Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 15/11: Chứng khoán Mỹ "chững lại" trong khi lợi suất TPCP Mỹ tăng đột biến!
Thị trường chứng khoán Mỹ không có xu hướng rõ ràng vào thứ Hai trong bối cảnh cổ phiếu của gã khổng lồ ô tô điện Tesla biến động dữ dội.
- Chỉ số S&P 500 bật tăng từ mức thấp nhất trong phiên khi cổ phiếu Tesla phục hồi từ mức giảm gần 20% so với kỷ lục. Kết thúc phiên chỉ số này không thay đổi nhiều, dao động quanh 4682.81 điểm
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 0.07% xuống 16189.12 điểm
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.04% xuống 36087.46 điểm.
Trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm do nhà giao dịch kỳ vọng Fed có thể phải tăng tốc độ giảm mua tài sản sau đợt lạm phát nhanh nhất trong ba thập kỷ qua. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 1.62%.
Giá vàng dao động hai chiều phiên hôm qua và kết thúc phiên tại mốc $1861/oz.
Giá dầu thô tại Mỹ không thay đổi nhiều so với mốc mở cửa ở $80.89/thùng trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi liệu ông Biden có ra lệnh sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược để bình ổn giá hay không.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục chứng kiến đà tăng mạnh khi chỉ số DXY chạm tới đỉnh mới 95.50.
- Triển vọng "bearish" của đồng Euro tiếp tục được khẳng định khi bà Lagarde tiếp tục "ngó lơ" việc tăng lãi suất. Tỷ giá EUR/USD giảm 0.7% xuống 1.1366
- Trong khi đó đồng Bảng Anh ít thay đổi ở mức 1.3412
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.2% lên 114.16
EURUSD tiếp tục lập đáy năm mới
Cặp tiền này hướng đến phiên giảm thứ tư liên tiếp, và trong 4 phiên này đã liên tục lập đáy năm mới. Phiên hôm nay cũng không phải ngoại lệ khi EURUSD đã tiếp tục chạm 1.1425. Có thể thấy vùng này với EURUSD đang có rất ít hỗ trợ, với hỗ trợ gần nhất là kênh giá dưới ở quanh vùng 1.1370, tiếp dưới đó là đường Fibonacci 61.8% tại 1.1295. Nhìn chung, EUR sẽ tiếp tục gặp khó trong thời gian tới.
Credit Suisse có nhận định gì về vàng?
Sau khi lập đỉnh 5 tháng tại 1,870, vàng đang bắt đầu tích lũy quanh vùng 1,86x. Theo Credit Suisse, bằng việc phá vỡ kháng cự 1,834 và vượt đường xu hướng giảm từ tháng 8/2020 và các đường MA ngắn, trung và dài hạn đều đang tăng, vàng sẽ tiếp tục tiến lên các mức cao hơn trong thời gian tới.
Nếu có thể vượt kháng cự tại 1,917, phe mua sẽ có thêm đà để lên 1,959/77, và vượt qua mức kháng cự này sẽ mở rộng cửa để vàng test đỉnh lịch sử 2,075.
Chứng khoán Mỹ hứng khởi chào tuần mới
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đều khởi đầu tuần mới bằng một phiên tăng điểm khi tâm lý giới đầu tư đã ổn định trở lại. Có vẻ như sự tập trung của giới đầu tư chứng khoán lúc này sẽ là về sự hồi phục kinh tế tại Mỹ, thay vì là lạm phát leo tháng. Ngoài ra, cuộc họp giữa tổng thống Biden và chủ tịch Tập cũng sẽ được để tâm để có thêm xúc tác:
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.27%
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.21%
- Chỉ số Nasdaq tăng 0.23%
Trhị trường tiền tệ nhìn chung vẫn đang khá yên ắng trong một phiên thiếu đi các dữ kiện vĩ mô. Ngoài ra, các trader có vẻ đang chờ đợi tín hiệu từ cuộc họp song phương giữa hai lãnh đạo Mỹ - Trung Quốc:
- EUR giảm 0.05%
- GBP tăng 0.08%
- AUD tăng 0.36%
- NZD tăng 0.24%
- JPY giảm 0.13%
- CHF tăng 0.07%
- CAD tăng 0.22%
Vàng sau bảy phiên tăng liên tiếp đang bắt đầu điều chỉnh nhẹ và giảm 0.17% trong phiên. Dầu WTI giảm mạnh 1.6% xuống $79.53/thùng. Dầu đã bước vào tích lũy trong vài tuần gần đây, và nếu đóng cửa dưới $80, tâm lý với dầu có thể đảo chiều.
Thống đốc BoC: Trì trệ kinh tế vẫn chưa được hấp thụ hoàn toàn
Theo ông Macklem:
- Trì trệ kinh tế vẫn chưa được hấp thụ hoàn toàn, nhưng mục tiêu này đang rất gần
- Tăng thêm kích thích bằng nới lỏng định lượng đã trở nên thừa thãi
- Sốc cung đang kéo dài lâu hơn kỳ vọng ban đầu
- Sẽ điều chỉnh chính sách nếu BoC sai về vấn đề lạm phát, chuỗi cung ứng và trì trệ kinh tế
Chỉ số sản xuất Empire State của Fed New York tăng mạnh trong tháng Mười Một
Trong tháng này, chỉ số sản xuất Empire State của Fed New York tăng lên 30.9 điểm từ mức 19.8 điểm của tháng trước, vượt rất xa kỳ vọng 21.6. Đây là một dữ kiện rất tích cực với hoạt động kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, thị trường hiện chưa phản ứng mạnh sau tin này.
Doanh số mặt hàng sản xuất tại Canada có gì đáng chú ý?
Trong tháng Chín, doanh số mặt hàng sản xuất tại Canada giảm 3%, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021. Doanh số đã giảm tại 12 trên 21 ngành nghề, đặc biệt là sản xuất ô tô khi thiếu hụt chip vẫn đang đè nặng lên ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, doanh số tăng với các mặt hàng như xăng dầu và năng lượng đã hạn chế được đà giảm.
Brexit: Thủ tướng Anh Johnson mong muốn đạt được giải pháp đồng thuận cho Nghị định NI
Khi được hỏi liệu Vương quốc Anh có kích hoạt điều khoản 16 hay không, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết mục tiêu của họ vẫn là đạt được một giải pháp đồng thuận đối với nghị định thư Bắc Ireland.
"Chúng tôi đang tiếp tục các cuộc đàm phán chuyên sâu với EU", người phát ngôn nói thêm.
Bản tin COVID-19: Bất bình đẳng trong phân phối Vacxin
• Pfizer đã cung cấp khoảng 2 tỷ mũi vắc-xin trước đó. Nhưng phần lớn đã đến tay người Mỹ và châu Âu.
• Chán nản với tình trạng bất bình đẳng, các quốc gia dẫn đầu là Ấn Độ và Nam Phi đang thúc đẩy đề xuất từ bỏ quyền Sở hữu Trí tuệ đối với vắc xin và phương pháp điều trị Covid tại WTO.
• Các nhà điều hành của Pfizer hiện đang đấu tranh để giành quyền kiểm soát công thức bí mật – có giá trị kinh tế to lớn.
Biện pháp thắt chặt sẽ gây hại nhiều hơn lợi
Bình luận về triển vọng chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Chủ tịch ECB Christine Lagarde hôm thứ Hai cho biết bất kỳ biện pháp thắt chặt nào hiện nay sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, bà Lagarde không đề cập đến chiến lược chính sách sẽ như thế nào vào năm 2023.
Thượng đỉnh Joe Biden - Tập Cận Bình: "Hãy chơi theo luật"
"Đây là cơ hội để Tổng thống Biden nói thẳng với Chủ tịch Tập rằng ông ấy mong ông Tập Cận Bình tuân thủ luật pháp, đó là điều mà các quốc gia có trách nhiệm khác làm", quan chức Mỹ nói với các phóng viên.
Ngoài ra, cuộc phỏng vấn còn trích dẫn nhiều mối quan ngại của Mỹ, bao gồm cả việc Trung Quốc "cưỡng bức" kinh tế của các đồng minh của Hoa Kỳ và bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ gặp nhau vào tối thứ Hai, theo giờ Washington hoặc sáng thứ Ba, theo giờ Bắc Kinh. Và cuộc gặp có thể sẽ diễn ra trong vài giờ.
Về phía Trung Quốc, ông Tập được cho là sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề Đài Loan trong các cuộc đàm phán và đưa ra cảnh báo Biden và Mỹ "lùi bước".
Nhưng vẫn còn một loạt các vấn đề khác mà cả hai bên có quan điểm trái ngược nhau, bao gồm thương mại, công nghệ và tình hình Tân Cương.
EUR/JPY vẫn “đi tìm” đáy
Cặp tiền EUR/JPY đã sụt giảm mạnh 4 ngày liên tiếp xuống gần 130.20 trước khi chững lại trong ngày hôm nay. SMA 100 ngày đang là hỗ trợ tạm thời.
Vào đầu tuần, tỷ giá EUR/JPY dao động với SMA 100 ngày gần 130.50. Việc xuyên thủng SMA 100 ngày và mức Fibo (của xu hướng tăng giá tháng 10) ở mức 130.29 sẽ đẩy nhanh đà giảm trong ngắn hạn.
SocGen: GBP/USD có thể vượt mức 1.35
Tỷ giá của GBP/USD hiện đang giao dịch ở mức 1.3421.
Đồng bảng Anh có khả năng biến động mạnh trong 48 giờ với báo cáo việc làm sẽ được công bố vào thứ Ba và chỉ số CPI vào thứ Tư. Theo quan điểm của các nhà kinh tế tại Société Générale, GBP có cơ hội gia tăng mạnh nếu như dữ liệu vượt qua kỳ vọng.
Chủ tịch ECB: Lạm phát được điều tiết trong năm tới
Nhận xét của chủ tịch ECB, Christine Lagarde:
• Lạm phát sẽ điều tiết trong năm tới
• Nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn để giảm so với dự kiến ban đầu
• Khi phục hồi và tắc nghẽn nguồn cung không giảm, áp lực giá đối với hàng hóa và dịch vụ có thể xảy ra
• Dấu hiệu cho thấy giá năng lượng giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên chỉ tồn tại trong vài tháng sau đó giảm dần tới cuối năm
• Đà tăng trưởng đang chậm lại, do tắc nghẽn nguồn cung và giá năng lượng tăng
• Việc thắt chặt quá mức các chính sách tài chính là không mong muốn
• Các điều kiện tăng lãi suất rất khó có thể được đáp ứng vào năm 2022
Thâm hụt thương mại giảm tại khu vực Châu Âu
Dữ liệu mới nhất do Eurostat phát hành vào ngày 15/11/2021 cho thấy thâm hụt thương mại trong tháng 9 giảm xuống còn 6.1 tỷ Euro so với 9.7 tỷ Euro của tháng trước đó.
Lý do chính cho sự kiện này là xuất khẩu giảm 0.4% trong khi nhập khẩu tăng 1.5%. Các điều kiện thương mại nhìn chung vẫn đang được cải thiện và điều đó sẽ tiếp tục phản ánh quá trình phục hồi của nền kinh tế Châu Âu
Quan chức Deutsche Bank kêu gọi các NHTW chống lạm phát!
Giám đốc điều hành Deutsche Bank, Christian Sewing đưa ra quan điểm rằng lạm phát sẽ không chỉ là tạm thời nữa.
Ông nói thêm: "Tôi nghĩ chính sách tiền tệ phải có các biện pháp đối phó ở đây, sớm còn hơn là muộn. Thuốc chữa bách bệnh của những năm gần đây là hạ lãi suất đã mất tác dụng, và giờ chúng tôi đang phải vật lộn với các tác dụng phụ".
Nhu cầu hàng hóa tại UAE liệu vẫn sẽ được duy trì?
Bộ trưởng Năng lượng UAE ông Suhail al-Mazrouei cho rằng nhu cầu hàng hóa sẽ không bị chững lại ở thời điểm hiện tại dù mức giá cả hàng hóa có vẻ đang cao.
Những phát biểu của ông mới đây cho rằng:
- "Dự báo nguồn cung dầu sẽ dư thừa trong quý đầu tiên của năm 2022"
- "Nền kinh tế vẫn sẽ lạc quan tính tới Q1/2022"
- "Các yếu tố cơ bản sẽ quyết định tốc độ tăng sản lượng của OPEC+.”
- "Giá dầu không thể đạt mốc $100 vào năm sau do nguồn cung sẽ dư thừa"
Giá dầu hiện đang được giao dịch quanh mốc $79.3/thùng (-0.6%) và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục mặc cho đà tăng mạnh mẽ của USD.
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa trầm lắng
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa tuần mới không có nhiều biến động.
- 2 chỉ số FTSE và Eurostoxx giảm 0.2% và 0.1%.
- Chỉ số DAX tăng 0.1%, còn CAC40 gần như không biến động.
Thị trường tiền tệ cho thấy sự nhộn nhịp trước thời điểm các hợp đồng quyền chọn đáo hạn. Trong đó sức mạnh đồng AUD đang tạm thời dẫn đầu khi tăng +0.27%, JPY là đồng tiền yếu nhất khi giảm 0.01%.
- NZD và CAD tăng lần lượt là 0.19% và 0.15%.
- EUR và GBP tăng lần lượt là 0.06% và 0.05%.
Trong khi đó thị trường hàng hóa ngập trong sắc đỏ.
- Dầu giảm 0.48% giao dịch ở mốc $80.43/thùng
- Vàng giảm 0.18% về mốc $1859.98/oz
Các hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn trong tuần có gì đáng chú ý?
Hợp đồng quyền chọn ngoại hối sẽ đáo hạn vào lúc 10a.m ngày 15/11 theo giờ New York. Hiện tại vẫn chưa có nhiều biến động đối với các cặp tiền chính.
Trong tuần tới có lẽ là 1 tuần thảnh thơi với các nhà giao dịch khi không có nhiều báo cáo dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố. Fedspeak sẽ là sự kiện quan trọng nhất cần theo dõi trong tuần tới khi cuộc tranh luận về lạm phát đang ngày càng trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản: Gói kích thích kinh tế sẽ bao gồm kế hoạch đẩy nhanh ngành công nghiệp sản xuất chip.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản nhấn mạnh rằng gói kích thích kinh tế sẽ khẩn trương thực hiện kế hoạch củng cố ngành công nghiệp chip như một chính sách quốc gia.
Ông nói thêm:
"Chính phủ đang xem xét các bước để khuyến khích thành lập địa điểm sản xuất pin dự trữ quy mô lớn."
"Chỉnh phủ sẽ xây dựng một chiến lược cho ngành pin lưu trữ, ngành nắm giữ chìa khóa của công nghệ xanh và kỹ thuật số."
Bộ trưởng năng lượng Oman: OPEC+ không lo ngại về khả năng giải phóng kho SPR của Mỹ.
Tuần trước, Bộ trưởng năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết tổng thống J.Biden đang xem xét giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ (SPR), đồng thời kêu gọi các quốc gia sản xuất dầu tăng nguồn cung ngay lập tức để giảm thiểu chi phí sinh hoạt.
Mới đấy trong cuộc họp hôm thứ 2, bộ trưởng năng lượng Oman ông Rumhi đáp lại rằng OPEC+ sẽ không lo ngại về khả năng giải phóng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ.
Giá dầu trong vài ngày trở lại đây vẫn tiếp tục giảm, hiện dầu đang được giao dịch ở mốc $80.11/thùng.
Lợi suất trái phiếu kho bạc hạ nhiệt sau 1 tuần đầy biến động.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 3 điểm cơ bản về 1.55% trong khi lợi suất 2 năm giảm 1.5 điểm cơ bản xuống 0.505% trong phiên giao dịch đầu ngày của châu Âu.
Fedspeak sẽ là nội dung chính cần theo dõi trong tuần này, vì thị trường sẽ thăm dò và tìm ra manh mối về tâm lý sau số liệu lạm phát tuần trước.
Hiện tại, tâm lý thị trường với đồng bạc xanh dần được ổn định.
Huawei đang có kế hoạch cấp phép thiết kế điện thoại cho các bên thứ ba
Theo Bloomberg cho biết, Huawei đang có kế hoạch cấp phép thiết kế thiết bị điện thoại của mình cho các bên thứ ba, mục đích là để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, và được tiếp cận tới các nguồn linh kiện chính.
Sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh mở cửa giao dịch hôm nay
Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh (Beijing Stock Exchange) cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động vốn và là sàn bổ sung cho hai thị trường chính của đất nước là Thượng Hải (Shanghai) và Thâm Quyến (Shenzhen).
Sáng nay là một phiên mở đầu tích cực. Cổ phiếu ở sàn sẽ được phép tăng giảm trong biện độ 30%, trong ngày đầu tiên, quy tắc này đã được nới lỏng.
Thống đốc BOJ Kuroda: Sự suy yếu của đồng yên không là dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế
Thống đốc BOJ Kuroda không cho rằng sự suy yếu của đồng yên hiện tại là một dấu hiệu xấu đối với nền kinh tế Nhật Bản. Ông cho biết điều quan trọng đối với tỷ giá là phải di chuyển ổn định, phản ánh các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Đồng yên giảm đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu thô, nhưng lại nâng cao giá trị lợi nhuận từ các hoạt động ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản, chúng ta phải nhìn nhận một cách toàn diện những ưu và nhược điểm của đồng yên yếu đối với nền kinh tế.
Morgan Stanley: Fed có thể không tăng lãi suất cho đến năm 2023
Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khó có thể tăng lãi suất trước năm 2023.
“Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ kết thúc việc mua tài sản của mình vào giữa năm sau, nhưng sẽ không tăng tỷ lệ chuẩn từ gần 0 cho đến đầu năm 2023.”
"Kỳ vọng lạm phát ở mức vừa phải và sự tham gia vào thị trường lao động để thể hiện sự tăng trưởng bền vững."
“Kỳ vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm tới, dẫn đầu là chi tiêu của người tiêu dùng và gia tăng đầu tư".
Quỹ ETF Bitcoin thứ ba tại Mỹ sẽ được niêm yết sàn chứng khoán vào ngày 16/11
Theo thông báo đăng tải trên website, sàn Cboe cho biết quỹ VanEck Bitcoin Strategy Fund sẽ chính thức được cho giao dịch bắt đầu từ 09:30 PM ngày 16/11 (giờ Việt Nam). Đây sẽ là quỹ ETF Bitcoin thứ 3 được niêm yết sàn chứng khoán tại Hoa Kỳ, sau quỹ ETF Bitcoin của ProShares (ngày 19/10) và quỹ ETF Bitcoin của Valkyrie (ngày 22/10).
Cả ba quỹ ETF trên đều dựa trên hợp đồng tương lai Bitcoin, khi các cổ phiếu quỹ mà nhà đầu tư giao dịch trên thị trường sẽ được đại diện bởi các hợp đồng tương lai BTC đằng sau, thay vì là Bitcoin thực tế.
Giá dầu thô tại Mỹ ghi nhận chuỗi giảm hàng tuần dài nhất kể từ tháng 3 với những động thái từ ông Biden!
Dầu ghi nhận chuỗi giảm hàng tuần dài nhất kể từ tháng 3 với việc ông Biden khiến các nhà đầu tư phải đoán xem liệu ông có hành động để điều chỉnh giá năng lượng hay không. Hợp đồng tương lai dầu thô tại New York giảm 1% vào thứ Sáu, nhưng đã điều chỉnh tăng cuối phiên sau khi Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki từ chối cho biết liệu tổng thống có kế hoạch sử dụng dầu từ SPR hay không.
Chủ tịch Fed Minneapolis cho rằng NHTW không nên phản ứng quá mức với lạm phát!
Neel Kashkari, chủ tịch Fed Minneapolis cho rằng ngân hàng trung ương này không nên phản ứng quá mức với lạm phát gia tăng ngay cả khi nó gây ra lo ngại cho người Mỹ, vì nó có khả năng chỉ là tạm thời.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD giảm giá phiên đầu tuần!
Đồng USD khởi đầu tuần mới với đà giảm giá nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.09%
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.1% lên 1.1454.
- GBP/USD tăng 0.14% lên 1.3430.
- Hai đồng Antipodean đều có được đà tăng nhẹ dưới 0.1%.
- Tỷ giá USD/JPY giảm 0.03% xuống 113.82
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam và Brazil đang đẩy giá cà phê thế giới lên mức cao nhất trong 7 năm qua!
Nguồn cung khó khăn từ Brazil đến Việt Nam đã khiến giá cà phê lên mức cao nhất trong 7 năm vào thứ Sáu khi thời tiết xấu, tình trạng vận chuyển khó khăn và chi phí phân bón tăng cao gây áp lực. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 tăng 4.8% lên $2.235/pound tại New York, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014. Giá cà phê đã tăng gần gấp đôi trong năm qua, khiến chi phí cho các công ty như Starbucks tăng cao.
Thống đốc BOJ cho biết sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản đang bị trì hoãn phần nào
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda phát biểu sau khi công bố trước đó cho thấy sự suy giảm kinh tế ở Nhật Bản trong quý 3 năm 2021:
Bình luận của ông Kuroda:
- Sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản đang bị trì hoãn phần nào
- Tiêu dùng dịch vụ tiếp tục chịu áp lực, xuất khẩu tạm thời chững lại
- BOJ sẽ thực hiện các bước nới lỏng bổ sung mà không do dự khi cần thiết, dựa trên tác động của đại dịch đối với nền kinh tế
- Sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản có thể trở nên rõ ràng hơn trong nửa đầu năm tới
- BOJ sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ vì lạm phát dự kiến sẽ không đạt mục tiêu 2% trong thời gian tới
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 12/11: Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại mặc cho áp lực lạm phát gia tăng!
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại dẫn đầu là cổ phiếu công nghệ và dịch vụ truyền thông hôm thứ Sáu khi áp lực lạm phát tiếp tục đè nặng lên các thị trường.
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.72% lên mốc 4682.86 điểm sau khi phục hồi trong hai phiên kể từ đà giảm hôm thứ Tư do chỉ số giá tiêu dùng cao hơn dự kiến.
- Chỉ số Nasdaq 100 tăng 1.04% lên 16199.89 điểm
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.5% lên 36100.32 điểm
Lợi suất TPCP Mỹ tăng lên với kỳ hạn 30 năm tăng 4 điểm cơ bản sau kỳ nghỉ của thị trường trái phiếu tại Mỹ vào thứ Năm.
Giá dầu thô tại Mỹ giảm nhẹ xuống mốc $80.69/thùng
Giá vàng bật tăng về cuối phiên và kết thúc tuần tại mốc $1864/oz khi lạm phát tiếp tục là tâm điểm.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD suy yếu trong bối cảnh Hoa Kỳ cảnh báo Nga có thể đang cân nhắc một cuộc xâm lược Ukraine.
- Chỉ số DXY giảm xuống 95.11.
- Tỷ giá EUR/USD ít thay đổi quanh mốc 1.1452
- Bảng Anh tăng 0.37% lên 1.3412 USD
- Cặp USD/JPY giảm 0.2% xuống 113.88
Sức mạnh đồng USD suy giảm, kỷ lục nối tiếp kỷ lục.
Đồng USD giảm sâu sau khi số liệu về tâm lý người tiêu dùng tháng 11 được công bố bởi đại học Michigan đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm.
Nếu số liệu gây thất vọng này lan đến tiêu dùng, phe lạm phát tạm thời tiếp tục có bằng chứng để cho rằng lạm phát sẽ giảm.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ suy yếu
Niềm tin của người tiêu dùng ở Mỹ xấu đi vào đầu tháng 11 với Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng của Đại học Michigan giảm xuống 66.8 từ 71.7 trong tháng 10. Lý do chính cho sự sụt giảm này đến từ bối cảnh lạm phát leo thang tại Hoa Kỳ.
Các chuyên gia đưa ra lời nhận xét: "Tâm lý người tiêu dùng đã giảm vào đầu tháng 11 xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ do tỷ lệ lạm phát leo thang. Và người tiêu dùng ngày các chắc chắn với quan điểm rằng chưa có chính sách hiệu quả nào được phát triển để giảm thiệt hại do lạm phát gia tăng."
Báo cáo cũng tiết lộ rằng chỉ số Điều kiện Hiện tại đã giảm xuống 73.2 từ mức 77.7 trước đó và Chỉ số Kỳ vọng của Người tiêu dùng giảm 7.7 điểm xuống còn 62.8.
Phố Wall mở cửa trong sắc xanh, chỉ số Dow dẫn đầu thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ tràn ngập sắc xanh ngay từ đầu phiên giao dịch.
- Dow tăng 116 tiểm tương đương 0.32% lên 36,034 điểm.
- S&P500 và Nasdaq tăng 0.08% lên mốc 4,652.89 và 15,714.65 điểm.
Trong bối cảnh lạm phát Mỹ ở mức cao kỷ lục và tin tức liên quan đến việc Mỹ cảnh báo Nga đang chuẩn bị cho 1 cuộc xâm chiến Ukraine, chỉ số DXY tiếp tục đà tăng mạnh sau 3 ngày liên tiếp lên 95.205 điểm.
- AUD là đồng tiền mạnh nhất trong các đồng tiền chính khi tăng 1.08% kể từ đầu phiên giao dịch. Theo sau là GBP tăng 0.95% lên 1.34047
- JPY giảm nhẹ -0.07% về mức 113.98.
- EUR tiếp diễn đà giảm sâu về mức 1.1438 (-0.1%).
Thị trường trái phiếu mở cửa trở lại sau ngày nghỉ hôm qua đã có nhiều biến động. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 1.56%.
Thị trường hàng hóa trong bối cảnh lạm phát Mỹ cao kỷ lục có diễn biến không mấy khả quan khi vàng giảm về mốc $1859.2/oz (-0.3%). Dầu giảm sâu về $80.68/thùng (-1.1%).
WTI kết thúc ở mức thấp nhất tuần
WTI đã kết thúc phiên giao dịch ở mức thấp nhất tuần, mặc dù được hỗ trợ tốt ở mức 80 USD/thùng.
Giá dầu WTI giảm 1 dollar so với mức giá đóng cửa ngày hôm qua, và hiện đang dao động xung quanh vị trí 80.7 USD.
Điều này đánh dấu sự sụt giảm gần 5 Dollar so với đỉnh tuần trước đó là gần 85 USD/thùng.
GBP/USD hồi phục trở lại
Cặp tiền GBP/USD đã mở rộng sự phục hồi trên mức 1.3410 trước khi quay trở lại điểm 1.338. Tỷ giá đã chứng kiến một đợt tăng mạnh trong ngày từ giữa vùng 1.33.
Các nhà kinh tế tại Scotiabank tin rằng GBP/USD có thể kéo dài sự phục hồi vượt trên mốc 1.3410.
SocGen dự báo giá vàng sẽ tăng mạnh trong quý 1 năm 2022
Cam kết hỗ trợ nền kinh tế của Fed trong khi để lạm phát tăng cao hơn cùng với việc tăng lãi suất bị trì hoãn, đã thúc đẩy các chuyên gia tại Société Générale điều chỉnh lại dự báo vàng. Họ kỳ vọng XAU/USD sẽ đạt trung bình 1,950 USD trong quý đầu tiên của năm 2022.
Tổng giám đốc điều hành của Fed: Chú ý tới số liệu tâm lý người tiêu dùng!
“Giai điệu” trên các thị trường phần lớn bình lặng cho đến hết tuần này.
Ông John C. Williams, tổng giám đốc điều hành của Fed nhấn mạnh: "Dữ liệu kinh tế hôm nay tập trung vào việc công bố dữ liệu Tâm lý người tiêu dùng Đại học Michigan và báo cáo JOLTS."
Số liệu tâm lý được dự báo sẽ tăng thêm 0.7 từ 71.7 lên 72.4.