USD/JPY tiếp tục tăng cao
Sau khi chạm mức cao chỉ trên 131.00 vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, cặp tiền này đã giảm trở lại khi lợi suất trái phiếu giảm trong ba tuần qua. Đây là điều cần thiết sau quãng thời gian cặp này tăng giá liên tục từ 116.00 lên 130.00.
Khi lợi suất trái phiếu tăng cao hơn trong tuần này, tỷ giá USD/JPY cũng tăng cao hơn.
Deutsche: ECB có thể sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất 50 bps trong quý 3
Công ty này nói rằng "có nhiều khả năng sẽ vào tháng 9 hơn tháng 7". Trước đó họ dự đoán sẽ có 2 lần tăng 25 bps vào tháng Bảy và tháng Chín.
"Mức tăng 50 bps không phải là không hoàn toàn phù hợp.. Chúng tôi cho rằng ECB đang đánh giá thấp mức độ lạm phát hiện nay và chúng tôi hy vọng mức tăng 50 bps sẽ được ủng hộ trong thời gian tới."
Số liệu doanh số bán lẻ tháng 4 của Đức có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ tháng 4 của Đức giảm mạnh 5.4% so với tháng trước, dự báo giảm 0.2%
- Doanh số bán lẻ giảm 0.4% so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo tăng 4.0%
Phó thống đốc BOJ mong muốn biến động của tỷ giá hối đoái phản ánh yếu tố cơ bản!
- Không mong muốn can thiệp vào tỷ giá hối đoái khi đưa ra định hướng chính sách tiền tệ
- Đồng Yên biến động mạnh là điều không mong muốn do các doanh nghiệp khó lập kế hoạch
Đây là những nhận xét điển hình về tiền tệ của các quan chức Nhật Bản. Nhưng họ sẽ bắt đầu lo lắng trở lại khi tỷ giá USD/JPY tăng trở lại trong tuần này, sau ba tuần giảm cùng với lợi suất trái phiếu trước đó.
Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng khó có thể giảm sâu hơn!
Dữ liệu CME Group cho thị trường vàng tương lai cho thấy số vị thế mở đã kéo dài xu hướng giảm vào thứ Ba, lần này là khoảng 5.7 nghìn hợp đồng. Khối lượng giao dịch tăng khoảng 56.7 nghìn hợp đồng.
Giá vàng đã kéo dài đà giảm điều chỉnh và phá vỡ đường MA 200 ngày vào thứ Ba, mở ra cánh cửa tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, động thái này đi kèm bức tranh vị thế cho thấy giá vàng khó có thể giảm sâu.
Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
“Việc EUR giảm mạnh xuống 1.0677 và sự phục hồi sau đó đã gây bất ngờ (chúng tôi cho rằng EUR có thể kiểm tra kháng cự chính tại 1.0800). Đà giảm này có thể là một phần của sự tích lũy và EUR có khả năng giao dịch trong biên độ 1.0685 và 1.0765 ngày hôm nay. ”
Lịch kinh tế chiều nay có gì đáng chú ý?
Sắp tới, sẽ có khá nhiều dữ liệu kinh tế được công bố trong phiên Âu nhưng không có gì thực sự ảnh hưởng đến thị trường quá nhiều.
- 13h - Giá nhà trên toàn quốc tại Anh tháng 5
- 13h - Doanh số bán lẻ tháng 4 của Đức
- 14h15 - PMI sản xuất tháng 5 của Tây Ban Nha
- 14h30 - PMI sản xuất tháng 5 Thụy Sỹ
- 14h45 - PMI sản xuất tháng 5 Ý
- 14h50 - PMI sản xuất tháng 5 Pháp đã điều chỉnh
- 14h55 - PMI sản xuất tháng 5 Đức đã điều chỉnh
- 15h - PMI sản xuất tháng 5 Eurozone đã điều chỉnh
- 15h30 - PMI sản xuất tháng 5 Anh đã điều chỉnh
- 16h - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 của Eurozone
- 18h - Số đơn đăng ký thế chấp MBA Hoa Kỳ tuần trước
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD giữ vững đà tăng phiên đầu tháng!
Đồng USD tiếp tục đà phục hồi trong phiên đầu tháng hôm nay khi chỉ số DXY nằm tại mốc 102.
- Đồng Euro giảm 0.19%
- Tỷ giá AUD/USD giảm 0.11% sau số liệu GDP Úc.
- Cặp USD/JPY tăng mạnh 0.45% lên 129.18 khi đồng Yen suy yếu.
Trader cần chú ý những điều gì trước cuộc họp OPEC sắp tới theo ngân hàng ANZ?
Ngân hàng ANZ đưa ra bình luận trước cuộc họp OPEC:
- nguồn tin cho hay OPEC đang tìm hiểu ý tưởng loại Nga khỏi thỏa thuận sản xuất dầu của mình. Điều này có thể dẫn đến việc các thành viên khác như Saudi Arabia và UAE sẽ bơm thêm dầu thô.
- Liên minh sản xuất dầu sẽ nhóm họp vào thứ Năm để thảo luận về thỏa thuận sản xuất đã ổn định thị trường dầu trong vài năm qua.
- Nhưng thực tế vẫn là hầu hết các nhà sản xuất OPEC đang gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng. Mặc dù giá cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất đã không thể đầu tư vào lĩnh vực mới hoặc thậm chí duy trì bảo dưỡng. Trường hợp điển hình là Libya, nước đang phải đối mặt với sự gián đoạn sản lượng do đường ống Sarir-Hariga của họ bị rò rỉ, dẫn đến thiệt hại hơn 300 nghìn thùng/ngày.
Ngân hàng ING bình luận về tác động của dữ liệu GDP Úc tới RBA!
Các chuyên gia từ Ngân hàng ING bình luận:
- Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã không chú ý nhiều tới GDP trong các cuộc thảo luận gần đây về chính sách tiền tệ. Và dữ liệu GDP không có xu hướng rõ ràng như thế này sẽ không cho họ biết nhiều về sức mạnh của nền kinh tế.
- Nhưng rõ ràng dữ liệu GDP hôm nay không gây ra bất kỳ hồi chuông cảnh báo quá mức nào về hoạt động kinh tế và để RBA tự do tập trung sự chú ý của họ vào thị trường lao động, tăng trưởng tiền lương và lạm phát .
- Do đó, những con số này khiến RBA có thể tự do tăng lãi suất một lần nữa trong tháng này thêm 25 điểm cơ bản, điều này sẽ đưa mục tiêu lãi suất tiền mặt lên 0.6%.
Trung Quốc sẽ hạ thủy tàu sân bay cỡ lớn thứ 3 vào cuối tuần này!
Nguồn tin nội bộ cho biết nó sẽ diễn ra vào thứ Sáu và con tàu "cần phải đi thử nghiệm trên biển càng sớm càng tốt".
Hải quân Trung Quốc sẽ hạ thủy tàu sân bay cỡ lớn thứ 3, đây là chiếc đầu tiên trong số các tàu sân bay lớp Type 003 của họ.
Tân Bộ trưởng Ngân khố Úc nhận định về tình hình ở Trung Quốc
Jim Chalmers, tân Bộ trưởng Ngân khố của nước Úc cho rằng:
- Các chiến lược chống COVID của Trung Quốc gây rủi ro cho nền kinh tế của Úc.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán khu vực phân hóa, lực bán trái phiếu Chính phủ Mỹ tiếp tục gia tăng
Thị trường chứng khoán châu Á phân hóa. Các chỉ số Trung Quốc và Úc giảm còn lại các chỉ số chính đều tăng nhẹ:
- SHANGHAI -0.26%
- NIKKEI +0.71%
- HSI -1.05%
- SHENZHEN +0.11%
- KOSPI +0.61%
- ASX 200 -0.06%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng trong phiên sáng. Lợi suất kỳ hạn 10 năm đã tăng 2bps lên 2.868%, kỳ hạn 2 năm tăng 1.2bps lên 2.575%.
Trên thị trường Fx, DXY đang chinh phục lại mốc 102 trong tối qua, hiện tại chỉ số đã +0.13% lên 101.915. Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
- GBPUSD -0.03%
- EURUSD -0.12%
- AUDUSD +0.14%
- USDJPY -0.35%
- USDCAD +0.01%
- USDCHF +0.16%
- NZDUSD +0.03%
Vàng tăng nhẹ $0.85/oz lên $1837.72/oz, dầu WTI tiếp tục điều chỉnh về dưới $115/thùng.
BTC đang được giao dịch quanh $31.68k-$31.98k, thị trường chưa ghi nhận biến động mạnh.
Các cuộc họp của OPEC sẽ bắt đầu từ hôm nay
- Ủy ban kỹ thuật hỗn hợp OPEC (JTC) thường họp một ngày trước cuộc họp đầy đủ của OPEC+.
- Ngày mai, 2 tháng 6, diễn ra cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Giám sát hỗn hợp cấp Bộ trưởng (JMMC), OPEC sẽ họp sau JMMC.
Nga tiến hành tập trận hạt nhân
Theo Reuters:
- Lực lượng quân đội đặc chủng hạt nhân của Nga đang tổ chức cuộc tập trận ở tỉnh Ivanovo (một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Moscow) theo Bộ Quốc phòng Nga.
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.6651
- Ước tính: 6.6607
- Mức đóng cửa phiên trước: 6.6720
Trung Quốc thừa nhận đã tập trận gần Đài Loan trong tuần này
Theo Reuters:
- Hôm thứ Hai, Đài Loan đã báo cáo cuộc tấn công lớn nhất của máy bay không quân Trung Quốc kể từ tháng Giêng vào vùng lãnh địa trên không của nước này.
- Quân đội Trung Quốc hôm nay cho biết họ đã tiến hành tuần tra sẵn sàng chiến đấu trên vùng biển và vùng trời xung quanh đảo Đài Loan.
GDP Úc quý 1 tăng so với dự kiến
Cụ thể:
- GDP quý 1 +0.8% so với quý trước, dự kiến 0.7%, quý trước +3.4%
- GDP quý 1 +3.3% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến 3%, kỳ trước +4.6%
- Tiền lương tăng trưởng đã chậm lại so với quý trước: 1.8% so với 2%
Phó thống đốc NHTW Nhật Bản ủng hộ việc duy trì nới lỏng tiền tệ
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Wakatabe nhận định:
- Giá hàng hóa hầu hết không tăng, lạm phát gần đây chủ yếu là do năng lượng và một số thực phẩm tăng giá
- NHTW Nhật (BOJ) nên duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, duy trì môi trường nơi tiền lương có thể tăng
- Lạm phát do chi phí đầu vào phải được xử lý bằng các biện pháp khác ngoài chính sách tiền tệ
- Chính sách tài khóa, chính sách năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nhập khẩu dầu và khí đốt có thể đối phó với lạm phát do chi phí đầu vào tăng.
- Tình hình dịch bệnh Trung Quốc đang làm ảnh hưởng không chỉ nền kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và sản lượng toàn cầu thông qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng
- Phải lưu ý đến rủi ro Fed tăng lãi suất và giảm bảng cân đối kế toán của Mỹ có thể gây ra sự điều chỉnh thị trường chứng khoán toàn cầu, dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi
- Nền kinh tế Nhật Bản có khả năng phục hồi theo xu hướng
PMI tháng 5 của Trung Quốc tăng so với dự kiến
Cụ thể
- PMI sản xuất đạt 48.1, dự kiến 47, tháng trước 46
Chỉ số PMI đã cải thiện nhưng vẫn thấp hơn 50 cho thấy ngành sản xuất trong nước còn gặp nhiều khó khăn.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 31/5: Chứng khoán Mỹ điều chỉnh, Dầu giảm mạnh trong đêm
Chứng khoán có phiên điều chỉnh đầu tiên sau nhiều ngày tăng điểm trước đó:
- Chỉ số DJIA-0.67%
- Chỉ số NASDAQ-0.41%
- Chỉ số S&P 500-0.63%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 4.2 điểm cơ bản khi kỳ vọng lạm phát tăng cao trở lại. Lạm phát ở khu vực đồng Euro đã đạt ngưỡng 8% trong khi các quan chức ECB lo ngại việc nâng lãi suất lên mức trung lập là không đủ để kiềm chế lạm phát.
EU đã chính thức ban hành lệnh trừng phạt dầu của Nga và theo như lộ trình, đến cuối năm EU sẽ không còn sử dụng nguồn cung dầu từ Nga. Ngoại trừ Hungary, quốc gia phụ thuộc lớn vào dầu của Nga vẫn được phép nhập khẩu.
Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc có vẻ tích cực hơn trong các phát biểu của quan chức địa phương. Thượng Hải cho biết thành phố đang quay ổn định trở lại, 75% các hoạt động mua bán thương mại được đã được mở trở lại và hôm nay người lao động sẽ bắt đầu đi làm tại công ty. Ngoài ra, nước này cũng đang gấp rút trong việc áp dụng các biện pháp phục hồi nền kinh tế sau ảnh hưởng nặng nề của Covid.
Trên thị trường Fx, DXY hồi phục trong phiên hôm qua trước bối cảnh kỳ vọng lạm phát gia tăng, trái phiếu chính phủ bị bán tháo và tâm lý “risk off” lên cao. Các cặp tiền chính hôm qua có biến động như sau:
- EUR/USD-0.41%
- USD/JPY+0.84%
- GBP/USD-0.44%
- AUD/USD-0.31%
- USD/CAD -0.07%
- USD/CHF+0.23%
- NZD/USD-0.7%
Vàng giảm $19/oz trong phiên hôm qua về $1,836.74/oz. Dầu thô tăng trong phiên châu Á và châu Âu, giá dầu WTI đã chạm mốc $120/thùng nhưng áp lực bán mạnh gia tăng trong phiên giao dịch Bắc Mỹ. Kết phiên, giá dầu WTI giảm về $1153.4/thùng.
Trên thị trường tiền điện tử, BTC đã cán mốc $32.2k rạng sáng hôm qua nhưng đã điều chỉnh tương đối mạnh về $31.2k sau đó. Tuy giá đã hồi phục mạnh nhưng kết phiên giá BTC vẫn dưới $32k ($31.8k).
Chỉ số kinh doanh Q1 của Nhật Bản đem lại dấu hiệu tích cực
Cụ thể:
- Chỉ số kinh doanh +0.3% so với quý trước và +3.0% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +2.1% và + 4.3%)
- Lợi nhuận định kỳ +13.7% so với cùng kỳ năm trước
- Doanh thu tăng 7.9% so với cùng kỳ năm trước
Ngoại trưởng Nga Lavrov gặp Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út về việc hợp tác trong OPEC+
Theo Reuters:
- Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út đều ủng hộ việc hợp tác trong OPEC+ và hướng về tương lai của ngành dầu khí 2 nước.
PMI sản xuất tháng 5 của Nhật Bản tăng so với dự kiến
Cụ thể:
- PMI sản xuất đạt 53.3 so với 53.2 dự kiến, tháng trước 53.5
- Các nhà sản xuất Nhật Bản ghi nhận sự cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp. Tuy vậy đây vẫn là mức PMI thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 2. Cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng với tốc độ thấp hơn trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục và giá nguyên liệu thô tăng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand nhận xét về kỳ vọng lạm phát
Ông nói rằng:
- Điều quan trọng là giữ cho kỳ vọng lạm phát được ổn định
Thống đốc FED Atlanta tin rằng lạm phát sẽ giảm đáng kể trong năm nay
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, Raphael Bostic trong một cuộc phỏng vấn với Dow Jones:
- Lạm phát sẽ giảm trong nửa cuối năm nay
- FED nên tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 9
- Việc tạm dừng có thể là một ý tưởng hay vì phản ứng của thị trường đối với động thái Fed mạnh hơn nhiều so với những gì chúng ta từng thấy trước đây.
Dấu hiệu suy thoái kinh tế ở New Zealand
Một đoạn trích từ BNZ về nền kinh tế New Zealand, nhận xét về kết quả cuộc khảo sát kinh doanh của ANZ ngày hôm qua:
- Cuộc khảo sát về triển vọng kinh doanh của ANZ đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về nền kinh tế, với chỉ số hoạt động giảm dưới mức trung bình xuống âm 4.7 và các chỉ số khác cũng đang cho thấy một nền kinh tế trì trệ.
- Khi kết hợp niềm tin người tiêu dùng giảm và thị trường nhà ở lao dốc, các dấu hiệu của suy thoái kinh tế có thể nhìn thấy rõ ràng.
Và, về lạm phát:
- Một đợt tăng lãi suất 200bps nữa theo dự báo được cho là cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Các chỉ số lạm phát của cuộc khảo sát đều duy trì ở mức cao trong lịch sử.
PMI ngành sản xuất tháng 5 của Úc giảm so tháng trước
Cụ thể:
- PMI sản xuất tháng 5 đạt 52.4, tháng trước 58.5
Khảo sát của Reuters: Sản lượng dầu tháng 5 tăng so với tháng 4
Theo khảo sát của Reuters:
- Sản lượng tháng 5 tăng 170 nghìn thùng/ngày so với tháng 4
- Sản lượng có thể đạt đến 28.76 triệu thùng dầu/ngày
- 10 thành viên OPEC đã tăng sản lượng lên 280 nghìn thùng/ngày so với mức tăng hạn ngạch 274 nghìn
Dầu thô WTI hôm nay tăng 2.72 USD lên 117.83 USD. OPEC tiếp tục không đạt đủ hạn ngạch.
Chỉ số sản xuất của Fed Dallas giảm mạnh
- Cụ thể -7.3 so với +1.1 trước đó
- Đầu ra +18.8 so với +10.8 trước đó
- Đơn đặt hàng mới +3.2 so với +12.1 trước đó
- Các lô hàng +13.1 so với +11.8 trước đó
- Giá thanh toán cho nguyên liệu thô +61.8 so với +61.5 trước đó
- Giá thanh toán cho hàng hóa thành phẩm +41.8 so với +43.5 trước đó
- Việc làm +20.9 so với +24.6 trước đó
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng so với dự kiến
Theo The Conference Board Inc:
- Niềm tin người tiêu dùng hiện tại đang ở mức 106.4 so với 103.98 dự kiến, trước đó 107.3
- Kỳ vọng 77.5 so với 77.2 trước đó
Đây là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thấy niềm tin người tiêu dùng đang ổn định trở lại, mặc dù đây vẫn là mức thấp hơn nhiều so với trước đại dịch.
Cập nhật thị trường: Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ mở cửa trong sắc đỏ
Cụ thể:
- Chỉ số DJ -445.62 điểm tương đương -1.34% về mức 32767.25
- Chỉ số S&P -49.16 điểm tương đương -1.18% về mức 4109.07
- Chỉ số NASDAQ -123.61 điểm tương đương -1.02% về 12007.52
Trên thị trường FX, DXY +0.63% so với mức đóng cửa phiên trước, hiện tại chỉ số đang giảm sau khi test không thành công MA200 giờ về 101.954. Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
- EUR/USD−0.67%
- USD/JPY+0.93%
- GBP/USD−0.52%
- AUD/USD−0.34%
- USD/CAD−0.06%
- USD/CHF+0.20%
Vàng đang giảm $1.7/oz so với mức đóng cửa phiên hôm qua về $1,855.4/oz. Dầu thô tiếp tục tăng nóng. Giá dầu WTI đã chạm mốc $120/thùng trong ngày hôm nay.
Trên thị trường tiền điện tử, BTC vừa giảm mạnh hơn $700 về $31.3k khiến cho các altcoin khác cũng giảm mạnh theo.
Thống đốc NHTW Tây Ban Nha cho biết: Hiệu ứng lạm phát vòng hai vẫn chưa thành hiện thực
Cụ thể, ông nhận định:
- Lao động giảm chi tiêu đáng kể trong những quý gần đây
- Nếu lạm phát vẫn tiếp diễn, nhiều khả năng sẽ dẫn đến các cuộc đàm phán tiền lương và gây ra các tác động vòng hai
- Lãi suất tự nhiên tương đối thấp trong khu vực đồng euro, gần 1% hoặc cao hơn một chút
- Lạm phát phải được duy trì ở mức mục tiêu 2%
- Cam kết trước không phải là tối ưu
- Lạm phát kéo dài và mức độ lớn hơn đã làm tăng khả năng xảy ra các tác động vòng hai trực tiếp và gián tiếp
Những nhận xét này đều diều hâu khi lạm phát đang ở mức 8%.
Nguyên nhân DXY hồi phục!
- Mỹ đã trở lại sau kỳ nghỉ lễ và lo ngại lạm phát tiếp tục gia tăng.
- Lạm phát khu vực đồng Euro tăng trên 8% và trái phiếu toàn cầu đang bị bán tháo. Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 11 bps lên 2.86%.
- Ngoài ra, tâm lý "risk off" gia tăng cũng khiến dòng tiền mua mạnh mẽ hơn.
- Hiện tại, DXY đang điều chỉnh tương đối mạnh sau khi test không thành công MA200 khung H1, các trader nên chú ý.
Chỉ số giá nhà ở 20 thành phố tại Mỹ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 3
- Cụ thể, chỉ số giá nhà +21.2% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến +20%
- +2.4% so với tháng trước, dự kiến +2.0%
Phó chủ tịch SNB: Giá trị danh nghĩa cao của đồng Franc đã làm giảm lạm phát
Ông cho biết:
- Giá trị danh nghĩa của đồng Franc đã tăng nhưng giá trị thực thì không đổi
- Giá trị danh nghĩa cao của đồng franc đã làm giảm lạm phát trong nước
- Lạm phát Thụy Sĩ thấp so với các nước khác nhưng không phải là không chịu sự ảnh hưởng từ những vấn đề toàn cầu.
GDP Q1 của Canada tăng ít hơn dự kiến
- GDP Quý 1 +3.1% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến +5.4%, quý trước +6.7%
- GDP Quý 1 +0.8% so với quý trước.
Quyết định về lãi suất của NHTW Canada sẽ được công bố vào ngày mai.
Quan chức ECB cho rằng nâng lãi suất lên mức trung lập là không đủ để ngăn lạm phát!
Ông Kazimir, quan chức ECB bình luận:
- Kỳ vọng tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 7 nhưng để ngỏ khả năng tăng 50 điểm, có thể vào tháng 9 do lạm phát cao kỷ lục
- Việc nâng lãi suất lên mức trung lập có thể không đủ để kiềm chế lạm phát
- Có thể xảy ra suy thoái ngắn hạn ở một số nước khu vực đồng Euro trong năm nay nhưng suy thoái đối với toàn khối khó xảy ra
- Lãi suất trung lập ở gần mức 2% hơn là 1%
- Sẽ phải tăng khoảng 200 điểm cơ bản để đạt được lãi suất trung lập
ECB's de Cos: Những gì chúng tôi có thể làm là loại bỏ dần các chính sách kích thích!
Thành viên ban điều hành ECB, ông de Cos cho biết:
- Nhiệm vụ của ECB là bám sát mục tiêu lạm phát 2% trong trung hạn
- Những gì chúng tôi có thể làm là loại bỏ dần các chính sách kích thích
Thị trường nâng kỳ vọng tăng lãi suất của ECB sau dữ liệu lạm phát!
Thị trường tiền tệ hiện kỳ vọng mức tăng lãi suất 115 điểm cơ bản của ECB vào cuối năm, với tỷ lệ 40% tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng Bảy. Con số này tuần trước là 110 điểm cơ bản.
Với việc lạm phát chung vượt 8%, câu chuyện giá năng lượng tăng không còn quá quan trọng nữa. Áp lực giá cả thể hiện rõ ràng trên tất cả các lĩnh vực:
Câu hỏi đặt ra là, liệu ECB có thể vẫn bám sát kịch bản và chỉ tăng lãi suất sau khi kết thúc mua tài sản vào tháng 7 hay không?