- 13:00 - Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 2 của Đức
- 14:15 - PMI dịch vụ tháng 3 của Tây Ban Nha
- 14:45 - PMI tháng 3 của Ý
- 14:50 - PMI tháng 3 tại Pháp
- 14:55 - PMI tháng 3 của Đức
- 15:00 - PMI tháng 3 Eurozone
- 15:30 - PMI tháng 3 của Vương quốc Anh
- 18:00 - Đơn xin thế chấp MBA của Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 3
DXY tiếp tục đi ngang quanh mức thấp nhất trong 2 tháng
Đồng đô la Mỹ đã bị "mắc kẹt" gần mức thấp nhất trong hai tháng khi dữ liệu kinh tế yếu củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt, trong khi đồng đô la New Zealand tăng vọt sau đợt tăng lãi suất lớn hơn kỳ vọng.
Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 2 của Đức có gì đáng chú ý?
- Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 2 của Đức +4.8% m/m (dự kiến là +0.3%)
- Trước đó +1.0%
Các đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ ba liên tiếp. Đơn đặt hàng trong nước tăng 5.6% trong tháng trong khi đơn đặt hàng nước ngoài tăng 4.2%, chính sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng phương tiện (+55.9%) đã góp phần vào sự phát triển tích cực của các đơn đặt hàng mới trong tháng Hai.
Các dữ liệu kinh tế quan trọng nào sẽ được công bố trong phiên Âu?
Thị trường định giá Fed có thể sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo
Đồng đô la Mỹ đã bị "mắc kẹt" gần mức thấp nhất trong hai tháng vào thứ Tư khi dữ liệu kinh tế yếu củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt, trong khi đồng đô la New Zealand tăng vọt sau đợt tăng lãi suất lớn hơn kỳ vọng.
Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ yếu hơn dự đoán đã dẫn đến việc thị trường điều chỉnh triển vọng tăng lãi suất. Các thị trường hiện đang định giá 59% khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 5, theo công cụ CME FedWatch.
"Trọng tâm thị trường sẽ chuyển sang báo cáo việc làm quan trọng vào thứ Sáu, dự kiến bảng lương phi nông nghiệp sẽ tăng lên 240K" - Rodrigo Catril, chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Ngân hàng Quốc gia Úc cho biết.
Trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, lợi suất trái phiếu kho bạc hai năm, thường thay đổi theo kỳ vọng lãi suất, tăng 2.8 điểm cơ bản lên 3.862%, sau khi trượt 14 điểm cơ bản vào thứ Ba.
Cập nhật thị trường: Cổ phiếu châu Á giảm
Một thước đo cổ phiếu châu Á đã giảm khi có những lo ngại về con đường của chính sách tiền tệ toàn cầu và sức khỏe của các ngân hàng Hoa Kỳ. Đồng đô la New Zealand tăng giá và chứng khoán giảm sau khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến.
Điểm chuẩn khu vực của MSCI Inc giảm khoảng 0.5%. Thị trường Trung Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Liên minh Mỹ-Nhật gây 'tổn hại lớn' cho tham vọng chip của Trung Quốc
Bộ thương mại Nhật Bản cho biết rằng các nhà cung cấp 23 loại công nghệ chip sẽ cần sự chấp thuận của chính phủ để xuất khẩu sang các nước bao gồm cả Trung Quốc sớm nhất là vào tháng Bảy. Điều đó ảnh hưởng đến nhiều công ty vốn là trung tâm trong nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp chip nội địa của Trung Quốc, bao gồm Tokyo Electron Ltd. , Nikon Corp. và Screen Holdings Co.
Quyết định của Nhật Bản gia nhập cùng với Mỹ và Hà Lan trong việc hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip đến Trung Quốc đang đem đến sự tổn hại lớn cho tham vọng xây dựng công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận chip cho các đồng minh.
ANZ nâng dự báo mức đỉnh lãi suất của RBNZ lên 5.5%
ANZ cho biết:
- RBNZ hôm nay đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 5.25% hôm nay, bất chấp kỳ vọng của thị trường và nhà phân tích về mức tăng 25bps
- Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng mức tăng 25 điểm cơ bản tại Tuyên bố chính sách tiền tệ tháng 5 và theo đó điều chỉnh dự báo về mức đỉnh OCR lên 5.50%.
- Chúng tôi cũng dự kiến sẽ có ba lần cắt giảm vào cuối năm 2024.
Cuộc họp tháng 5 là ngày 24:
KiwiBank dự báo RBNZ tăng lãi suất 25 bps vào tháng 5
KiwiBank cho biết:
- Đợt tăng lãi suất lớn hơn kỳ vọng thể hiện quyết tâm giảm lạm phát bằng bất cứ giá nào của RBNZ. Họ cho rằng nhu cầu tiếp tục vượt xa nguồn cung, gây ra lạm phát.
- RBNZ đang thực hiện theo lộ trình được vạch ra vào tháng 11. Họ muốn đặt lãi suất tiền mặt ở mức 5.5%.
- Dự kiến RBNZ sẽ tăng lãi suất 25 bps vào tháng 5
Lần tăng lãi suất tiếp theo của RBNZ là vào ngày 24 tháng 5:
Quan chức ECB và BOE nào sẽ có bài phát biểu hôm nay?
- Thành viên bên ngoài của Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh Silvana Tenreyro sẽ phát biểu vào lúc 16:15 hôm nay tại hội thảo chính sách kinh tế "Phiên họp đặc biệt của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia về tiền tệ".
- Philip Lane, nhà kinh tế trưởng của ECB, sẽ phát biểu tại Đại học Cyprus vào lúc 22:00
XAUUSD đi ngang sau khi tăng mạnh
Giá vàng giao ngay hiện đang chững lại, đi ngang quanh mức $2022
Bitcoin suy yếu sau đà tăng mạnh lên 28.7K đầu phiên giao dịch sáng nay
Bitcoin đang giao dịch quanh 28.5K sau khi tăng vọt lên 28.7K đầu phiên giao dịch sáng nay
Nội dung biên bản cuộc họp sau quyết định chính sách của RBNZ
Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã tăng lãi suất tiền mặt lên 50bp, cao hơn mức đồng thuận dự kiến là 25bp.
Biên bản cuộc họp cho biết Ủy ban đã:
- Thảo luận về việc tăng 25 và 50bp tại cuộc họp này
- Hài lòng cho rằng lãi suất cho vay hiện tại mà các doanh nghiệp và hộ gia đình phải đối mặt sẽ giúp kiềm chế lạm phát lõi và đưa lạm phát về mức trung bình
- Dự kiến sẽ thấy nhu cầu trong nước giảm
- Mức độ điều tiết lạm phát lõi và kỳ vọng lạm phát trong tương lai sẽ quyết định hướng đi của chính sách tiền tệ trong thời gian tới
- Tốc độ và mức độ thắt chặt chính sách diễn ra nhanh chóng gần đây cho thấy chính sách tiền tệ hiện đang được thắt chặt
- Đồng ý rằng họ phải tiếp tục tăng lãi suất tiền mặt chính thức (OCR) để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đưa lạm phát trở lại mục tiêu 1-3%
- Đồng ý rằng vẫn chưa cảm nhận được rõ rệt tác động hoàn toàn của việc thắt chặt chính sách lên nền kinh tế
- Nhận thấy lạm phát vẫn còn quá cao và dai dẳng
- Chính sách tài khóa làm gia tăng rủi ro về áp lực lạm phát
- Tăng trưởng kinh tế ở New Zealand được dự đoán sẽ chậm lại cho đến hết năm 2023
- Các ngân hàng New Zealand có nguồn vốn tốt, hoạt động kinh doanh có lãi và thanh khoản ổn định với rất nhiều tiền mặt trong tay
- Hoạt động xây dựng lại sau các sự kiện thời tiết cực đoan gần đây sẽ thúc đẩy kinh tế và lạm phát
- Không có xung đột đáng kể giữa việc giảm lạm phát và duy trì sự ổn định tài chính ở New Zealand
- Triển vọng nền kinh tế đang ở mức thấp hơn một chút so với giả định trong tuyên bố tháng Hai
- Tuy nhiên, cầu tiếp tục vượt qua cung
- Trong trung hạn, tác động lạm phát cho thể rõ rệt hơn sau các sự kiện thời tiết khắc nghiệt gần đây, so với những giả định được đưa ra trong tuyên bố tháng Hai
- Thị trường lao động vẫn mạnh mẽ với số lượng việc làm tiếp tục mở rộng
NZD/USD tăng vọt:
NZD tăng vọt nhờ vào việc lãi suất RBNZ vượt dự kiến
Ngân hàng Dự trữ New Zealand gây bất ngờ với mức tăng 50 bp đối với mục tiêu lãi suất tiền mặt
Các NHTW trên khắp thế giới cho rằng lạm phát đang ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn họ nghĩ và RBNZ đang làm những gì có thể để giải quyết vấn đề này. Những người đi vay ở New Zealand sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới nhưng điều này vẫn không thể cản bước được RBNZ.
Thống đốc RBA Lowe cho biết chu kỳ tăng lãi suất chưa chắc đã kết thúc
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe đã có phát biểu tại Hiệp hội Báo chí Quốc gia Úc ở Sydney.
Chủ đề của bài phát biểu là phát biểu của anh ấy là: "Chính sách tiền tệ, cung và cầu trong nền kinh tế"
Thông tin từ Reuters:
- Quyết định giữ nguyên mức lãi suất không có nghĩa là chu kỳ thắt chặt đã kết thúc
- Hội đồng kỳ vọng rằng có khả năng sẽ cần phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ
- Thận trọng giữ lãi suất ổn định trong tháng này để có thêm thời gian đánh giá tác động của các lần tăng trước đây
- Tại cuộc họp tiếp theo, chúng tôi sẽ tái thiết lập chính sách tiền tệ và cập nhật dự báo mới
- Hội đồng ý thức được về độ trễ của chính sách trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn
- Việc tạm dừng tăng lãi suất phù hợp với thông lệ của chúng tôi trong các chu kỳ điều chỉnh lãi suất trước đó
- Thường RBA sẽ liên tục tăng lãi suất, sau đó dừng lại để đánh giá tác động của các đợt tăng đó và sẽ thắt chặt hơn nếu cần thiết
- Nhận thức sâu sắc việc lãi suất cao hơn đang có tác động tiêu cực đến chi tiêu hộ gia đình
- Dữ liệu tiền lương tương thích với quá trình đưa lạm phát quay lại mức mục tiêu
- Lạm phát gia tăng gần đây không phải do tiền lương tăng quá mức
- Lạm phát không bị thúc đẩy bởi tỷ suất lợi nhuận ngày càng nâng lên
- Mặc dù các yếu tố từ phía cung đang hỗ trợ hạ nhiệt lạm phát, nhưng đây không phải lý do Úc tiếp tục phải chịu đựng lạm phát gia tăng liên tục
- Căng thẳng trong hệ thống ngân hàng đã gây rắc rối cho nền kinh tế toàn cầu
Vàng và dầu thô giao dịch ổn định trong phiên Á
Vàng ổn định trên $2020/oz sau khi break 2K ngày hôm qua trong bối cảnh lợi suất TP đồng loạt tăng trở lại. Lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 lần lượt tăng 2.9bp và 1.1bp lên 3.86% và 3.353%. Dầu WTI tăng nhẹ $0.45 lên $81.16/thùng.
Cập nhật thị trường FX: AUD tăng nhẹ trong khi chờ đợi bài phát biểu của thống đốc RBA Lowe
AUD tăng lên mức cao mới (đạt 0.6780), nhưng sau đó đã thoái lui về quanh mức 0.6761 trong khi chờ đợi bài phát biểu của thống đốc RBA Lowe.
NZDUSD tăng vọt sau quyết định tăng lãi suất bất ngờ của RBNZ
RBNZ tăng lãi suất 50bp từ 4.75% lên 5.25%, vượt xa so với kỳ vọng của thị trường. NZDUSD nhanh chóng phản ứng tích cực với thông báo này.
BOJ đã nâng giá mua đối với TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10-25 năm lên 250 tỷ JPY
BOJ đã nâng giá mua đối với TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10-25 năm lên 250 tỷ JPY (từ mức 200 tỷ trước đó)
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda kết thúc nhiệm kỳcủa mình vào ngày 8 tháng 4. Ueda sẽ là Thống đốc mới.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe sẽ sớm phát biểu trong nửa tiếng sau
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe sẽ có bài phát biểu vào lúc 12:30 chiều theo giờ Sydney:
- 9:30 theo giờ Việt Nam
- 22:30 theo giờ US EST
- Diễn ra tại Hiệp hội báo chí quốc gia tại Sydney
- Chủ đề bài phát biểu liên quan đến "Chính sách tiền tệ, cung và cầu trong nền kinh tế"
Cập nhật thị trường FX: NZD/USD dao động quanh 0.6311 trước giờ họp của RBNZ
NZDUSD giằng co quanh mức 0.6311 trong khi chờ đợi quyết định chính sách của RBNZ với kỳ vọng tăng lãi suất 25bp.
Dữ liệu PMI dịch vụ tháng 3 của Nhật Bản vượt dự kiến
Dữ liệu PMI dịch vụ tháng 3 tại Nhật Bản từ Jibun Nhật Bản/S&P Global đạt 55, mức đỉnh kể từ tháng 10 năm 2013.
- Dự kiến là 54.2
- Trước đó là 54
Chỉ số toàn phần đạt 52.9, mức cao nhất trong 9 tháng qua
- Dự kiến là 51.9
- Trước đó là 51.1
Bình luận về báo cáo trên: "Nhu cầu dịch vụ của nền kinh tế của Nhật Bản báo hiệu sự cải thiện mạnh về cuối Q1 của năm 2023 khi đại dịch COVID-19 đã qua đi và niềm tin của khách hàng cũng mạnh mẽ hơn đã thúc đẩy sản lượng và số đơn đặt hàng"
USD/JPY không biến động nhiều báo cáo này.
Nhận định của Westpac và BNZ trước thềm cuộc họp chính sách RBNZ
Westpac:
- Dự báo đồng thuận RBNZ sẽ tăng lãi suất chính thức thêm 25bp lên 5%
- Thị trường định giá cao hơn mức 25bp một chút
- Chính sách tiền tệ hiện đã chuyển hướng thắt chặt lại theo như RBNZ nhận định. Nhưng với tình hình hiện tại, thị trường vẫn sẽ phải đối mặt với việc tăng lãi suất cho đến khi lạm phát quay trở lại phạm vi mục tiêu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại do lãi suất tăng cao hơn, tuy nhiên các dữ liệu kinh tế vẫn khá ổn cho đến nay. Vì vậy, RBNZ có thể sẽ tiếp tục nhấn mạnh khả năng tăng lãi suất lên cao hơn.
BNZ:
- Kỳ vọng mức tăng lãi suất 25bp và duy trì giọng điệu hawkish trong phần bình luận và biên bản cuộc họp sắp tới
- Bất cứ điều chỉnh nào khác ngoài 25bp đều sẽ gây sốc cho thị trường
- Xu hướng thắt chặt chính sách hơn nữa có thể sẽ duy trì trong tương lai
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 04.04: Chứng khoán giảm điểm, USD lao dốc sau báo cáo JOLTS.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm sau báo cáo cơ hội việc làm JOLTS tháng 2 không đạt kỳ vọng (đạt 9.931 triệu so với dự báo 10.4 triệu, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2021) khi thị trường nhận định thị trường lao động đang xuất hiện những rạn nứt, bất chấp đà suy yếu của lợi suất TPCP. Chỉ số Dow Jones kết phiên giảm gần 200 điểm trong ngày, S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm hơn 23 và 63 điểm:
- Dow Jones -0.59%
- S&P 500 -0.58%
- Nasdaq -0.52%
Trên thị trường FX, USD chịu áp lực sau báo cáo JOLTS gây thất vọng (lần đầu tiên ở dưới ngưỡng 10 triệu) và lợi suất TPCP các kỳ hạn đồng loạt giảm. USD yếu hơn hầu hết các loại tiền tệ chính, trừ AUD và CAD. Dù được hỗ trợ từ đà suy yếu của USD nhưng AUD vẫn không lấp được gap giảm sau quyết định chính sách của RBA (giữ nguyên mức lãi suất 3.6% như kỳ vọng). CAD suy yếu sau 6 phiên tăng liên tiếp. Cặp cable trong ngày đã chạm mức đỉnh kể từ tháng 6 năm ngoái, đạt 1.2525. CHF tăng hơn 65 pip khi là đồng tiền hưởng lợi nhiều nhất từ đà giảm của USD. NZD kết phiên tăng nhẹ trong khi chờ đợi quyết định chính sách của RBNZ vào sáng nay. Thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc lãi suất tăng 25bp.
- Chỉ số DXY -0.47%
- EURUSD +0.49%
- GBPUSD +0.67%
- AUDUSD -0.51%
- NZDUSD +0.23%
- USDJPY -0.52%
- USDCHF -0.72%
- USDCAD +0.05%
Vàng break $2000/oz, tăng $36.49 lên $2020.66/oz trong bối cảnh lợi suất TP đồng loạt giảm. Lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm đóng cửa cần mức đáy trong ngày, lần lượt giảm 14.1bp và 7.5bp xuống còn 3.831% và 3.342%. Dầu WTI kết phiên tăng $0.29 lên $80.71/thùng.
Chỉ số PMI dịch vụ tháng 3 của Úc có gì đáng chú ý?
Chỉ số PMI cuối cùng của Judo Bank/Markit cho tháng 3 năm 2023 tại Úc:
- PMI dịch vụ là 48.6 (sơ bộ là 48.2, trước đó là 50.7)
- PMI toàn phần là 48.5 (sơ bộ là 48.1, trước đó là 50.6)
AUD hầu như không biến động gì nhiều sau báo cáo này.
Hôm qua, RBA đã giữ nguyên mức lãi suất tại 3.6%. Thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Thống đốc RBA Lowe vào lúc 9:30 sáng nay theo giờ Việt Nam.
Chủ tịch Fed Cleveland Mester: Các động thái của Fed dường như đã ổn định lại hệ thống ngân hàng
Loretta Mester là chủ tịch và giám đốc điều hành của Ngân hàng Dự trữ Liên bang chi nhánh Cleveland.
- Fed đã có những hành động nhanh chóng để đối phó với căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng
- Các động thái của Fed dường như đã ổn định lại hệ thống ngân hàng
- Ủng hộ việc tăng lãi suất 25bp gần đây của Fed
- Nền kinh tế vẫn phải đối mặt với lạm phát quá cao
- Không chia sẻ gì về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay
Cập nhật thị trường đầu phiên Á: Chứng khoán châu Á mở cửa dè dặt, dầu thô ổn định trên $80/thùng
Thị trường chứng khoán ở châu Á mở cửa dè dặt hơn sau khi chứng khoán Mỹ tạm dừng chuỗi tăng 4 ngày liên tiếp trong bối cảnh cổ phiếu các ngân hàng liên tục bị bán tháo. HĐTL Úc và Nhật Bản giảm xuống trong khi HĐTL của Hồng Kông tăng điểm. Các HĐTL Mỹ mở cửa tăng cao hơn trong phiên giao dịch sáng sớm tại châu Á sau khi chỉ số S&P 500 giảm 0.6% một ngày trước đó.
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.6%
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 0.4%
- Chỉ số Nikkei 225 Nhật Bản giảm 0.6%
- Chỉ số S&P/ASX 200 Index của Úc giảm 0.2%
- Chỉ số Hang Seng Hong Kong tăng 0.6%
Các ngân hàng dường như đang phải gánh chịu áp lực mới khi cổ phiếu đã có mức giảm mạnh nhất trong gần hai tuần qua. Giám đốc JPMorgan Jamie Dimon đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ khiến thị trường chao đảo vào tháng trước sẽ còn kéo dài trong nhiều năm.
Lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm tới 14bp do dữ liệu của JOLTS trong tháng 2 gây thất vọng. Thị trường đang nghiêng về hướng Fed sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách. Chiến lược gia TD Securities Gennadiy Goldberg cho biết: “Các nhà đầu tư cần phải tiếp tục cảnh giác trước các dấu hiệu căng thẳng trong hệ thống ngân hàng và có vẻ như thị trường sẽ phản ứng trái chiều trước các tin tức kinh tế tiêu cực”.
Thị trường đã hạ dự báo Fed tăng lãi suất 25bp tại cuộc họp tháng 5 từ mức gần 60% xuống còn 50%. Theo khảo sát của JOLTS hôm thứ Ba, cơ hội việc làm tháng 2 tại Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2021: đạt mức 9.931 triệu so với dự báo là 10.4 triệu.
Thị trường FX châu Á không có nhiều biến động vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Tư. USD suy yếu vào thứ Ba đã hỗ trợ JPY và NZD tăng giá, trong khi AUD giảm sau khi RBA quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 3.6%. Thống đốc RBA Philip Lowe dự kiến sẽ có bài phát biểu sáng hôm nay, sau khi tuyên bố ngày hôm qua rằng RBA vẫn “có thể sẽ cần phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ”. Tuy nhiên, giọng điều đã có phần dovish hơn.
Tâm điểm sự chú ý trong phiên giao dịch buổi sáng hôm nay sẽ xoay quanh quyết định chính sách của RBNZ. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 25bp lên 5%, giảm từ mức tăng 50bp tháng 2 sau đợt tăng vọt 75bp vào cuối năm ngoái.Tốc độ tăng lãi suất giảm cho thấy ngân hàng không còn kỳ vọng đạt mức đỉnh lãi suất 5.5% trong năm nay.
Dầu thô đã ổn định trên $80/thùng, giảm nhẹ do dữ liệu lao động gây thất vọng hôm qua. Bitcoin có xu hướng tiệm cận 28K, trong khi Dogecoin tiếp tục được hưởng lợi từ động thái đổi icon twitter của Elon Musk.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand dự kiến tăng lãi suất 25bp trong cuộc họp chính sách hôm nay
Cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ diễn ra vào lúc 9:00 VN vào ngày 5 tháng 4 năm 2023.
Thông tin từ ANZ:
- Chúng tôi kỳ vọng RBNZ sẽ tăng lãi suất 25 bp lên 5% và nhận thấy có khả năng sẽ tăng lãi suất 50bp sau một đợt tạm dừng
- Luồng dữ liệu kinh tế kể từ sau quyết định chính sách tháng Hai không thực sự ủng hộ hướng đi nào trong số 2 nhận định trên. GDP Q4 yếu hơn nhiều so với dự báo của RBNZ, nhưng với những hạn chế về năng lực sản xuất và nguồn cung hậu COVID khiến chúng tôi không nghĩ rằng tăng trưởng Q4 suy yếu sẽ chỉ làm giảm nhu cầu - đặc biệt là khi các dữ liệu kinh tế như PMI, PSI và ANZ Business Outlook được công bố trước đó đã chỉ ra những tín hiệu tích cực.
- Tuy nhiên, rắc rối lớn nhất vẫn là sự hỗn loạn trên thị trường toàn cầu, bắt đầu bằng sự sụp đổ đột ngột của Ngân hàng Thung lũng Silicon và sự tiếp quản của UBS với Credit Suisse. Sự chao đảo của hệ thống tài chính cho thấy việc tăng lãi suất một cách thận trọng lúc này là phù hợp. Nhưng nếu tình trạng khủng hoảng tài chính toàn cầu được giải quyết mà không có tác động tiêu cực nào đến toàn bộ nền kinh tế thì RBNZ vẫn phải đối diện với vấn đề lạm phát tăng vọt sau khi mọi chuyện lắng xuống.
- Tăng lãi suất 25bp vào thời điểm này là đủ để cân bằng thị trường. Nếu lạm phát vẫn không hạ nhiệt thì RBNZ có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất 25bp trong cuộc họp chính sách vào tháng 5.
Chủ tịch Fed Cleveland: Fed sẽ cần tăng lãi suất trên 5% và giữ nguyên trong một khoảng thời gian
Loretta Mester, chủ tịch và giám đốc điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Ngân hàng chi nhánh Cleveland đang phát biểu trước các Nhà Tiếp thị Tiền tệ của Đại học New York.
Thông tin từ Reuters:
- Fed sẽ cần tăng lãi suất lên trên 5% và giữ nguyên trong một khoảng thời gia
- Cần thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát đang quá nóng
- Mức độ tăng lãi suất sẽ phụ thuộc vào sức khỏe và phản ứng của nền kinh tế
- Điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ tạo ra sự hạn chế đối với nền kinh tế
- Lĩnh vực ngân hàng đang phục hồi khi căng thẳng dường như đã giảm bớt từ tháng trước
- Bảng cân đối kế toán thu hẹp sẽ hỗ trợ chu kỳ tăng lãi suất của Fed
- Fed sẽ giám sát chặt chẽ hệ thống ngân hàng để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu căng thẳng
- Kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống 3.75% vào cuối năm và đạt mục tiêu 2% vào năm 2025
- Dự kiến tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức vừa phải trong năm nay
- Dự kiến tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 4.5% đến 4.75% trong năm
Barclays kỳ vọng CHF Thụy Sĩ sẽ duy trì khả năng phục hồi
Nghiên cứu trung lập của Barclays đối với CHF trong trung hạn.
- "Chúng tôi kỳ vọng đồng franc Thụy Sĩ sẽ duy trì khả năng phục hồi, được hỗ trợ bởi chiến lược của SNB khi sử dụng sức mạnh tiền tệ như một đòn bẩy chống lại lạm phát. Chiến lược này được thực hiện thông qua việc tiếp tục tăng lãi suất và can thiệp ngoại hối, điều này sẽ giữ EURCHF đi ngang trong dài hạn. Đồng EUR đang phục hồi đã đẩy USD/CHF xuống dưới 0.9", Barclays lưu ý.
- "Chúng tôi không cho rằng căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng gần đây sẽ làm giảm sức mạnh và suy yếu vị thế của đồng franc, một trong những đồng tiền 'trú ẩn an toàn' trên thế giới. Để đạt được kỳ vong này, đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong bảng cân đối kế toán của Thụy Sĩ thông qua dòng vốn ra của 'các tài sản an toàn', nhưng điều này cũng rất khó xảy ra", Barclays cho biết thêm.
Trung Quốc đang giữ lại sự chấp thuận cần thiết cho các vụ sáp nhập liên quan đến các công ty Hoa Kỳ
Điều này thông qua Tạp chí Phố Wall qua đêm (Tạp chí được kiểm soát):
- Các cơ quan quản lý Trung Quốc gần đây đã chậm lại quá trình đánh giá việc sáp nhập (đối với một số thương vụ mua lại) được đề xuất bởi các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
- Điều kiện tiên quyết để phê duyệt các giao dịch: các quan chức tại Cục quản lý thị trường nhà nước (Cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc hay SAMR), đã yêu cầu các doanh nghiệp phải sẵn có nguồn hàng cho nội địa trước khi bán ra nước ngoài - một nỗ lực nhằm chống trả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu ngày càng thắt chặt của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán lao đầu giảm mạnh sau 5 ngày tăng liên tiếp trước những dấu hiệu cho thấy kinh tế chậm lại
Lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2021, số cơ hội việc làm JOLTs giảm xuống dưới mức 10 triệu. Ba chỉ số chính cùa chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm. Dow Jones dẫn đầu đà giảm với mức giảm hơn 200 điểm, theo sau đó là chỉ số Nasdaq và S&P 500.
- Dow Jones -0.66%
- S&P 500 -0.60%
- Nasdaq -0.54%
DXY rơi vào đà giảm mạnh, hiện ở mức 101.583. Trên thị trường tiền tệ, GBP/USD ghi nhận mức tăng ấn tượng với 90 điểm. Ở chiều ngược lại, USD/JPY ghi nhận mức giảm sâu.
- EUR/USD +0.62%
- GBP/USD +0.73%
- AUD/USD -0.67%
- NZD/USD +0.10%
- USD/JPY -0.44%
- USD/CAD +0.13%
- USD/CHF -0.55%
Vàng ghi nhận mức tăng ấn tượng, một lần nữa vượt mốc 2,000 USD/Oz. Hiện ở ngưỡng 2,018 USD/Oz.
BTC vẫn duy trì được sắc xanh, hiện ở ngưỡng 27,967 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt giảm, lần lượt ở các mốc 79.74 USD/thùng và 84.03 USD/thùng.
Kinh tế trưởng BOE: Với độ trễ trong việc truyền tải chính sách tiền tệ, vẫn còn rất nhiều chính sách đang được thông qua
Kinh tế trưởng ngân hàng trung ương Anh, Pill cho biết
- Với độ trễ trong việc truyền tải chính sách tiền tệ, vẫn còn rất nhiều chính sách đang được thông qua
- Mặc dù lạm phát được dự báo sẽ giảm đáng kể trong năm nay do sự kết hợp của các tác động cơ bản và giá năng lượng giảm, nhưng vẫn cần thận trọng khi đánh giá triển vọng lạm phát do lạm phát tiềm ẩn trong nước vẫn tồn tại dai dẳng.
- Tại cuộc họp MPC tiếp theo vào đầu tháng 5, chúng ta sẽ được hưởng lợi từ việc đánh giá toàn diện về triển vọng thể hiện trong một dự báo mới.
- Tại thời điểm đó, tôi sẽ đưa ra kết luận của riêng mình về lãi suất trên cơ sở đánh giá của tôi về luồng dữ liệu và diễn giải của nó trong phân tích dự báo.
Cơ hội việc làm tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2021!
Cơ hội việc làm tại Mỹ giảm xuống mức 9,9 triệu việc làm, thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2021, điều này có thể cho thấy nhu cầu lao động như đã hạ nhiệt bớt nhưng thị trường việc làm vẫn đang quá chặt chẽ đối với FED.
Đơn đặt hàng nhà máy tháng 2 của Hoa Kỳ có gì đáng chú ý?
- Đơn đặt hàng nhà máy tháng 2 của Hoa Kỳ -0.7%, con số dự kiến được đưa ra là -0.5%
- Con số trước đó là -1.6%
- Đơn đặt hàng nhà máy ngoại trừ vận tải -0.3%
Số cơ hội việc làm JOLTs của Mỹ trong tháng 2 có gì đáng chú ý?
- Số cơ hội việc làm JOLTs của Mỹ trong tháng 2 ghi nhận con số 9.931 triệu, thấp hơn mức 10.4 triệu dự kiến.
- Con số tại tháng trước là 10.824 triệu
- Tỷ lệ nghỉ việc +2.6%, tăng so với +2.5% của tháng trước.
- Tỷ lệ thuê +4.0%, giảm so với +4.1% tháng trước
Quan chức ECB: Chính sách lãi suất sẽ được giữ ở mức hạn chế để làm giảm cầu
Trích dẫn phát biểu từ nhà làm luật tại ECB, Makhlouf:
- Biến động ngắn hạn trên thị trường tài chính không chuyển thành rủi ro đối với triển vọng kinh tế vĩ mô
- Phải kiên định và sẵn sàng hành động theo yêu cầu để đảm bảo chúng ta đạt được mục tiêu trong trung hạn
- Phải luôn cảnh giác với độ trễ dài hơn của những tác động từ chính sách tiền tệ đến tăng trưởng và lạm phát
- Nếu chúng ta rơi vào vòng xoáy giá-lương, sẽ đòi hỏi cần có những phản ứng tiền tệ mạnh mẽ