PMI sản xuất tháng 6 của Italy đạt 62.2 so với dự kiến là 62.3
Trước đó 62.3
Sự bùng nổ trong lĩnh vực sản xuất có chút dấu hiệu chậm lại trong tháng 6, với chỉ số PMI duy trì gần với mức khảo sát trong bối cảnh cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh.
PMI sản xuất tháng 6 tại Tây Ban Nha đạt 60.4 so với 59.6 dự kiến
Trước đó đạt 59.4
Điều kiện sản xuất tăng mạnh khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi, sản lượng cũng tăng mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 1998 do nhu cầu mạnh mẽ. Tuy nhiên, những hạn chế về nguồn cung vẫn đang tồn tại với mức tăng giá kỷ lục được ghi nhận.
Doanh số bán lẻ tháng 5 MoM của Đức tăng 4.2% so với dự báo 5.0%
Sự phục hồi trong tháng 5 chủ yếu nhờ vào việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, do đó nó là một diễn biến tích cực, tạo ra triển vọng tiêu thụ có lẽ mạnh hơn vào mùa hè vì tình hình vi rút cũng đã được cải thiện đáng kể trong những tuần gần đây.
EUR/USD vẫn đang yếu đi trong ngày tại mức 1.1845
Cập nhật thị trường FX phiên Á ngày 01/07
USD/JPY ít thay đổi ở mức 111.16 sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2020. AUD/USD suy yếu, dao động trên mức hỗ trợ ngắn hạn ở mức 0.7476, đây là mức thấp nhất trong tháng 6. Tỷ giá EUR/ USD tiếp tục giảm sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba tháng vào thứ Năm trong khi GBP/USD giảm nhưng vẫn duy trì trên 1.38.
Lợi suất kỳ hạn 2 năm và kỳ hạn 10 năm của Mỹ ổn định ở mức lần lượt tại 0.25% và 1.47%.
Lượng quyền chọn đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Thực sự không có bất kỳ cặp nào thực sự đáng chú ý trong ngày hôm nay nhưng nó sẽ là một ngày trọng đại vào ngày mai với nhiều mức giá thực thi gần với giá giao ngay hiện tại.
Đặc biệt, sẽ có một loạt các hợp đồng EUR/USD đáo hạn với giá thực hiện trong khoảng từ 1.1800 đến 1.1900 và cả USD/JPY cũng gần mức 111.00.
Thành phố đông dân nhất của Úc đấu tranh để kiểm soát biến thể Delta
Sự bùng phát biến thể Delta ở Sydney đang rất khó kiểm soát, mặc dù thành phố đông dân nhất của Úc đã bị phong tỏa trong gần một tuần.
Thống đốc bang New South Wales, Gladys Berejiklian, nói với các phóng viên hôm thứ Năm, thành phố gần 6 triệu dân đã phát hiện 24 trường hợp mắc mới tại địa phương trong 24 giờ qua. Kể từ khi đợt bùng phát bắt đầu vào giữa tháng 6 từ một tài xế chuyên chở tổ bay quốc tế, Sydney đã ghi nhận 195 ca nhiễm bệnh.
Bình luận của ANZ về tác động của OPEC+ lên giá dầu
- Đang có dấu hiệu thị trường thắt chặt xuất hiện trước cuộc họp quan trọng của OPEC
- Các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran có thể tiếp tục bị trì hoãn .... các cuộc đàm phán đã đổ vỡ khi cả Iran và Mỹ đều từ chối thay đổi lập trường
- Nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ ConocoPhillips cũng cho biết ngành công nghiệp này khó có khả năng tăng sản lượng đáng kể
- Các nhà sản xuất duy trì kỷ luật với lượng đầu tư chi tiêu của họ và sẽ không áp đảo OPEC khi họ gia tăng sản lượng
- Dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020
Nền tảng giao dịch Robinhood đang vướng vào các rắc rối pháp lý
Robinhood sẽ phải trả một khoản phạt kỷ lục 70 triệu đô la để giải quyết các cáo buộc từ cơ quan quản lý môi giới Hoa Kỳ rằng họ đã lừa dối hàng triệu khách hàng, liên quan đến sự cố ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2020 và cho phép hàng nghìn khách hàng giao dịch các quyền chọn có thể không phù hợp với họ. Finra cho biết quyết định phản ánh "phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các vi phạm". Robinhood cũng thu hút sự chú ý từ Charlie Munger của Berkshire Hathaway, người đã mô tả nó trên CNBC như một "tiệm cờ bạc giả mạo như một doanh nghiệp đáng kính."
Nhật Bản cân nhắc tung ra một gói kích thích bổ sung
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Kato cho rằng trong khi tâm lý kinh doanh Nhật Bản đang được cải thiện, tuy vậy chính phủ sẽ đánh giá về một gói kích thích bổ sung. Chính phủ Nhật Bản sẽ đánh giá triển vọng kinh tế, họ cũng lưu ý rằng doanh thu từ thuế năm 2020 của Nhật Bản có thể đạt mức cao kỷ lục.
Hoạt động xuất nhập khẩu được cải thiện, cán cân thương mại của Úc tiếp tục tăng
Nhờ xuất khẩu tăng 6% và nhập khẩu tăng 3%, cán cân thương mại tháng 5 của Úc đã tăng từ 8.03 tỷ AUD lên 9.68 tỷ AUD. Mặc dù vậy, đây là con số kém hơn dự báo (10 tỷ AUD) đang khiến AUD đang là đồng tiền yếu nhất phiên châu Á, giảm 0.13% xuống 0.7488. Cùng với đó, Sydney ghi nhận thêm 24 ca nhiễm COVID-19 mới.
Anh sẽ nới lỏng các hạn chế đối với khách du lịch nước ngoài
Theo UK Times, Anh sẽ lên kế hoạch miễn cách ly cho những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 trước ngày 26/7.
PMI Caixin tháng 6 của Trung Quốc giảm nhẹ
Chỉ số PMI Caixin tháng 6 của Trung Quốc giảm từ 52.0 xuống 51.3, thấp hơn dự báo 51.8. Tuy vậy với việc PMI nằm trên 50, niềm tin về tăng trưởng tại Trung Quốc vẫn còn tồn tại.
Kết thúc nửa đầu năm 2021: Cặp tiền nào mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất?
Trong giai đoạn nửa đầu 2021 vừa qua, CAD là đồng tiền mạnh nhất nhóm G-7 khi liên tục được thị trường đặt cược vào việc BoC sẽ thắt chặt, và họ đã thực sự làm điều đó. Chiều ngược lại, JPY là đồng tiền yếu nhất khi tâm lý rủi ro toàn cầu được khôi phục và lợi suất tại Mỹ 10 năm tăng trở lại lên trên 1%. Do đó, CAD/JPY là cặp tiền được giao dịch tốt nhất, tăng 10% trong nửa đầu năm nay từ 81.18 lên 89.62.
OPEC sẽ tăng sản lượng như thế nào trong cuộc họp tối nay?
Theo Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan, việc tăng nguồn cung có thể sẽ được thảo luận trong tháng 8 hoặc tháng 9. Các nhà phân tích cho biết Nga có thể bắt kịp với bất kỳ việc nới lỏng cắt giảm sản lượng nào trong ngắn hạn và trung hạn. Họ có thể tăng sản lượng khoảng 700,000 thùng/ngày so với mức hiện tại trong vòng 6 đến 12 tháng. Nhưng trong khi Nga mong muốn có thể thúc đẩy tăng nhanh sản lượng tại cuộc họp, Ả Rập Xê Út muốn có một cách tiếp cận dần dần, giống như nhiều cuộc họp trước.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 30/06: Nhu cầu USD cuối quý 2 tăng mạnh
Trong phiên cuối cùng của quý 2/2021, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng 210 điểm, nhờ vào việc cổ phiếu Walmart tăng 2.7%. S&P 500 ghi nhận mức tăng 0.13% và đóng cửa ở mức kỷ lục mới tại 4,297.50. Nasdaq giảm 0.17% xuống 14,504 điểm. Các chất xúc tác cho thị trường chứng khoán vẫn là sự kỳ vọng tăng trưởng và những lo ngại xung quanh biến chủng Delta của COVID-19.
Trong khi đó, dòng tiền tái cân bằng cuối tháng chứng kiến một nhu cầu USD cao, chỉ số DXY tăng 0.31% lên 92.36, cũng như báo cáo ADP về thị trường lao động vượt kỳ vọng. Hai đồng EUR và JPY bị bán ra mạnh nhất so với USD, trong khi các đồng tiền khác ít biến động hơn. USD/JPY tăng lên 111.10, cao nhất kể từ tháng 3/2020 còn EUR/USD tiến sát mức thấp nhất 3 tháng.
Vàng tăng lên $1,770/oz sau khi kiểm tra hỗ trợ quan trọng $1,762/oz. Giá dầu tăng lên $73.47/thùng trước thềm cuộc họp OPEC.
USDJPY vượt 111, kiểm tra lại kháng cự cứng
Trước việc đồng bạc xanh mạnh lên, USDJPY đã lập đỉnh mới trong ngày tại 111.07, trùng với mức kháng cự tại đỉnh tháng Ba. Cặp tiền này đã kiểm tra mức kháng cự này 2 lần trong tháng Sáu, tuy nhiên kết quả đều là breakout thất bại và bị bán tháo. Hiện tại, USDJPY vẫn đang tiếp tục được giao dịch quanh vùng quan trọng này. Hỗ trợ gần nhất sẽ là 110.93, trùng với vùng mức cao nhất của tháng Ba.
GBPUSD giảm mạnh trước sức ép từ đô la
Cặp tiền này đã không thể trụ vững khi phiên Mỹ bắt đầu và rơi mạnh xuống gần vùng giá 1.3800. Trước đó, GBPUSD đạt đỉnh ngày tại 1.3873. Đồng đô la đã mạnh lên rất nhiều, chỉ số DXY hiện đã vượt mốc 92.4 điểm, tăng 0.4% trong ngày, gây sức ép lớn lên GBP.
Hiện tại GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 13805.
Chứng khoán châu Âu rực đỏ phiên cuối tháng
Sau một ngày xanh trở lại, các chỉ số châu Âu tiếp nối phiên hôm nay ngập sắc đỏ:
- Chỉ số DAX, -0.9%
- Chỉ số CAC, -0.8%
- Chỉ số FTSE 100, -0.5%
- Chỉ số Ibex, -0.95%
- Chỉ số FTSE MIB, -1.0%
Tổng kết tháng Sáu, các chỉ số diễn biến như sau:
- Chỉ số DAX, +0.7%
- Chỉ số CAC, +0.95%
- Chỉ số FTSE 100, +0.2%
- Chỉ số Ibex, -3.58%
- Chỉ số FTSE MIB-0.3%
Tại Mỹ, các chỉ số vẫn đang diễn biến trái chiều, dần đầu là Dow Jones với mức tăng 0.42%. Chỉ số S&P 500 vẫn chưa thay đổi nhiều, còn chỉ số Nasdaq giảm 0.12%.
Trữ dầu tại Mỹ tiếp tục giảm
Theo EIA, trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước đã giảm 6.7 triệu thùng. Dự báo ban đầu của các chuyên gia phân tích chỉ là 4.6 triệu thùng. Dù vậy, tin này có vẻ chưa có ảnh hưởng lớn tới giá dầu. Hiện tại dầu WTI đang được giao dịch quanh mức $73.4/thùng.
Số lượng nhà bán đang chờ xử lí tăng mạnh tại Mỹ
Trong tháng Năm, số lượng nhà bán đang chờ xử lí tăng 8% MoM, nhảy vọt so với đợt giảm -4.4% trong tháng Tư, và vượt kỳ vọng -0.8%. Đây cũng là mức cao nhất kể từ năm 2005. Sau tin này, đô la tiếp tục giữ vững sức mạnh, chỉ số DXY đang tăng 0.2% trong ngày.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 30/6: USD tiếp tục là điểm sáng
Chứng khoán Mỹ tiếp tục một phiên trái chiều hôm nay. Chỉ số Dow Jones là chỉ số duy nhất với mức tăng đáng chú ý, còn chỉ số S&P 500 vẫn chưa có nhiều thay đổi. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq đanggiảm nhẹ. Tại châu Âu, tất cả chỉ số lớn lại đang đỏ lửa sau một phiên phấn khởi. Liệu châu Âu có phải đang đi theo chu kỳ một phiên xanh ngắt, một phiên đỏ lòm?
Sau dữ liệu lao động từ ADP cho thấy mảng tư nhân ghi nhận thêm gần 700,000 việc làm mới so với kỳ vọng ban đầu 600,000, đồng bạc xanh đã lấy lại được sức mạnh khi bước vào phiên Mỹ. Chỉ số DXY vượt 92.2 điểm. Đồng tiền mạnh nhất hôm nay là CAD, đồng tiền duy nhất tăng so với USD. GBP và AUD không có nhiều thay đổi. NZD và EUR tiếp tục giảm sau phiên hôm qua. CHF đang là đồng tiền yếu nhất khi đã giảm 0.4%.
Vàng vẫn chưa thể hồi phục trước áp lực từ đồng đô la. Dầu chưa có nhiều thay đổi, ở quanh mức $73.4/thùng.
Trên thị trường chứng khoán:
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.16%
- Chỉ số S&P 500 chưa có nhiều thay đổi
- Chỉ số Nasdaq giảm 0.1%
Trên thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY tăng 0.15%
- EUR giảm 0.2%
- GBP chưa có nhiều thay đổi
- CAD tăng 0.23%
- CHF giảm 0.4%
- AUD chưa có nhiều thay đổi
- NZD giảm 0.17%
- JPY giảm 0.2%
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng giảm 0.15% xuống $1,758/oz
- Dầu WTI chưa có nhiều thay đổi ở mức $73.4/thùng
Đô la mạnh lên, USDJPY lập đỉnh ngày mới
Sau phần lớn thời gian trong phiên giao dịch trong khoảng hẹp quanh mức 110.5, khi bước vào phiên Mỹ, USDJPY tìm được đà tăng và bứt phá lên đỉnh 110.70. Hiện tại cặp tiền này đang ghi nhận tăng 0.21% trong ngày. Việc dữ liệu từ ADP cho thấy mảng tư nhân tại Mỹ nhận thêm 692,000 việc làm, vượt kỳ vọng 600,000 đã giúp đồng đô la bứt phá.
Hiện tại USDJPY đang được giao dịch quanh mức 110.70
JPMorgan và Goldman Sachs thực hiện những bước cải tiến về trụ sở làm việc và tiền lương nhân viên.
Ngân hàng Goldman đang tìm kiếm một khuôn viên văn phòng mới ở Dallas có thể trở thành trụ sở lớn nhất của họ ở Hoa Kỳ bên ngoài trụ sở chính ở Manhattan. Trong khi đó, Jamie Dimon của JPMorgan cho biết Paris đã trở thành "trade center" lớn nhất tại EU của ngân hàng này. JPMorgan cũng tăng lương cho các nhân viên ngân hàng cấp dưới, khi các nhà phân tích có kinh nghiệm làm việc 1 năm tại công ty được đưa ra mức lương khởi điểm là $100,000.
Bản tin COVID-19: Moderna cho biết vaccine của họ tạo ra kháng thể chống lại biến thể Delta
- Moderna cho biết vaccine của họ tạo ra kháng thể bảo vệ chống lại biến thể Delta.
- Các giám đốc điều hành cấp cao đi du lịch đến Anh có thể tạm thời rời khỏi khu vực cách ly nếu các hoạt động của họ có khả năng thúc đẩy nền kinh tế Vương quốc Anh, chính phủ cho biết.
- Các quan chức Nhật Bản bắt đầu nuôi ý tưởng tổ chức Thế vận hội mà không có khán giả khi số ca nhiễm tiếp tục tăng cao.
- Bộ trưởng Bộ Y tế Mikhail Murashko cho biết những người Nga đã được tiêm chủng đầy đủ hoặc khỏi COVID nên cân nhắc việc tiêm chủng lại sau 6 tháng.
Các chuyên gia tại TD Securities bình luận gì về tỷ giá USD/CAD?
Các chuyên gia kinh tế tại TD Securities có cùng quan điểm với các chuyên gia khác về dự báo GDP của Canada tháng 4, đồng thời kỳ vọng tỷ giá USD/CAD sẽ không yếu đi nhiều với các quy định hạn chế COVID-19 mới được gia hạn. Đồng Loonie có thể trở nên nhạy cảm hơn với dữ liệu tiêu cực khiến lịch trình thực hiện chính sách hiện tại của BoC bị nghi ngờ trong thời gian tới.
Nhà kinh tế trưởng BOE kêu gọi thu hẹp QE trước khi quá muộn!
Nhận xét của nhà kinh tế trưởng BOE, ông Andy Haldane
- Việc QE quá mức sẽ đẩy chúng ta đến vùng nguy hiểm của tài khóa
- Đây là thời điểm nguy hiểm nhất mà lạm phát mục tiêu phải đối mặt cho đến nay
- Dự đoán lạm phát ở Anh gần mức 4% hơn là 3%
- Ngay cả khi chỉ là một rủi ro nhỏ thì đó cũng là một rủi ro đang tăng nhanh và tốt nhất là nên "phòng cháy hơn chữa cháy"
Sản lượng dầu của OPEC được dự báo tăng 740 nghìn thùng/ngày trong tháng 6!
Khảo sát của Reuters với các chuyên gia cho thấy:
- Sản lượng của OPEC trong tháng 6 tăng 740 nghìn thùng/ngày lên 26.24 triệu thùng/ngày
Điều này không quá ngạc nhiên vì họ đang bơm nhiều dầu hơn trong bối cảnh nhu cầu được cải thiện, với việc sản lượng tăng hàng tháng kể từ tháng 6 năm 2020 (trừ tháng 2).
Nga có thể tăng sản lượng dầu nhanh chóng nếu OPEC+ đồng ý!
Hãng tin Bloomberg dẫn lời các nhà phân tích cho biết Nga có thể nhanh chóng tăng sản lượng dầu một khi OPEC+ đồng ý nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
“Nga có thể tăng sản lượng khoảng 700,000 thùng/ngày so với mức hiện tại trong vòng 6 đến 12 tháng. Điều đó có thể đưa đất nước này trở lại chỉ dưới kỷ lục sản xuất hàng năm thời hậu Liên Xô là 11.25 triệu thùng/ngày đạt được vào năm 2019."
Thị trường chứng khoán châu Âu vẫn nối tiếp nhịp giảm đầu phiên!
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0.9%
- Chỉ số FTSE của Anh giảm 0.7%
- Chỉ số IBEX của Tây Ban Nha giảm 1.3%
Các chỉ số châu Âu đã có một mức tăng khiêm tốn vào ngày hôm qua, nhưng lại có nhịp giảm vào ngày hôm nay. Thị trường vẫn thiếu vắng chất xúc tác quan trọng nhưng dòng tiền cuối tháng/quý vẫn là một yếu tố cần đề phòng. Ở những nơi khác, hợp đồng tương lai chỉ số Mỹ cũng cũng giảm nhẹ với S&P 500 giảm 0.1% và Dow giảm 0.2%.
Chỉ số tâm lý nhà đầu tư Thụy Sĩ tháng 6 của Credit Suisse đạt 51.3 so với 72.2 trước đó
Tương tự như chỉ số KOF trước đó, đã xuất hiện một số điều chỉnh đối với chỉ báo này vì tâm lý nhà đầu tư Thụy Sĩ giảm khá nhiều sau một bước nhảy vọt vào tháng 5. Tuy nhiên, chỉ số điều kiện hiện tại vẫn tốt hơn so với tháng trước; đạt 43.6 vào tháng 6 so với 22.3 vào tháng 5.
Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis: Người Mỹ nên dùng tiền mã hóa để đầu tư “dưỡng già”
Trả lời phỏng vấn, Thượng nghị sĩ Lummis cho biết rằng bà muốn thấy Bitcoin cũng như một số đồng tiền mã hoá khác trở thành một phần trong danh mục tài sản đầu tư, được sử dụng cho các kế hoạch hưu trí cũng như tránh khỏi tình trạng lạm phát.“Tôi muốn thấy các cá nhân có thể sử dụng Bitcoin và tiền mã hoá theo sở thích của họ một cách an toàn cũng như tuân thủ đúng các quy định của Đạo luật chống rửa tiền và Bảo mật Ngân hàng” – Thượng nghị sĩ bày tỏ quan điểm.
Ngoài ra, bà Cynthia Lummis đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc luôn “đa dạng hoá danh mục đầu tư”. Đồng thời, bà cũng như cảnh báo về rủi ro lạm phát do chi tiêu của Chính phủ và việc in tiền.
Số người thất nghiệp tháng 6 của Đức giảm 38.0 nghìn so với mức giảm 20.0 nghìn dự kiến
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 của Đức bằng kỳ vọng ở mức 5.9%
Đây là một tin tốt đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cho thấy thị trường lao động nước này đang trên đà phục hồi mạnh mẽ.
EUR/USD tăng nhẹ lên 1.1902 sau tin.
Thành viên ECB Villeroy: Lạm phát sẽ tăng một chút trong năm nay rồi giảm vào năm 2022, 2023
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách của ECB, Francois Villeroy de Galhau:
Dự báo lạm phát khu vực đồng euro ở mức 1.4%
Đây dường như là quan điểm đồng thuận của các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu khi họ dự báo sự hạn chế về nguồn cung sẽ giảm bớt khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi trở lại trong những tháng tới.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs: OPEC cần tăng nguồn cung lớn để cân bằng thị trường dầu mỏ
Trước cuộc họp rất được mong đợi của OPEC+ vào ngày 1/7, các nhà phân tích tại Goldman Sachs Commodities Research cho biết liên minh này cần tăng thêm lượng lớn nguồn cung để cân bằng thị trường vào năm 2022. Đại diện các nhà phân tích cho biếtt: "Trong khi một làn sóng lây nhiễm mới lớn có thể làm chậm quá trình tái cân bằng thị trường, chúng tôi kỳ vọng OPEC + sẽ duy trì chiến thuật tăng sản lượng nguồn cung toàn cầu. “Chúng tôi nhận thấy khả năng OPEC+ gia tăng nguồn cung 0.5 mbpd trong những tháng liên tiếp sau cuộc họp tháng 7, sau khi thảo luận về mối đe dọa của biến thể Delta, tuy nhiên, tiềm năng Iran trở lại sản xuất vẫn còn khá thấp.”
Chiến lược gia tại Ngân hàng OCBC có kỳ vọng gì đối với cặp AUD/USD?
Vào thứ Ba, AUD/USD giảm và đóng cửa gần mức thấp nhất trong ngày là 0.7510. Các nhà chiến lược tại Ngân hàng OCBC kỳ vọng AUD/USD sẽ chạm mức 0.7480 trong những phiên tới. Dựa trên dự đoán cuộc họp RBA tháng 7 sắp tới, AUD đã được hỗ trợ. Tuy nhiên, sự lan rộng của biến thể Delta và các lệnh hạn chế di chuyển cũng có thể đe doạ triển vọng này. Hiện, ngưỡng hỗ trợ 0.7550 đã bị phá vỡ và trọng tâm chuyển sang mốc 0.7500, theo sau là 0.7480.
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx giảm 0.2% đầu phiên giao dịch châu Âu
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức giảm 0.2%
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh giảm 0.2%
- Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha giảm 0.3%
Sau mức tăng khiêm tốn vào ngày hôm qua, hợp đồng tương lai chỉ số châu Âu đồng loạt giảm.
Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0.1% dù tâm trạng trầm lắng. Chỉ số Nikkei đóng cửa giảm 0.1% trong khi Hang Seng giảm 0.3%. Shanghai Composite tăng 0.4%.
Các nhà phân tích tại ngân hàng UOB có dự đoán gì về triển vọng EUR/USD?
Theo các nhà chiến lược ngoại hối tại UOB Group, tỷ giá EUR/USD vẫn sẽ giao dịch trong phạm vi 1.1865-1.2005 trong thời gian tới. Trước mắt, có khả năng EUR sẽ giảm xuống mức hỗ trợ chính tại 1.1865 tuy nhiên việc phá vỡ mức này rõ ràng là khó xảy ra. Hiện cặp tiền đang có mức kháng cự tại 1.1920 nhưng nếu EURR/USD phá vỡ 1.1945, áp lực giảm hiện tại sẽ giảm bớt. Trong 3 tuần tới, như đã nhấn mạnh, EUR dự kiến sẽ giao dịch trong phạm vi 1.1865 / 1.2005. Trong tương lai, cặp tiền vẫn sẽ tích luỹ trong phạm vi trên, nhưng nếu EUR/USD đóng cửa tại 1.1845, nó sẽ chính thức xác nhận xu hướng giảm của mình.
Cập nhật chỉ số niềm tin tiêu dùng Nhật Bản tháng 7
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 6 của Nhật Bản đạt 37.4 so với dự kiến là 34.3. Niềm tin người tiêu dùng tăng nhẹ, cho thấy một số dấu hiệu tích cực đối với kinh tế Nhật Bản. Đây có vẻ là một tin tốt giúp Nhật Bản tổ chức thế vận hội năm nay
Australia: Các lệnh phong toả có tác động tiêu cực nhưng vẫn sẽ có các yếu tố hỗ trợ khác!
Tuy các lệnh đóng cửa có tác động tiêu cực rất lớn đến chi tiêu và sẽ khiến GDP giảm đáng kể. Tuy nhiên, CBA cũng lưu ý rằng : thu nhập người dân vẫn được hỗ trợ bởi các khoản thanh toán của chính phủ. Tiền chi tiêu của người dân sẽ chuyển thành khoán tiết kiệm và sẽ sớm được tiêu trở lại khi lệnh phong toả kết thúc. Nếu các lệnh hạn chế kết thúc như dự kiến thì thiệt hại đối với nền kinh tế vĩ mô sẽ là tối thiểu và triển vọng kinh tế sẽ vẫn vững chắc.