECB vào thứ Năm:
- Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos:
- Thời gian: 15h30 chiều nay
- Sự kiện: Phát biểu tại sự kiện "31 Encuentro del Sector Financiero" tổ chức bởi ABC và Deloitte tại Madrid, Tây Ban Nha.
-
Thành viên Hội đồng chính sách ECB Isabel Schnabel:
- Thời gian: 1h30 đêm nay
- Sự kiện: Hội thảo chính sách "Reassessing Policy Tools for Current and Future Challenges" tại Hội nghị Nghiên cứu Thường niên Jacques Polak lần thứ 25 ở Washington, DC.
-
Chủ tịch ECB Christine Lagarde:
- Thời gian: 2h đêm nay
- Sự kiện: Phát biểu tại lễ trao giải Choiseul Sovereignty Awards 2024.
Các bài phát biểu này có thể sẽ cung cấp thông tin quan trọng về định hướng chính sách tiền tệ của ECB trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức.
Cập nhật FX: EUR/USD đã tụt xuống dưới 1.0550 vào sáng nay.
Giá thực phẩm tại New Zealand giảm mạnh trong tháng 10
- -0.9% so với tháng trước (trước đó: +0.5%)
NZD/USD vẫn tiếp tục giảm, nhưng chủ yếu do sức mạnh của USD.
UBS giữ nguyên dự báo giá vàng đạt 2,900 USD
UBS vẫn giữ nguyên dự báo lạc quan về giá vàng:
- Giá cổ phiếu tăng và vàng giảm khi thị trường đánh giá rủi ro chính sách và chính trị đã giảm xuống, tuy nhiên tâm lý này đang quá lạc quan và còn quá sớm để nhận định như vậy.
- Dự kiến lợi suất TPCP Mỹ và USD sẽ giảm xuống, từ đó hỗ trợ cho giá vàng.
- Các yếu tố cơ bản tác động đến giá vàng, bao gồm công cụ phòng ngừa rủi ro và đa dạng hóa danh mục vẫn giữ vững được sức hấp dẫn dù giá vàng đã bị ảnh hưởng xấu bởi các biến động thị trường gần đây.
Chủ tịch Fed Jerome Powell sự kiến có bài phát biểu vào rạng sáng mai
Chủ tịch Fed Jerome Powell sự kiến có bài phát biểu vào thứ Năm:
- Thời gian: 3h sáng thứ Sáu, ngày 15/11/2024
- Chủ đề: Bài phát biểu về triển vọng kinh tế của ông Powell, theo sau là phiên hỏi đáp.
- Sự kiện: Ông Powell tham gia cuộc tọa đàm "Global Perspectives" do Phòng Thương mại Khu vực Dallas, Hội đồng Quan hệ Quốc tế DFW và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas tổ chức.
Bài phát biểu dự kiến sẽ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Fed.
Thống đốc BoE Andrew Bailey dự kiến có bài phát biểu vào cuối ngày thứ Năm.
Chi tiết bài phát biểu tại Dinh thự Mansion House:
- Thời gian: 04:00 sáng thứ Sáu, ngày 15/11/2024.
- Địa điểm: Buổi tiệc tối hàng năm của Hội nghị về Dịch vụ Tài chính và Chuyên môn, tại Mansion House.
Chứng khoán châu Á tăng cao hơn vào đầu phiên thứ Năm
Cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương tăng cao hơn sau khi dữ liệu CPI Mỹ củng cố khả năng Fed tiếp tục hạ lãi suất vào tháng 12.
Về mặt dữ liệu, tỷ lệ thất nghiệp của Úc vẫn ổn định ở mức 4.1% trong tháng 10, khớp với dự báo của các nhà kinh tế, trong khi số lượng người có việc làm tăng 15,900 so với tháng trước, thấp hơn kỳ vọng là 25,000. Tỷ lệ người tham gia lao động giảm nhẹ từ 67.2 xuống là 67.1% trong tháng.
USDJPY áp sát mốc 156 và dao động gần đỉnh hơn 4 tháng, bất chấp các bình luận can thiệp từ quan chức Nhật Bản.