Các hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Hôm nay không có quá nhiều điều đáng chú ý, đặc biệt việc không có hợp đồng USDJPY nào đáo hạn vượt mức 133.
GDP Nhật Bản giảm ít hơn dự kiến trong quý I
GDP Nhật Bản giảm 0.1% so với quý trước (số liệu sơ bộ giảm 0.2%, số liệu quý trước tăng 1.1%). So với cùng kỳ năm ngoái, GDP giảm 0.5% (số liệu sơ bộ giảm 1%).
Chi tiêu cá nhân tăng 0.1% so với quý trước. Chi tiêu doanh nghiệp (chi phí tài sản cố định) giảm 0.7% (sơ bộ tăng 0.5%).
Tổng hợp diễn biến thị trường phiên Á: USDJPY vượt 133
Phiên Mỹ kết thúc với số liệu tồn kho dầu tăng, trong khi kỳ vọng ban đầu là giảm. Giá dầu không phản ứng mạnh với dữ liệu. Báo cáo chính thức từ EIA sẽ được công bố vào thứ Tư.
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong quý 1 không tệ như trong các số liệu sơ bộ. Kinh tế Nhật Bản giảm 0.5% so với cùng kỳ trong 3 tháng đầu năm.
USDJPY đã tăng trên 133.00 ngày hôm nay. Mặc dù vậy, cặp tiền chưa thể bứt phá mạnh hơn. Tới giờ, vẫn chưa có bình luận nào từ các nhà chức trách Nhật Bản về đồng yên.
USD cũng đang mạnh lên so với các đồng tiền G7 khác.
Cập nhật diễn biến thị trường FX: USD hồi phục sau khi giảm sâu trong đêm, BTC tiếp tục giằng co quanh $30K
USD hồi phục trở lại sau khi đảo chiều giảm trong phiên Mỹ. Khẩu vị rủi ro mập mờ, khó đoán có vẻ đang là một vấn đề nhức nhối khi thị trường xoay chiều liên tục.
AUD và NZD là 2 đồng tiền giảm sâu nhất trong phiên sáng bất chấp việc RBA hawkish. Hiện tại, kỳ vọng thị trường lúc này vẫn là Fed hawkish nhất.
USDJPY tiếp tục đà tăng, chạm mức 133. Phân kỳ chính sách Fed/BoJ là xúc tác lớn nhất cho cặp tiền này.
Ray Dalio dự kiến các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024
Dalio đã được phỏng vấn bởi các phương tiện truyền thông tài chính của Úc:
- Ông nói: “Chúng tôi tin rằng chúng tôi đang ở trong một chế độ thắt chặt có thể gây ra sự điều chỉnh hoặc đi xuống đối với nhiều tài sản tài chính.
- "Ảnh hưởng của điều đó sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải xoa dịu trở lại, có thể là ở đâu đó gần với cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2024."
Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết ngoại thương đối mặt với những bất ổn và áp lực lớn
- Cho biết sự hoạt động ngoại thương của Trung Quốc phải đối mặt với những bất ổn và áp lực rất lớn do các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động
- Về việc tăng trưởng thương mại chậm lại, các nhà xuất nhập khẩu Trung Quốc đang chịu áp lực do các vấn đề logistics, giá nguyên liệu thô tăng vọt
Các số liệu Thương mại Quốc tế của Trung Quốc sẽ được công bố vào ngày mai.
USDJPY tăng cao trong phiên Á!
USDJPY đã tăng vượt mốc 133 trong phiên giao dịch sáng nay.
Các quan điểm của quan chức Nhật có vẻ không ảnh hưởng đến sự trượt giá của đồng Yên.
Thủ tướng Ý nói không với thỏa thuận chuyển giao công nghệ với công ty Trung Quốc
- Thiết bị thông minh Efort có trụ sở tại Bắc Kinh muốn tăng cổ phần của mình trong một công ty công nghệ cao của Ý, Robox.
- Thủ tướng Ý Draghi đã phủ quyết thương vụ chuyển giao công nghệ. Đây là lần phủ quyết thứ năm liên quan đến Trung Quốc.
Tỷ giá USDCNY tham chiếu hôm nay: 6.6634
- Ước tính là 6.6576
- Mức đóng phiên trước 6.6712
Cựu quan chức NH Dự trữ Úc cảnh báo về lạm phát tăng cao và sự cần thiết của việc tăng lãi suất
Cựu thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc, Ian Macfarlane cho biết:
- Tôi sẽ ngạc nhiên nếu CPI giảm trở lại 2%
- Có đủ sự khan hiếm hàng hóa ở Úc và ở Mỹ khiến cho tỷ lệ lạm phát cao
- Vì vậy, tôi dự kiến lãi suất sẽ tăng mạnh để chống lạm phát, mức tăng 50bp ngày hôm qua là quyết định chính xác
CBA đang đề nghị Ngân hàng Dự trữ Úc cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2023
Giám đốc Gareth Aird của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia nhận xét về mức tăng lãi suất thêm 50 bps ngày hôm qua là cần thiết để có được sự thay đổi triệt để trong thời gian ngắn.
Ông cho biết thêm:
- Chúng tôi nghĩ rằng NHTW sẽ tăng lãi suất thêm 50 bps vào tháng Bảy
- Sau đó là 25 bps vào tháng 8, trong trường hợp số liệu CPI không như mong muống, mức tăng 50 bps có thể được cân nhắc
- Cuối cùng sẽ có một vài đợt tăng 25 bps để nâng lãi suất tiền mặt trong năm lên 2.1%. Khả năng NHTW tăng mức này lên cao hơn là có thể, chẳng hạn như 2.35%.
- Việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm giảm tăng trưởng nền kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, điều mà chúng tôi nghĩ sẽ bắt đầu có trong năm nay.
- Chúng tôi đã thực sự đưa ra lời kêu gọi RBA giảm tỷ lệ tiền mặt trở lại vào cuối năm 2023 để đưa nền kinh tế hồi phục trở lại sau khi giải quyết vấn đề lạm phát
Hoạt động khai thác dầu ở Libya tiếp tục gặp khó khăn
Tại Libya:
- Hai kỹ sư làm việc tại đây cho biết hoạt động khai thác tại mỏ dầu Sharara của Libya đã bị ngừng lại vào cuối ngày thứ Hai sau khi tiếp tục trở lại một thời gian ngắn.
Tại Na Uy, một cuộc đình công của 845 trong số khoảng 7,500 công nhân sản xuất dầu khí ngoài khơi diễn ra từ Chủ nhật.
OECD sẽ công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế hôm nay
- OECD sẽ công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế mới nhất, bao gồm các phân tích và dự báo về nền kinh tế thế giới, các nước thành viên OECD, các nước G20 và các đối tác chính.
- Hiện chưa rõ khung giờ công bố chính thức.
Ukraine cho biết vẫn chưa đạt được thỏa thuận với Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ về việc di chuyển tại Biển Đen
- Kyiv cho biết họ vẫn chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận nào với Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ để cho phép các tàu chở ngũ cốc của họ qua lại an toàn trên Biển Đen
- Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov sẽ hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara vào thứ Tư
Bộ ngoại giao Ukraine cho biết:
- "Chúng tôi đang phải đối mặt với những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn tàu chở lương thực tại các cảng của Ukraine. Đồng thời, cần lưu ý rằng không có thỏa thuận nào về vấn đề này giữa Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vào thời điểm này", tuyên bố cho biết.
Việc ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc như thế này đang dẫn đến mối lo ngại về tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 7/6: Chứng khoán Mỹ tiếp tục đi tích lũy, BTC tăng mạnh trong đêm
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng trong phiên giao dịch hôm qua nhưng vẫn nằm trong vùng tích lũy trước đó
- Chỉ số DJIA +0.8%
- Chỉ số NASDAQ +0.94%
- Chỉ số S&P 500 +0.95%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ghi nhận phiên điều chỉnh đầu tiên sau 6 phiên tăng nóng trước đó. Lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 6.5 bps về 2.979%.
Trên thị trường Fx, DXY điều chỉnh trong phiên giao dịch Mỹ từ 102.8 giảm xuống còn 102.33. Các cặp tiền chính kết phiên có biến động như sau:
- EUR/USD +0.03%
- USD/JPY +0.53%
- GBP/USD +0.48%
- AUD/USD +0.53%
- USD/CAD -0.39%
- USD/CHF +0.11%
- NZD/USD -0.05%
Tình hình chiến sự tại Ukraine tiếp tục được nhắc đến trong dự báo tăng trưởng GDP của Ngân hàng Thế giới cũng như bài phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Yellen, khi tác động địa chính trị của sự kiến khiến cho nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoán, gây áp lực lạm phát.
Vàng hồi phục sau khi giảm về test MA200 khung D1, giá tăng $11.52/oz lên $1851.98 (+0.63%). Dầu thô hồi phục, giá dầu WTI đang tạo vùng tích lũy quanh $117-$120.5. Đóng cửa phiên dầu WTI +0.61% lên $119.74/thùng.
Trên thị trường tiền điện tử, BTC tăng hơn $1k giá trong đêm qua, đạt mức cao nhất trong ngày ở $31.5k. Kết phiên, giá điều chỉnh về $31,125 và đang tiếp tục giảm đầu phiên sáng nay.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ: Thật khó để không nhắc đến những biến động trên thị trường dầu thô thời gian qua
Bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ, Yellen, phát biểu trước thượng viện của nước này:
- Những biến động trên thị trường dầu mỏ ảnh hưởng từ cuộc chiến Ukraine tạo ra cú sốc lớn đối cho chúng ta
- Hoa Kỳ thực chất đang xuất khẩu dầu, nhưng thị trường đang bị ảnh hưởng bởi các tác động địa chính trị
- Sản lượng dầu giảm ở Hoa Kỳ trong đại dịch vì các nhà chế biến dầu không nhìn trước được cầu dầu sẽ tăng để phục vụ cho quá trình phục hồi nền kinh tế
- Các nhà chế biến dầu được khuyến khích tăng sản lượng dầu.
Chỉ số GDT của New Zealand +1.5%
Đây là lần đầu tiên chỉ số ghi nhận tăng sau nhiều lần giảm trước đó.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán hồi phục từ mức mở cửa, Dầu thô tăng trở lại
Thị trường chứng khoán Mỹ mở phiên điều chỉnh ở các cả 3 chỉ số chính: DJ, S&P500 và Nasdaq với mức giảm từ 0.83-1%. Tuy nhiên, lực mua đã kéo các chỉ số tăng trở lại:
- Chỉ số DJ -0.52%
- Chỉ số S&P500 -0.5%
- Chỉ số Nasdaq -0.48%
Trên thị trường FX, DXY đã giảm về test MA100 khung M15 tại 102.492 và thành công hồi phục lên 102.610 hiện tại. Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
- EUR/USD−0.15%
- USD/JPY+0.59%
- GBP/USD−0.07%
- AUD/USD−0.07%
- USD/CAD−0.02%
- USD/CHF+0.42%
Vàng tiếp tục hồi phục sau khi test thành công MA200 khung D1, hiện giá tăng $10/oz (+0.55%) lên $1,850.60/oz. Dầu thô tương tự cũng tăng trong phiên Mỹ, giá dầu WTI đang chinh phục lại mốc $120/thùng (Hiện $119.73).
BTC hồi phục sau khi giảm sâu về $29.1k sáng nay, hiện giá đang được giao dịch quanh $29.6k.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo GDP toàn cầu năm 2022 xuống 2.9% từ 4.1%
- Rủi ro lạm phát đình trệ, chiến tranh Ukraine và Trung Quốc cấm vận ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu
- Khó tránh khỏi suy thoái đối với nhiều quốc gia
- Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ điều chỉnh trong năm tới nhưng có khả năng sẽ duy trì trên các mức dự kiến ở nhiều nền kinh tế
- Tăng trưởng ở các nước tiên tiến giảm xuống 2.6% vào năm 2022 so với 3.8% trong dự báo tháng 1
- Nền Kinh tế Nga tăng 8,9%
USDJPY điều chỉnh trước phiên Mỹ nhưng xu hướng tăng vẫn áp đảo
- USDJPY đã tăng khá mạnh trong phiên giao dịch châu u, đạt mức cao mới kể từ tháng 4 năm 2002 ở 132.996.
- Nhìn vào biểu đồ 5 phút, mức kháng cự tại 133.00 đã khiến cho tỷ giá điều chỉnh xuống phá vùng Fibo thoái lui 0.382 quanh 132.557 và về gấn đến đường MA100 quanh 132.506.
- Trước tâm lý risk-off khi phiên Mỹ diễn ra, kỳ vọng DXY tăng trở lại có thể xảy ra khiến USDJPY phá qua kháng cự và tiếp tục chinh phục các mốc cao hơn. Nếu tỷ giá tiếp tục giảm, đường MA100 và MA200 sẽ là các mốc hỗ trợ tiếp theo.
Cán cân thương mại tháng 4 của Hoa Kỳ thâm hụt 87.1 tỷ USD thấp hơn so với dự kiến
- Dự kiến -89.5 tỷ USD. Tháng trước -107.7 tỷ USD
- Cán cân thương mại hàng hóa -106.70 tỷ USD so với -125.9 tỷ tháng trước
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Dollar vững chắc, RBA tăng lãi suất 50bps!
Thị trường:
- USD mạnh nhất, NZD yếu nhất
- Thị trường chứng khoán châu Âu tiêu cực; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.8%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 1.3 bps xuống 3.025%
- Vàng tăng 0.4% lên 1,848.13 USD
- Dầu thô WTI giảm 0.4% xuống 118.04 USD
- Bitcoin giảm 6.2% xuống 29,494 USD
Phiên giao dịch bắt đầu với việc RBA tăng lãi suất một cách bất ngờ, lần này bằng cách tăng lãi suất thêm 50 bps lên 0.85% - so với kỳ vọng của thị trường chỉ 25 bps hoặc 40 bps.
Đồng Aussie đã tăng mạnh từ 0.7185 lên 0.7245 với quyết định này và trái phiếu tiếp tục bị bán tháo với lợi suất phục hồi. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, khi lợi suất đã thoái lui một chút do tâm lý rủi ro vẫn còn thấp, sự bứt phá của AUD đã hoàn toàn biến mất.
Tâm lý phòng thủ rủi ro đang tiếp tục củng cố cho Dollar Mỹ nhưng đồng thời tỷ giá USD/JPY tiếp tục leo lên vị trí cao hơn! Mức đỉnh hôm nay đạt 132.99 và cặp tiền vẫn dao động quanh mốc này, với đồng bạc xanh cũng vượt trội trên những “mặt trận” khác.
Tỷ giá EUR/USD giảm 0.3% xuống 1.0668 trong khi GBP/USD đã có một phiên bấp bênh, giảm từ 1.2500 xuống 1.2430 trước khi tăng trở lại 1.2530 và sau đó giảm trở lại mức 1.2480-90 sau khi chạm vào ngưỡng kháng cự quen thuộc.
Do tâm lý risk-off vẫn còn tiếp diễn, Kiwi là yếu tố gây chú ý với NZD/USD trượt từ 0.6490 xuống 0.6435 trong phiên với mức đỉnh được đưa ra ngay sau quyết định lãi suất của RBA.
Tâm lý risk-off mạnh mẽ trước phiên Mỹ!
Dưới đây là cái nhìn tổng quan về thị trường ở thời điểm hiện tại:
- Chỉ số Eurostoxx -1.1%
- Chỉ số DAX -1.1%
- Chỉ số CAC 40 -1.0%
- Chỉ số FTSE -0.2%
- HĐTL chỉ số S&P 500 -0.9%
- HĐTL Chỉ số Nasdaq -1.1%
- HĐTL Chỉ số DowJones -0.7%
Đà bán tháo trái phiếu hiện đang chững lại, với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 3.02% từ mức khoảng 3.05% vào đầu phiên.
Nhưng đồng Dollar vẫn vững chắc với tỷ giá EUR/USD giảm nhẹ xuống 1.0670 gần mức thấp nhất trong ngày, trong khi GBP/USD giảm 0.3% xuống 1.2490 sau khi tăng từ 1.2430 lên 1.2530. Tỷ giá USD/JPY tiếp tục ổn định và tăng 0.7% lên 132.80, hướng tới vị trí 135.00 trong bức tranh lớn hơn.
Trong khi đó, AUD/USD giảm nhẹ xuống 0.7180 sau đợt phục hồi hậu RBA - giảm từ mức đỉnh 0.7245.
NZD/USD vật lộn gần mức đáy trong hai tuần!
Cặp NZD/USD sụt giảm trong ngày thứ ba liên tiếp và giảm xuống gần mức thấp nhất trong hai tuần, xung quanh 0.6444. Hiện tỷ giá đã phục hồi lên 0.6455, giảm hơn 0.5% trong ngày!
Tâm lý thị trường vẫn mong manh trong bối cảnh lo ngại một động thái thắt chặt mạnh hơn của các ngân hàng trung ương lớn để kiềm chế lạm phát, điều mà có thể gây ra thách thức đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này, cùng với sự bứt phá gần đây của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho đồng bạc xanh.
Các nhà đầu tư dường như lo lắng rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do chiến tranh Nga-Ukraine có thể đẩy giá tiêu dùng lên cao hơn nữa và buộc Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh hơn. Điều này, đã nâng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lên trên 3.0%, và khiến dòng tiền trú ẩn quay trở lại trái phiếu, kìm hãm đà tăng của USD.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản: Đang theo dõi chặt chẽ tác động của thị trường ngoại hối đối với nền kinh tế!
Phát biểu trên của Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản, Daishiro Yamagiwa
Đồng yên vẫn đang suy yếu sau khi tỷ giá USDJPY bứt phá lên mức đỉnh mới trong hơn hai thập kỷ tuần này. Tỷ giá USD/JPY tăng 0.6% lên 132.70 ở thời điểm hiện tại, thoái lui nhẹ từ mức 133.00 trước đó trong ngày.
EUR/USD tụt dốc phiên thứ 3 liên tiếp!
Trong phiên giao dịch châu Âu, phe Gấu cặp EUR/USD tiếp tục chiếm ưu thế và khiến tỷ giá quay trở lại vùng 1.0660. Hiện, EURUSD đang dao động quanh mốc 1.0683, giảm 0.13% trong ngày. Đây là phiên tụt dốc thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh tâm trạng risk-off gia tăng.
Tương tự, lợi suất của Hoa Kỳ và Đức cũng giảm so với mức đỉnh gần đây. Bên cạnh đó, Đơn đặt hàng nhà máy của Đức đạt mức 2.7% hàng tháng vào tháng 4 và PMI xây dựng giảm một chút xuống 45.4 vào tháng 5.
Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Sentix của Eurozone tháng 6: -15.8, cao hơn -20.0 dự kiến
Trước đó đạt -22.6
Chỉ số niềm tin các nhà đầu tư khu vực đồng Euro tăng cao hơn dự kiến - mức tăng đầu tiên kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine - nhưng tâm trạng kinh tế ảm đạm vẫn tiếp tục gây áp lực vào thời điểm hiện tại do các vấn đề về nguồn cung và lạm phát.
PMI dịch vụ tháng 5 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
53.4, cao hơn 51.8 trước đó.
Thủ tướng Vương quốc Anh lập lời thề "tiếp tục làm tốt công việc của mình" sau khi sống sót qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ tìm cách củng cố vị trí của mình vào thứ Ba bằng cách đưa ra một loạt các chính sách mới cho các bộ trưởng cấp cao sau khi ông sống sót qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Boris Johnson đã dành chiến thắng vào cuối ngày thứ Hai với 211 phiếu ủng hộ (211 - 148) - đủ để không phải từ chức ngay lập tức.
Elon Musk đe dọa hủy bỏ thỏa thuận với Twitter do những "vi phạm nghiêm trọng" trong hợp đồng
Elon Musk đã cảnh báo Twitter hôm thứ Hai rằng ông có thể rời bỏ thỏa thuận trị giá 44 tỷ đô la mua lại Twitter nếu công ty này không cung cấp dữ liệu về các tài khoản spam và giả mạo mà ông yêu cầu.
Đây không phải là lần đầu tiên Musk công khai việc mua lại Twitter có thể không xảy ra. Nhưng lời cảnh báo, được gửi trong một bức thư từ các luật sư của Musk tới giám đốc pháp lý của Twitter, Vijaya Gadde, đã đánh dấu một sự leo thang căng thẳng trong vấn đề này, cáo buộc Twitter đang "vi phạm nghiêm trọng" các nghĩa vụ trong thỏa thuận hai bên.
PMI xây dựng tháng 5 của Đức: 45.4
Trước đó đạt 46.0
Ngành xây dựng của Đức tiếp tục sụt giảm do giá cả tăng cao, tình trạng thiếu nguyên vật liệu và sự bất ổn kinh tế.
Dự trữ ngoại hối của Thụy Sĩ tháng 5: 925.4 tỷ CHF, thấp hơn 926.1 tỷ CHF trước đó
Trước đó đạt 926.1 tỷ CHF; sau sửa đổi thành 925.3 tỷ CHF
Dự trữ ngoại hối của Thụy Sĩ đang được giữ ở mức cao, tái khẳng định rằng ngân hàng trung ương vẫn tích cực can thiệp để quản lý sức mạnh tiền tệ.
Thị trường chứng khoán giảm nhẹ đầu phiên Âu
- Eurostoxx -0.4%
- DAX -0.6%
- CAC 40 -0.4%
- FTSE ít biến động
- IBEX -0.3%
Tâm trạng ảm đạm này ảnh hưởng từ phiên giao dịch không mấy tích cực của Mỹ hôm qua. HĐTL S&P 500 giảm 0.5%, HĐTL Nasdaq giảm 0.8% và HĐTL Dow Jones giảm 0.4% hiện tại.
Cặp Cable giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba tuần
GBP/USD đã giảm từ 1.2500 xuống 1.2430 trong vài giờ qua.
Sự sụt giảm chủ yếu ảnh hưởng do đồng USD mạnh hơn, được thúc đẩy bởi tỷ giá USD/JPY tăng mạnh, đóng cửa tại mức 133.00 khi hoạt động bán trái phiếu tiếp tục là trọng tâm trong vài phiên giao dịch vừa qua.
Phe mua đã cố gắng đẩy cặp tiền lên cao vào cuối tuần trước và đầu tuần này nhưng khó có thể vượt qua các đường trung bình động hàng giờ quan trọng, như đã thấy trong biểu đồ trên (các khu vực được khoanh tròn).
Thay vào đó, hành động giá đang duy trì dưới mức trung bình động hàng giờ khi bên bán thiết lập nhiều quyền kiểm soát hơn trong ngắn hạn và hiện cặp GBP/USD đang giảm xuống mức thấp mới trong gần ba tuần nay. Mức thoái lui Fib 50.0 tại 1.2411 sẽ là mức kỹ thuật quan trọng tiếp theo cần theo dõi.
USDJPY: 135 chỉ còn là vấn đề thời gian
Cặp tiền đang tiếp tục đà tăng từ tuần trước, phá qua 131.00. Động thái này diễn ra cùng với sự phục hồi của lợi suất trái phiếu, với lợi suất 10 năm vượt 3% trong phiên hôm qua.
USDJPY đang tiếp tục tiến tới 133.00, và phía trên, không có nhiều chướng ngại trên con đường đến 135.
Số liệu đơn đặt hàng nhà máy tại Đức có gì đáng chú ý?
Trong tháng tư, số đơn đặt hàng nhà máy Đức giảm 2.7% so với tháng trước, không đạt kỳ vọng tăng 0.3%.
Các hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Hôm nay không có quá nhiều điều đáng chú ý, ngoại trừ một hợp đồng EURUSD 1.1 tỷ EUR đáo hạn tại 1.0600.
RBA tăng lãi suất 50bps lên 0.85%
RBA đã tăng lãi suất 50bp lên 0.85%, gấp đôi kỳ vọng thị trường là 25bp.
Giải thích cho lần tăng này, RBA cho rằng:
- Lạm phát ở Úc đã tăng lên đáng kể
- Lạm phát dự kiến sẽ tăng hơn nữa, nhưng sau đó sẽ giảm trở lại về mức 2% đến 3% trong năm tới
- Trước sức mạnh của nền kinh tế và lạm phát cao, Úc sẽ không cần chính sách siêu nới lỏng nữa
AUDUSD tăng rất mạnh sau tin, tuy nhiên hiện giờ đã thoái lui nhẹ
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda: bây giờ không phải lúc cho rút lui khỏi chính sách nới lỏng
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda tiếp tục nhấn mạnh:
- rất khó để nói rằng hoạt động giao dịch ăn chênh lệch đồng Yên đã tăng lên do chênh lệch lãi suất
- sẽ có chiến lược rút lui khỏi chính sách nới lỏng khi mục tiêu lạm phát 2% đã nằm trong tầm ngắm, nhưng không phải bây giờ