Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Chứng khoán tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh lợi suất TPCP lao dốc trước tín hiệu dovish từ cuộc họp Fed đêm qua. Giọng điệu của Tuyên bố chính sách đã chuyển ôn hòa hơn khi đề cập đến “bất cứ” điều chỉnh chính sách nào nếu phù hợp, nhưng Chủ tịch Fed Powell vẫn nhấn mạnh rằng lãi suất đang ở đỉnh hoặc gần đỉnh và sẵn sàng tăng thêm nếu cần thiết. Các dự báo hàng quý cho thấy Fed kỳ vọng lãi suất sẽ giảm 75bp (tức có thêm 3 đợt cắt giảm nữa) vào năm tới, với tốc độ cắt giảm mạnh hơn so với dự báo tháng 9. Lạm phát năm tới đã được điều chỉnh giảm xuống 2.4% từ mức 2.6% trong dự báo trước đó. Đáng chú ý, thông qua biểu đồ dot plot, dự báo lãi suất cuối năm 2024 đã được giảm từ 5.1% trước đó xuống 4.6%, đồng thời sẽ có thêm 4 lần giảm (khoảng 100bp) trong năm 2025 và thêm 3 lần giảm (75bp) trong năm 2026. Các nhà đầu tư đã suy đoán rằng Fed sẽ tỏ ra thận trọng trong Tuyên bố, nhưng thay vào đó NHTW này lại trở nên ôn hòa hơn thừa nhận lạm phát đã giảm bớt, củng cố lập trường ít cần thiết phải thắt chặt hơn nữa. Kết phiên, cả 3 chỉ số đều lập đỉnh mới trong năm, trong đó Dow Jones dẫn đầu đà tăng với hơn 500 điểm lên mức cao nhất mọi thời đại:
Trên thị trường FX, USD giảm mạnh hơn 100pip sau khi FOMC công bố giữ nguyên phạm vi lãi suất ở mức 5.25-5.50%. Ngoài ra, chỉ số PPI lõi tháng 11 tại Hoa Kỳ bất ngờ không đổi so với dự báo tăng 0.2% m/m cũng đã khiến giá giảm hơn 20pip đầu phiên Mỹ. Chốt phiên, USD giảm trên diện rộng, chạm đáy 4 tháng và ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất trong hơn 4 tuần qua. JPY dẫn đầu đà tăng trong số các đồng tiền chính, theo sau là AUD và EUR.
Vàng đóng cửa ở đỉnh ngày tại gần $2,028 USD/oz sau cuộc họp Fed, được hỗ trợ bởi lợi suất TPCP Hoa Kỳ lao dốc khắp các kỳ hạn, ghi nhận đà phục hồi hơn $48 và xóa bỏ hoàn toàn đà giảm của 3 phiên trước đó. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 30 bp và 18.3bp xuống 4.43% và 4.02%. Dầu thô đảo chiều tăng từ phiên Âu, đóng cửa hồi gần $0.9 lên $69.50/thùng. Dự trữ dầu thô tại Hoa Kỳ tuần trước giảm mạnh 4.3M so với dự báo 1.9M cũng không hỗ trợ được nhiều cho đà tăng của dầu trong ngày do lo ngại dư cung trên toàn cầu.
Phiên giao dịch đang diễn ra khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định lãi suất của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào lúc 2 giờ sáng. Dự kiến Fed sẽ giữ nguyên lãi suất, nhưng tuyên bố, bình luận của Chủ tịch Fed Powell và dự báo về GDP, lạm phát, việc làm và lãi suất sẽ là những thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến thị trường tùy thuộc vào mức độ "dovish" hay "hawkish" so với kỳ vọng chung là sẽ có quan điểm "dovish".
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
Nhìn vào lợi suất trái phiếu Mỹ, lợi suất đang giảm trước khi có quyết định lãi suất. Dữ liệu PPI của Mỹ yếu hơn một chút so với dự kiến:
Ở các thị trường khác:
Đồng đô la Mỹ đang chịu một số áp lực bán, giảm khoảng 20 pip kể từ báo cáo PPI.
Báo cáo cho thấy lạm phát giá sản xuất tại Mỹ đang giảm, với số liệu tháng này đi ngang sau khi giảm 0.4% vào tháng 10. Do giá năng lượng giảm, tháng 12 cũng dự kiến sẽ có số liệu âm.
USD/JPY đã giảm xuống 145.23 từ mức 145.65 trước khi có dữ liệu:
Lợi suất trái phiếu kho bạc đang giảm, dẫn đầu là lợi suất ngắn hạn. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm 5.5 điểm cơ bản xuống mức đáy trong phiên là 4.67%, tất cả đều xảy ra sau khi có báo cáo PPI. Đây là một động thái mạnh mẽ trước cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) diễn ra trong vài giờ nữa, nhưng cũng cho thấy thị trường tin rằng Fed cuối cùng sẽ cắt giảm lãi suất.
Có thể có một số hành động mua yên Nhật rộng rãi đang diễn ra, điều này cũng gây áp lực lên đồng USD.
Đồng Euro đã tăng giá sau khi dữ liệu PPI của Hoa Kỳ yếu hơn dự kiến.
Dữ liệu PPI của Mỹ gây áp lực lên đồng USD:
Dự đoán về Fed:
Các tin chính:
Thị trường:
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra thận trọng khi thị trường đang chờ đợi cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào cuối ngày. Đồng USD ổn định, với USD/JPY dao động trong khoảng 145.60 - 145.80, và EUR/USD gần như không thay đổi, chỉ dưới mức 1.0800.
Bảng Anh là đồng tiền biến động đáng kể, với GBP/USD giảm từ 1.2550 xuống 1.2510 sau dữ liệu GDP tháng 10 của Anh yếu hơn dự kiến, khiến tỷ lệ cược giảm lãi suất vào tháng 3 năm sau tăng từ 46% lên khoảng 68% hiện tại, đồng thời lợi suất trái phiếu của Anh cũng giảm xuống mức đáy kể từ tháng 5.
Trên các thị trường khác, cổ phiếu diễn biến thận trọng sau mức tăng của Wall Street ngày hôm qua, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm nhẹ.
Tất cả sự chú ý sẽ đổ dồn vào Fed trước khi thị trường đến với các cuộc họp quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương lớn khác vào ngày mai ở Châu Âu.
Quay lại kịch bản quen thuộc "giá tăng do yếu tố cơ bản, giá giảm do đầu cơ". Dầu thô WTI đang chật vật duy trì vị thế trong tuần này, hiện tại giá dầu dao động quanh mức 68.85 USD và có khả năng sẽ phá vỡ mức trung bình động 200 tuần là 70.43 USD - mức đã hỗ trợ giá dầu trong phần lớn thời gian của năm nay.
Dầu ổn định vào thứ 4 sau khi giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất trong 6 tháng do lo ngại về tình trạng dư cung và nhu cầu yếu.
Thị trường gặp biến động trong phiên giao dịch qua đêm do chỉ số lạm phát tháng 11 của Mỹ cao hơn dự kiến đã củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang khó có thể cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng.
Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô trung bình hàng tuần của Nga đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7, làm tăng thêm lo ngại về tình trạng dư cung và gây nghi ngờ về thỏa thuận cắt giảm sản lượng gần đây của OPEC+. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ đã nâng dự báo nguồn cung vào năm 2023 thêm 300,000 thùng lên 12.93 triệu thùng mỗi ngày.
Khi lãi suất tiếp tục giảm xuống, số đơn đăng ký thế chấp tăng cao. Việc này phần lớn được thúc đẩy bởi hoạt động tái cấp vốn. Hoạt động mua hàng cũng cho thấy mức tăng khiêm tốn.
Sau nhiều tuần tranh luận, có vẻ như các chính trị gia Đức cuối cùng đã đi đến hồi kết. Cần chú ý rằng việc hãm nợ có tác dụng hạn chế chi tiêu của chính phủ và hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu của đất nước. Thủ tướng Đức Scholz nói rằng nếu xung đột Ukraine trở nên tồi tệ hơn, chính phủ sẽ phải ứng phó bằng cách tìm cách tuyên bố một ngoại lệ khẩn cấp đối với ngân sách - điều này sẽ khiến việc hãm nợ bị đình chỉ như đã từng xảy ra kể từ đại dịch Covid.
Thủ tướng lưu ý rằng chính phủ sẽ tiết kiệm 17 tỷ euro trong ngân sách nhờ hãm nợ và cũng sẽ cắt giảm chi tiêu từ quỹ biến đổi và khí hậu.
USD tăng nhẹ bất chấp khẩu vị rủi ro được cải thiện và đà giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc, thị trường chờ đợi dữ liệu PPI Mỹ và quyết định chính sách của Fed:
Thủ tướng Nhật Bản cho biết:
Trước đó, Nhật Bản đã có một vụ bê bối về gây quỹ chính trị, và bê bối này thậm chí còn dẫn đến kiến nghị bãi nhiệm thủ tướng Kishida vào sáng sớm hôm nay. Đề nghị này đã bị bác bỏ nhưng Kishida dự kiến sẽ thay thế một số bộ trưởng đang bị giám sát chặt chẽ.
Sản lượng công nghiệp khu vực đồng Euro sụt giảm hơn dự kiến, tái khẳng định cuộc suy thoái đang diễn ra trong lĩnh vực sản xuất.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu, thị trường chờ đợi quyết định chính sách của Fed.
Fed được kỳ vọng giữ nguyên lãi suất, nhưng các nhà đầu tư chờ đợi bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell để tìm manh mối về thời gian dự kiến cắt giảm lãi suất. Hiện tại, Công cụ FedWatch CME cho thấy thị trường đang định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất mùa xuân tới.
TD Securities cho biết Fed sẽ phải thực hiện một hành động khó khăn trong cuộc họp FOMC cuối cùng của năm:
GBP/USD giảm mạnh sau dữ liệu GDP đáng thất vọng của Anh Quốc. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
Thị trường sẽ bớt nhộn nhịp khi thị trường đứng ngoài chờ đợi quyết định của Fed trong rạng sáng ngày mai. Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng thận trọng hơn với tương lai S&P 500 hiện chỉ tăng 0.1%.
Phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Anh, Jeremy Hunt:
Họ vẫn tin tưởng đủ rằng áp lực lạm phát cuối cùng sẽ qua đi để nước Anh có thể bắt đầu quay lại thời kỳ phục hồi. Câu hỏi đặt ra là liệu mọi thứ có thực sự diễn ra đơn giản như vậy hay không?
BofA cho rằng:
Theo đó, họ kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên mức lãi suất hiện tại cho đến tháng 6/2024 và dự đoán dự đoán Fed sẽ cắt giảm 0.75% lãi suất trong năm tới.
Đối với cuộc họp hôm nay, họ lưu ý rằng các định hướng về lãi suất có thể được thay đổi để tập trung vào cam kết duy trì chính sách hiện tại của Fed, nhằm mở đường cho lần cắt giảm lãi suất và là bước đầu tiến hướng tới quan điểm "dovish".
Ngân hàng này cho rằng Fed sẽ không thể hiện quan điểm về khả năng cắt giảm lãi suất trong khi Chủ tịch Powell tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các dự báo kinh tế sẽ là điều thị trường cần tập trung. Commerzbank dự đoán Fed sẽ báo hiệu quá trình cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn thông qua dot plot, khiến cho quá trình cắt giảm lãi suất của Fed có khả năng sẽ nhanh hơn ECB và điều đó có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường chung.
Hiện tại, thị trường dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 5 năm sau, trong khi ECB là vào tháng 4. Vì vậy, đồng đô la sẽ chịu rủi do mất giá mạnh nếu như khả năng trên xảy ra.
Đồng Yên Nhật mất giá so với đồng bạc xanh khi kỳ vọng về thay đổi trong lập trường của BoJ về chính sách tiền tệ đang giảm dần. Các báo cáo cho thấy các nhà hoạch định chính sách cảm thấy chưa cần thiết để chấm dứt mức lãi suất âm vào tháng 12. Điều này, cùng với kỳ vọng về các biện pháp kích thích bổ sung từ Trung Quốc, trở thành những yếu tố chính làm suy yếu JPY.
Tuy nhiên, cặp USD/JPY không tăng quá mạnh khi báo cáo lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao. Sự không chắc chắn về triển vọng chính sách ngắn hạn của Fed là yếu tố cản trở đà tăng của cặp tiền này. Ngoài ra, nhà đầu tư muốn đứng ngoài quan sát trước cuộc họp chính sách quan trọng của FOMC.
Thị trường dự đoán mức lãi suất sẽ được giữ nguyên, trong khi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell sau cuộc họp sẽ cung cấp manh mối về lộ trình lãi suất trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh đồng USD. Ngay sau đó, thị trường sẽ chuyển hướng chú ý vào cuộc họp chính sách của BoJ trong tuần tới.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
NZD giảm trong phiên, báo cáo từ Westpac đã cắt giảm kỳ vọng của họ về CPI quý 4 xuống còn 3%. Nếu lạm phát giảm nhanh chóng, điều đó có nghĩa là Ngân hàng Dự trữ New Zealand không cần phải giữ lãi suất 'cao hơn trong thời gian dài hơn' và do đó sẽ cắt giảm hỗ trợ cho đồng NZD.
Bên cạnh đó báo cáo Tankan Q4 bao gồm cuộc khảo sát hàng nghìn công ty Nhật Bản thuộc mọi quy mô, trong nhiều ngành công nghiệp do Ngân hàng Nhật Bản thực hiện. Cho thấy nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục cải thiện, mặc dù chậm và đồng thời cũng cho thấy kỳ vọng lạm phát kinh doanh vẫn ở mức trên 2% (mục tiêu của BOJ) trong 5 năm!
USD phục hồi, EUR, GBP, CAD, AUD đều giảm nhẹ. Thị trường hiện chủ yếu đang chờ đợi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).
Giá dầu vẫn ở mức cao, một dự thảo tuyên bố toàn cầu tại COP28 đã kêu gọi thế giới chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050.
Ngân hàng trung ương của Singapore.đã tiến hành một cuộc khảo sát của các nhà kinh tế:
Những nhà kinh tế được khảo sát cho rằng căng thẳng địa chính trị, áp lực lạm phát và tác động của tăng trưởng yếu hơn ở Trung Quốc là những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng trong nước của Singapore.
Chính phủ mới của New Zealand đã chính thức từ bỏ tình trạng toàn dụng lao động như mục tiêu của Ngân hàng Dự trữ New Zealand. Đây là quan điểm chính sách mà chính phủ mới đã đưa ra trong cuộc bầu cử . Đạo luật hiện đã được thông qua, nhiệm vụ của Ngân hàng Dự trữ New Zealand là tập trung vào lạm phát, loại bỏ nhu cầu tính đến việc làm khi đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. RBNZ đã đảm nhận nhiệm vụ việc làm vào năm 2018.
Ủy ban Chính sách tiền tệ của RBNZ sẽ họp lần tiếp theo vào tháng Hai.
Một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Han Wenxiu, phó trưởng phòng tài chính và kinh tế của Đảng, đã được Truyền thông Nhà nước đưa tin hôm nay với một số nhận xét tích cực về nền kinh tế: