Quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu quan điểm ủng hộ chính sách
Một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Han Wenxiu, phó trưởng phòng tài chính và kinh tế của Đảng, đã được Truyền thông Nhà nước đưa tin hôm nay với một số nhận xét tích cực về nền kinh tế:
- Trung Quốc nên đặt mức thâm hụt tài chính năm 2024 và trái phiếu chính quyền địa phương đặc biệt ở mức phù hợp và tối ưu hóa cơ cấu chi tiêu tài khóa
- Trung Quốc nên giữ giá tiêu dùng ở mức vừa phải, phù hợp, không quá thấp hoặc quá cao
Lực lượng Houthi đe dọa sự an toàn của các tàu thuyền đi qua Biển Đỏ
Lực lượng Houthi đã cảnh báo sẽ gây khó khăn cho:
- Các tàu thuyền đi qua Biển Đỏ không tắt radio và nhanh chóng đáp ứng mệnh lệnh của Houthi
- Các tàu thuyền đi qua Biển Đỏ cần tránh làm giả danh tính hoặc treo cờ không phải cờ của nước chủ tàu
Cảnh báo từ Lực lượng khủng bố Houthi đối với các tàu Biển Đỏ dự kiến sẽ gây lo ngại cho các nhà buôn dầu đi qua khu vực này.
Bộ trưởng Kinh tế Argentina tiến hành phá giá đồng peso
Vào hôm thứ Ba vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế Argentina Luis Caputo đã phá giá đồng Peso bằng cách cho phép dùng 800 peso để đổi lấy 1 USD, khiến giá trị đồng nội tệ giảm hơn 50%, từ mức 366.5 peso đổi 1 USD trước đó. Các biện pháp hỗ trợ khác sẽ được thực hiện bao gồm loại bỏ thuế xuất khẩu, giảm giá năng lượng và trợ giá vận tải. Thống đốc NHTW Argentina sẽ có cuộc họp họp trước hệ thống các ngân hàng hôm nay.
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc: Tăng cường đổi mới, kích thích và ổn định nền kinh tế
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương hàng năm với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản nhằm thảo luận về mục tiêu tăng trưởng và đề xuất các biện pháp kích thích kinh tế phù hợp cho năm sau:
- “Chúng ta phải đưa ra nhiều chính sách có lợi hơn trong việc ổn định kỳ vọng, tăng trưởng và việc làm”
- “Cần tăng cường điều chỉnh các chính sách vĩ mô mang tính chống và thuận chu kỳ, đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng, cũng như tăng cường đổi mới và phối hợp với các công cụ chính sách khác”
Kế hoạch bao gồm cắt giảm thuế và phí, cải cách tài chính và thuế mới, cải thiện cơ cấu chi tiêu tài chính để hỗ trợ các nhiệm vụ chiến lược. Chính phủ cũng sẽ duy trì thanh khoản hợp lý và đầy đủ, đồng thời hướng dẫn các tổ chức tài chính tăng cường hỗ trợ cho đổi mới công nghệ, chuyển đổi xanh toàn diện cho các các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cũng như nâng cấp nền kinh tế kỹ thuật số.
Cán cân thanh toán quý III của New Zealand thâm hụt vượt dự báo
- Tài khoản vãng lai: -11.46 tỷ NZD (dự báo: -10.85 tỷ NZD, trước đó: -4.21 tỷ)
- Tài khoản vãng lai đóng góp vào GDP: -7.6% (trước đó: -7.5%)
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản nhấn mạnh tính cấp thiết trong theo dõi diễn biến lạm phát
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Matsuno đã bình luận về báo cáo Tankan của Ngân hàng Nhật Bản được công bố sáng sớm hôm nay:
- Khảo sát tâm lý kinh doanh của Tankan cho thấy tổng thể khu vực doanh nghiệp vẫn vững chắc
- Cần theo dõi chặt chẽ lạm phát và các yếu tố gây giảm phát bao gồm suy thoái kinh tế ở nước ngoài
Sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin nộp phạt 22 triệu USD sau một năm bị khởi kiện
Sàn giao dịch KuCoin có trụ sở tại Seychelles đã bị buộc phải ngừng cung cấp các dịch vụ và nộp phạt 22 triệu USD sau 1 năm bị chính quyền New York khởi kiện, do không đăng ký với tiểu bang trước khi cho phép các nhà đầu tư mua và bán tiền điện tử trên nền tảng của mình.
- “Các công ty tiền điện tử cần hiểu rằng họ buộc phải tuân thủ các quy định, giống như các tổ chức tài chính khác”
Chính quyền New York trước đây đã có hành động chống lại các công ty tiền điện tử như Genesis Global, công ty mẹ của Digital Money Group và Gemini hay Sàn giao dịch CoinEx có trụ sở tại Hồng Kông.
Bộ Ngân khố Úc: Lạm phát CPI chỉ có thể đạt mục tiêu 2.5% vào năm tài chính 2025/26
Bộ Ngân khố Úc đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế và tài chính giữa năm (MYEFO):
- Thâm hụt ngân sách năm 2023/24 ở mức 1.1 tỷ USD (theo dự báo trong tháng 5: 13.9 tỷ USD)
- Dự kiến thâm hụt ngân sách: 18.8 tỷ USD vào năm 2024/25 và 35.1 tỷ USD vào năm 2025/26
- Dự kiến tăng trưởng GDP: 1.75% vào năm 2023/24, 2.25% vào năm 2024/25 và 2.5% vào năm 2025/26
- Dự kiến tỷ lệ thất nghiệp: 4.25% vào năm 2023/24 và 4.5% vào năm 2025/26
- Dự kiến lạm phát CPI: 3.75% vào năm 2023/24, 2.75% vào năm 2024/25 và 2.5% vào năm 2025/26
- Số lượng người dân di cư ròng: giảm xuống còn 375,000 người vào năm 2023/24 và 250,000 người vào năm 2024/25
- Quặng sắt: giảm xuống còn 60 tấn, than luyện kim: 140 tấn và than nhiệt: 70 tấn
Chính phủ Úc sẽ đảm bảo các chính sách tài khóa và tiền tệ được điều chỉnh phù hợp nhằm giảm bớt áp lực lạm phát. Cần lưu ý rằng năm tài chính của Úc diễn ra từ tháng 7 năm nay đến tháng 6 năm sau, tức là giai đoạn năm 2025/26 sẽ diễn ra từ tháng 7/2025 đến tháng 6/2026.
ADB nâng dự báo tăng trưởng tại Trung Quốc trong năm 2023
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc từ 4.9% lên 5.2% và giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 ở mức 4.5% do:
- Nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi sau đại dịch
- Sức mạnh của ngành dịch vụ giúp chống lại sự sụt giảm về sản lượng
- Các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực triển khai các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế
Một nguồn tin cho hay xuất khẩu ô tô của Trung Quốc năm 2023 đạt trên 5 triệu chiếc và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Westpac hạ dự báo CPI quý IV của New Zealand
Westpac đã hạ dự báo lạm phát CPI quý 4 của New Zealand từ 0.6% xuống 0.3% sau dữ liệu yếu hơn trong tháng 11.
Cập nhật USD/NZD:
BoA: Kỳ vọng các nền kinh tế có thể hạ cánh mềm trong năm 2024
Trong khi chờ đợi Tuyên bố chính sách từ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào rạng sáng mai và cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Powell sau đó, Bank of America đã đưa ra một số kỳ vọng đối với Fed và các NHTW khác vào năm 2024.
- “Năm 2023 đã đi ngược lại hầu hết kỳ vọng thị trường: những cuộc suy thoái không bao giờ xảy ra, việc cắt giảm lãi suất không thành hiện thực, thị trường trái phiếu không phục hồi, ngoại trừ những đợt bùng phát dữ dội, ngắn ngủi và giá cổ phiếu tăng cao đã khiến nhà đầu tư thận trọng đánh giá thị trường bullish chịu thiệt.”
- “Chúng tôi kỳ vọng các NHTW có thể giúp nền kinh tế 2024 hạ cánh mềm, dù rủi ro suy thoái lớn hơn rủi ro tăng trưởng."
- Xu hướng tăng lương gần đây có vẻ "rất bền vững và phù hợp với mức lạm phát thấp". Các quan chức Fed sẽ "rất vui mừng vì điều này và có lẽ nó sẽ cho phép họ nắm bắt tình hình diễn biến giá"
- Nếu xu hướng tăng lương hiện nay được duy trì thì khả năng nền kinh tế hạ cánh mềm sẽ tăng lên
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1126
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1762
- PBOC bơm 265 tỷ nhân dân tệ reverse repos kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.9%
- 240 tỷ nhân dân tệ của reverse repos sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 25 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Triển vọng kinh tế được thúc đẩy nhờ tâm lý tích cực của các nhà sản xuất ô tô và khách sạn Nhật Bản
Một quan chức Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã tiết lộ về một số tin tức tốt trong báo cáo Tankan:
- Chỉ số tâm lý DI của các nhà sản xuất ô tô lớn: +28 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 3/2014
- Chỉ số tâm lý khách sạn và nhà hàng lớn: +51 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 3/2004
Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng. Nếu BoJ nhận được tin tốt về lạm phát bền vững và ổn định ở mức bằng hoặc cao hơn mục tiêu thì khả năng bình thường hóa chính sách tiền tệ sẽ không còn xa phía trước.
Doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng CPI tăng 2.4% trong năm 2024
Khảo sát về kỳ vọng lạm phát CPI từ các doanh nghiệp Nhật Bản trong báo cáo Tankan của BoJ cho biết:
- Kỳ vọng lạm phát 1 năm: +2.4% (trước đó: +2.5%)
- Kỳ vọng lạm phát 3 năm: +2.2% (trước đó: +2.1%)
- Kỳ vọng lạm phát 5 năm: +2.1% (trước đó: +2.1%)
BoJ sẽ họp vào tuần tới, Tuyên bố chính sách và cuộc họp báo của Thống đốc Ueda sẽ diễn ra vào thứ Ba. Ông Ueda đang cân nhắc giữa việc không muốn gây bất ngờ cho thị trường khi đột ngột xoay trục quan điểm chính sách hay về thời điểm ngân hàng bình thường hóa chính sách do họ vẫn đang chờ đợi kết quả từ cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân năm sau.
Chỉ số giá thực phẩm tháng 11 tại New Zealand giảm nhẹ
- -0.2% m/m (trước đó: -0.9%)
Tốc độ giảm giá thực phẩm tại New Zealand đã chậm lại đáng kể trong tháng 11.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 12.12: Chứng khoán tăng, USD giảm sau báo cáo CPI tháng 11 tại Hoa Kỳ phù hợp với dự báo.
Chứng khoán tăng phiên thứ 4 liên tiếp trước thềm cuộc họp Fed, với dữ liệu CPI tháng 11 tại Hoa Kỳ củng cố suy đoán lạm phát giảm dần, nhưng Fed sẽ không vội tuyên bố chiến thắng lạm phát và hiện đã có đủ căn cứ để đẩy lùi kỳ vọng sớm nới lỏng chính sách của thị trường. Điều này cũng không làm xấu đi khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường lãi suất mặc dù đã giảm nhẹ kỳ vọng nới lỏng, nhưng vẫn định giá lần cắt giảm đầu tiên diễn ra vào tháng 5 năm sau với gần 49% xác suất xảy ra. Báo cáo CPI phù hợp với dự báo, với CPI toàn phần giảm nhẹ từ 3.2% xuống 3.1% như kỳ vọng và CPI lõi ổn định ở mức 4%. Nhóm cổ phiếu công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu dẫn đầu đà tăng trong các lĩnh vực, trong khi năng lượng là nhóm ngành giảm mạnh nhất. Kết phiên, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng với hơn 100 điểm, chỉ số Dow Jones tăng 160 điểm trong khi S&P 500 chạm mức cao nhất kể từ tháng 1/2022:
- Dow Jones +0.48%
- S&P 500 +0.46%
- Nasdaq +0.70%
Trên thị trường FX, USD đã suy yếu từ trước thềm mở cửa phiên Mỹ. Tâm điểm chú ý là báo cáo CPI tháng 11 tại Hoa Kỳ. Phản ứng ban đầu là USD giảm hơn 25pip, nhưng sau đó đã đảo chiều tăng trở lại. Các nhà đầu tư đánh giá báo cáo CPI Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên và phù hợp với dự báo. Với tốc độ giảm lạm phát hiện nay sẽ không đủ để biện minh cho kỳ vọng sớm nới lỏng của thị trường và điều này đã hỗ trợ lợi suất và USD đảo chiều tăng trở lại. Giá có nhịp điều chỉnh giảm trong phần còn lại của ngày giao dịch. Chốt phiên, USD giảm trên diện rộng, ngoại trừ với AUD và JPY. CHF dẫn đầu đà tăng, với JPY yếu nhất trong số các đồng tiền chính.
- Chỉ số DXY -0.26%
- EURUSD +0.28%
- GBPUSD +0.05%
- AUDUSD -0.12%
- NZDUSD +0.18%
- USDJPY +0.48%
- USDCHF -0.36%
- USDCAD -0.12%
Vàng ban đầu chạm đỉnh ngày tại $1996.73/oz sau khi báo cáo CPI được công bố nhờ lợi suất TPCP đồng loạt giảm. Tuy nhiên, lợi suất nhanh chóng đảo chiều tăng trở lại khắp các kỳ hạn đã gây áp lực khiến vàng thoái lui về dưới vùng $1980/oz, giảm nhẹ hơn $2 trong ngày và là phiên giảm thứ 3 liên tiếp trong tuần. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm tăng 2.3bp lên 4.73%, trong khi đó lợi suất 10 năm giảm 3.2bp xuống 4.20%. Dầu thô giảm mạnh hơn $2.7 xuống gần $68.60/thùng, đồng thời xóa bỏ toàn bộ đà tăng của 3 phiên trước đó.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trái chiều
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
- Dow Jones tăng 4.00 điểm tương đương 0.01% lên 36,408.93
- S&P 500 giảm 11.60 điểm tương đương –0.25% xuống 4,610.84
- Nasdaq giảm 14.61 điểm tương đương –0.10% xuống 14,417.88
Trên thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất hiện đang tăng trong ngày sau khi giảm khoảng sáu điểm cơ bản trước khi dữ liệu CPI được công bố:
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm: 4.731%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm: 4.253%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 4.241%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm: 4.343%
Nhìn vào các thị trường khác:
- Dầu thô giảm $1.90 tương đương -2.68% xuống $69.41.
- Giá vàng tăng $4.40 tương đương 0.22% lên 1,998.10
- Giá bạc tăng 2 cent tương đương 0.10% lên $22.83.
- Bitcoin đang giao dịch ở $41,649.
Dầu thô giảm do dữ liệu lạm phát của Mỹ báo hiệu xấu cho tình trạng dư cung
- Giá dầu thô WTI gần $69 vào thứ Ba sau khi công bố số liệu CPI của Mỹ.
- Triển vọng giá dầu cho năm 2024 có vẻ ảm đạm do tình trạng cung vượt cầu quá lớn và khó có thể cân bằng trong thời gian ngắn.
- Đồng USD (chỉ số DXY) đã xóa bỏ những khoản lỗ trước đó và đang giao dịch gần mức 104.
USD đã giảm sau báo cáo CPI, sau đó tăng trở lại
Thị trường đã nhanh chóng thay đổi quan điểm về báo cáo CPI của Mỹ. Ban đầu, nhà đầu tư bán tháo đồng USD nhưng sau đó nhanh chóng mua lại và hiện tại đồng USD đang tăng. Trước khi báo cáo được công bố, thị trường dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 115 điểm cơ bản, sau đó tăng lên 120 điểm cơ bản nhưng hiện đã giảm xuống 110 điểm cơ bản.
Có một khả năng lớn là thị trường đang mua đồng USD trước cuộc họp của Fed vì Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) và Chủ tịch Powell có thể phản đối việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, đặc biệt là đối với cuộc họp tháng 3, vốn có khả năng cắt giảm gần 50%.
Tuy nhiên, có ba chi tiết đáng lo ngại đối với báo cáo này:
- Chỉ số giá tiêu dùng MoM: tăng 0.1% so với dự kiến là 0.0%. Mặc dù chênh lệch nhỏ nhưng vẫn đang lưu ý.
- Thu nhập thực tế hàng tuần: tăng 0.5% so với dự kiến là 0.1%. Fed không muốn thấy mức lương tăng vọt dẫn đến lạm phát tăng cao hơn.
- Dịch vụ trừ giá thuê nhà: tăng 0.6% m/m so với mức trước đó là 0.3%. Đây là một chỉ số mà Fed đang theo dõi sát sao.
Những điều này có ảnh hưởng đến định hướng trước cuộc họp của Fed, nhưng cũng có một cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 30 năm sẽ diễn ra vào cuối ngày hôm nay.
CPI lõi tháng 11 của Mỹ là 4.0% y/y như dự kiến
Các chỉ số chính:
- CPI lõi m/m: 0.3% như dự kiến.
- CPI lõi y/y: 4.0% như dự kiến.
- Giá thuê nhà: +0.4% m/m, +6.5% y/y.
- Dịch vụ trừ giá thuê nhà: +0.6% m/m, +3.5% y/y.
- Thu nhập thực tế hàng tuần: +0.5%.
- Lương thực: +0.2% m/m, +2.9% y/y.
- Năng lượng: -2.3% m/m, -5.4% y/y.
- Tiền thuê nhà tự trả: +0.5% m/m.
Tổng hợp phiên Âu ngày 12/12: Đồng USD giảm trước thềm CPI
CPI Mỹ sắp được công bố:
- Lạm phát của Mỹ là tâm điểm của ngày hôm nay.
- Dữ liệu lạm phát hôm nay có giúp Fed duy trì chính sách hiện tại?
- BofA cho rằng việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 3 là quá sớm nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
- Tác động của dữ liệu CPI Mỹ đối với triển vọng chính sách tiền tệ trong ngắn hạn sẽ là hạn chế - Nomura
Các tin chính:
- Số liệu việc làm tháng 11 của Anh giảm 12,000 so với dự kiến là 33,000.
- Khảo sát ZEW tháng 12 về tình hình hiện tại của Đức là -77.1 so với dự kiến là -76.0.
- Chỉ số giá bán buôn tháng 11 của Đức giảm 0.2% so với tháng trước là -0.7%.
- Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ NFIB tháng 11 của Mỹ là 90.6 so với 90.7 trước đó
- Trung Quốc tuyên bố sẽ củng cố và tăng cường phục hồi kinh tế.
- Trung Quốc xác nhận đã tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên vào tuần này
Thị trường:
- JPY dẫn đầu đà tăng, USD giảm trong ngày
- Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch trái chiều; Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng nhẹ.
- Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản xuống 4.189%.
- Giá vàng tăng 0.3% lên 1,988.03 USD.
- Dầu thô WTI giảm 0.6% xuống 70.89 USD.
- Bitcoin tăng 1.9% lên 41,882 USD.
Thị trường đã có một phiên giao dịch yên ắng, điều này có thể hiểu được vì các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ. Tuy nhiên, đồng USD đã giảm cùng với lợi suất trái phiếu, vì có thể các nhà giao dịch đang hình dung trước những gì có thể xảy ra khi thị trường tiến gần đến sự kiện rủi ro chính vào cuối ngày.
Yên Nhật là đồng tiền hưởng lợi nhiều nhất khi USD/JPY giảm từ khoảng 145.50 trong phiên Á xuống mức 145.15 hiện tại, -0.7% trong ngày. EUR/USD cũng tăng nhẹ 0.4% lên 1.0800 trong khi AUD/USD tăng 0.3% lên 0.6585 kể từ đầu ngày.
Bảng Anh suy yếu nhẹ sau báo cáo việc làm của Anh, điều này củng cố thêm kỳ vọng về việc BoE sẽ tạm dừng tăng lãi suất và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất vào giữa năm tới. GBP/USD giảm từ 1.2580 xuống 1.2550 trước khi giữ quanh mức 1.2565 hiện tại.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu không quá tích cực vì các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát của Mỹ trước khi đưa ra bất kỳ hành động nào.
Dự báo dữ liệu CPI của Mỹ: Lạm phát dự kiến giảm tháng thứ hai liên tiếp
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến tăng 3.1% YoY vào tháng 11, giảm so với mức tăng 3.2% được ghi nhận trong tháng 10.
- Lạm phát CPI lõi hàng năm dự kiến giữ ổn định ở mức 4% trong tháng 11.
- Báo cáo lạm phát CPI của Mỹ có thể ảnh hưởng đến định giá đồng USD trước các thông báo chính sách của Fed.
Đồng USD giảm trước thềm báo cáo lạm phát CPI của Mỹ
- Đồng USD đang giảm trong phiên giao dịch châu Âu trước giờ mở cửa thị trường Mỹ.
- Các nhà đầu tư có thể sẽ thận trọng chờ đợi quyết định của Fed vào thứ Tư.
- Chỉ số DXY giảm mạnh xuống mức 103.7 và có thể giảm hơn nữa.
USD/JPY giảm xuống mức đáy mới gần 145.00 trước dữ liệu lạm phát của Mỹ
- Đồng USD suy yếu khi lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
- Các nhà đầu tư đang tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ trước quyết định của Fed vào thứ Tư.
- USD/JPY đã không thể vượt qua mức kháng cự 146.85.
Dầu thô đi ngang ở mức $71 khi triển vọng nguồn cung ảm đạm
- Dầu WTI ở mức gần $71 vào thứ Ba sau thông tin một tàu chở dầu trên Biển Đỏ bị phiến quân Houthi tấn công.
- Triển vọng giá dầu ảm đạm cho năm 2024 vì tình trạng cung vượt quá cầu sẽ kéo dài
- Đồng đô la Mỹ mất giá trước thềm dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ và cuộc họp cuối cùng của Fed trong năm.
Mặc dù có thông tin một tàu chở dầu trên Biển Đỏ bị phiến quân Houthi bắt giữ, mức tăng của dầu là không đáng kể khi tình trạng nguồn cung lớn hơn như cầu dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian dài. Với việc OPEC + vẫn chưa đưa ra các mức cắt giảm nguồn cung cố định và cao hơn, các mỏ dầu vẫn đang đổ nhiều dầu hơn mức cần thiết vào thị trường.
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ mất giá khi chỉ số DXY giảm xuống dưới mức 104 trước thềm dữ liệu CPI và PCE của Hoa Kỳ vào cuối ngày thứ Ba này, cùng với cuộc họp cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang năm 2023 sẽ diễn ra vào thứ Tư.
Dầu thô (WTI) giao dịch ở mức $71.23 và Dầu Brent giao dịch ở mức $75.8 tại thời điểm viết bài.
Trung Quốc: Sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế
Phát biểu của phương tiện truyền thông nhà nước sau khi kết thúc Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương:
- Tiếp tục giữ vững thanh khoản ở mức hợp lý
- Chính sách tài khóa chủ động sẽ được cải thiện nhằm tăng cường mức độ hiệu quả
- Nỗ lực trong việc kích thích nhu cầu trong nước, thúc đẩy tiềm năng tiêu dùng.
- Giảm chi phí tài chính xã hội, tăng cường tính nhất quán của chính sách vĩ mô
- Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách
- Cần nắm bắt chính xác định hướng cho chính sách công tác kinh tế năm tới
Niềm tin doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ tiếp tục không có sự cải thiện
- Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ NFIB của Hoa Kỳ tháng 11 đạt 90.6. (Trước đó: 90.7)
Đây là tháng thứ 23 liên tiếp chỉ số này thấp hơn mức trung bình 50 năm là 98. Điều này củng cố quan điểm rằng tâm lý của các doanh nghiệp vẫn đang trì trệ mặc dù không có bất kỳ dấu hiệu suy thoái nào. Một điều cần lưu ý là NFIB cho biết tỷ lệ các công ty tăng tuyển dụng đã ở mức âm kể từ tháng 3, cho thấy nhiều công ty cắt giảm nhân sự hơn là tuyển dụng thêm nhân viên.
Trung Quốc tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên trong tuần này
Theo phương tiện truyền thông nhà nước, cuộc họp diễn ra từ ngày 11 đến ngày 12/12.
Hội nghị này là nơi các nhà lãnh đạo Trung Quốc gặp gỡ để thảo luận về các mục tiêu kinh tế và kế hoạch cho năm tới. Các quan chức hiện vẫn khá kín tiếng về kết quả cuộc họp, mặc dù có một số nhận xét từ Bộ Chính trị trong tuần trước.
Các báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đang ủng hộ việc duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ khoảng 4.5% đến 5.5% trong năm sau.
Lợi suất giảm 1% trong ngày, chờ đợi dữ liệu CPI Mỹ
Lợi suất 10 năm ở Mỹ giảm hơn 0.042% xuống mức 4.193% và tiếp tục đà giảm từ mức 5% cuối tháng 10. Điều này cũng gây áp lực lên đồng USD vào thời điểm hiện tại khi USD/JPY giảm 0.6% về mức 145.30 và EUR/USD hiện tăng 0.4% lên 1.0803.
Vẫn còn quá sớm để nói trước dữ liệu CPI sẽ ảnh hưởng ra sao đến quyết định của cuộc họp FOMC ngày mai, cùng với động thái của của BoE và ECB trong tuần này
Vấn đề quan trọng lúc này là nếu thị trường và quan điểm của Fed ủng hộ câu chuyện cắt giảm lãi suất, điều này sẽ giúp duy trì áp lực lên đồng USD đồng thời giúp cổ phiếu và trái phiếu tăng giá trước khi kì nghỉ lễ Giáng sinh đến.