Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc: Sự phục hồi kinh tế quốc gia vẫn chưa đồng đều
Sau khi công bố các dữ liệu hoạt động trong tháng 4, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đã đưa ra một tuyên bố, hể hiện đánh giá củat họ về nền kinh tế.
- Nền kinh tế Trung Quốc cho thấy sự cải thiện ổn định trong tháng Tư tuy nhiên, nền tảng phục hồi kinh tế chưa vững chắc.
- Những vấn đề mới trong nền kinh tế đang xuất hiện.
- Trung Quốc sẽ giữ các hoạt động kinh tế của mình trong một phạm vi hợp lý.
- Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn không đồng đều.
- Trung Quốc phải đối mặt với áp lực tương đối lớn trong việc thực hiện các mục tiêu trung hoà carbon.
- Trung Quốc có thể giữ lạm phát giá tiêu dùng ổn định trong năm nay.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên châu Á: Tài sản rủi ro chịu áp lực do COVID-19, Bitcoin lao dốc!
Chỉ số Nikkei 225 giảm 1.18% khi Nhật Bản chịu áp lực đến từ các lệnh phong tỏa trong làn sóng COVID-19 thứ 4 tại nước này. Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ Trung Quốc không đạt kỳ vọng khi chỉ tăng 17.7% so với cùng kỳ năm ngoái, kém hơn dự báo tăng 25% cũng góp phần khiến tâm lý rủi ro xấu đi, dẫu chứng khoán Trung Quốc vẫn tăng điểm mạnh. Các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đang ở trong sắc đỏ.
Trên thị trường tiền tệ, ba đồng tiền hàng hóa đang dẫn đầu đà giảm, khi giảm khoảng 0.3% do tâm lý thị trường là risk-off. Dollar tăng nhẹ. Vàng tăng vượt mức $1,850/oz, đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của vàng.
Bitcoin cùng nhiều đồng tiền điện tử khác chịu áp lực, sau những dòng tweet của tỷ phú Elon Musk. Bitcoin đã giảm xuống $44,500 trong phiên hôm nay.
RBNZ được dự báo sẽ tăng lãi suất trong năm 2022
ANZ dự báo RBNZ sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 8/2022, và lãi suất chính sách OCR sẽ được nâng dần cho đến cuối năm 2023 đạt 1.25%. Họ cũng dự báo rằng, chương trình mua tài sản của RBNZ cũng được duy trì quy mô như hiện tại, và lạm phát thị trường nhà ở sẽ là áp lực trong trung hạn.
Chứng khoán Đài Loan chịu áp lực bán tháo khi COVID-19 quay trở lại!
Chỉ số chứng khoán Đài Loan TAIEX đã giảm 1.34% trong sáng nay, khi vùng lãnh thổ này chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của số ca nhiễm COVID-19, các lệnh phong tỏa được tái áp dụng. Kể từ mức đỉnh gần nhất, chỉ số này đã giảm tới 11%.
Trung Quốc cho rằng tiền điện tử nên được quản lý chặt chẽ hơn
Nội dung được đăng tải trên China Securities Journal:
Bên cạnh những biến động bất thường xảy ra với tần suất cao, các hoạt động tội phạm xung quanh tiền điện tử đã được đưa ra ánh sáng, khiến quy định trên thị trường tiền điện tử phải được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Trên thực tế, các quốc gia nên tăng cường quy định về giao dịch tiền điện tử. Việc "chặn" giao dịch Bitcoin gần đây của một ngân hàng thương mại lớn nhất định có thể báo hiệu những quy định mới chặt chẽ hơn.
Elon Musk tiếp tục gây bão trên Twitter với Dogecoin
Vị tỷ phú này bình luận về một tweet, ông sẽ muốn "all in" vào Dogecoin. Sau bình luận trên, Dogecoin đã tăng lên mức $0.52.
Elon Musk đã nói gì khiến Bitcoin tuột dốc như vậy?
Bitcoin trong phiên Chủ nhật đã giảm xuống dưới $44,000, kh tỷ phú Elon Musk đã hé lộ trên Twitter rằng công ty của ông đã bán Bitcoin.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 14/05: Dollar trượt dốc khi doanh số bán lẻ gây thất vọng
Doanh số bán lẻ tháng 4 đã không thay đổi so với tháng trước, điều này kém khả quan hơn dự báo tăng 1.0% đã khiến đồng USD chịu áp lực, chỉ số DXY giảm 0.46% xuống mức 90.30. Các đồng tiền khác đều tăng so với USD, EUR/USD tăng 0.55% lên 1.2145, gần như đảo ngược đà giảm của hôm thứ 4, do CPI của Mỹ vượt xa kỳ vọng. Kiwi là đồng tiền tăng mạnh nhất với mức tăng 0.94% lên 0.7246. USD/CAD giảm trở lại sau 3 phiên điều chỉnh tăng, cặp tiền này đóng cửa ở mức 1.2094, gần với mức đáy 6 năm. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 2.9 điểm cơ bản xuống 1.63%.
Với việc doanh số bán lẻ kém khả quan cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng chưa hoàn toàn phục hồi, đi kèm với báo cáo thị trường lao động đáng thất vọng vào tuần trước, phần lớn các nhà đầu tư đặt cược vào kịch bản Fed sẽ không vội vàng thắt chặt, mặc dù lạm phát cơ bản đã chạm ngưỡng 3.0% nhưng điều này đã nằm trong tính toán của Fed, điều này khiến USD giảm và thị trường chứng khoán được hưởng lợi. Ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1.06%, 1.49% và 2.32%. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp chứng khoán Mỹ hồi phục.
Vàng tăng lên mức $1,842/oz và đã tăng lên mức cao nhất 3 tháng tại $1,846/oz.
Fed New York hạ dự báo tăng trưởng GDP quý 2
Sau các số liệu kinh tế tháng 4 tại Mỹ kém khả quan, như doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp, thị trường việc làm, Fed New York đã hạ dự báo tăng trưởng GDP trong quý 2 xuống 4.90%, từ mức 5.07% trong tuần trước đó. Đây sẽ là một quý rất nhạy cảm và là bản lề cho chặng đường hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Thị trường chứng khoán tiếp tục hưởng ứng tâm lý lạc quan
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đã đóng cửa cuối tuần tăng điểm mạnh mẽ, xóa bỏ gần như hoàn toàn đà giảm vào đầu tuần và giữa tuần, khi rủi ro về lạm phát cao đã phần nào bị xóa nhòa. Eurostoxx tăng 1.64%, DAX tăng 1.43% trong khi UK FTSE 100 tăng 1.15%.
Tương tự, thị trường chứng khoán Mỹ đã hồi phục phiên thứ 2 liên tiếp. Hiện tại các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 0.83%, 1.27% và 1.93%.
Credit Agricole: Hai lý do trader nên thận trọng với đà tăng của EUR/USD
Mặc dù EUR/USD vẫn đang trong xu hướng tăng, nhưng Credit Agricole cho rằng các nhà đầu tư nên thận trọng bởi:
- ECB có thể sẽ chưa thắt chặt quy mô chính sách tiền tệ với điều kiện nền kinh tế châu Âu hiện tại, ngoài ra, chủ trương của họ muốn ngăn cản những cú sốc khiến lợi suất trái phiếu chính phủ châu Âu tăng bất thường.
- Kinh tế và lạm phát tại Mỹ được cải thiện sẽ giúp lợi suất tại Mỹ tăng, điều này có thể khiến chênh lệch lợi suất giữa khu vực EU và Mỹ giảm đi, gây áp lực lên EUR/USD.
Bank of America: Lạm phát kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn
BofA cho rằng, lạm phát kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khi Fed và các quỹ phòng hộ vẫn sẽ là hai nguồn cầu chính, và Fed được dự báo sẽ duy trì tốc độ mua trái phiếu ở mức 80 tỷ USD như hiện tại. Dòng tiền đổ vào các quỹ phòng hộ lạm phát cũng là một thông tin được thị trường cân nhắc.
Khảo sát của Đại học Michigan nói lên điều gì?
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 5 này giảm mạnh từ 88.3 xuống 82.8, trong khi dự báo chỉ số này sẽ tăng lên 90. Lạm phát kỳ vọng trong tháng 5 tăng lên mức cao ngất ngưởng, 4.6%. Với việc niềm tin người tiêu dùng chưa được khôi phục và lạm phát kỳ vọng tăng lên mức cao đến vậy, Fed sẽ còn nhiều việc phải làm để tránh tình trạng lạm phát đình đốn, lạm phát cao nhưng nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, khi thị trường việc làm và doanh số bán lẻ kém khả quan.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: Doanh số bán lẻ thất vọng đẩy USD rơi xuống dốc
Doanh số bán lẻ tháng 4 đã không thay đổi so với tháng trước, điều này kém khả quan hơn dự báo tăng 1.0% đã khiến đồng USD chịu áp lực, chỉ số DXY giảm 0.28% xuống mức thấp nhất phiên tại 90.45. Các đồng tiền khác đều tăng so với USD, EUR/USD tăng 0.38% lên 1.2132, gần như đảo ngược đà giảm của hôm thứ 4, do CPI của Mỹ vượt xa kỳ vọng. Kiwi là đồng tiền tăng mạnh nhất với mức tăng 0.42% lên 0.7209. USD/CAD giảm trở lại sau 3 phiên điều chỉnh tăng, cặp tiền này đang ở mức 1.2101, gần với mức đáy 6 năm. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 2.4 điểm cơ bản.
Với việc doanh số bán lẻ kém khả quan cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng chưa hoàn toàn phục hồi, đi kèm với báo cáo thị trường lao động đáng thất vọng vào tuần trước, phần lớn các nhà đầu tư đặt cược vào kịch bản Fed sẽ không vội vàng thắt chặt, mặc dù lạm phát cơ bản đã chạm ngưỡng 3.0% nhưng điều này đã nằm trong tính toán của Fed, điều này khiến USD giảm và thị trường chứng khoán được hưởng lợi. Ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 0.71%, 0.83% và 1.14%.
Vàng tăng lên mức $1,837/oz và đang kiểm tra mức cao nhất của 3 tháng.
USDCAD giảm mạnh trước số liệu bán lẻ thất vọng tại Mỹ
USDCAD đã chạm đáy ngày khi Mỹ không ghi nhận tăng trưởng bán lẻ trước kỳ vọng tăng 1%. Trong khi đó, Canada lại nhận tin tốt khi số liệu bán hàng sản xuất đã tăng 3.5% đúng như kỳ vọng.
Hiện tại USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2105.
Số liệu bán lẻ tại Mỹ gây thất vọng
Bán lẻ tại đây gây bất ngờ khi không có tăng trưởng, ở mức 0 so với kỳ vọng tăng 1%, trong khi tháng trước ghi nhận tăng lên đến 10.7% sau khi điều chỉnh nhờ đợt tiền kích thích đầu tiên được gửi tới các hộ gia đình.
Căng thẳng tiếp tục leo thang tại Israel
Không quân và bộ binh Israel hôm nay đã tấn công vào dải Gaza, bỏ qua những đề nghị đình chiến khi những cuộc không kích chưa thể khiến Hamas dừng xả tên lửa. 3 tên lửa phóng từ Li-băng đã rơi xuống vùng Địa Trung Hải gần bở biển phía bắc Israel đang cho thấy lo ngại có sự liên quan của tổ chức Hezbollah hậu thuẫn bởi Iran. Đến giờ đã có 119 người Palestine và 9 người Israel thiệt mạng.
Tiền ảo hồi phục lại sau cú sốc hôm qua
Bitcoin hiện đã quay trở lại vùng giá $50,000. Ethereum và các loại tài sản liên quan khác cũng ghi nhận tăng trở lại. Riêng Dogecoin đã nhảy vọt khi Elon Musk nói rằng đang làm việc với các nhà phát triển để tăng hiệu suất giao dịch.
Hiện tại BTC đang được giao dịch quanh mức $50,600, ETH quanh mức $4,000 và DOGE quanh mức $0.53.
USDCAD trên đà giảm trước giá dầu tăng
Sau 2 ngày ghi nhận tăng giá, cặp tiền tệ này đang trượt dốc khi đồng bạc xanh đang yếu đi và giá dầu tăng. Hiện tại, dầu thô WTI đã tăng 1.4% trong ngày, giúp cho CAD giữ vững được sức mạnh. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo sẽ là Mỹ công bố báo cáo sản lượng công nghiệp và bán lẻ.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2126.
Singapore giãn cách trở lại trước tình hình Covid
Quốc đảo này sẽ ban hành các lệnh giới nghiêm giống như 1 năm về trước, cấm ăn uống tại nhà hàng và giới hạn tụ tập tối đa 2 người, khi nước này đang ghi nhận nhiều ca nhiễm không rõ nguồn gốc lây lan. Trong 2 tuần trở lại đây, Singapore đã ghi nhận hơn 300 ca nhiễm Covid mới.
AUDUSD tăng nhẹ đợi tin từ Mỹ
Cặp tiền tệ này hôm nay đã có nhiều đợt tăng lên gần mức 0.775 sau pha giảm mạnh từ thứ Tư. Trong lúc chờ đợi thêm thông tin từ Mỹ, AUDUSD vẫn chưa có bứt phá. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo sẽ là Mỹ công bố báo cáo sản lượng công nghiệp và bán lẻ.
Hiện tại, AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7738.
Bạc vững chắc ở trên $27
Giá bạc tiếp tục ở trên mức $27/oz phiên thứ 7 liên tiếp và đã tăng hơn 70% kể từ năm ngoái, khi nhu cầu công nghiệp ngày càng cao nhờ kinh tế phục hồi. Năng lượng xanh bùng nổ cũng sẽ giúp tăng nguồn cầu của kim loại này trong tương lai.
Hiện tại bạc đang giao dịch quanh mức $27.2/oz.
Các quỹ đầu tư ghi nhận dòng tiền vào lớn
Tuần trước, các quỹ cổ phiếu toàn cầu ghi nhận dòng tiền vào lên tới 15.1 tỷ USD, cao nhất trong 4 tuần trở lại đây, trong đó mảng tài chính và khai khoáng nhận 1.3 tỷ ở mỗi mảng, còn công nghệ nhận thêm 1.2 tỷ.
Các quỹ trái phiếu cũng đã ghi nhận tiền vào lên tới 11.2 tỷ, nổi bật nhất là các quỹ trái phiếu chống lạm phát, khi nhận thêm 1.9 tỷ, cao nhất trong 4 tháng.
Kinh tế Hồng Kông tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm
Nền kinh tế thành phố này ghi nhận GDP tăng 7.9% YoY quý trước, kết thúc đợt suy thoái kéo dài suốt từ tháng 7/2019, và là lần tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2010. Đây là kết quả của việc nhu cầu toàn cầu tăng mạnh khi dịch bắt đầu lắng xuống, tuy nhiên hoạt động kinh tế vẫn chưa thể mạnh như trước dịch.
Một giám đốc tại Goldman Sachs nghỉ việc sau khi kiếm được hàng triệu USD từ tiền điện tử
Theo các nguồn tin trong ngành, một giám đốc điều hành của Goldman Sachs đã từ chức sau khi kiếm được lượng tiền khổng lồ từ khoản đầu tư vào tiền điện tử.
Aziz McMahon, giám đốc điều hành của Goldman và trưởng bộ phận bán hàng thị trường mới nổi ở London, đã nghỉ việc sau khi kiếm được hàng triệu bảng Anh từ việc đặt cược vào đồng tiền kỹ thuật số ether, ba cựu nhân viên của ngân hàng đầu tư nói với CNBC.
Các nhân viên cũ, những người đều biết McMahon, muốn giấu tên do tính chất nhạy cảm của các cuộc thảo luận. McMahon được cho là đã kiếm được ít nhất 10 triệu bảng Anh (14 triệu đô la) từ tiền điện tử, các nguồn tin cho biết.
Khả năng chịu đựng của Fed là biến số quan trọng nhất trên thị trường lúc này
Nếu dữ liệu của Hoa Kỳ tiếp tục tăng nóng trong những tháng tới, liệu Fed sẽ phải can thiệp?
Với cách mọi thứ đang diễn ra cho đến nay, không có nhiều lý do để kỳ vọng số liệu sẽ không tiếp tục tăng mạnh - mặc dù sẽ có một số cảnh báo thú vị. Lấy ví dụ báo cáo CPI của Hoa Kỳ trong tuần này, trong khi hạn chế về nguồn cung là một vấn đề, cũng có sự bất thường trong cấu phần lạm phát như giá xe đã qua sử dụng tăng 10%.
Chỉ cần những bình luận hawkish từ Fed hoặc 1 vài quan chức thể hiện sự lo ngại lạm phát, thị trường sẽ đảo chiều rất nhanh chóng.
Đức lập kỷ lục tiêm chủng hàng ngày mới với 1.35 triệu liều được tiêm vào ngày hôm qua
Theo xác nhận của Bộ trưởng Y tế Đức, Jens Spahn
Đó là một tin tốt khi tiến độ vắc-xin bắt đầu tăng tốc nhưng cũng giống như cách mọi thứ đã chậm lại ở Mỹ, nó có thể là một thách thức đối với châu Âu khi tỷ lệ tiêm chủng nói chung bắt đầu đạt mốc 50-60%.
Tính đến ngày 11 tháng 5, khoảng 35% dân số Đức đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin với khoảng 10% dân số (8.3 triệu) đã được tiêm chủng đầy đủ.
Điều này có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng của đồng EUR.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 14/05: USD trở lại xu hướng giảm, chứng khoán phục hồi sau chuỗi ngày khó khăn
Hợp đồng tương lai cổ phiếu của Hoa Kỳ tăng điểm cùng với chứng khoán châu Á khi giá hàng hóa ổn định hơn đã giúp giảm bớt lo ngại về rủi ro lạm phát. Các hợp đồng S&P 500 và Nasdaq 100 báo hiệu sự phục hồi của thị trường đang dần lấy lại động lượng, sau một tuần đầy khó khăn. Chứng khoán châu Âu mở cửa cao hơn, dẫn đầu là các cổ phiếu bán lẻ, trong khi các công ty khai thác giảm do giá nguyên liệu thô đi xuống. S&P500 tương lai tăng 0.37% lên 4,139 điểm Nasdaq tăng 0.77% lên 13,200.
Giá vàng cũng phục hồi lên $1,833/oz khi lợi suất TPCP Mỹ chững lại và đồng USD suy yếu trên diện rộng.
Dầu thô tiếp tục diễn biến không mấy tích cực, dầu WTI giảm 0.16% xuống 63.68 USD/thùng. Dầu đang hướng đến mức giảm theo tuần lớn nhất kể từ tháng 4 do những lo ngại về Covid-19 tại các nước châu Á .
Sau ngày thứ tư bứt phá ngoạn mục, đồng dollar đã không thể giữ vững đà tăng bất chấp việc các diễn giả tối qua của Fed không quá dovish như thường lệ. EUR/USD đã tăng lên 1.2117 khi tốc độ tiêm chủng và phục hồi kinh tế tại châu Âu tiếp tục mang đến quan điểm bullish cho đồng tiền chung. GBP, AUD, NZD, CAD và JPY có mức tăng tương tự nhau, khoảng 0.1% mặc dù không có yếu tỗ dẫn dắt rõ rệt, có lẽ là những lo ngại về lạm phát đang được giảm bớt vào lúc này. Riêng CHF là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm G7 tính đến thời điểm hiện tại, tăng 0.4% nhờ nhu cầu từ các quỹ phòng hộ, mua vào ngày thứ sáu liên tiếp.
Đồng USD đang suy yếu đầu phiên Âu
USD đang sụt giảm tương đối khi phiên Âu mở cửa, một phần chịu tác động bởi lợi suất đang chững lại. Đáng chú ý, EUR/USD hiện đang tăng trở lại trên 1.2100 mặc dù vẫn còn một số kháng cự ngắn hạn là đường MA 100 giờ tại 1.2118.
CPI tháng 4 sau điều chỉnh của Tây Ban Nha tăng 2.2% (không đổi so với báo cáo sơ bộ)
Không có gì thay đổi so với báo cáo trước đó, lạm phát tại Tây Ban Nha tăng khá tốt trong tháng 4.
Singapore áp dụng các biện pháp giãn cách trở lại khi số ca nhiễm tăng vọt
Singapore đang quay trở lại các biện pháp phong tỏa mà họ đã áp dụng cách đây một năm, cấm ăn uống và hạn chế tụ tập từ hai người trở lên, vì số lượng ca nhiễm virus không thể truy vết ngày càng tăng đã gây áp lực cho một trong những nơi thành công nhất trên thế giới trong việc ngăn chặn Covid.
Trong bốn tuần từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 13 tháng 6, quy mô tập hợp cũng như khách đến thăm hộ gia đình sẽ được cắt giảm xuống còn tối đa hai người từ năm người hiện tại, làm việc tại nhà sẽ là bắt buộc và các địa điểm thực phẩm chỉ có thể bán hàng mang đi và giao hàng, Bộ Y tế cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
Hợp đồng tương lai dầu thô: Đà suy giảm thêm có vẻ bị hạn chế
Dữ liệu nhanh của CME Group cho thấy các nhà giao dịch đã cắt giảm các vị thế mở của họ gần 8 nghìn hợp đồng vào thứ Năm. Mặt khác, khối lượng giao dịch tăng phiên thứ năm liên tiếp, với hơn 22 nghìn hợp đồng.
Giá của dầu thô WTI đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều ngày vào thứ Năm. Xu hướng giảm này là do khối lượng mở vị thể giảm mạnh, điều này sẽ để lại phần nào ảnh hưởng đến giá dầu trong ngắn hạn. Giá dầu thô đã có mốc hỗ trợ tạm thời xung quanh mức Fibo của đà tăng từ tháng 11 đến tháng 3 tại mốc $60.60 mỗi thùng.
Elon Musk đã mất 20 tỷ USD kể từ sự kiện Saturday Night Live, làn sóng “tẩy chay” tiếp tục bùng phát
Elon Musk được cho là đã mất 20 tỷ USD kể từ khi xuất hiện trực tiếp vào tối thứ bảy ngày 8 tháng 5 trong chương trình Saturday Night Live (SNL) cùng sự lao dốc đến 30% của DOGE, cũng như thông tin Tesla dừng thanh toán bằng Bitcoin cho ô tô tiếp tục gây ra một làn sóng chấn động trên khắp các thị trường tiền mã hóa.
Vào ngày 7 tháng 5, một ngày trước khi Musk xuất hiện trên SNL, cổ phiếu Tesla đang duy trì ở mức 669 USD. Hiện tại đã giảm 14% xuống còn 571 USD. Theo ước tính của Forbes, sự sụt giảm đột ngột này đã khiến giá trị tài sản ròng 166 tỷ USD của Musk giảm 20 tỷ USD xuống còn khoảng 145.5 tỷ USD.
Công ty Toshiba có chi nhánh ở châu Âu vừa bị tin tặc tấn công
Công ty Toshiba có chi nhánh ở châu Âu vừa bị tấn công mạng. Theo một nguồn tin thân cận cho biết vào thứ Sáu với việc đài truyền hình NHK xác định thủ phạm là DarkSide - nhóm mà FBI Hoa Kỳ nghi vẫn đứng đằng sau vụ tấn công Colonial Pipeline. Công ty công nghệ Nhật Bản này cho biết họ đang điều tra thêm về nguyên nhân vụ tấn công mạng này.
Chuyển biến tích cực trong tình hình Covid-19 của Đức
Đức báo cáo 11,336 ca nhiễm Covid-19 mới với 190 ca tử vong
Tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày giảm xuống còn 96.5 và điều này cho thấy tình hình vi-rút đang tốt lên. Các số liệu hàng ngày đã giảm trong 24 giờ qua cũng là do một kỳ nghỉ lễ kỷ niệm Ngày lễ thăng thiên hôm qua.
Tổng số ca đang hoạt động được cho là giảm thêm xuống còn khoảng 232,200, mức thấp nhất kể từ ngày 9 tháng 4.
Về kế hoạch tiêm chủng, Đức đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 8.3 triệu (10.0%) dân số của mình tính đến ngày 11 tháng 5
Hợp đồng tương lai ngô Mỹ hồi phục nhẹ sau 2 tuần sụt giảm
Giá hợp đồng tương lai ngô của Mỹ tăng 1% vào thứ Sáu, phục hồi từ mức thấp nhất trong hai tuần chạm vào trước đó trong phiên trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu giảm bớt.
Cụ thể, hợp đồng ngô tương lai sôi động nhất trên Chicago Board Of Trade Cv1 đã tăng 1.2% ở mức 6.82-1/4 USD/giạ vào lúc 0h30 GMT, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/4 là 6.66 USD/giạ vào đầu phiên.
Mặc dù tăng giá, nhưng giá ngô giảm gần 7% trong tuần - mức giảm lớn nhất trong một tuần kể từ tháng 8 năm 2019.
Ngoài ra, hợp đồng tương lai đậu tương giao dịch tích cực nhất Sv1 tăng 0.9% lên 15.98 USD/giạ sau khi đóng cửa giảm 3.6% trong phiên trước. Hợp đồng tương lai đậu nành tăng 0.5% trong tuần - mức tăng thứ bảy hàng tuần liên tiếp.
MicroStrategy mua thêm 271 Bitcoin giữa tâm bão thị trường tiền mã hóa
MicroStrategy tiếp tục bổ sung thêm 271 Bitcoin (BTC) vào nguồn dự trữ chiến lược của mình, nhấn mạnh niềm tin ngày càng tăng của CEO Michael Saylor đối với tài sản mã hóa.
Michael Saylor tiết lộ các giao dịch mua Bitcoin được thực hiện đến hết ngày 13 tháng 5 với giá trung bình là 55.387 USD. MicroStrategy hiện có 91.850 BTC trên sổ sách của mình với giá mua trung bình 24,403 USD cho mỗi BTC.
Nhật Bản sẽ sử dụng 512 tỷ Yen từ dự trữ ngân sách khẩn cấp để đảm bảo có được vaccine COVID
Quyết định của Bộ Tài chính Nhật Bản, thông báo từ Bộ trưởng Aso:
- Ông Aso nói rằng có khoảng 4 nghìn tỷ Yen trong quỹ dự trữ
- Chưa tính đến việc thêm ngân sách mới ở giai đoạn này
Số chuyến bay chở khách và hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 4 tăng vọt so với cùng kỳ năm trước!
Tháng 4 năm 2020 thực sự là một tháng khó khăn, vì vậy hãy lưu ý đến các tác động của hiệu ứng "Base Effect". Tuy vậy, đây vẫn là những con số vô cùng ấn tượng:
Số liệu Tháng 4 năm 2021:
- Lượng hành khách hàng không tăng 206% so với cùng kỳ năm trước
- Khối lượng hàng hóa tăng 35% so với cùng kỳ năm trước
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Blinken cho biết Mỹ sẽ không để Úc một mình đối mặt với sự ép buộc của Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu trong cuộc họp báo cùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne.
"Tôi nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ không để Úc một mình khi phải đối mặt với sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc"
Trung Quốc gần đây liên tục trừng phạt kinh tế Úc, "tấn công" vào quốc gia này thay vì gây sức ép trực tiếp đến Hoa Kỳ bởi Australia ít có khả năng đáp trả hơn.