USD/JPY giảm xuống dưới 135.00, gần đường trung bình động 200 ngày
Việc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ ngày tại 137.65 đến 138.45 khiến USD/JPY hiện đang kiểm tra kỹ lưỡng mức 135.00 cũng như đường trung bình động 200 ngày tại 134.49 .
Đồng đô la đang gặp áp lực với đà bán ra tăng lên cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ cũng tăng mạnh. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đang biến động quanh 3.53%, sát mức trung bình động 100 ngày ở 3.48%.
Liên minh G7 tuyên bố sắp giải quyết xong vấn đề áp giá dầu của Nga
Một quan chức cấp cao của liên minh G7 cho biết các quốc gia thuộc G7 gần thỏa thuận xong về mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga với cơ chế điều chỉnh để giữ mức trần ở mức thấp hơn 5% so với giá thị trường vào hôm qua 1/12.
Quan chức này nói với các phóng viên rằng thỏa thuận sẽ được hoàn tất trong những ngày tới hoặc muộn nhất là vào thứ Hai (5/12), và bày tỏ tin tưởng rằng mức trần giá sẽ hạn chế khả năng của Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Quan chức này cho biết các quan chức G7 đã liên lạc chặt chẽ với các thị trường về mức giá trần và họ có vẻ hài lòng với cơ chế này, nhằm hạn chế doanh thu từ dầu mỏ của Nga trong khi vẫn duy trì đủ nguồn cung cho thị trường toàn cầu.
—————
Hợp đồng dầu thô WTI tháng 1/2023 CLEF23: 🔴 81.12 (-0.35%)
Cán cân thương mại tháng 10 của Đức thặng dư cao hơn dự kiến
- Cán cân thương mại tháng 10 của Đức thặng dư 6.9 tỷ euro
- Dự kiến: 5.2 tỷ euro
- Trước đó: 3.7 tỷ euro
Thặng dư thương mại của Đức mở rộng trong tháng do nhập khẩu giảm 3.7%, cao hơn nhiều so với mức giảm 0.6% của xuất khẩu trong tháng. Giá năng lượng thấp hơn được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
Chỉ số giá nhập khẩu tháng 10 của Đức có gì đáng chú ý?
- Chỉ số giá nhập khẩu tháng 10 của Đức: -1.2% m/m, +23.5% y/y
- Dự kiến: -1.7% m/m, +23.3% y/y
- Trước đó: -0.9% m/m, +29.8% y/y
Giá nhập khẩu được cho là sẽ giảm hơn nữa trong tháng 10 do giá năng lượng thấp hơn đang dần tác động trở lại nền kinh tế. Giá nhìn chung vẫn tăng rất nhiều, điều đó có thể thấy đã được phản ánh với báo cáo PMI tháng 11.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Đồng đô la đang gặp áp lực do hành động động bán ra tăng lên sau bài phát biểu của ông Powell trong tuần. Đồng bạc xanh tiếp tục giảm. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 6 điểm, tương đương 0.15%. Thị trường đang chờ đợi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ.
Thị trường trái phiếu vẫn cần theo dõi với đợt phục hồi mạnh mẽ ngày hôm qua đã đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm phá qua mức trung bình động 100 ngày lên tới 3.50%.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
- 14h: Giá nhập khẩu tháng 10 của Đức
- 14h: Dữ liệu cán cân thương mại tháng 10 của Đức
- 17h: Giá sản xuất tháng 10 của Eurozone
Bên lề: Chiến thắng 2-1 của Nhật Bản trước Tây Ban Nha là trận đấu có tỷ lệ cầm bóng thấp nhất của đội chiến thắng trong một trận đấu tại World Cup, trong đó họ chỉ cầm bóng 18%.
Tòa án Úc bác bỏ đề nghị của Santos về việc tiếp tục khai thác khí đốt tại Barossa
Tòa án Liên bang Úc hôm thứ Sáu đã bác bỏ đơn kháng cáo của Santos về việc tiếp tục khai thác dự án khí đốt tại Barossa trị giá 3.6 tỷ USD ngoài khơi miền bắc Australia, gây ra một trở ngại khác cho dự án lớn nhất của công ty.
Tòa án đã ra lệnh bác bỏ đơn kháng cáo, sau phiên điều trần kéo dài hai ngày vào tháng 11 do một số chủ sở hữu truyền thống từ Quần đảo Tiwi không chấp thuận quyết định khai thác tại khu vực này.
_________________
Hợp đồng kỳ hạn Khí tự nhiên tháng 1/2023: NGEF23 🔴 -1.52%
Repsol của Tây Ban Nha rút khỏi hai khu vực thăm dò dầu khí ở Vịnh Mexico
Công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol đã nhận được chấp thuận rút khỏi hai khu vực thăm dò dầu khí ở Vịnh Mexico, vài tuần sau khi công ty này bỏ trống ba địa điểm khác.
Repsol đã giành được hai lô trong quá trình đấu thầu vào năm 2018, sau khi cải cách năng lượng cho phép các công ty khác ngoài Pemex thuộc sở hữu nhà nước nắm giữ các hợp đồng thăm dò khí hydrocarbon.
Cơ quan quản lý dầu mỏ Mexico đã thông qua quá trình rút lui của Repsol nhưng không nêu chi tiết lý do họ rút lui. Một nguồn tin cho biết công ty này rút lui do không tìm thấy bất kỳ tài nguyên tiềm năng nào.
Thị trường trước giờ mở cửa phiên Âu có gì đáng chú ý?
Thị trường không có nhiều biến động trước giờ mở cửa phiên Âu hôm nay với trọng tâm là việc NFP sẽ được công bố tới đây. USD ít biến động nhưng tiếp tục chịu áp lực nặng nề trên diện rộng. USD/JPY sắp chạm mức 135.00; đường MA 200 ngày ở mức 134.49:
HĐTL S&P 500 hiện đang giảm 8 điểm, tương đương 0.2% nhưng thị trường giao ngay tiếp tục duy trì trên đường MA 200 ngày ở mức ít nhất là 4.048.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất kho bạc 10 năm giảm xuống gần 3.50% vào ngày hôm qua. Đường MA 100 ngày ở mức 3.48% cần được theo dõi trong các phiên tới để đánh giá diễn biến trên thị trường trái phiếu và tâm lý thị trường.
Các quan chức nào của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ phát biểu trong hôm nay?
- 21h15 tối này là bài phát biểu của Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond Thomas Barkin với chủ đề "Liệu có thách thức lao động trong thời gian sắp tới?" trước Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Virginia năm 2022 và Diễn đàn về thương mại quốc tế
- Vào lúc 22:15, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Charles Evans sẽ phát biểu ở sự kiện được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Tài chính Kaufman: "Vai trò & Hiệu quả của Quy định Tài chính" tại Chicago.
- Sau đó, ông Charles Evans sẽ tiếp tục có bài phát biểu chào mừng trước Hội nghị chuyên đề về Triển vọng Kinh tế thường niên lần thứ 36 do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago tổ chức vào 2:00 rạng sáng thứ 7.
Tổng hợp thị trường phiên Á: Đang chờ báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ
Thị trường ngoại hối không có nhiều biến động trong phiên Á hôm nay với lý do là đang chờ NFP.
Mặc dù vậy, USD/JPY đã có một hoặc hai lần dao động, từ mức cao chỉ hơn 135.50 xuống mức thấp gần 135.00.
Đầu phiên giao dịch, một thành viên hội đồng chính sách của Ngân hàng Nhật Bản đã thông báo trên phương tiện truyền thông Nhật Bản rằng khung chính sách của Ngân hàng nên được xem xét và điều này có thể liên quan đến việc quyết định xem mục tiêu lạm phát 2% có quá cao hay không. Mặc dù không có thay đổi nào sắp xảy ra trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản nhưng thật khó để bỏ qua những gợi ý ngày càng rõ rằng rằng sự thay đổi sẽ diễn ra.
Lạm phát toàn phần của Hàn Quốc đạt mức thấp nhất trong 7 tháng trong khi, tỷ lệ lạm phát cơ bản của nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008.
Các bài phát biểu từ Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Lagarde không có gì thực sự mới mẻ, và vì thế không gây nên nhiều tác động đối với thị trường.
Westpac dự báo Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ tăng lãi suất cơ bản +25 bp tại cuộc họp vào ngày 6/12
Westpac cho biết:
- Biên bản cuộc họp tháng 11 đã tiết lộ một hướng đi mới về chính sách tiền tệ của RBA: “Hành động nhất quán sẽ hỗ trợ tạo niềm tin vào khung chính sách tiền tệ.”
- Với việc bất ngờ xoay vòng từ mức tăng 50 điểm cơ bản lên 25 điểm cơ bản vào tháng 10 thì việc quay trở lại mức tăng 50 điểm cơ bản sẽ không phải là một hành động “nhất quán”.
- Việc thông báo về sự "nhất quán" dường như nhằm mục đích khẳng định: “Quy mô và thời điểm tăng lãi suất trong tương lai sẽ tiếp tục được xác định bởi các dữ liệu kinh tế sắp đến”
- Mức tăng 25 điểm cơ bản trong tháng 12 chắc chắn sẽ là “nhất quán” với tháng trước đó.
Cuộc họp của RBA sẽ diễn ra vào thứ 3 ngày 6/12, tuyên bố sẽ được RBA đưa ra vào lúc 10:30 sáng.
Chu kỳ tăng lãi suất của RBA cho đến nay:
Quan chức nào của ECB sẽ có bài phát biểu vào hôm nay ?
- 19:00 tối nay là bài phát biểu bế mạc của Thành viên Hội đồng ECB Luis de Guindos tại một sự kiện ở Madrid - Tây Ban Nha.
- Chủ tịch ECB Lagarde chủ trì hội nghị bàn tròn "Các khía cạnh toàn cầu của việc bình thường hóa chính sách" tại Hội nghị kỷ niệm 80 năm thành lập Ngân hàng Thái Lan "Ngân hàng trung ương trong bối cảnh chuyển dịch" được đồng tổ chức với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế vào 9:30 sáng thứ 7
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc: Lạm phát ở Trung Quốc năm 2023 nằm trong phạm vi vừa phải
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết:
- Dự báo lạm phát Trung Quốc năm 2023 ở mức vừa phải.
- Các chính sách sẽ tập trung vào sự tăng trưởng.
- Chính sách tiền tệ đã được nới lỏng.
Phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu có gì đáng chú ý?
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Lagarde đang phát biểu tại một sự kiện ở Thái Lan:
- Chính sách tiền tệ trở nên phức tạp là bởi sự bất định của nền kinh tế toàn cầu cũng như của dữ liệu CPI.
- Các Ngân hàng Trung ương phải làm việc để đảm bảo CPI giảm trở lại mức mục tiêu.
- Chúng tôi đang hy vọng vào chính sách tài khóa ngắn hạn và phù hợp.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc: Lạm phát kỳ vọng của Úc vẫn ổn định
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc phát biểu tại một sự kiện ở Thái Lan:
- Lạm phát kỳ vọng vẫn ổn định.
- Tính đến nay, chi tiêu trong hộ gia đình đã ổn định với việc lãi suất cao hơn.
- Trong chu kỳ này, độ trễ chính sách có thể sẽ kéo dài hơn
- Ngân hàng Dự trữ Úc đang cố gắng làm chậm lạm phát mà không gây quá nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế
Tăng trưởng việc làm trong bảng lương phi nông nghiệp có thể chậm lại còn 180,000
Trọng tâm dữ liệu của Hoa Kỳ hôm nay sẽ là báo cáo việc làm:
Tăng trưởng việc làm trong bảng lương phi nông nghiệp có thể chậm lại còn 180,000 trong tháng 11. Nếu xảy ra, đây sẽ là mức giảm đáng kể từ 261,000 trong tháng 10
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0542
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay ở mức 7.0542
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thiết lập đồng CNY ở mức cao nhất (tức là thấp nhất đối với USD/CNY) kể từ giữa tháng 11. Các dấu hiệu mở cửa trở lại ở Trung Quốc đang giúp đồng nhân dân tệ tăng giá.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda sẽ có bài phát biểu vào cuối hôm nay
Kuroda và các quan chức khác của Ngân hàng Nhật Bản đã nhất quán trong quan điểm rằng không có khả năng BOJ sắp thắt chặt chính sách.
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á nói gì về việc Fed mạnh tay thắt chặt
Chủ tịch ADB Asakawa:
- Việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Hoa Kỳ có thể gây ra sự đảo chiều đột ngột của dòng vốn
- Chúng tôi đã thấy nguy cơ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Hoa Kỳ để chống lạm phát có thể gây ra sự mất giá mạnh của tiền tệ
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc hứa tiếp tục chính sách kích cầu
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Liu Kun với những bình luận xoa dịu:
- Tiếp tục triển khai gói chính sách, phấn đấu thực hiện mục tiêu tạo 11 triệu việc làm mới đô thị
- Sẽ giữ nền kinh tế trong một phạm vi hợp lý và cố gắng đạt được kết quả tốt hơn
- Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hợp lý, việc làm và giá cả ổn định
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách mở cửa sâu rộng, giữ tỷ giá nhân dân tệ nhìn chung ổn định ở mức phù hợp và cân bằng
Thống đốc BOJ Kuroda cho biết tỷ lệ lạm phát trên toàn thế giới dự kiến sẽ chậm dần
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda:
- Tỷ lệ lạm phát trên toàn thế giới dự kiến sẽ giảm dần và tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng dần
- Tỷ lệ lạm phát toàn cầu vào năm 2022 dự kiến sẽ vượt quá mức của năm 2021 sau đó sẽ giảm vào năm 2023
- Như tình trạng hỗn loạn thị trường gần đây ở Vương quốc Anh đã cho thấy, phản ứng của những người tham gia thị trường đối với các quyết định và thông báo chính sách có thể tác động đáng kể đến giá tài sản
PBOC dự kiến sẽ đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY ở mức 7.0563
USD/CNY đã trượt dốc với sự suy yếu chung của đồng đô la Mỹ và cả những dấu hiệu mở cửa trở lại từ Trung Quốc.
Tỷ giá tham chiếu CNY của PBOC sẽ đến hạn vào khoảng 0115 GMT.
Dữ liệu lạm phát của Hàn Quốc tháng 11: CPI cơ bản tăng 5.0%
Dữ liệu lạm phát hàn quốc cho tháng 11 năm 2022:
CPI tháng 11 tăng 5.0% so với cùng kỳ
Thống đốc RBNZ Orr sẽ có bài phát biểu hôm nay
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Adrian Orr sẽ tham gia với tư cách là thành viên tham luận trong phiên họp có tiêu đề:
- Một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số đang hình thành
Địa điểm là hội nghị của Ngân hàng Thái Lan và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đánh dấu Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Ngân hàng Thái Lan với tiêu đề “Ngân hàng Trung ương trong bối cảnh chuyển dịch”.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết theo dõi chặt chẽ thị trường ngoại hối hơn nữa
Sức nóng đã giảm bớt từ những bình luận của các quan chức Nhật Bản nhằm can thiệp bằng lời nói vào đồng yên kể từ khi USD/JPY giảm trở lại từ mức cao nhất trong tháng 10.
Suzuki:
- Không có bình luận về cấp độ FX
- Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ các thay đổi về mức FX
- Việc tăng ngân sách quốc phòng hơn 30 tỷ yên sẽ là 1 sự kiện đi vào lịch sử
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 01.12: Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trước ngày công bố Bảng lương phi nông nghiệp (NFP)
Sau một đợt phục hồi mạnh mẽ vào ngày hôm trước, các chỉ số chính Phố Wall đã gặp những biến động trái chiều, mặc dù Nasdaq đã cố gắng giữ mức tăng vào cuối phiên. Chỉ số Dow ghi nhận mức giảm vừa phải, bị đè nặng bởi sự trượt dốc của Salesforce (CRM), trong khi S&P 500 kết thúc thấp hơn một chút.
- Dow giảm 194.76 điểm, đóng cửa ở mức 34,395.01.
- Nasdaq tăng 14.45 điểm, đóng cửa ở mức 11,482.45.
- S&P500 giảm 3.54 điểm, kết thúc phiên ở mức 4,076.57
Thị trường đang chờ đợi báo cáo Việc làm tháng 11 sẽ được công bố vào hôm nay. Các nhà đầu tư đang kỳ vọng 200 nghìn công việc so với 261 nghìn trong tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ ở mức 3.7%. Việc xem xét dữ liệu việc làm sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các dấu hiệu về tình trạng hiện tại của nền kinh tế, cũng như những tác động đối với lãi suất.
Trên thị trường tiền tệ, Đồng đô la Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tuần so với rổ các loại tiền tệ chính vào thứ Năm sau khi dữ liệu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh trong tháng 10, làm tăng thêm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang đang tiến gần đến mức lãi suất cao nhất.
- Chỉ số DXY -0.90%
- EURUSD +0.14%
- GBPUSD +1.64%
- AUDUSD +0.36%
- NZDUSD +1.22%
- USDJPY -2.01%
- USDCHF -0.88%
- USDCAD +0.05%
Dầu thô đã tăng mạnh vào đầu phiên do khả năng OPEC+ cắt giảm thêm nguồn cung và khi nới lỏng các biện pháp kiềm chế COVID ở Trung Quốc đã thúc đẩy hy vọng về nhu cầu cao hơn từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Dầu thô Mỹ CL1! tăng 0.8% ở mức 81.22 USD/thùng và dầu Brent BRN1! ổn định ở mức 86.88 USD, giảm 0.1% trong ngày.
Vàng tăng 2.0% lên 1,802.94 USD/ounce.
Quan chức G7: Chúng tôi đang tiến gần tới thỏa thuận mức giá trần đối với xuất khẩu dầu của Nga
Liên minh giới hạn giá G7 chính thức
- Nói rằng chúng tôi 'rất rất gần' với thỏa thuận về mức giá trần 60 đô la một thùng đối với xuất khẩu dầu của Nga
- Cho biết thỏa thuận dự kiến kêu gọi duy trì mức giá trần ở mức thấp hơn 5% so với giá thị trường đối với dầu thô của Nga
- Nói rằng có một số quyết định, tính linh hoạt trong việc xác định giá thị trường đối với dầu thô của Nga để xác định giá trần
Quan chức cấp cao tại FED, Michael Barr: Fed còn nhiều việc phải làm đối với lãi suất vào cuối năm nay và năm sau
Michael Barr là Phó Chủ tịch Giám sát của Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Với tư cách là thành viên của Hội đồng Thống đốc, Barr có phiếu bầu thường trực trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).
- Lạm phát hiện tại là quá cao
- Fed khá tập trung vào việc đưa lạm phát xuống 2%
- Chúng tôi có thể chuyển sang tốc độ tăng lãi suất chậm hơn trong cuộc họp tiếp theo
- Thật 'sáng suôt' để điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất
- Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần hạn chế hơn bao nhiêu để giảm lạm phát
- Chúng tôi vẫn còn một số việc phải làm
- Chúng tôi có nhiều việc phải làm về giá vào cuối năm nay và năm sau
- Khi được hỏi về cuộc họp được cung cấp vào tháng 12, cho biết việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản là hợp lý
- Chúng tôi sẽ có khả năng điều tiết tốc độ trong tương lai khi chúng tôi tiến gần hơn đến lãi suất chính sách cuối cùng của Fed
- Sẽ là hiểu lầm khi nghĩ rằng tốc độ tăng lãi suất thay đổi đồng nghĩa với việc thay đổi cam kết đối với mục tiêu lạm phát 2%
- Lãi suất chính sách của Fed sẽ phải duy trì ở mức cao trong thời gian dài
- Điều quan trọng là chúng tôi ở trong lãnh thổ đủ hạn chế để đạt được mục tiêu lạm phát
- Chúng tôi không nghĩ đến việc nới lỏng
- Chúng tôi đang tập trung vào việc đạt được một tỷ lệ đủ hạn chế và duy trì ở đó đủ lâu để đưa lạm phát lên 2%
Lịch kinh tế châu Á hôm nay có gì?
- Kuroda và các quan chức khác của Ngân hàng Nhật Bản đã nhất quán trong quan điểm rằng không có khả năng BOJ sắp thắt chặt chính sách.
- Thông điệp từ Ngân hàng Dự trữ Úc là sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa nhưng sẽ không phải là các đợt tăng lãi suất +50 điểm cơ bản.
BOJ nên coi mục tiêu giá 2% là mục tiêu linh hoạt vì mức đó có thể là quá cao đối với Nhật Bản
Thành viên Ban chính sách Tamura Naoki trên phương tiện truyền thông Nhật Bản (báo Asahi):
- BOJ nên tiến hành đánh giá khuôn khổ chính sách tiền tệ của mình
- Việc Ngân hàng Nhật Bản có cần điều chỉnh chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả đánh giá
- Thời điểm đánh giá có thể đến sớm hoặc muộn hơn một chút, điều này sẽ phụ thuộc vào giá cả, tiền lương, triển vọng kinh tế
- BOJ nên coi mục tiêu giá 2% là mục tiêu linh hoạt vì mức đó có thể là quá cao đối với Nhật Bản
Tỷ lệ trao đổi thương mại quý 3 của New Zealand giảm 3.4%, cao hơn so với dự kiến tăng 1.6%
Dữ liệu của New Zealand cho quý từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2022.
Tỷ lệ trao đổi thương mại giảm 3.4% so với quý trước
- Giá xuất khẩu tăng 3.1% so với quý trước
- Giá nhập khẩu tăng 6.3% so với quý trước
Các cuộc thảo luận về trần giá dầu sẽ tiếp tục vào hôm nay
EU đang đấu tranh để Ba Lan ký vào thỏa thuận và họ đã đặt ra 'hạn chót' cho ngày hôm nay.
Dường như có một sự thỏa hiệp trong các công việc khi EU áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đổi lấy việc Ba Lan đặt mức trần ở mức 60 đô la.
Điều tôi thấy thú vị là các quan chức Hoa Kỳ nói rằng việc áp đặt giới hạn giá dầu sẽ được xem xét trong vòng hai tháng, tuy nhiên việc này lại diễn ra nhanh hơn dự kiến.
Fed Dallas đã cắt giảm Chỉ số PCE trung bình tháng 10 xuống còn 3.4% so với 4.3% trước đó
Fed Dallas đã cắt giảm Chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 10 xuống còn 3.4% so với 4.3% trước đó
Trong khoảng thời gian hai tháng, chỉ số này đã gần như bị cắt giảm một nửa. Lưu ý rằng nó được tính theo năm một tháng, vì vậy không phải lạm phát đang giảm mà áp lực đang giảm.
Chính quyền Biden tìm cách trì hoãn kế hoạch bán 147 triệu thùng dầu trong giai đoạn 2024-27
Quốc hội đã yêu cầu bán 147 triệu thùng dầu trong giai đoạn 2024-2027 để chi trả cho cơ sở hạ tầng và các khoản chi tiêu khác nhưng giờ đây, việc bán đó có thể bị đảo ngược.
Chính quyền Biden đang tìm cách hủy bỏ hoặc trì hoãn các kế hoạch đó, bắt đầu với 35 triệu thùng vào năm 2024.
Thành viên của FED: Thật sáng suốt khi điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất
Thành viên Cục Dự trữ Liên Bang, Michael Bar cho biết:
- Chúng tôi không ở thời điểm mà chúng tôi có thể chú ý nhiều hơn đến tốc độ mà chúng tôi đang đạt được và ít hơn về tốc độ
- Thật thông minh khi điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất
- Chúng tôi có thể chuyển sang tốc độ chậm hơn trong cuộc họp tiếp theo
Fed Chicago bầu Austan Goolsbee làm chủ tịch mới
Ông là Giáo sư Kinh tế Robert P. Gwinn tại Trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago. Goolsbee trước đây từng là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế từ năm 2010-2011 và là thành viên nội các của Tổng thống Barack Obama. Ông từng là thành viên của Hội đồng Giáo dục Chicago từ năm 2018-2019.
Goolsbee là thành viên của Hội đồng Cố vấn Kinh tế trước khi trở thành chủ tịch. Ông cũng là Nhà kinh tế trưởng và chánh văn phòng của Paul Volcker tại Ban Cố vấn Phục hồi Kinh tế của Tổng thống.
Quan chức tại FED, Williams: Lạm phát vẫn còn quá cao
Theo Williams:
- Sẽ mất một vài năm để lạm phát giảm xuống mục tiêu
- Lạm phát cao chưa ảnh hưởng đến nền kinh tế
- Chúng ta đang nhìn thấy những dấu hiệu của một sự suy giảm đáng hoan nghênh trong lạm phát
- Chính sách tài khóa không phải là một yếu tố lớn thúc đẩy lạm phát ngay bây giờ
Gía dầu thô WTI đạt trên $83
Giá dầu thô WTI Hợp đồng tương lai đang giao dịch trên mức 83 đô la lần đầu tiên kể từ ngày 17 tháng 11. Mức giá cao nhất chỉ đạt 83.15 đô la. Đó là tăng khoảng 2.60 đô la trong ngày so với giá thanh toán ngày hôm qua.
Nhìn vào biểu đồ hàng giờ, giá cũng di chuyển trên đỉnh dao động trở lại vào ngày 18 tháng 11 ở mức 82.66 đô la và mức dao động cao trở lại vào ngày 22 tháng 11 ở mức 82.35 đô la. Những mức đó bây giờ sẽ được coi là hỗ trợ gần.
Giá dầu tăng cao hơn và dữ liệu yếu hơn đang lấy đi phần nào sức hút từ thị trường chứng khoán Mỹ .
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán ảm đạm, vàng tiến gần về mức đỉnh cũ
Thị trường cức khoán xóa bỏ đà tăng đầu phiên khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ thu hẹp trong tháng 11, đây cũng là lần đầu tiên hoạt động sản xuất thu hẹp kể từ tháng năm năm 2020. Điều này đã làm suy yêu sự lạc quan về một báo cáo cho thấy lạm phát đang dần hạ nhiệt. Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm.
- S&P 500 -0.47%
- Nasdaq -0.47%
- Dow Jones -1.06%
DXY tiếp tục suy yếu, có thời điểm giảm sâu xuống dưới ngưỡng 105.0. Sắc xanh bao trùm lên hầu hết các cặp tiền lớn với GBP/USD tăng gần 210 pips, EUR/USD tăng tới 92 pips và NZD/USD tăng tới hơn 80 pips.
- EUR/USD +0.84%
- GBP/USD +1.73%
- AUD/USD +0.22%
- NZD/USD +1.24%
- USD/JPY -1.44%
- USD/CAD +0.28%
- USD/CHF -0.55%
Vàng hiện đã thoái lui sau khi vượt ngưỡng 1,800 USD/Oz, hiện giao dịch tại 1,797 USD/Oz.
Sự ảm đạm cũng bao trùm lên thị trường tiền điện tử khi các đồng tiền lớn chìm trong sắc đỏ. BTC giảm mạnh, hiện ở ngưỡng 16,960 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt phục hồi, hiện ở các mức 82.79 USD/thùng và 88.76 USD/thùng.
Chỉ số sản xuất ISM của Hoa Kỳ trong tháng 11 thấp hơn so với dự kiến!
- Chỉ số sản xuất ISM của Hoa Kỳ trong tháng 11 ghi nhận 49.0 điểm, thấp hơn so với mức 49.8 điểm dự kiến. Con số trước đó là 50.2 điểm
- Giá thanh toán ghi nhận 43.0 điểm, giảm so với 47.5 dự kiến
- Sản xuất đạt 51.5 điểm, trước đó ghi nhận 52.3 điểm
- Việc làm đạt 48.8 điểm, giảm so với 50.0 điểm trước đó
- Đơn đặt hàng mới ghi nhận 47.2 điểm, giảm so với 49.2 điểm trước đó
- Đơn đặt hàng tồn đọng ghi nhận 40 điểm, giảm so với 45.3 điểm trước đó