Lợi suất trái phiếu của Vương quốc Anh hiện đang giảm mạnh trong ngày và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng giảm khoảng 15 điểm cơ bản xuống còn 4.18% trong ngày.
Chỉ số CPI khu vực Eurozone tháng 6 đúng như kỳ vọng ở mức +5.5%
- CPI tháng trước +6.1%
- CPI cốt lõi +5.5% so với +5.4% cùng kỳ
- CPI cốt lõi tháng trước +5.3%
AUDUSD tiếp tục giảm khi đồng Nhân Dân Tệ yếu đi
Úc và Trung Quốc có thể nói là 2 quốc gia có mối liên kết rất chặt chẽ về kinh tế. Phần lớn hàng hóa từ Úc đều được xuất sang Trung Quốc và phần lớn hàng nhập khẩu của Úc đều đến từ Trung Quốc bởi vậy từ lâu 2 đồng tiền này đã có một xu hướng chung trong giao dịch tiền tệ. Khi CNY yếu đi thì AUDUSD chắc chắn sẽ giảm theo. Tổng kết phiên giao dịch ngày hôm nay chứng kiến AUDUSD giảm 0.6% xuống chỉ còn 0.67707.
AUDUSD đã trượt dài sau khi gặp phải mốc kháng cự 0.69000, nếu mốc hỗ trợ 0.66000 bị phá vỡ thì rất có thể AUDUSD sẽ còn giảm sâu hơn nữa xuống vùng 0.64900. Tuy nhiên khả năng lớn trong ngắn hạn cặp tiền này sẽ hồi phục sau khi giảm xuống 0.67000 do có dấu hiệu hình thành sóng Elliot trên khung Daily.
Nhật Bản đón hơn 2 triệu du khách vào tháng 6, lần đầu tiên kể từ đại dịch
Số lượng du khách nước ngoài cho cả mục đích công tác và du lịch là 2.07 triệu vào tháng trước, lần đầu tiên vượt mốc 2 triệu kể từ tháng 2 năm 2020. Đó là một dấu hiệu tích cực cho các doanh nghiệp địa phương và ngành du lịch, nhưng vẫn giảm khoảng 28% kể từ mức cao nhất vào tháng 6 năm 2019.
BOE: Khả năng cao sẽ tăng lãi suất 25 bps vào tháng 8
Đầu tuần này, khả năng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 8 được dự đoán là khoảng 66% nhưng tỷ lệ đó hiện đã giảm xuống còn khoảng 41% do là tỷ lệ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản được ủng hộ với xác suất là 59%. Điều đó xảy ra sau dữ liệu CPI của Vương quốc Anh vào đầu ngày hôm nay.
Hợp đồng tương lai FTSE của Vương Quốc Anh bật tăng mạnh mẽ
Chỉ số FTSE100 hiện giao dịch ở mức 7562, tăng 1.43% chỉ sau vài phút mở phiên
Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm Mỹ giảm sâu sau khi lạm phát tại Vương Quốc Anh hạ nhiệt
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm hơn 4bp xuống còn 3.744% sau khi tin tức về CPI tháng 6 của Vương Quốc Anh được công bố.
Đây là một hệ quả tất yếu khi lạm phát đang có dấu hiệu hình thành đỉnh, trong phiên tới chắc chắn trái phiếu chính phủ Anh 10 năm cũng sẽ giảm theo cùng với đó là sự suy yếu của đồng bảng Anh
HĐTL Eurostoxx +0.4% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL DAX: +0.3%
- HĐTL FTSE: +0.6%
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ đang giữ ổn định, mặc dù cho đến giờ vẫn có ít thay đổi trong ngày.
CPI tháng 6 của Vương Quốc Anh có gì đáng chú ý?
- CPI tháng 6 của Vương Quốc Anh: 7.9% y/y
- Dự báo: 8.2% y/y
- Trước đó: 8.7% y/y
- CPI lõi: 6.9% y/y
- Dự báo: 7.1% y/y
- Trước đó: 7.1% y/y
Lợi suất trái phiếu chính phủ đồng loạt giảm
Lợi suất trai phiếu chính phủ đồng loạt giảm trên mọi kỳ hạn, tuy vậy USD hiện đang phục hồi nhẹ, DXY dao động quanh 100.00.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Đồng đô la đang dần ổn định lại, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của tỷ giá USD/JPY sau khi thống đốc BOJ Ueda hạ thấp kỳ vọng về sự điều chỉnh chính sách vào cuối tháng này. Cặp tiền hiện đang giao dịch trở lại trên 139.00.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Sự bùng nổ AI tiếp tục gia tăng tốc độ và chúng ta có thể mong đợi một sự đột phá mạnh mẽ trong bức tranh toàn cảnh trong năm nay.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
13:00 - Số liệu CPI tháng 6 của Vương quốc Anh
16:00 - Số liệu CPI tháng 6 cuối cùng của Eurozone
18:00 - Đơn xin thế chấp của MBA tại Hoa Kỳ kết thúc ngày 14 tháng 7
Cập nhật thị trường: USD phục hồi trên diện rộng, JPY yếu nhất
- USD tiếp tục phục hồi trong phiên Á, DXY hiện đang ở mức 100.076
- JPY suy yếu, USDJPY dao động quanh 139.39
Cập nhật thị trường: USDJPY tiếp tục tăng lên gần mức 139.400
Trong bối cảnh USD phục hồi nhẹ, USDJPY tiếp tục tăng lên mức 139.397.
JP Morgan cho biết 2 yếu tố có thể dẫn đến phi đô la hóa
Thông qua báo cáo của Bloomberg, JP Morgan cho biết:
- Trong số các yếu tố có thể đe dọa sự thống trị lâu dài của đồng đô la là tình trạng rối loạn chính trị ở Mỹ có thể cản trở các nỗ lực quản lý nợ quốc gia, “ngăn cản chính phủ ổn định nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng do hạn chế tài khóa”.
- Tăng cường cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc
Nếu căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng cùng với sự phân mảnh toàn cầu, điều đó có thể dẫn đến phi toàn cầu hóa trong thương mại và tài chính. Về tài chính, cũng có thể dẫn đến phi đô la hóa.
JP Morgan cho biết khả năng đồng đô la bị thay thế hoàn toàn với tư cách là đồng tiền dự trữ chính trong vòng 10 năm tới là khá thấp, khả năng xảy ra “phi đô la hóa một phần” cao hơn, với việc Trung Quốc ngày càng đảm nhận vai trò của đồng bạc xanh trong số các quốc gia không liên kết với Hoa Kỳ. Tuy vậy, USD vẫn là đồng tiền dự trữ chủ đạo. Tỷ trọng USD trong dự trữ quốc tế giảm từ 73% năm 2001 xuống 58% năm 2022 (dữ liệu IMF).
ANZ cho biết có khả năng sẽ có một đợt tăng lãi suất khác của RBNZ vào tháng 11
ANZ cho biết:
- Lạm phát hàng năm giảm từ 6.7% trong Q1 xuống 6.0% trong Q2, cao hơn dự báo của ANZ 5.9%, nhưng thấp hơn so với dự báo MPS tháng 5 của RBNZ là 6.1%.
- Lạm phát phi thương mại đạt 6.6% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự báo của MPS tháng 5 là 6.3%và dự báo của ANZ là 6.4%.
- Lạm phát thương mại (chủ yếu là hàng nhập khẩu) ở mức 5.2% so với năm trước (6.4% trước đó), thấp hơn nhiều so với dự đoán của RBNZ là 5.8%, nhưng phần lớn phản ánh các tác động (do giá nhiên liệu tăng sau chiến tranh ở Ukraine đã giảm xuống), cũng như giá vé máy bay quốc tế dự kiến sẽ giảm mạnh.
- Nhìn chung, những dữ liệu này cho thấy rủi ro đối với triển vọng lạm phát vẫn ở mức cao. Mặc dù lạm phát hàng năm giảm mạnh, điều này giúp ích cho kỳ vọng lạm phát, nhưng các chi tiết cho thấy tình trạng lạm phát phi thương mại vẫn tồn tại, với những thách thức trung hạn sẽ có những tiềm ẩn đi kèm.
- Chúng tôi duy trì dự báo của mình rằng RBNZ trên thực tế vẫn chưa hoàn thành xong việc, và mức tăng 25 điểm cơ bản sẽ được đưa ra vào tháng 11.
Nhận định từ các ngân hàng lớn về báo cáo CPI tháng 6 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
Theo TD:
- Hiệu ứng cơ sở và một đợt giảm giá xăng dầu khác có thể sẽ kéo lạm phát toàn phần xuống 8.1% y/y - chỉ cao hơn 0.2% so với dự báo của MPC.
- Do đó, chúng tôi kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ duy trì ở mức +7.1% y/y do sức nóng của lĩnh vực dịch vụ
- Dữ liệu gây bất ngờ có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định lãi suất trong tháng 8
Scotia dự báo
- Lạm phát cơ bản của Vương quốc Anh sẽ duy trì gần mức cao nhất kể từ đầu những năm 1990.
Nhận định từ Westpac:
- Lạm phát trong tháng 6 sẽ tiếp tục ở mức cao do lạm phát lõi vẫn mạnh mẽ, thúc đẩy chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nữa
Thêm từ Deutsche Bank:
- Lạm phát của Vương quốc Anh vào thứ Tư có khả năng sẽ thúc đẩy biến động trái phiếu toàn cầu sau các dữ liệu gần đây
Dữ liệu sẽ được công bố vào lúc:
- 06:00 GMT hay 13:00 theo giờ Việt Nam
- 7:00 sáng tại Luân Đôn
- 02:00 giờ Mỹ
Bộ Công nghiệp Trung Quốc: Nhu cầu ngành công nghiệp suy yếu và doanh thu giảm sút
Tuyên bố từ Bộ Công nghiệp Trung Quốc:
- Ngành công nghiệp của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như nhu cầu yếu kém và doanh thu giảm
- Bộ sẽ xây dựng kế hoạch tăng trưởng ổn định bao gồm 10 ngành nghề, trong đó có ô tô và thép
Doanh thu tài chính của Trung Quốc:
- +14.9% trong năm tháng đầu năm
- +13.3% trong 06 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái:
- Chỉ riêng trong tháng 6, doanh thu tài chính +5.6% y/y, giảm mạnh so với mức +32.7% trong tháng 5 (theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu của Bộ)
Chi tiêu tài chính:
- Từ tháng 1 đến tháng 6: +3.9% y/y
- Trong 5 tháng đầu năm: +5.8%
Người phát ngôn tại cuộc họp báo của Bộ Công nghiệp nói rằng Trung Quốc sẽ hỗ trợ chính quyền địa phương đẩy nhanh quá trình phát hành trái phiếu đặc biệt.
Tổng hợp thị trường phiên Á: USD/JPY tăng cao hơn sau khi Thống đốc BoJ tỏ ra thận trọng trước quyết định chính sách cuối tháng này
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda đã có bài phát biểu với những bình luận phản ánh ít khả năng sẽ điều chỉnh YCC trong cuộc họp cuối tháng này. JPY suy yếu ngay sau đó và cặp tiền giao dịch quanh 139.30 trong nửa đầu phiên Á.
USD tăng nhẹ trên diện rộng, EUR, GBP, AUD và NZD đều giao dịch thấp hơn trong phiên.
NZD/USD xóa mức tăng được thiết lập sau báo cáo CPI Q2 thấp hơn nhiều so với mức của Q1 nhưng vẫn tăng nhẹ so với dự kiến, khiến thị trường nghi ngờ RBNZ sẽ tăng lãi suất sẽ tăng trong cuộc họp tháng 11.
Thị trường chứng khoán châu Á:
- Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản: +1%
- Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc: -0.1%
- Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông: -1.3%
- Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc: -0.2%
- Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc: +0.4%
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1486
- Giá đóng trước đó: 7.1876
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- PBOC bơm 25 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không thay đổi là 1.9%
- Một khoản bơm ròng 23 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua hoạt động thị trường mở
ASB: RBNZ sẽ giữ nguyên lãi suất sau dữ liệu CPI quý 2 của New Zealand
Dữ liệu lạm phát quý 2 của New Zealand từ Stats NZ:
- CPI quý 2 của New Zealand: +1.1% q/q (dự kiến: +1.0%)
Nhận định của ASB:
- Lạm phát cơ bản vẫn dai dẳng
- Lạm phát phi thương mại vẫn cứng đầu
- RBNZ sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài
TD dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ quý 2 năm 2024
Nhận định từ phía TD:
- Nhiệm vụ đầu tiên là tìm ra phạm vi lãi suất phù hợp để sau đó giữ nguyên trong một khoảng thời gian. Trong 3 chu kỳ gần đây, Fed đã giữ lãi suất chính sách ở mức cao nhất trong trung binh 9 tháng (từ 7 - 14 tháng) trước khi bắt đầu hạ lãi suất, với khoảng thời gian lâu nhất diễn ra vào năm 2006 và 2007. Sau đó, chi tiêu của người tiêu dùng cũng bất ngờ phục hồi khi giá nhà giảm, trước khi làn sóng các khoản thế chấp được bảo lãnh ít ỏi vượt qua quy mô.
- Nếu tháng 7 diễn ra đợt tăng lãi suất cuối cùng thì lịch sử thực tế chỉ ra rằng Fed sẽ có đủ bằng chứng để cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 1 năm 2024.
- Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Fed sẽ giảm lãi suất sớm nhất là vào Q2. Đây là lúc chỉ số lạm phát cơ bản cuối cùng cũng giảm xuống dưới 3% cùng với nhu cầu việc làm tăng cao, hy vọng mang lại đủ bằng chứng cho Fed rằng lạm phát đang giảm dần về mức 2%.
- Tuy nhiên, nếu Fed không cắt giảm lãi suất, việc lãi suất thực (đã tính đến lạm phát) ở trên mức 3% sẽ thành hiện thực. Trong tất cả các trường hợp suy thoái trong lịch sử, các thiết lập chính sách tiền tệ được giữ ở mức này hoặc cao hơn, cho thấy rằng chi phí vốn đã gây ra nhiều bất lợi trong một thời gian quá dài.
Reuters: Gần 80% số nhà phân tích dự đoán đợt tăng lãi suất tháng 7 sẽ là đợt thắt chặt cuối cùng
Trong cuộc khảo sát với các nhà phân tích kinh tế của Reuters cho biết: tất cả 106 người đều kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 25bp vào cuộc họp vào tuần tới, nâng phạm vi lãi suất Quỹ Liên bang lên 5.25% - 5.50%.
- 19/106 người kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau đợt tăng vào tháng 7
- Đối với chủ đề cắt giảm lãi suất: tỷ lệ dự đoán lãi suất sẽ cắt giảm ít nhất một lần vào cuối tháng 3 đã giảm từ 78% (tháng trước) xuống 55%
Ngoài ra:
- Có 20/29 người cho biết lạm phát cơ bản sẽ giảm nhẹ hoặc duy trì quanh mức hiện tại hoặc thấp hơn 5% vào cuối năm nay
- Có 14/23 người nhận định lạm phát tiền lương sẽ là yếu tố khó xử lý nhất trong lạm phát cơ bản
Cuộc họp vào tuần tới là vào ngày 25 và 26:
Morgan Stanley đang chuyển 200 nhà phát triển ra khỏi Trung Quốc để đáp ứng luật dữ liệu mới
Thông tin từ Bloomberg cho biết:
- Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngừng phàn nàn về việc "người phương Tây" đang cố gắng bóp nghẹt nền kinh tế của họ.
- Morgan Stanley đang chuyển 200 nhà phát triển ra khỏi Trung Quốc, chủ yếu đến Hồng Kông và Singapore để đáp ứng luật dữ liệu mới
Westpac: Chỉ báo nhanh tháng 6 tại Úc đã ở mức âm trong 11 tháng liên tiếp
Chỉ báo nhanh Westpac tháng 6 tại Úc:
- +0.11% m/m (trước đó: -0.26%)
Nhận định từ Westpac:
Theo Chỉ báo nhanh của Viện Westpac-Melbourne, tốc độ tăng trưởng hàng năm trong 6 tháng qua đã phản ánh thực tế hoạt động kinh tế Úc trong 3-9 tháng tới. Chỉ báo này đã tăng từ mức -1.01% trong tháng 5 lên -0.51% trong tháng 6 - dữ liệu này đã âm trong tháng thứ 11 liên tiếp.
- Mức độ cải thiện này đến chủ yếu đến từ sản xuất công nghiệp và số đơn phê duyệt nhà ở của Hoa Kỳ
- Ngoài ra còn có kỳ vọng thị trường về lãi suất của RBA sẽ giảm xuống cũng đã hỗ trợ chỉ số này hồi nhẹ
- Niềm tin vào thị trường lao động suy giảm cũng là một nhân tố làm chỉ số này suy yếu
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 18.07: Chứng khoán khởi sắc, vàng tăng vọt sau báo cáo doanh số bán lẻ tháng 6 tại Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến.
Chứng khoán Hoa Kỳ có phiên tăng mạnh nhất trong gần một tháng trở lại đây, trong bối cảnh nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục phục hồi và các ngân hàng Mỹ khởi động với một số báo cáo thu nhập quý 2 vượt dự kiến. Cụ thể, cổ phiếu của Bank of America và Bank of New York Mellon tăng vọt hơn 4%. Cổ phiếu của Morgan Stanley +6.4%. Đối với lĩnh vực công nghệ, đáng chú ý Microsoft đã quyết định tăng chi phí AI Chatbot đối với người dùng Office thêm $30/tháng. Cuối phiên, cổ phiếu Microsoft tăng đến gần 4%. Chỉ số Dow Jones dẫn đầu đà tăng với hơn 360 điểm:
- Dow Jones +1.06%
- S&P 500 +0.71%
- Nasdaq +0.76%
Trên thị trường FX, USD tăng nhẹ sau dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 6 thấp hơn dự kiến (+0.2% m/m so với dự báo +0.5%) và báo cáo sản xuất công nghiệp tháng 5 bất ngờ -0.5% m/m so với ước tính giữ nguyên của các nhà phân tích tại Hoa Kỳ. CAD suy yếu sau khi tăng vọt nhờ dữ liệu CPI tháng 6 tại Canada gây thất vọng (+2.8% y/y so với dự báo +0.3%). NZD dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính khi liên tục mở rộng đà giảm giảm từ cuối phiên Á, theo sau là GBP. CAD được hỗ trợ nhờ USD suy yếu và giá dầu tăng cao hơn.
- Chỉ số DXY +0.04%
- EURUSD -0.10%
- GBPUSD -0.30%
- AUDUSD -0.07%
- NZDUSD -0.83%
- USDJPY +0.07%
- USDCHF -0.30%
- USDCAD -0.23%
Vàng có một phiên tăng mạnh sau khi liên tục đi ngang trong ba ngày giao dịch vừa qua khi vọt lên gần $1985/oz đầu phiên Mỹ. Chốt phiên, vàng tăng $24.10 xuống $1978.38/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP liên tục mở rộng đà tăng sau khi quét hai chiều trước dữ liệu doanh số bán lẻ Hoa Kỳ. Dù vậy, trong khi lợi suất 2 năm đóng cửa +2.5bp lên thì lợi suất 10 năm -2.2bp xuống 3.789%. Dầu thô phục hồi sau hai phiên suy yếu nhờ pha tăng mạnh đầu phiên Mỹ. Kết phiên, dầu WTI tăng hơn $1.5 lên $75.66/thùng.
Bitcoin suy yếu phiên thứ 05 liên tiếp sau khi giảm dần từ đỉnh ngày tại 30.2K xuống 29.5K và sau đó hồi nhẹ lên quanh 29.8K
Reuters: Chỉ số kinh doanh Tankan trượt dốc trong tháng 7 năm 2023
Chỉ số tâm lý sản xuất tháng 7:
- +3 điểm (trước đó: +8 điểm) - lần giảm đầu tiên sau 6 tháng
- +7 điểm trong so với 3 tháng trước
- Nhiều công ty cho rằng tình trạng thiếu chip và chi phí nguyên vật liệu tăng cao là những yếu tố làm tốc độ tăng chỉ số giảm xuống
Chỉ số tâm lý phi sản xuất tháng 7:
- +23 điểm (trước đó: +24 điểm) - tháng giảm thứ hai liên tiếp
- Tâm lý ngành dịch vụ +25 điểm trong 3 tháng tới
Bình luận từ báo cáo:
- "Nền kinh tế toàn cầu đang vật lộn với nhiều vấn đề căng thẳng từ thương mại Mỹ - Trung, chiến tranh kéo dài ở Ukraine kết hợp với gia tăng cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước", một nhà sản xuất máy móc viết trong phần bình luận của báo cáo.
- "Việc kinh doanh tại các nhà hàng vẫn tốt và ổn định, chu yếu là do du lịch trong nước phát triển", một nhà quản lý tại một công ty bán buôn cho biết.
Citi: Dự kiến giá dầu sẽ nằm trong phạm vi từ $70 - $90/thùng
Nguồn tin từ Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa Citigroup, Ed Morse với Bloomberg cho biết:
- Dầu khó có thể giảm xuống dưới $70/thùng, nhưng sẽ cần một sự kiện “wild card” để đẩy giá lên trên $90/thùng
- OPEC+ không muốn giá dầu giảm xuống dưới $70 và đã cho thấy rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng để giữ giá ổn định
- Hoa Kỳ cam kết đổ đầy Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược với giá khoảng $70/thùng
- Dầu khó có thể tăng trên $90/thùng do tình trạng thắt chặt nguồn cung
- Các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm cả bão có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu
- Ngoài ra, những trở ngại trong việc đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và nhu cầu dầu giảm đang ảnh hưởng nhiều hơn đến giá thị trường
- Thị trường dầu mỏ sẽ điều tiết chủ yếu theo tình trạng thiếu cung và thừa cung
- Nhưng “lượng cung vượt cầu sẽ không đủ lớn để khiến giá dầu giảm $20. Nguồn cung dưới mức sẽ không đủ lớn để giúp chúng tôi vượt qua mức $100, nhưng thị trường vẫn sẽ biến động”.
Credit Suisse nâng dự báo S&P 500 vào cuối năm nay
Theo Reuters, Credit Suisse nhận định:
Khả năng Mỹ suy thoái trong ngắn hạn đã giảm xuống:
- Suy thoái kinh tế sẽ được ngăn chặn, lạm phát sẽ duy trì ở gần mức hiện tại và chính sách tiền tệ sẽ dần thắt chặt hơn
Triển vọng về thu nhập từ các doanh nghiệp công nghệ cũng tốt hơn:
- Năm 2023 EPS tăng từ $215 lên $220 và năm 2024
- Năm 2024: EPS tăng từ $220 lên $237
BofA: Dự kiến Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào quý 2 năm 2024
Cuộc khảo sát gần đây nhất của Bank of America cho thấy hầu hết các nhà quản lý quỹ đầu tư toàn cầu kỳ vọng FOMC sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất từ Q2/2024
Một số kết quả khảo sát khác:
- 60% kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu yếu hơn
- 68% cho rằng nền kinh tế sẽ hạ cánh mềm
- 21% dự đoán hạ cánh cứng
- 48% các nhà quản lý quỹ dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu vào cuối Q1 năm 2024, 25% cho rằng suy thoái sẽ xảy ra vào Q4 năm nay
- 45% coi lạm phát cao là rủi ro lớn nhất của thị trường
Giám đốc điều hành Morgan Stanley: Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm 2023
Giám đốc điều hành Morgan Stanley Gorman đã có bài phát biểu vào thứ Ba, cho biết:
- Rất khó để Fed tăng lãi suất nhiều hơn
- Ít nhất trong năm nay Fed sẽ không cắt giảm lãi suất
- Nền kinh tế Hoa Kỳ ít có khả năng xảy ra suy thoái
Các quan chức ECB lo lắng về việc truyền đạt những gì tiếp theo sau đợt tăng lãi suất tháng 7
Theo Bloomberg, một quan chức giấu tên của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết các thành viên của Hội đồng đang cân nhắc xem sẽ định hướng chính sách như thế nào sau khi tăng lãi suất vào ngày 27 tháng 7:
- Một loạt các quan chức đã bày tỏ rằng quyết định chính sách tháng 9 hiện vẫn đang được bỏ ngỏ để tránh các tín hiệu cụ thể về việc sẽ tăng hay giữ nguyên lãi suất.