BofA: USD mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế Mỹ?
Theo BofA:
"Một câu hỏi đang nổi lên là liệu các nhà hoạch định chính sách Mỹ, đặc biệt là Fed, có để ý với sự lan tỏa của đồng USD mạnh đến phần còn lại của thế giới hay không. Lịch sử cho chúng ta biết họ sẽ tập trung vào các mục tiêu chính sách trong nước trừ khi có một số tác động trở lại nền kinh tế Mỹ hoặc thị trường tài chính."
"Đối với một nền kinh tế lớn, tương đối khép kín, nhu cầu trong nước thay vì xuất khẩu ròng sẽ là yếu tố tác động đến chính sách của Fed. Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, bao gồm đồng USD mạnh, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng nhưng với độ trễ đáng kể. Cuối cùng, đồng USD mạnh là lực cản về thu nhập doanh nghiệp nhưng Fed dường như không quan tâm đặc biệt đến việc bán tháo cổ phiếu."
GDPNow Fed Atlanta điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng quý III
GDPNow của Fed tại Atlanta hạ dự báo tăng trưởng quý III từ 2.4% xuống 2.3% sau khi dữ liệu PMI sản xuất kém khả quan được công bố.
Kwarteng: Thỏa thuận kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi cam kết vững chắc về kỷ luật tài khóa
Không có gì củng cố luận điệu kỷ luật tài khóa như chi phí vô hạn để áp trần giá năng lượng mà không có động cơ khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm.
- Trong thời gian ngắn, chúng tôi sẽ công bố kế hoạch tài khóa trung hạn với các dự báo đầy đủ từ Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách
- Chúng ta sẽ có một mỏ neo tài khóa vững chắc với việc nợ giảm một cách có trách nhiệm
Cổ phiếu châu Âu chốt phiên đầu quý khởi sắc
- Stoxx 600 +0.7%
- FTSE 100 +0.2%
- DAX +0.7%
- CAC +0.6%
- MIB + 1.4%
- IBEX +1.4%
Ngân hàng Trung ương Anh cho biết họ sẵn sàng mua 5 tỷ GBP trái phiếu Anh tại mỗi phiên thầu
Hoạt động mua lại hôm qua từ BOE không diễn ra tốt đẹp và lợi suất của Anh tăng trở lại. BOE đang nhắc lại rằng họ sẽ mua trái phiếu cho đến ngày 14/10.
OPEC+ hủy cuộc họp ngày mai
Đây là một tuần thú vị trên thị trường dầu mỏ khi OPEC lên kế hoạch đối phó với giá dầu giảm và lo ngại suy thoái bằng việc cắt giảm sản lượng. Mức cắt giảm đã tăng lên gấp ba lần từ mốc đưa ra ban đầu.
Vàng nỗ lực chinh phục 1,700!
Vàng bật tăng mạnh, nỗ lực chinh phục mốc 1,700 USD/oz. Hiện đang ở ngưỡng 1,690. 815 USD/oz.
Dữ liệu PMI sản xuất ISM suy yếu hỗ trợ tài sản rủi ro trong thời điểm hiện tại
Chỉ số PMI sản xuất ISM giảm xuống mức 50.9 điểm, thấp hơn nhiều so với kì vọng 52.0 điểm. Tuy vậy, con số này hoàn toàn phù hợp với những dữ liệu được đưa ra gần đây.
Giá phải trả giảm xuống 51.7 điểm từ ngưỡng 52.5 điểm trước đó, con số này phần nào thể hiện ảnh hưởng của giá hàng hóa tới tình hình hiện nay. Đơn đặt hàng mới giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng năm năm 2020, ở ngưỡng 47.1 điểm, thấp hơn nhiều so với dự kiến 53.0 điểm được đưa ra.
Tại thời điểm hiện tại, các tài sản đều có phản ứng vô cùng tích cực khi thu nhập cố định phục hồi; tuy nhiên cổ phiếu cũng có nguy cơ giảm khi sự tăng trưởng yếu được thể hiện trong khảo sát này thông qua thu nhập.
Những giấy phép khai thác dầu khí mới của Anh sẽ không thể gia tăng nguồn cung trong vài năm tới
Vương quốc Anh sẽ sớm cung cấp giấy phép khám phá các khu vực dưới đáy biển để lấy dầu và khí đốt, nhưng ngay cả khi việc khoan thành công, sẽ không thể đẩy mạnh nguồn cung trong ít nhất một thập kỷ tới.
Đó là một kế hoạch lãng phí của Thủ tướng Anh Liz Truss, người có kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông chủ yếu dựa vào việc tăng cường nguồn cung, trái ngược với các động thái của Liên minh châu Âu nhằm cắt giảm nhu cầu.
Tuy nhiên, đây lại là bước đầu tiên trong các bước phát triển các mỏ dầu và khí đốt mới.
John Selwyn Gummer, Chủ tịch Ủy ban Biến đổi Khí hậu của nước này, cho biết: “Bất kỳ sự gia tăng nào trong việc khai thác dầu và khí đốt của Vương quốc Anh, ít nhất cũng sẽ gây tác động nhỏ đến giá cả mà người tiêu dùng Anh phải đối mặt trong tương lai”.
USD/JPY gặp áp lực lớn sau dữ liệu kinh tế gây thất vọng!
USD/JPY lập tức gặp áp lực sau thông tin PMI sản xuất ISM tại Mỹ được công bố thấp hơn so với kì vọng, hiện đang ở ngưỡng 144.513.
Cổ phiếu tăng mạnh sau báo cáo PMI kém khả quan
Tin tốt là tin xấu, tin xấu là tin tốt. S&P 500 chạm đỉnh phiên, còn lợi suất tiếp tục suy yếu sau khi báo cáo PMI sản xuất tại Mỹ không đạt kỳ vọng. Đây là dấu hiệu nền kinh tế đang giảm tốc và Fed có thể không phải quá mạnh tay.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán tăng mạnh, lợi suất trái phiếu giảm sâu sau thông tin PMI sản xuất ISM
Chứng khoán Mỹ nỗ lực tăng điểm từ trước giờ mở cửa khi các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm. Chỉ số S&P 500 tăng lên mức cao nhất trong phiên trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm tiếp tục đà giàm, sau khi dữ liệu PMI sản xuất ISM tại Mỹ gây thất vọng khi được công bố. Điều này sẽ phần nào làm giảm bớt nỗi lo về việc một nền kinh tế nóng lên gây áp lực lên FED.
- S& P500 +2.01%
- Dow Jones +2.12%
- Nasdaq +1.63%
Chỉ số DXY cũng ngay lập tức phản ứng tiêu cực sau dữ liệu PMI sản xuất ISM thấp hơn so với kì vọng, ở ngưỡng 50.9 điểm. NZD/USD là cặp tiền ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong phiên. Ở chiều ngượng lại, USD/CAD hiện là cặp tiền đang giảm sâu nhất.
- EUR/USD +0.09%
- GBP/USD +0.98%
- AUD/USD +1.51%
- NZD/USD +2.15%
- USD/JPY -0.14%
- USD/CAD -1.12%
- USD/CHF +0.17%
Vàng ghi nhận mức tăng ấn tượng khi tăng hơn 26 USD/ oz, đạt mức 1,687.41 USD/oz.
Giá BTC cũng ghi nhận đà hồi phục khi tăng lên ngưỡng 19,408 USD.
Giá dầu WTI và dầu Brent đều ghi nhận đà tăng sau những động thái từ OPEC, lần lượt giao dịch tại 82.88 USD/thùng và 88.23 USD/thùng.
Dầu kéo dài đà tăng trong bối cảnh thị trường kỳ vọng OPEC+ cắt giảm sản lượng
Giá dầu hôm nay tiếp tục tăng trong bối cảnh OPEC+ dự kiến sẽ thảo luận về việc cắt giảm sản lượng lớn nhất kể từ năm 2020 nhằm hỗ trợ thị trường dầu mỏ, cụ thể hơn 1 triệu thùng mỗi ngày.
Dầu thô Brent tăng 3.71% lên 88.30 USD/ thùng, trong khi dầu WTI tăng hơn 5% lên 83.62 USD/thùng.
Quyết định cuối cùng về quy mô cắt giảm sẽ được công bố tại cuộc họp của các bộ trưởng của liên minh OPEC+ tại Vienna vào ngày 5/10.
"Nếu OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng trong thời gian tới, thì việc tăng công suất dự phòng của OPEC+ có thể sẽ gây thêm áp lực giảm giá trong thời gian dài", Reuters trích dẫn lưu ý từ công ty tư vấn FGE.
Trong khi đó, Trung Quốc đã ban hành hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu lớn nhất trong năm nay và tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu độc lập.
USD suy yếu sau khi số liệu PMI sản xuất không đạt kỳ vọng
USD thoái lui toàn bộ đà tăng trong ngày sau khi PMI sản xuất ISM tại Mỹ giảm từ 52.8 xuống 50.9, không đạt kỳ vọng 52.5, hiện chỉ số DXY giảm về 112, giảm 0.14%.
PMI sản xuất ISM tại Mỹ thấp hơn so với kì vọng!
- PMI sản xuất ISM tại Mỹ giảm từ 52.8 điểm vào tháng trước xuống mức 50.9 điểm. Con số này cũng thấp hơn so với mức 52.5 điểm kỳ vọng.
- Giá phải trả là 51.7 điểm, thấp hơn so với 51.9 điểm dự kiến.
- Sản xuất tăng nhẹ lên 50.6 điểm, cao hơn so với 50.4 điểm trước đó.
- Việc làm giảm xuống 48.7 điểm từ 54.2 điểm trước đó.
- Đơn đặt hàng mới đạt 47.1 điểm, thấp hơn so với 51.3 điểm trước đó.
- Đặt hàng tồn đọng giảm xuống 50.9 điểm từ 53.0 điểm trước đó
- Đơn hàng xuất khẩu mới là 47.8 điểm, thấp hơn so với 49.4 trước đó.
Chi tiêu xây dựng tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo
Chi tiêu xây dựng của Hoa Kỳ trong tháng 8 năm 2022
- Chi tiêu xây dựng -0.7% so với kỳ vọng -0.3%
- Chi tiêu xây dựng so với năm trước tăng 8.5%
- Chi tiêu xây dựng đạt 1.781 nghìn tỷ đô la
- Chi tiêu xây dựng tư nhân -0.6%. So với cùng kỳ +9.9%
- Chi tiêu xây dựng công -0.8%. So với cùng kỳ +3.3%
USD đang giảm sau tin này cùng báo cáo PMI.
Lợi suất Anh tăng trở lại sau khi Ngân hàng Trung ương Anh triển khai mua trái phiếu
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh đã tăng từ 3.91% lên 3.98% sau khi hoạt động mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương Anh cho thấy một số bất trắc.
BOE chỉ mua 22.1 triệu bảng trong khi thắt chặt định lượng tới 1.89 tỷ bảng. Con số đó lớn gấp 86 lần và cho thấy vẫn còn nhiều căng thẳng trên thị trường trái phiếu Anh.
Ngân hàng Trung ương Israel tăng lãi suất 75bp
Ngân hàng Israel dự kiến tăng trưởng GDP đạt 6.0% trong năm nay, điều chỉnh tăng từ mức 5.0% trước đó. Ngân hàng trung ương ghi nhận hoạt động kinh tế mạnh mẽ và thị trường lao động thắt chặt. Lạm phát 1 năm được dự báo ở mức 2.5%.
IEA cảnh báo: Châu Âu cần phải giảm thiểu mức tiêu thụ khí đốt trong mùa đông này
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng châu Âu cần phải tập trung vào việc tiết kiệm khí đốt tự nhiên vào mùa đông này để giảm thiệu lượng thâm hụt kho dự trữ khí đốt khi khả năng Nga cắt hoàn toàn nguồn cung là có thể xảy ra.
Theo cơ quan này, mức tiêu thụ khí đốt của châu Âu cần phải giảm 13% so với trung bình năm năm để có thể duy trì mức dự trữ ở trên ngưỡng 33% trong suốt mùa đông. Dù giá cả leo thang khiến việc tiêu thụ khí đốt tại châu Âu giảm 10% vào năm nay. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giữ cho nguồn cung khí đốt của châu Âu ổn định.
IEA cho biết, triển vọng cho thị trường khí đốt vẫn còn khá mờ mịt do những hành động khó có thể đoán trước từ phía Nga. Tuy nhiên, nhìn chung, tất cả các luận điểm của bài báo cáo đều hướng vào việc thị trường sẽ cực kì hẹp vào năm 2023.
Chứng khoán Mỹ nỗ lực hồi phục sau tháng 9 đầy khó khăn!
Các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trước giờ mở cửa. Trong đóng, hợp đồng tương lai Dow Jones tăng mạnh nhất với 1.08%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ "đổ lửa"!
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn đồng loạt giảm. Trong đó, lợi suất kì hạn năm năm giảm mạnh nhất với 15.3 điểm cơ bản.
Doanh thu quý 3 của NFT giảm 60% so với quý 2
Theo DappRadar, doanh thu NFT quý 3 năm 2022 đạt 3.4 tỷ USD, giảm từ 8.4 tỷ USD của quý trước và 12.5 tỷ USD ở mức đỉnh của thị trường trong quý đầu tiên của năm. Trong khi thị trường NFT non trẻ được hưởng lợi từ sự tăng giá của crypto và khẩu vị rủi ro cao của các nhà đầu tư vào năm 2021, thì những điều kiện này đã giảm mạnh vào năm 2022, khi lãi suất ngân hàng trung ương tăng khiến các nhà đầu tư từ bỏ các tài sản rủi ro. Bitcoin đang giao dịch quanh mức 19.000 đô la, giảm so với mức đỉnh tháng 11 là 69.000 đô la.
Doanh số bán hàng trên thị trường NFT lớn nhất, OpenSea , đã giảm tháng thứ năm liên tiếp.
Canada không thể giải quyết nhu cầu khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Châu Âu
Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, làm tăng giá năng lượng vốn đã cao, gây ra những hậu quả to lớn cho người dân và xã hội trên toàn thế giới. Khi Liên minh châu Âu đang chạy đua để tìm kiếm các giải pháp thay thế năng lượng, thì Canada là một trong những nguồn cung được quan tâm lúc này. Tuy nhiên, Canada chưa có cơ sở hạ tầng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng nào sẵn sàng và sẽ mất ít nhất 3 năm để các dự án mới đi vào hoạt động. Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga khiến EU phải tìm kiếm nguồn cung cấp để đáp ứng nhu cầu trước mắt vào mùa đông năm 2022, và các thị trường như Na Uy hợp lý hơn để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức
Nhà ngoại giao Ba Lan: Hy vọng EU nhanh chóng đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt Nga
Liên minh châu Âu đang hướng tới một thỏa thuận sơ bộ ngay sau thứ Hai về một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga vì đã làm leo thang chiến tranh ở Ukraine và sáp nhập bất hợp pháp bốn vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở đó. Đại sứ Ba Lan tại EU, Andrzej Sados, nói với các phóng viên: “Tôi hy vọng trong vài giờ nữa chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận nhất trí về gói trừng phạt. Chúng tôi đang ở rất gần điều đó và có quyết tâm đạt được một thỏa thuận càng sớm càng tốt."
Tuyên bố dự thảo của Euro Zone: Tập trung bảo vệ những thứ "dễ bị tổn thương"
Theo một tuyên bố dự thảo từ các Bộ trưởng Tài chính Eurozone, họ cho biết:
- Trọng tâm của các kế hoạch hỗ trợ sẽ là bảo vệ những thứ dễ bị tổn thương
- Các chính sách tài khóa nên nhằm mục đích duy trì tính bền vững của nợ, nâng cao tiềm năng tăng trưởng để khiến công việc chống lạm phát của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trở nên dễ dàng hơn
- Hỗ trợ trên diện rộng cho tổng cầu thông qua chính sách tài khóa vào năm 2023 không được đảm bảo
- Chính phủ không thể che chắn hoàn toàn cho các nền kinh tế khỏi sự gia tăng giá năng lượng
OPEC + thảo luận về việc cắt giảm sản lượng dầu vượt quá 1 triệu thùng/ngày
Nhóm các nhà sản xuất dầu OPEC+ đang thảo luận về việc cắt giảm sản lượng tiềm năng hơn 1 triệu thùng/ngày, không bao gồm bất kỳ sự cắt giảm tự nguyện nào của các thành viên cá nhân.
"Nó có thể quan trọng như cuộc họp tháng 4 năm 2020", nguồn tin cho biết thêm.
Hoạt động của các nhà máy trên thế giới suy yếu
Sản lượng nhà máy toàn cầu hầu hết suy yếu trong tháng 9 do nhu cầu chậm lại cộng thêm nỗi đau từ áp lực chi phí dai dẳng và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn làm giảm triển vọng phục hồi kinh tế. Dữ liệu làm tăng thêm lo ngại về suy thoái toàn cầu khi các ngân hàng trung ương lớn bắt tay vào đợt tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ để kiềm chế lạm phát tăng vọt.
Những đợt tăng này đã làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm mạnh nhu cầu toàn cầu vốn là cơ sở cho xuất khẩu. Hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đồng euro tiếp tục giảm trong tháng 9 do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng và hóa đơn năng lượng tăng cao hạn chế sản xuất. Chỉ số PMI sản xuất chính thức của S&P Global cho thấy khối này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 27 tháng là 48.4 vào tháng 9 so với mức 49.6 của tháng 8.
Cập nhật thị trường: Cổ phiếu lao đao trước áp lực kinh tế chính trị bất ổn, GBP hồi phục
Quyết định bác bỏ kế hoạch cắt giảm thuế của Anh khiến thị trường chao đảo, GBP phục hồi, hiện đang ở mức 1.11945. Đồng bạc xanh đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế, hiện đang giao dịch quanh mức 112.000. Tâm lý lo ngại rủi ro cùng với cuộc suy thoái kinh tế và những bất ổn chính trị, cổ phiếu toàn cầu suy giảm nặng nề, các chỉ số chính của châu Âu đang giảm gần 1%.
Giá quặng sắt biến động giữa những dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế Trung Quốc
Trong bối cảnh biến động trên hầu hết các thị trường hàng hóa, giá quặng sắt tương đối ổn định trong hai tháng qua, bất chấp triển vọng kinh tế không mấy khả quan đối với nhà nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc. Theo đánh giá của cơ quan báo cáo giá hàng hóa Argus, giá quặng sắt 62% giao cho miền Bắc Trung Quốc đóng cửa ở mức 96.10 USD/tấn vào ngày 30/9, giảm 3% so với mức đóng cửa của tuần trước. Tuy nhiên, giá quặng sắt luôn dao động trong khoảng 95 đến 120 USD/tấn trong ba tháng qua, và giữ ổn định sau khi tăng vọt lên tới 160.30 USD trong những tuần sau khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra.
Lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức cao mới trong 24 năm
Lạm phát hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ đã leo lên mức cao mới trong 24 năm là 83.45% vào tháng 9, thấp hơn dự báo theo dữ liệu chính thức hôm thứ Hai, sau khi ngân hàng trung ương gây bất ngờ cho thị trường bằng cách cắt giảm lãi suất hai lần trong hai tháng qua. Lạm phát đã tăng mạnh kể từ mùa thu năm ngoái, khi đồng lira lao dốc sau khi ngân hàng trung ương dần cắt giảm lãi suất chính sách trong một chu kỳ nới lỏng không chính thống mà Tổng thống Tayyip Erdogan đã nung nấu từ lâu.
EUR/USD chật vật dưới mốc 0.9800
Euro chào tuần mới không mấy khả quan khi không thể duy trì trên mức 0.9800.
Hiện EUR/USD đã giảm 16 pip xuống 0.9795.
Cổ phiếu Credit Suisse lao dốc là một trong những tâm điểm của hôm nay
Cố phiếu Credit Suisse (CSGN.S) giảm khoảng 10% đầu phiên Âu, phản ánh mối lo ngại của thị trường về ngân hàng Thụy Sĩ khi ngân hàng này hoàn tất việc tái cơ cấu dự kiến sẽ được công bố vào ngày 27/10.
Các giám đốc điều hành của ngân hàng đã dành cuối tuần để trấn an các khách hàng lớn, đối tác và nhà đầu tư về tính thanh khoản và vị thế vốn của công ty.
Một ghi chú nghiên cứu từ các nhà phân tích của JP Morgan cho biết, dựa trên tình hình tài chính của công ty vào cuối quý II, họ đánh giá nguồn vốn và thanh khoản của Credit Suisse "lành mạnh".
Credit Suisse có tổng tài sản là 727 tỷ franc Thụy Sĩ (735,68 tỷ USD) vào cuối quý II, trong đó 159 tỷ franc là tiền mặt và các khoản phải thu, 101 tỷ franc là tài sản trading.
USD/JPY vượt 145, chạm mức cao nhất hơn một tuần qua
USD/JPY tiếp tục tăng bất chấp đà suy yếu trong ngày của đô la Mỹ.
Cặp tiền tăng lên 145.075 - mức cao được thấy lần cuối vào ngày 22/9.
Vương Quốc Anh: PMI sản xuất S&P chính thức tháng 9 gây thất vọng
- PMI sản xuất tháng 9 chính thức: 48.4
- PMI sản xuất tháng 9 dự kiến: 48.5
- PMI sản xuất tháng 8: 48.5
S&P Global cho biết: “Tháng 9 chứng kiến kinh doanh xuất khẩu mới giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2020, do báo cáo nhu cầu sụt giảm của Mỹ, EU và Trung Quốc."
Eurozone: PMI sản xuất S&P chính thức của tháng 9 tiếp tục giảm do hóa đơn năng lượng tăng
- PMI sản xuất tháng 9 chính thức: 48.4
- PMI sản xuất tháng 9 dự kiến: 48.5
- PMI sản xuất tháng 8: 48.5
Hoạt động sản xuất ở khu vực đồng euro tiếp tục giảm do khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng khiến người tiêu dùng thận trọng hơn; hóa đơn năng lượng tăng cao đã hạn chế sản xuất.
Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global cho biết: “Sự kết hợp giữa khu vực sản xuất suy thoái và áp lực lạm phát gia tăng sẽ khiến lo ngại về triển vọng nền kinh tế khu vực đồng euro ngày càng trầm trọng hơn”.
Ý: PMI sản xuất S&P thực tế giảm liên tiếp trong 3 tháng
- PMI sản xuất chính thức tháng 9: 48.3
- PMI sản xuất tháng 9 dự kiến: 47.5
- PMI sản xuất tháng 8: 48
Lewis Cooper, nhà kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Sản lượng sụt giảm với tốc độ nhanh hơn trong bối cảnh công việc mới giảm tháng thứ 5 liên tiếp, nhu cầu của khách hàng yếu hơn do giá cả và bất ổn tăng cao”.
Pháp: PMI S&P chính thức tháng 9 giảm nhẹ so với tháng trước
- PMI sản xuất chính thức tháng 9: 47.7
- PMI sản xuất tháng 9 dự kiến:47.8
- PMI sản xuất tháng 8: 47.8
Nhà kinh tế cao cấp Joe Hayes của S&P cho biết: “Theo các công ty, giá năng lượng cao hơn là yếu tố chính điều khiển thị trường trong tháng 9."
S&P cho biết ngoại trừ sự sụt giảm đã thấy kể từ khi đại dịch bắt đầu, thì đây là đợt suy giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ, đồng thời nói thêm rằng sức khỏe ngành sản xuất ở Pháp đang ngày càng tồi tệ.
Đức: PMI sản xuất S&P chính thức giảm trong tháng 9
PMI sản xuất chính thức tháng 9 của Đức đạt 47.8, dự báo đạt 48.3.
PMI sản xuất tháng 8: 48.3
Hoạt động sản xuất của Đức đã suy giảm liên tiếp 3 tháng, bị ảnh hưởng số lượng đơn đặt hàng mới ngày càng u ám do chi phí năng lượng tăng cao đã đặt ra hồi chuông cảnh báo về triển vọng kinh doanh
Phil Smith, Phó Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết "chi phí năng lượng tăng cao, vốn đã khiến một số doanh nghiệp cắt giảm sản lượng, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, khi kỳ vọng của các nhà sản xuất về sản lượng tương lai giảm mạnh trong tháng 9 sau khi đóng cửa Đường ống Nord Stream 1. "
"Nếu nhu cầu tiếp tục giảm trong những tháng tới như các doanh nghiệp kỳ vọng, chi phí chắc chắn sẽ tăng cao hơn nữa, do đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận."
PMI sản xuất chính thức của Thụy Sĩ tăng vượt dự báo
PMI sản xuất Thụy Sĩ chính thức tháng 9 đạt 57.1, dự báo đạt 54.6
PMI sản xuất tháng 8: 56.4
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, HĐTL Mỹ chao đảo trước những bất ổn kinh tế
Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên đầu tuần khá chật vật khi khủng hoảng năng lượng trong khu vực tiếp tục leo thang. Cổ phiếu của Credit Suisse giảm xuống mức thấp kỷ lục khi các nhà giao dịch duy trì nhận định đầy ảm đạm về công ty này. Một quỹ giao dịch trao đổi được liên kết với Brazil đã tập hợp tại Paris sau khi cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống của quốc gia này đi đến hồi kết. HĐTL S&P 500 giao tháng 12 ít biến động trong khi HĐTL Nasdaq giảm 0.3%. Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm trước lo ngại chính sách diều hâu của các ngân hàng trung ương toàn cầu đang làm tăng nguy cơ suy thoái và giảm thu nhập.
- DAX -1.59%
- CAC -1.75%
- FTSE -1.16%
- IBEX -0.75%
- Euro Stoxx 50 -1.63%
- STOXX 600 -1.52%
Bên cạnh giá cổ phiếu của Credit Suisse, bảng Anh cũng là tâm điểm của phiên Âu hôm nay. GBP/USD tăng vọt hơn 150 pips trong bối cảnh kỳ vọng các kế hoạch tài chính của chính phủ sẽ quay đầu, trước khi điều chỉnh giảm 60 pip do Bộ trưởng Tài chính Anh Kwarteng chính thức bác bỏ kế hoạch cắt giảm thuế 45%. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng tới đà tăng trong ngày, bảng Anh tiếp tục cải thiện ngày thứ 5 liên tiếp. USD suy yếu nhẹ trong bối cảnh thị trường toàn cầu 'đau đầu' trước tác động của thắt chặt tiền tệ đối với nền kinh tế sau khi các ngân hàng trung ương bao gồm cả Fed nhắc lại quyết tâm kiềm chế lạm phát. Trader đang mong chờ dữ liệu việc làm của Mỹ cuối tuần này để đánh giá triển vọng nền kinh tế và chính sách của Fed. Nhiều đồng tiền chính khác cũng đã nắm bắt cơ hội cải thiện nhờ USD suy yếu.
Lo ngại lạm phát toàn cầu gia tăng khi giá dầu tăng lên mức 82 USD/thùng bởi tin tức OPEC+ đang xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày vào cuộc họp tuần này. Vàng ghi nhận ngày thứ 5 tăng liên tiếp, hiện giao dịch ở mức $1,662.68/oz.