Trữ dầu tại Mỹ tiếp tục giảm sâu
Trong tuần trước, trữ dầu tại Mỹ giảm gần 3.5 triệu thùng. Con số này cao hơn 1 triệu thùng so với kỳ vọng ban đầu là giảm 2.4 triệu thùng.
Giá dầu hiện đang tăng 1% lên mức $71.5/thùng, tuy nhiên đã giảm so với đỉnh ngày là 71.88.
Số liệu niềm tin người tiêu dùng tại Eurozone có gì mới?
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng sơ bộ tại Eurozone đã giảm 4 điểm trong tháng này. Mức giảm này thấp hơn kỳ vọng ban đầu là -5.
Con số này nhìn chung vẫn đang theo xu hướng tăng dù không nhanh như kỳ vọng, và hiện vẫn cao hơn mức trước đại dịch.
Vàng đi ngang dưới đường MA 200 giờ, chờ đợi xúc tác từ FOMC
Vàng hiện đang đi ngang trong phiên hôm nay trong biên độ từ 1,772-1,780 sau khi tăng lên đến vùng 1,770 trong phiên hôm qua. Hiện tại, đà tăng của vàng đang bị chặn bởi đường MA 200 giờ ở mức 1,780, và đã hai phiên liên tiếp kiểm tra thất bại kháng cự này. Hỗ trợ gần nhất của vàng đang ở mức 1,766, nếu đánh mất hỗ trợ này vàng có thể tiếp tục suy yếu thêm. Cuộc họp FOMC sắp tới sẽ là xúc tác tiếp theo cho các trader vàng.
Hiện tại, vàng đang được giao dịch quanh mức 1,774.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 22/9: Chứng khoán hồi phục, thị trường tiền tệ yên ắng chờ đợi quyết định từ FOMC!
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay mở cửa tăng trở lại khi mối lo ngại từ phía Evergrande dần dịu đi. Chỉ số Dow Jones tăng 0.55%, chỉ số S&P 500 tăng 0.47% và chỉ số Nasdaq tăng 0.33%. Tại châu Âu, các chỉ số cũng đang tiếp tục đà hồi phục sau phiên hôm trước: FTSE 100 tăng 1.34%, DAX tăng 0.71%, CAC tăng 1.22% và FTSE MIB tăng 0.92%.
Hôm nay là một phiên yên ắng trên thị trường tiền tệ khi các nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi quyết định của Fed trong cuộc họp hôm nay, với trọng tâm là vấn đề thắt chặt mua tài sản. Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.07% lên 92.26 điểm. EUR chưa có nhiều thay đổi ở mức 1.1726. GBP giảm 0.26%. JPY giảm 0.37%. CHF tăng 0.12%. AUD tăng 0.11%. NZD và CAD chưa có nhiều thay đổi. Fed sẽ đưa ra quyết định sau cuộc họp vào đêm nay - rạng sáng ngày mai.
Vàng chưa có nhiều thay đổi sau một phiên tăng mạnh, hiện ở mức 1,775. Dầu thô WTI tăng 1.2% lên $71.68/thùng. Bitcoin hiện đang ở mức $42,200 và Ethereum ở mức $2,935.
Nội các Trung Quốc cho biết sẽ đảm bảo các hoạt động kinh tế ở trong tầm kiểm soát!
Nội các Trung Quốc đưa ra một số bình luận:
- Sẽ đưa ra các chính sách để thúc đẩy tiêu dùng hơn nữa
- Duy trì sự ổn định, liên tục và tăng cường hiệu lực của các chính sách vĩ mô
- Nền kinh tế đối mặt với thách thức từ các ca nhiễm COVID-19 ngẫu nhiên, giá hàng hóa tăng cao
- Tăng cường phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tài chính, việc làm
Thành viên ECB nghi ngờ tính hiệu quả của việc tăng mua tài sản chương trình APP!
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Madis Muller:
- Tôi không chắc liệu tăng lượng mua tài sản chương trình APP có phải là cách tốt nhất để tránh "hiệu ứng vách đá" hay không (hiểu đơn giản là lương tăng khiến họ bị mất phúc lợi xã hội do vượt quá mức lương tối đa để được nhận trợ cấp)
Muller là một trong những thành viên "hawkish" hơn tại ECB - cùng với các quan chức khác như Weidmann và Knot - vì vậy không quá ngạc nhiên khi ta thấy bình luận như vậy.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Sự im ắng trước thềm cuộc họp FOMC!
Cuộc họp FOMC tối nay được sự chờ đón của rất nhiều nhà đầu tư, do đó ở thời điểm hiện tại thị trường không có nhiều biến động.
- Chỉ số DXY đang dao động quanh mốc 93.20.
- Tỷ giá GBP/USD giảm 0.13% xuống 1.3638.
- Hai đồng Antipodean bật tăng trở lại, AUD/USD tăng 0.25% trong khi NZD/USD tăng 0.28%
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.30% lên 109.53.
Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
Tỷ giá EUR/USD đang nằm trên mốc 1.17. Theo báo cáo của các chuyên gia phân tích tại Credit Suisse, một mức đóng cửa dưới 1.1695 sẽ xác nhận mô hình "vai đầu vai" lớn, đưa cặp tiền xuống khu vực 1.1495/93.
Lượng hợp đồng quyền chọn đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Một lượng lớn hợp đồng đáo hạn cho USD/CAD ở mức 1.2750 , gần đường trung bình động 100 giờ (1.2752) có thể cung cấp một số hỗ trợ cho cặp tiền này trước khi đáo hạn vào cuối ngày, nhưng hành động giá có vẻ bằng lòng với việc dao động trong khoảng 1.2800 hiện nay.
Liệu chính phủ Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát Evergrande?
Có một báo cáo nói rằng một thỏa thuận có thể sẽ được công bố trong vòng vài ngày
Báo cáo từ Asia Markets cho biết Evergrande sẽ được tái cấu trúc thành ba thực thể riêng biệt trong một thỏa thuận cho phép chính phủ Trung Quốc nắm quyền kiểm soát công ty, với các doanh nghiệp nhà nước làm cơ sở cho việc tái cấu trúc.
Về cơ bản, điều đó sẽ ngăn chặn bất kỳ sự sụp đổ lớn nào của chính công ty vì thay vào đó nó sẽ được chuyển đổi thành một thực thể do chính phủ kiểm soát. Đổi lại, điều đó sẽ hạn chế rủi ro lây lan trên thị trường tài chính.
Viện Ifo cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Đức xuống 2.5% từ mức 3.3% trước đó
Sự phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng coronavirus, như dự kiến ban đầu cho mùa hè, tiếp tục bị trì hoãn. Sản xuất công nghiệp hiện đang bị thu hẹp do tắc nghẽn nguồn cung đối với các mặt hàng trung gian quan trọng. Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ đang phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng coronavirus. Những rủi ro lớn nhất gây ra sự không chắc chắn cho triển vọng là số lượng ca nhiễm coronavirus gia tăng và tắc nghẽn đáng kể trong việc phân phối và sản xuất, đặc biệt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Đức
Thành viên ECB Muller: ECB sẽ thảo luận về việc nâng QE thường xuyên khi PEPP kết thúc
- Chương trình mua trái phiếu sẽ không bao giờ dừng lại
- Tin rằng ECB sẽ có thể ngừng PEPP vào tháng 3
Không thể chỉ chuyển tính linh hoạt của PEPP sang APP. Sự kết thúc của PEPP không quá quan trọng khi ECB chỉ đơn giản là sẽ tăng quy mô APP vào năm tới.
Thống đốc BOJ Kuroda: Chi tiêu hộ gia đình vẫn yếu do các biện pháp khẩn cấp
- Hoạt động thận trọng của người dân trong thời kỳ này đã ảnh hưởng đến tiêu dùng
- Tăng trưởng tiền lương yếu không phải là nguyên nhân chính khiến tiêu dùng thấp hơn
- Tăng trưởng tiền lương tương đối nhưng vẫn còn nhỏ
- Mong đợi mức tiêu dùng phục hồi sau khi số ca nhiễm vi-rút giảm dần
Thống đốc BOJ Kuroda: Nền kinh tế Nhật Bản vẫn trong tình trạng nghiêm trọng, xu hướng là sẽ dần cải thiện
- Tác động của rủi ro vi rút đối với nền kinh tế là đáng kể
- Sự lây lan của biến thể Delta đã ảnh hưởng đến lượng tiêu dùng
- BOJ có thể nới lỏng chính sách hơn nữa mà không do dự, nếu cần thiết
- Chu kỳ tăng trưởng đang diễn ra nhờ xuất khẩu, sản lượng nhà máy
Những điều thường thấy từ Kuroda ngay cả khi tình hình virus ở Nhật Bản đã có sự cải thiện, mọi thứ tại BOJ sẽ vẫn như vậy trong nhiều năm tới.
Dư trấn Evergrande tác động tới thị trường như thế nào?
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang xem xét việc tham gia hiệp định thương mại tự do USMCA Bắc Mỹ để thay thế cho một thỏa thuận thương mại Anh-Mỹ trực tiếp. GBP/USD đang được giao dịch xung quanh 1.3650.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất ở mức -0.10%, như dự kiến. USD/JPY chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Evergrande, giao dịch ở mức khoảng 109.50.
Tiền điện tử đã ổn định sau khi giảm nhanh vào thứ Ba. Bitcoin đang giao dịch quanh mức 42,000 đô la, Ethereum hiện đang ở mức khoảng 2,900 đô la
Vàng đang dao động quanh mức 1,775 đô la trong khi giá dầu WTI Crude Oil đang dao động quanh mức $71.
Coinbase đề xuất các quy định về tiền mã hoá cho giới chức trách Mỹ
Theo nhiều nguồn tin ghi nhận, sàn giao dịch Coinbase đang chuẩn bị đề xuất với các quan chức Hoa Kỳ về một khung quy định pháp lý dành cho thị trường tiền mã hoá. Sàn giao dịch này cũng có kế hoạch công khai đề xuất này trong thời gian sắp tới
PayPal ra mắt siêu ứng dụng dành cho tiền mã hoá
Trong thông cáo báo chí, PayPal cũng cho biết mối quan hệ đối tác với ngân hàng trực tuyến Synchrony Bank để cung cấp tài khoản tiết kiệm năng suất cao thông qua ứng dụng mới. Theo tiết lộ thì khách hàng có thể nhận được khoản lãi suất lên đến 0,4%/ năm khi gửi tiết kiệm trong ứng dụng mới.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể rút thu nhập từ tài khoản tiết kiệm về số dư PayPal của họ để thanh toán tiêu dùng. Các tính năng khác được đề cập bao gồm thanh toán hóa đơn, hoàn tiền và giảm giá, cũng như tiền gửi trực tiếp. Tính năng thứ hai sẽ cho phép khách hàng nhận thanh toán sớm hơn hai ngày.
Ngân hàng Phát triển Châu Á: Vấn đề nợ Evergrande "cần được giám sát cẩn thận"
Trong báo cáo mới nhất được công bố hôm thứ Tư, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 cho các nước đang phát triển ở Châu Á đồng thời cảnh báo về vấn đề nợ của China Evergrande.
"Dự báo tăng trưởng 7.1% vào năm 2021, giảm xuống 5.4% vào năm 2022"
“Hầu hết các nền kinh tế khu vực sẽ vẫn ở dưới mức trước đại dịch vào năm 2022 và một số thiệt hại do khủng hoảng sẽ là vĩnh viễn.”
“Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vẫn ở mức 8.1% vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại xuống còn 5.5% vào năm 2022”.
"Ở Nam Á, nơi bùng phát dịch bệnh, ADB dự kiến tăng trưởng kinh tế 8.8% trong năm nay và 7.0% trong năm tới."
“ADB kỳ vọng lạm phát cho châu Á ở mức 2.2% vào năm 2021 và 2.7% vào năm tới.”
BoJ giữ nguyên chính sách tiền tệ trong cuộc họp mới nhất
Lãi suất chính sách được giữ nguyên ở mức -0.1% và mục tiêu cho lợi suất kỳ hạn 10 năm vẫn ở mức 0%.
Quy mô chương trình mua trái phiếu được giữ nguyên.
OECD dự báo gì về tình hình kinh tế toàn cầu?
OECD dự đoán lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn trong các dự báo mới của mình. Lạm phát khu vực G-20 được dự báo ở mức 3.7% vào năm 2021 và 3.9% vào năm 2022. Áp lực sẽ dần dịu đi ở Hoa Kỳ, nhưng lạm phát vẫn trên 3% trong năm tới. OECD đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2021 từ 5.8% xuống 5.7%.
Hạ viện thông qua việc dỡ bỏ trần nợ công
Hạ viện Hoa Kỳ đã có đủ số phiếu để tạm thời dỡ bỏ mức trần nợ công đến tháng 12/2022, tạm thời cho chính phủ được tài trợ ngân sách để ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ.
Cuộc họp của BoJ hôm nay sẽ được kỳ vọng điều gì?
BoJ có thể sẽ không thực hiện bất kỳ sự thay đổi chính sách nào khi Đảng LDP chuẩn bị chọn một thủ tướng mới cho Nhật Bản, với một số ứng cử viên ám chỉ rằng họ muốn có một cách tiếp cận linh hoạt hơn đối với lạm phát. Hầu hết các nhà kinh tế được khảo sát cho biết ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên mục tiêu lãi suất âm và chương trình mua tài sản. Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ đưa ra kế hoạch "cho vay xanh" mà họ đã lên kế hoạch để bắt đầu từ năm nay.
Fed sẽ đưa ra thông báo thắt chặt chính sách vào lúc nào?
Fed có thể sẽ thông báo kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu trước khi chính thức thực hiện điều đó. Khảo sát của Bloomberg cho thấy, số đông nhà đầu tư cho rằng tháng 11 là thời điểm Fed sẽ đưa ra thông báo của mình. Jerome Powell phải đối mặt với thách thức trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng việc thu hẹp chính sách kích thích sẽ không đồng nghĩa với tăng lãi suất sớm, nhưng biểu đồ Dot Plot sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về thời điểm tăng lãi suất. Theo Bloomberg Economics, với mức trần nợ thấp và những lo lắng xung quanh Trung Quốc, bất kỳ dấu hiệu nào về sự hawkish có thể khiến thị trường bất ổn hơn nữa.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 21/09: Tâm lý tích cực không thể duy trì, chứng khoán giảm điểm vào cuối phiên
Chứng khoán Mỹ dù đã có lúc hồi phục ấn tượng trong phiên hôm qua nhưng đã không thể kết thúc phiên trong sắc xanh, khi các nhà đầu tư đánh giá rủi ro đến từ Evergrande vẫn còn rất cao, cũng như cuộc họp FOMC đang đến gần có thể mang đến nhiều thông tin bất ngờ. Dow Jones giảm 0.15%, S&P 500 giảm 0.08% và Nasdaq tăng 0.22%.
Thị trường FX cũng cho thấy một tâm lý risk-off rõ ràng. Các đồng tiền trú ẩn dẫn đầu đà tăng của nhóm G-7: USD/JPY giảm 0.16% xuống 109.20, USD/CHF giảm 0.39% xuống 0.9235. Hai đồng AUD và NZD có diễn biến song song với thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng và xác nhận phiên giảm thứ 5 liên tiếp. EUR và GBP đi ngang. Chỉ số DXY đi ngang ở mức 93.20.
Giá vàng phục hồi lên $1,774/oz. Dầu tăng nhẹ lên $70.5/thùng.
Bitcoin tiếp tục giảm sâu xuống $40,597.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc trở lại sau một ngày rực đỏ
Các chỉ số châu Âu đều đã đóng cửa tăng mạnh trong phiên hôm nay, sau phiên hôm qua giảm sâu:
- Chỉ số FTSE 100 +1.0%
- Chỉ số DAX +1.2%
- Chỉ số CAC +1.3%
- Chỉ số IBEX +1.2%
- Chỉ số FTSE MIB +1.1%
Dầu suy yếu trước tâm lý đảo chiều và nỗi lo từ Iran
Trong phiên Mỹ hôm nay, có vẻ như tâm lý risk-off đang dần dần tìm đường trở lại khi các chỉ số chứng khoán bắt đầu suy yếu so với đầu phiên, cộng với việc nỗi lo về vấn đề vũ khí hạt nhân tại Iran đang gây thêm áp lực cho giá dầu. Dầu WTI chạm đáy ngày tại mức $69.42. Hiện tại dầu đã hồi lên gần $70/thùng, tuy nhiên vẫn đang giảm gần 1% trong ngày.
Danske Bank có nhận định gì về lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ
Ngân hàng này cho biết một số yếu tố như tăng trưởng toàn cầu chậm lại do đại dịch tiếp tục lan rộng ở 1 số nước, khả năng cao Fed thắt chặt trong năm nay sẽ đưa lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ lên mức 1.5%. Ngoài ra, ngân hàng này cũng kỳ vọng một lần tăng lãi suất vào năm 2022, và việc này sẽ giúp đưa lợi suất lên mức 2%.
Hiện tại, lợi suất trái phiếu 10 năm đang ở mức 1.30%.
Tổng thống Biden sẽ tiếp tục ủng hộ công bằng thương mại toàn cầu
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một số bình luận như sau:
- Sẽ tiếp tục làm việc với Quốc hội Mỹ để hỗ trợ cho các nước phát triển chống lại biến đổi khí hậu
- Mỹ sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực đàn áp của các nước lớn tới các nước nhỏ hơn
- Mỹ không muốn phát động chiến tranh lạnh
- Mỹ sẽ tiếp tục ngăn cản Iran phát triển vũ khí hạt nhân
Fed Atlanta tăng triển vọng GDP quý 3 của Mỹ
Sau số liệu nhà khởi công vượt kỳ vọng trong tháng Tám, Fed Atlanta đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 3 lên 3.7% từ mức 3.6%.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 21/9: Dòng tiền bắt đáy trở lại thị trường chứng khoán
Sau một phiên "tắm máu" trước những lo ngại từ khủng hoảng Evergrande, thị trường chứng khoán hôm nay đã tạm thời ổn định trở lại khi các nhà đầu tư tận dụng thời cơ "săn sale". Các chỉ số tai Mỹ tăng ngay từ lúc mở cửa: Chỉ số Dow Jones tăng 0.76%, chỉ số S&P 500 tăng 0.64% và chỉ số Nasdaq tăng 0.65%. Tại châu Âu, các chỉ số đều đang tăng mạnh: DAX tăng 1.37%, FTSE 100 tăng 1.09%, CAC tăng 1.44%, FTSE MIB tăng 1.21%. Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu cũng đang tăng gần 1%.
Hôm nay là một ngày khá trầm lắng trên thị trường tiền tệ. Chỉ số DXY chưa có nhiều thay đổi ở mức 93.16 điểm. Đồng tiền mạnh nhất phiên lúc này là CHF, tăng 0.4% so với USD. Các cặp tiền khác đều không có nhiều biến động: EUR và GBP đều chỉ tăng nhẹ 0.05%, AUD và NZD lần lượt giảm 0.14% và 0.05%, JPY tăng 0.07%. CAD tăng 0.17%. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi cuộc họp của Fed trong tuần này để có thêm xúc tác.
Vàng tăng 0.4% lên 1,771. Dầu thô chưa có nhiều thay đổi ở mức $70.6/thùng. BTC chưa có nhiều thay đổi ở mức $43,100. ETH tăng 2.2% lên 3,042.
Chỉ số hoạt động phi sản xuất của Fed Philadelphia giảm sâu trong tháng Chín
Theo Fed Philly, chỉ số hoạt động phi sản xuất tại khu vực này đã giảm xuống 9.6 trong tháng Chín từ mức 39.1 trong tháng Tám.
Đồng bạc xanh tiếp tục xu hướng điều chỉnh trong phiên hôm nay sau tin này, hiện ở mức 93.1 điểm, giảm 0.1%.
Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về chỉ số S&P 500?
Chỉ số S&P 500 đã chứng kiến một đà bán tháo mạnh mẽ. Các chuyên gia phân tích tại Credit Suisse nhận thấy khả năng chỉ số sẽ tăng để "lấp đầy" gap đà giảm hôm thứ Hai tại 4403/4433 nhưng họ cho rằng chỉ số này sẽ quay đầu giảm tại đây xuống vùng 4238/30.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại!
Tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại khi chưa có diễn biến mới từ Trung Quốc.
- Chỉ số DXY giảm 0.13% xuống 93.10.
- Trong khi đó cặp GBP/USD tăng 0.18% lên mốc 1.3676.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.14% lên 1.1740.
- Đồng Yen đi ngang trong phiên hôm nay quanh mốc 109.39.
OECD nâng triển vọng lạm phát và hạ dự báo tăng trưởng kinh tế!
OECD dự đoán lạm phát tăng nhanh hơn trong khi tăng trưởng chậm lại trong các dự báo mới nhất của mình. Hiện họ dự kiến lạm phát tại các nước G-20 sẽ ở mức 3.7% vào năm 2021 và 3.9% vào năm 2022. OECD đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2021 từ 5.8% xuống 5.7%.
Khoảng trống mênh mông đang chờ đợi phía dưới mốc hỗ trợ của chỉ số S&P 500!
Phe "bò" cần nhanh chóng đưa chỉ số S&P 500 phục hồi trở lại trên đường MA 50 ngày vì các mức hỗ trợ kỹ thuật tiếp theo đang ở khá xa. Chỉ số này cao hơn khoảng 6% trên đường MA 200 ngày và 9% trên đường hỗ trợ Fibonacci đầu tiên bắt nguồn từ đà tăng sau đại dịch lên mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số này đã đóng cửa dưới đường MA 50 ngày vào phiên hôm qua, điều này có thể mở ra cánh cửa cho đà giảm giá sâu hơn nữa.
Chuyên gia tại Commerzbank bình luận gì về tỷ giá NZD/USD?
Tỷ giá NZD/USD đã yếu đi tại đường xu hướng giảm năm 2021 ở 0.7138. Tuy nhiên chuyên gia Karen Jones tại Commerzbank cho biết:
- “Cặp tiền được dự báo sẽ bứt phá lên trên đường xu hướng giảm ở 0.7138 và nhắm tới mục tiêu tại 0.7465 trong năm 2021”.
- “Tỷ giá NZD/USD nằm trên đường MA 55 tháng và MACD dương - điều đó cho thấy sức mạnh trong dài hạn.”
Nhật Bản được cho là có thể sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng
Các biện pháp khẩn cấp sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 9 và với tình hình hiện tại của virus, có thể chính phủ sẽ gia hạn quá ngày đó.
OECD giảm nhẹ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, tăng dự báo cho năm sau
Năm 2021, tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 5.7% (trước đây là 5.8%)
Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 đạt 4.5% (trước đây là 4.4%)
Năm 2021, tăng trưởng GDP của Mỹ ở mức 6.0% (trước đây là 6.9%)
Năm 2022, tăng trưởng GDP của Mỹ ở mức 3.9% (trước đây là 3.6%)
Năm 2021, tăng trưởng GDP của Eurozone đạt 5.3% (trước đây là 4.3%)
Năm 2022, tăng trưởng GDP của Khu vực đồng tiền chung châu Âu ở mức 4.6% (trước đây là 4.4%)
Năm 2021, tăng trưởng GDP của Vương quốc Anh đạt 6.7% (trước đây là 7.2%)
Năm 2022, tăng trưởng GDP của Vương quốc Anh ở mức 5.2% (trước đây là 5.5%)
Bank of America cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đến năm 2023
Nền kinh tế Trung Quốc hiện sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn dự kiến trong những năm đến 2023 do việc nới lỏng chính sách bị trì hoãn, theo các nhà kinh tế của Bank of America Corp.
Các nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng cả năm 2021 và 2022 xuống còn 8.0% và 5.3%, giảm lần lượt từ 8.3% và 6.2% trước đó. Đối với năm 2023, ngân hàng hiện đã tăng 5.8% so với mức 6.0% dự kiến trước đó. Họ cũng dự báo lạm phát vừa phải hơn trong suốt ba năm.
Bộ trưởng Năng lượng UAE nói rằng OPEC không cần phải điều chỉnh kế hoạch sản lượng dầu thô vào lúc này
Ông cũng nói thêm rằng OPEC không lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung trong năm tới
Sau quyết định giữ nguyên sản lượng vào đầu tháng, tôi không nghĩ có ai mong đợi điều gì khác với OPEC + trong thời gian còn lại của năm.
Rủi ro COVID-19 đang trở nên ít nổi bật hơn và mối đe dọa trực tiếp đối với giá dầu hiện tại là tâm lý thị trường do các vấn đề tại Trung Quốc.