Cuộc gặp với Thống đốc PBOC sẽ diễn ra bên lề cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Marrakech trong tuần này
Đã đạt được “tiến bộ có ý nghĩa: bằng cách thiết lập liên lạc kinh tế thường xuyên với các quan chức Trung Quốc về nhiều vấn đề khác nhau”.
"Chúng tôi đã có những cuộc làm việc rất mang tính xây dựng với các đại diện của PBOC để thúc đẩy một chương trình nghị sự chung liên quan đến biến đổi khí hậu, và vì vậy tôi chắc chắn nhìn thấy tiềm năng để chúng ta cùng nhau làm sâu hơn và tôi lạc quan về điều đó"
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Orr cho biết:
Lãi suất tăng từ 2% lên 5.5% là mức tăng nhanh nhất trong lịch sử của Ngân hàng Dự trữ và những tác động của quyết định này đang diễn ra như dự đoán đối với nền kinh tế của chúng ta
Lãi suất sẽ cần duy trì ở mức hạn chế trong tương lai gần để đảm bảo lạm phát giá tiêu dùng hàng năm quay trở lại phạm vi mục tiêu 1% đến 3%, đồng thời hỗ trợ việc làm bền vững tối đa
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston Susan Collins trình bày Bài giảng Kinh tế năm 2023 của Goldman với chủ đề: "Những suy ngẫm về hoạch định chính sách trong bối cảnh không ổn định":
Fed đang ở hoặc gần đỉnh của chu kỳ tăng lãi suất
Việc tăng lãi suất hơn nữa có thể được đảm bảo tùy thuộc vào dữ liệu đến
Kỳ vọng Fed sẽ duy trì chính sách hạn chế trong một thời gian
Chính sách phải hạn chế cho đến khi lạm phát có dấu hiệu rõ ràng chuyển sang mục tiêu 2%
Lạm phát có thể được kiềm chế bằng 'sự chậm lại có trật tự', tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ
Sự kiên nhẫn về chính sách sẽ cho thời gian để dự đoán về nền kinh tế
Fed đối mặt với thách thức trong việc tìm kiếm tín hiệu từ dữ liệu kinh tế
Lạm phát lõi nguội hơn sẽ cần thị trường lao động nhẹ nhàng hơn
Còn quá sớm để nói lạm phát cơ bản có xu hướng ở mức 2%
Cơ hội hạ cánh mềm đã cao hơn đối với nền kinh tế
Khi tiết kiệm giảm dần, nền kinh tế trở nên phản ứng nhanh hơn với chính sách lãi suất
Tóm lại, mặc dù khả năng nền kinh tế thoát khỏi suy thoái tăng lên, nhưng có thể Fed vẫn chưa thực hiện xong việc tăng lãi suất nhằm mục đích đưa lạm phát trở lại mục tiêu.
Bà cũng cho biết thêm rằng:
Fed sẽ là yếu tố xử lí 'tình trạng bất ổn ở Trung Đông'
Nền kinh tế vẫn chưa cảm nhận được toàn bộ tác động của chu kỳ tăng lãi suất
Không thấy lý do gì để thay đổi mục tiêu lạm phát của Fed
Các quan chức của Fed cho rằng tăng trưởng GDP trong thời gian còn lại của năm 2023 sẽ bị giảm nhẹ do cuộc đình công của UAW. GDP của năm 2024 sẽ không bị tác động.
Dự báo kinh tế mạnh hơn dự báo tháng 7 do chi tiêu của doanh nghiệp và người tiêu dùng ổn định.
Quyết định chính sách và lãi suất:
Một số người tham gia lưu ý rằng việc thu hẹp bảng cân đối kế toán có thể tiếp tục diễn ra trong "một thời gian", ngay cả sau khi việc cắt giảm lãi suất bắt đầu.
Với lãi suất chính sách ở mức hoặc gần mức đỉnh, trọng tâm cần chuyển sang duy trì lãi suất hạn chế trong thời gian dài hơn thay vì tăng lãi suất hơn nữa.
Hầu hết các thành viên FOMC tiếp tục nhận thấy rủi ro lạm phát tăng cao và lạm phát được mô tả là "cao không thể chấp nhận được".
Rủi ro kinh tế:
Các thành viên FOMC nhấn mạnh sự bất định trong tương lai của nền kinh tế.
Sự biến động của dữ liệu và các sửa đổi dữ liệu có thể xảy ra cho thấy cần tiến hành cẩn thận việc xác định mức độ thắt chặt bổ sung.
Rủi ro bao gồm hiệu ứng trễ dài hơn từ việc thắt chặt tài chính, tác động của các cuộc đình công của công đoàn, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và sự suy yếu liên tục của bất động sản thương mại.
Thị trường lao động và thất nghiệp:
Tăng trưởng dưới xu hướng và thị trường lao động mềm mại hơn được coi là cần thiết để khôi phục cân bằng kinh tế.
Tiếp tục có những rủi ro suy giảm đối với hoạt động kinh tế và rủi ro tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Mối lo ngại về lạm phát
Lạm phát được mô tả là "cao không thể chấp nhận được", cần có thêm bằng chứng để tin tưởng rằng áp lực giá cả đang giảm bớt.
Hầu hết các thành viên FOMC tiếp tục nhận thấy rủi ro lạm phát tăng lên.
Thông tin chi tiết về cuộc họp chính sách
Trong cuộc họp chính sách ngày 19-20 tháng 9 của Fed, các thành viên FOMC đã đánh giá rằng rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu của FOMC đang trở nên hai chiều hơn.
Waller nói rằng lãi suất dài hạn tăng cao sẽ hỗ trợ cho lãi suất ngắn hạn ổn định. Có vẻ trong tháng 11 Fed sẽ chờ đợi để xem nền kinh tế và thị trường phát triển như thế nào trong tháng 12.
Mặt thực của nền kinh tế đang hoạt động tốt
Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu
Fed có thể quan sát và xem điểu gì xảy ra với lãi suất
Việc phát hành phải có tác động đến lợi suất
Khi thâm hụt ngân sách là 6% và tỷ lệ thất nghiệp thấp, thì không bền vững
Tờ New York Times đưa tin rằng thông tin tình báo ban đầu cho thấy các nhà lãnh đạo Iran đã rất bất ngờ trước cuộc tấn công của Hamas.
Điều này trái ngược với một báo cáo vào thứ Bảy từ Summer Said của WSJ cho biết Iran đã giúp lên kế hoạch tấn công Israel trong vài tuần.
Mức độ tham gia của Iran vào cuộc tấn công là một câu hỏi quan trọng đối với thị trường dầu mỏ. Nếu Iran bị chứng minh là có liên quan mật thiết, điều đó có thể sẽ gây ra một phản ứng quân sự hoặc ít nhất là các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với dầu mỏ của Iran.
"Hoa Kỳ, Israel và các đồng minh chủ chốt trong khu vực chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Iran trực tiếp hỗ trợ lên kế hoạch cho vụ tấn công, theo các quan chức Mỹ và một quan chức khác ở Trung Đông," báo cáo của NYT cho biết.
Một câu hỏi chưa có câu trả lời ở Israel là làm thế nào mà một hoạt động lớn như vậy ở một khu vực được giám sát chặt chẽ lại có thể không bị phát hiện.
Tuy nhiên, cuối cùng, Iran và Hamas là những đồng minh thân cận và những cuộc tấn công dã man này sẽ gây ra hậu quả đối với Iran. Tuy nhiên, Mỹ đã lặng lẽ nới lỏng việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Iran dưới thời chính quyền Biden khi nước này cố gắng giữ giá dầu ở mức thấp cho người tiêu dùng Mỹ.
Đồng đô la đã tăng giá mạnh trong năm nay do chênh lệch ngày càng lớn giữa tăng trưởng Mỹ và toàn cầu và lãi suất thực cao.
Không chỉ chính sách tài khóa thúc đẩy điều này, việc Fed thắt chặt nền kinh tế cũng yếu hơn nhiều so với các nơi khác.
Cuối cùng sẽ có một cuộc suy thoái (nhẹ) và Fed sẽ nới lỏng chính sách nhưng chưa rõ khi nào? Rủi ro là việc Fed liên tục cắt giảm lãi suất và đồng đô la vẫn sẽ mạnh lên trong thời gian dài.
Các ngân hàng trung ương EM đã cắt giảm lãi suất. Các nền kinh tế Antipodean có nhiều khả năng là những nước đầu tiên cắt giảm trong G10, tiếp theo là một số nền kinh tế châu Âu. Tranh luận về khoảng cách Fed - ECB vẫn đang diễn ra.
Khi BoJ quyết định tăng lãi suất, họ sẽ phải thực hiện nhanh chóng.
CNY đã mất vị thế là đồng tiền dự trữ.
Chỉ số đồng đô la đang quay đầu giảm trở lại khi khả năng về chu kỳ tăng lãi suất liên tục đến năm 2024 không còn được thị trường mong đợi do lợi suất dài hạn tăng, nhưng câu hỏi thực sự là khi nào Fed bắt đầu cắt giảm. Thị trường lãi suất quỹ Fed đang định giá mức cắt giảm 79 điểm cơ bản vào năm tới, nhưng điều này phụ thuộc rất nhiều vào những gì xảy ra tiếp theo trong nền kinh tế.
Thị trường đang mong chờ quan chức Fed Waller cân nhắc về chính sách tiền tệ hiện tại vì Fed Waller thuộc phe diều hâu và nếu ông ấy ra hiệu về một động thái đứng ngoài cuộc thì đó sẽ là một sự xác nhận mạnh mẽ. Tuy nhiên, Waller cũng muốn đợi cho đến ngay trước khi Fed có cuộc họp báo lần tiếp theo vào ngày 21/10 trước khi đưa ra bất kỳ tín hiệu nào.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang tăng mặc dù dữ liệu PPI cao hơn dự kiến. Dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai lúc 19:30.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số NASDAQ đang di chuyển trên đường MA 100 ngày và MA 50 ngày sắp chạm đến điểm hội tụ của hai đường này. Đường MA100 ngày là 13,602.16. Đường MA 50 ngày là 13,609.65.
S&P tăng nhưng vẫn thấp hơn đường MA 100 ngày ở mức 4,399.19.
Thị trường đang cho thấy:
Dow Jones tăng 49.28 điểm tương đương 0.15% lên 33,788.58 điểm
S&P 500 tăng 7.94 điểm tương đương 0.18% lên 4,366.18 điểm
NASDAQ tăng 45.71 điểm tương đương 0.34% lên 13,608.55 điểm
USDCAD vẫn nằm trong phạm vi giao dịch được thiết lập kể từ thứ hai. Phạm vi đó có mức hỗ trợ so với đường MA 200 trên biểu đồ 4 giờ gần 1.35714 và mức kháng cự so với đỉnh của vùng dao động lên tới 1.36125.
Hiện tại, phe mua và phe bán đang tranh giành nhau giữa hai mức.
Biến động giá sau báo cáo PPI hôm nay có thể là dự báo về những gì sắp xảy ra trước báo cáo CPI rất được mong đợi vào thứ năm.
Thị trường đang cho thấy những lo ngại về lạm phát đã giảm bớt. Đợt tăng PPI mới nhất là do năng lượng, nhưng kể từ đầu tháng 10 giá dầu đã giảm. Điều đó sẽ dẫn đến việc giảm PPI trong tháng 10, vì vậy mức tăng PPI của tháng 9 hôm nay đã nhanh chóng bị lu mờ.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu tiếp tục giảm do rủi ro địa chính trị và điều đó cũng khiến đồng đô la Mỹ bị ảnh hưởng.
Đồng tiền mạnh nhất so với đồng đô la Mỹ hiện nay là đồng bảng Anh, đã tăng giá trong sáu ngày liền và vượt mức 1.23 lần đầu tiên kể từ ngày 20/9.
Một đường ống khí đốt tự nhiên nối giữa Phần Lan và Estonia đã bị hư hại trong tuần này, có thể do bị phá hoại. Thời điểm đường ống bị hư hại khá đáng ngờ, ngay trước khi mùa đông bắt đầu.
Đường ống sẽ không được sửa chữa cho đến ngày 1 tháng 4.
"Rất có thể tác nhân gây hại cho cả đường ống dẫn khí và cáp thông tin là do hoạt động bên ngoài. Nguyên nhân thiệt hại hiện chưa rõ ràng, các cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục với sự hợp tác của Phần Lan và Estonia", Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết trong một phát biểu vào thứ Ba.
Cả đường ống dẫn khí và cáp viễn thông đều bị hư hại, mặc dù ở các vị trí khác nhau.
Đường ống bắt đầu bị rò rỉ vào Chủ nhật và giá TTF đã tăng mạnh trong tuần này. Nguồn cung từ đường ống này không lớn, nhưng nếu Nga phá hủy đường ống, điều này chắc chắn sẽ góp phần làm tăng rủi ro vào mùa đông.
CHF mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
Chứng khoán châu Âu biến động trái chiều. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng.
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm với lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 9.5 điểm cơ bản xuống 4.560%
Vàng tăng 0.62% trong ngày, hiện ở $1,872
Dầu thô WTI giảm 0.8% xuống 85.27 USD
Bitcoin giảm 0.7% xuống còn 27,200 USD
USD ổn định hơn mặc dù lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục giảm sâu trong ngày. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hiện giảm gần 10 điểm cơ bản xuống 4.56%:
DXY tăng 0.05% lên 105.83
USDCHF giảm 0.14% trong ngày xuống 0.9031
EUR/USD dao động quanh mức 1.0600 trong khi GBPUSD giao dịch ở 1.2286
USD/JPY hiện ít thay đổi ở mức 148.80.
Thị trường chờ đợi dữ liệu PPI Mỹ lúc 19:30 tối nay và biên bản cuộc họp FOMC 1:00 rạng sáng mai.
Số đơn xin thế chấp MBA tuần kết thúc ngày 29 tháng 9: +0.6%
Trước đó: -6.0%
Chỉ số thị trường 179.3 so với 178.2 trước đó
Chỉ số mua hàng 137.5 so với 136.6 trước đó
Chỉ số tái cấp vốn 385.8 so với 384.6 trước đó
Lãi suất thế chấp 30 năm: 7.67% so với 7.53% trước đó
Sau khi số đơn đăng ký thế chấp giảm mạnh vào tuần kết thúc ngày 29/9, hoạt động tuần kết thúc ngày 6/10 đã có sự phục hồi nhẹ khi cả hoạt động mua bán và tái cấp vốn đều tăng cao hơn một chút.
Thị trường chứng khoán châu Âu biến động trái chiều trong ngày giao dịch thứ Tư sau khi có phiên tốt nhất trong gần một năm vào ngày hôm qua.
Thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào những diễn biến trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas. Mới đây, phương tiện truyền thông nhà nước địa phương NNA đưa tin rằng có hai tên lửa đã được bắn từ Lebanon về phía Israel. Các nhà đầu tư đã tìm đến các tài sản “trú ẩn an toàn” bao gồm vàng, USD và trái phiếu kho bạc, trong khi thị trường chứng khoán có phần ổn định trở lại.
Theo Khảo sát Kỳ vọng Người tiêu dùng hàng tháng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), lạm phát kỳ vọng trong 12 tháng tới của người tiêu dùng khu vực Eurozone tăng nhẹ lên 3.5% so với 3.4% vào tháng 7. Ngoài ra, mức lạm phát được dự báo trong 3 năm tới là 2.5% so với mức 2.4% tháng trước .
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm với lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 1.89% xuống 4.569 trong bối cảnh phương tiện truyền thông nhà nước địa phương NNA đưa tin rằng có hai tên lửa đã được bắn từ Lebanon về phía Israel.
Dầu thô đã bị bán tháo từ ngưỡng kháng cự 94 USD do những lo ngại về nhu cầu trong bối cảnh giá tăng cao trong khi các chính sách kinh tế tiếp tục thắt chặt, đồng đô la Mỹ và lợi suất toàn cầu tăng cũng như giá cổ phiếu giảm. Dầu thô tăng giá vào đầu phiên ngày thứ Hai do cuộc chiến giữa Israel và Hamas bùng nổ vào cuối tuần qua khi thị trường cho rằng nguồn cung có thể bị ảnh hưởng. Chừng nào xung đột vẫn còn giới hạn ở Israel và Hamas, nguồn cung dầu sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu tình hình leo thang và các nước Ả Rập khác tham gia cùng Hamas chống lại Israel, thì giá dầu thô có thể sẽ tăng lên mức đỉnh mới.
Phân tích kỹ thuật dầu thô WTI - Khung thời gian ngày
Trên biểu đồ ngày, Dầu thô WTI đã chạm ngưỡng kháng cự 95 USD và bị bán tháo trong nhiều ngày trước khi có đà hồi phục mạnh mẽ do chiến tranh bùng nổ ở Israel vào cuối tuần qua. Nhà giao dịch cần lưu ý đường xu hướng tăng ở bên dưới cũng như đường Fibonacci thoái lui 38.2%, các mức giá quan trọng cho xu hướng sắp tới của mặt hàng này.
Phân tích kỹ thuật dầu thô WTI - Khung thời gian 4 giờ
Trên đồ thị 4 giờ, chỉ báo MACD đã có tín hiệu phân kỳ khi giá tiến đến vùng kháng cự. Tín hiệu phục hồi sẽ rõ ràng hơn khi giá tăng lên trên đường xu hướng giảm và các đường MA có dấu hiệu cắt lên.
Phân tích kỹ thuật dầu thô WTI - Khung thời gian 1 giờ
Trên biểu đồ 1 giờ, chỉ báo MACD báo hiệu một tín hiệu phân kỳ khác ngay quanh mức hỗ trợ $83, có thể xác nhận về một nhịp phục hồi sắp xảy ra. Giá hiện đang tích lũy quanh mức hỗ trợ 85 USD và mức kháng cự 87 USD khi tình hình kinh tế và địa chính trị chưa có manh mối rõ ràng. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, việc phá vỡ vùng giá tích lũy này sẽ dẫn tới một xu hướng mạnh mẽ về cả chiều mua và chiều bán.
Sự kiện sắp tới
Tuần này thị trường sẽ tập trung vào báo cáo CPI của Mỹ vì điều có thể làm thay đổi kỳ vọng về lãi suất của FOMC. Trong ngày hôm nay, số liệu PPI của Hoa Kỳ và Biên bản họp FOMC cũng sẽ được công bố. Vào thứ Sáu, chúng ta sẽ kết thúc tuần với báo cáo Tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan.
Dầu thô có thể phản ứng mạnh hơn với số liệu CPI cơ bản vì nó có thể dẫn đến việc Fed thực hiện chính sách thắt chặt hơn trong khi dữ liệu về trợ cấp thất nghiệp có thể báo hiệu một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Hơn nữa, các sự kiện ở Trung Đông là điều cần chú ý vì sự leo thang xung đột giữa các quốc gia Ả Rập khác có thể sẽ dẫn tới việc giá dầu thô tăng vọt.
Phiên Châu âu bắt đầu với việc các cặp tiền tệ chính không quá biến động và thị trường chứng khoán chìm trong sự ảm đạm. Các chỉ số châu Âu không được hỗ trợ tâm lý hưng phấn của ngày hôm qua, trong khi chứng khoán Pháp giảm điểm vào đầu phiên sau khi LVMH báo cáo mức tăng trưởng doanh số bán hàng chậm hơn trong quý 3.
Sau đà giảm của ngày hôm qua, đồng đô la đang tiếp tục đi ngang trong ngày hôm nay. Điều này khiến các nhà đầu tư phải đặt ra câu hỏi: Liệu chúng ta có đang quá hưng phấn về đồng đô la?
Đến với thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hiện ở mức 4.624% trong ngày. Đó là một khoảng cách xa so với mức đỉnh 4.887% vào thứ Sáu tuần trước, khiến các nhà giao dịch phải lo lắng chờ đợi số liệu lạm phát từ Mỹ trong tuần này.
Trong tuần này, số liệu PPI và CPI sẽ được công bố và có khả năng sẽ thiết lập xu hướng mới cho thị trường ngoại hối cũng như các thị trường khác trên toàn cầu. Do đó, phiên giao dịch hôm nay có vẻ sẽ mang tính thăm dò trước khi các dữ liệu kinh tế quan trọng xuất hiện.
Không có hợp đồng nào cần lưu ý trong ngày hôm nay. Vì vậy, tâm lý giao dịch sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình hình chung của thị trường với điểm nhấn sẽ là số liệu PPI và CPI của Mỹ được công bố trong tuần này.
Chỉ số DXY tiếp tục tiếp tục chịu áp lực sau khi phá vỡ mức hỗ trợ 106.00.
Dữ liệu PPI sẽ là tâm điểm của thị trường trong ngày hôm nay.
Fed sẽ công bố Biên bản cuộc họp tháng Chín của họ.
Chỉ số USD tiếp tục đà giảm ngay sau khi chạm mức cao nhất trong năm, gần 107.30 (vào ngày 3/10), và hiện tại đang đi ngang quanh mốc 105.70 - vùng giá thấp nhất trong tháng 10. Có thể thấy đồng bạc xanh đã phản ứng lại với những phát biểu gần đây của các quan chức Fed. Mặc dù chính sách thắt chặt của Fed vẫn sẽ được duy trì trong thời gian tới, khả năng có thêm một đợt tăng lãi suất nữa vào cuối năm nay dường như đã giảm xuống.
Trong phiên Bắc Mỹ sắp tới, Số liệu PPI tháng Chín của Mỹ sẽ được công bố, trong khi Biên bản FOMC sẽ là tâm điểm của phiên Châu Âu. Ngoài ra, các số liệu khác của Hoa Kỳ cũng sẽ được công bố trong tuần này: Số liệu Thế chấp của MBA, Chỉ số PPI, Biên bản FOMC (Thứ Tư) - Số liệu về Trợ cấp Thất nghiệp, Tỷ lệ Lạm phát (Thứ Năm) - Số liệu sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng (Thứ Sáu).
Ngoài ra, một vài vấn đề nổi bật khác có thể ảnh hưởng đáng kể đến thị trường như khả năng hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ cùng các suy đoán về việc cắt giảm lãi suất vào đầu năm 2024. Nhà đầu tư cũng cần chú ý đến tình hình địa chính trị khá căng thẳng giữa Nga và Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.