Chúng ta cần đánh giá các công việc còn lại cần làm thông qua số liệu lạm phát
Đồng thời đảm bảo sẽ thắt chặt chính sách đủ để kiềm soát lạm phát
Có khả năng lãi suất sẽ tăng cao hơn mức cần thiết một chút trong cuộc chiến chống lạm phát
Chính sách cần đủ thắt chặt trong thời gian đủ dài
Vấn đề hiện tại mà BoE phải đối mặt là việc cảnh giác về tác động vòng hai của lạm phát, đặc biệt là khi tiền lương đang tăng cao trong vài tháng qua. Rủi ro lạm phát đình trệ đang gia tăng và điều này sẽ khiến BOE gặp khó khăn trong việc cố gắng giúp nền kinh tế hạ cánh mềm.
Trong tuần này, EURUSD đã phục hồi khá tốt sau khi bật lên khỏi vùng hỗ trợ tại 1.08 và đường MA 200 ngày (đường màu xanh lam). Phe mua hiện đang cố gắng lấy lại ưu thế khi tiến đến kiểm tra đường MA 100 ngày (đường màu đỏ) tại 1.0924.
Giá vẫn sẽ tiếp tục giằng co phía dưới các đường MA quan trọng trên khung D1, nhưng nếu có thể phá vỡ các mức kỹ thuật này, lực mua sẽ tăng mạnh trở lại và đẩy giá lên mục tiêu tiếp theo là 1.10.
Cả EUR và USD đều là tâm điểm chú ý ngày hôm nay, đồng nghĩa với việc EUR/USD sẽ cần được tích cực theo dõi trong những ngày tới.
EUR sẽ bị ảnh hưởng bởi dữ liệu lạm phát của Eurozone do các nhà giao dịch vẫn đang cân nhắc xem liệu ECB có tăng lãi suất trong tháng tới hay không. Hiện kỳ vọng thị trường đang ở khoảng 58%, dữ liệu mạnh mẽ hơn có thể thúc đẩy lãi suất tăng và củng cố vị thế của EUR.
Biến động của USD sẽ chủ yếu dựa trên các dữ liệu của Hoa Kỳ trong tuần này .
Nửa đầu tuần đã trôi qua với loạt dữ liệu kinh tế gây thất vọng tại Hoa Kỳ như báo cáo Cơ hôi việc làm JOLTS, báo cáo Niềm tin tiêu dùng và dữ liệu Thay đổi việc làm ADP. Thị trường lao động bắt đầu suy yếu là những tín hiệu đầu tiên cho thấy một cuộc suy thoái đang đến gần. Trên thực tế, thị trường có thể tin chắc rằng Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9 và 11, đồng thời dấy lên kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất đến sớm hơn. Tuy nhiên, bất cháp các số liệu đáng lo ngại, chỉ số Russell 2000 vẫn tăng mạnh như không có chuyện gì xấu xảy ra. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía, như là việc các nhà đầu tư thả lỏng tâm lý do kỳ vọng chính sách ôn hòa và lợi suất giảm mạnh. Đôi khi các nhà giao dịch cũng đánh giá rằng thị trường lao động nới lỏng sẽ là tin tốt cho lạm phát trong tương lai. Cho đến khi có thêm nhiều dữ liệu hơn được công bố, phân tích kỹ thuật sẽ giúp các traders quản lý rủi ro và xác định các xu hướng biến động giá khả thi nhất.
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, chỉ số Russell 2000 đã bật lên trên vùng hỗ trợ 1820 và phục hồi trở lại lên kháng cự cứng tại 1920. Vùng hợp lưu được hình thành từ đường MA 21 (màu đỏ) và các mức Fibo sẽ là ngưỡng kháng cự mà phe bán muốn giá bật xuống trở lại để phá vỡ mức hỗ trợ 1820. Trái lại, phe mua sẽ muốn thấy giá kéo dài đà phục hồi lên trên vùng kháng cự tại 2030.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, sau khi bật lên vùng hỗ trợ, giá đã phá vỡ đường xu hướng giảm và mở rộng đà tăng lên vùng kháng cự cứng phía trên. Để có thể phá vỡ mức kỳ thuật này sẽ cần rất nhiều nỗ lực từ phe mua và nếu thành công, một đợt tăng giá mạnh có thể được hình thành.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, sự xuất hiện của phân kỳ MACD ngay tại vùng kháng cự là dấu hiệu giá đảo chiều giảm. Khi đó, khả năng giá thoái lui trong ngắn hạn là rất cao, do đó sẽ có một đợt tăng đột biến cuối cùng trước khi giảm mạnh. Nếu phe bán phá vỡ xuống dưới đường xu hướng tăng thì sẽ là tín hiệu xác nhận sự hình thành của một xu hướng giảm mới.
Sự kiện sắp tới:
Tâm điểm chú ý trong tuần này là loạt báo cáo về thị trường lao động tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, hôm nay thị trường sẽ hướng sự tập trung vào Báo cáo trợ cấp thất nghiệp và dữ liệu PCE Hoa Kỳ trong phiên Mỹ tối nay. Đến ngày mai, tuần giao dịch sẽ kết thúc với báo cáo PMI sản xuất ISM và dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp NFP. Thật khó để thấy Russell 2000 tăng giá ngay cả khi dữ liệu kém kỳ vọng phản ánh tín hiệu suy thoái đang ngày càng rõ ràng. Dù vậy, thị trường chứng khoán sẽ luôn gây bất ngờ ngay cả khi phải đổi mặt với các triển vọng kinh tế kém lạc quan.
Bên cạnh đó, hợp đồng tương lai của Mỹ, hợp đồng tương lai chỉ số Dow tăng 0.2%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq tương lai không thay đổi vào thời điểm hiện tại. Nhìn chung, tâm lý thị trường ổn định hơn trước khi bắt đầu phiên giao dịch ở châu Âu.
Trọng tâm của phiên là dữ liệu PMI chính thức của tháng 8 từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS). PMI sản xuất được cải thiện so với tháng 7 và cũng vượt kỳ vọng trong khi chỉ số phi sản xuất giảm nhẹ và không đạt ước tính.
USD/JPY giảm trong phiên. Dữ liệu từ Nhật Bản hôm nay cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 7 kém hiệu quả. Các ước tính cho tháng 8 và tháng 9 là có sự cải thiện. Chính phủ Nhật Bản đã hạ mức đánh giá về lĩnh vực này. Người phát ngôn của chính phủ cho biết nhu cầu chậm lại cả trong nước lẫn toàn cầu.
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Isabel Schnabel phát biểu khai mạc tại hội nghị "Lạm phát: Động lực và Động lực" do Trung tâm Nghiên cứu Lạm phát tại Fed Cleveland và Ngân hàng Trung ương Châu Âu tổ chức vào lúc 23:00 tối nay
Sau đó là phát biểu của Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Luis de Guindos và phần hỏi đáp tại hội thảo
USDJPY giảm 0.27% xuống 145.82. Doanh số bán lẻ tháng 7 của Nhật Bản được công bố cao hơn dự kiến. Thành viên Hội đồng chính sách BoJ Toyoaki Nakamura gây chú ý khi dấy lên khả năng BoJ trở nên hawkish, ông cho biết "Nền kinh tế Nhật Bản không còn rơi vào tình trạng giảm phát nhưng tư duy giảm phát vẫn chưa bị xóa bỏ".
AUDUSD tăng 0.21% lên 0.6488 khi dữ liệu đầu tư tài sản cố định Capex quý 2 của Úc tăng mạnh và PMI sản xuất của Trung Quốc cao hơn dự kiến
NZDUSD tăng 0.1% trong ngày, hiện ở 0.5962 khi niềm tin người tiêu dùng New Zealand đạt mức cao nhất trong 2 năm dù vẫn ở mức âm
Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Anh Huw Pill phát biểu tại Hội nghị hai năm một lần của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi với chủ đề chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế tiên tiến vào lúc 14:15 chiều nay
Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông có thể đóng cửa vào ngày mai do siêu bão Saola. Nếu Đài quan sát HK thông báo siêu bão Saola vẫn tồn tại vào lúc 8 giờ sáng mai thì phiên giao dịch buổi sáng trên HKEX sẽ bị hủy.
Một tháng trước, Úc và EU đã không đạt được thỏa thuận. Bộ trưởng Thương mại Úc Don Farrell và Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis sẽ gặp nhau trong một cuộc hội thảo từ xa vào hôm nay để khởi động lại các cuộc đàm phán.
Các điểm vướng mắc bao gồm khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Australia, đặc biệt là thịt bò, vào thị trường EU.
Về phần mình, EU mong muốn đa dạng hóa thương mại. Dòng chảy thương mại của EU đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Một hiệp định thương mại tự do cũng sẽ đơn giản hóa hoạt động đầu tư của châu Âu vào lĩnh vực khoáng sản quan trọng của Úc.
Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm sau khi dữ liệu việc làm ADP được công bố yếu hơn dự kiến (177K so với 195K dự đoán). S&P 500 có chuỗi 4 ngày tăng điểm liên tiếp khi tăng 0.38%, đóng cửa ở mức 4,514.87 nhờ cổ phiếu Nvidia tăng gần 1% trong khi cổ phiếu của Apple tăng gần 2% sau khi công ty này thông báo sự kiện ra mắt vào ngày 12 tháng 9 với tâm điểm là sản phẩm mới iPhone 15. Dow Jones
tăng 37.5 điểm hay 0.11%, kết phiên ở mức 34,890.24. Nasdaq Composite tăng 0.54% lên 14,019.31.
Dow Jones +0.11%
S&P 500 +0.38%
Nasdaq +0.54%
Trên thị trường FX, USD lao dốc sau công bố dữ liệu ADP, đã có thời điểm trở thành đồng tiền yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính khi giảm 0.78% so với GBP, 0.59% so với EUR và 0.51% so với cả AUD và NZD trước khi hồi nhẹ vào cuối ngày. GBP mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm G10 vào cuối ngày. GBPUSD tăng 0.61% lên 1.2720. USDJPY tăng 0.25%, vượt mức 146.00, kết phiên ở 146.20.
Chỉ số DXY -0.30%
EURUSD +0.40%
GBPUSD +0.61%
AUDUSD -0.09%
NZDUSD -0.22%
USDJPY +0.25%
USDCHF +0.01%
USDCAD -0.15%
Dầu thô WTI tăng 0.56 USD hoặc 0.69%, kết phiên ở mức 81.72 USD. Vàng tăng 6.10 USD hay 0.31% lên mức 1942.98 USD. Bạc giảm -0.08 USD hoặc -0.33% xuống 24.60 USD. Bitcoin tiếp tục giảm, kết phiên ở 27,275 USD. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm sau tin ADP. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1bps xuống 4.112%.
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phải đối mặt với khoản thanh toán trái phiếu trị giá 38 tỷ RMB trong 4 tháng tới
Sự suy thoái kéo dài đã ảnh hưởng đến giá nhà đất trong bối cảnh doanh số bán hàng sụt giảm và việc xây dựng căn hộ mới bị trì hoãn. Chính phủ đã ngừng cung cấp gói cứu trợ nhưng phản ứng của chính quyền Trung Quốc đang được chú ý khi ngày càng có nhiều đợt trái phiếu đáo hạn.
Fed đã đưa ra một loạt cảnh báo đối với những ngân hàng có tài sản từ 100 tỷ đến 250 tỷ USD. Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường thắt chặt giám sát.
Các ngân hàng bao gồm Citizens Financial, Fifth Third Bancorp và M&T Bank Corp.
Cảnh báo đề cập nhiều vấn đề bao gồm vốn và thanh khoản cũng như công nghệ của các ngân hàng.
Điều này diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng đang phải giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng lớn nhất xảy ra trong lĩnh vực này kể từ năm 2008, chứng kiến ba tổ chức cho vay cỡ trung của Mỹ sụp đổ vào đầu năm nay.
Một đơn vị của Citic Group và CCB Trust, được hỗ trợ bởi Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, đã được yêu cầu kiểm tra sổ sách của Zhongrong International Trust Co. Đây có thể là tiền đề cho một cuộc giải cứu người cho vay trong bóng do nhà nước lãnh đạo.
Điều này xảy ra trong bối cảnh Tập đoànZhongrong và công ty tín thác Zhongzhi Enterprise trực thuộc đã tạm dừng thanh toán nhiều hạng mục đầu tư cho các cá nhân và công ty vào đầu tháng này.