Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm dẫn đầu đà tăng
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Bộ Tài chính can thiệp vào cuối tháng 9 sau khi tỷ giá USDJPY tăng lên 145.90. Hiện tại, cặp tiền này đang tăng 15 pips lên 145.46.
Dữ liệu gần đây nhất cho thấy Nhật Bản đã chi khoảng 20 tỷ USD để hỗ trợ đồng yên trong đợt can thiệp đầu tiên.
Quan chức tiền tệ hàng đầu Nhật Bản ông Masato Kanda nói rằng chính phủ đang thực hiện 'hành động quyết đoán' và cho biết các biến động tỷ giá này là đột ngột và một chiều.
Có một quy tắc chung là thị trường thường tạo đỉnh khi các trang báo bắt đầu đăng tải thông tin và đưa thị trường đó lên trang bìa.
Đây là một số trang báo tại Mỹ:
Trước đó, Economist cũng đã đăng một bài về sức mạnh của USD, và đó là đỉnh giai đoạn cuối năm 2016.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa rất ảm đạm trong phiên thứ Sáu, và đầu phiên hôm nay cũng chưa khá hơn bao nhiêu dù đã hồi phục từ đáy.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021 và cho thấy việc tăng lãi suất đang bắt đầu có tác động.
Thị trường Trung Quốc sẽ trở lại sau một tuần nghỉ lễ. Thị trường chứng khoán toàn đã giảm điểm so với thời điểm Trung Quốc giao dịch lần trước, do đó xu hướng tiêu cực và giá dầu tăng 17% sẽ là một bài toán khó với thị trường tại đây. PMI dịch vụ nước này cũng giảm từ 55.0 xuống 49.3.
Hôm nay Nhật Bản nghỉ lễ Ngày thể thao, nhưng USDJPY vẫn không ngừng tăng.
Chỉ số PMI Caixin dịch vụ đã giảm từ 55 điểm xuống 49.3.
Kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn các đợt bùng phát COVID và viẹc phong tỏa. Thị trường bất động sản cũng đang sụp đổ bởi các vấn đề nợ.
T2: CPI của Na Uy (tháng 9); Chỉ số EZ Sentix (Tháng 8); Kỳ nghỉ ở Nhật Bản.
T3: Báo cáo việc làm Vương quốc Anh (Tháng 9).
T4: Cuộc họp G20 (1/2); GDP Vương quốc Anh (tháng 8); PPI của Mỹ (tháng 9); Biên bản FOMC (Tháng 9); Báo cáo triển vọng thị trường ngắn hạn của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ
T5: Cuộc họp G20 (2/2); CPI Đức (tháng 9); CPI Mỹ (tháng 9).
T6: Lạm phát Trung Quốc (tháng 9); Cán cân thương mại Trung Quốc (tháng 9); Lạm phát Ấn Độ (tháng 9); Doanh số Bán lẻ Mỹ (Tháng 9); Số liệu Tâm lý Người tiêu dùng ĐH Michigan Mỹ (tháng 10).
USD/JPY hôm nay tăng 20 pips và giao dịch ở mức 145,30.
Bộ Tài chính có thể sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối một lần nữa. Đồng đô la Mỹ vẫn đang trên đà tăng mạnh khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tăng cao. Thị trường đang bắt đầu tự hỏi liệu việc Fed tăng lãi suất lên chỉ dưới 5% có đủ để kiềm chế lạm phát hay không.
Nhiều chuyên gia kinh tế tại NHTW Đức, bao gồm cả ông Joachim Nagel cũng đang băn khoăn lãi suất dài hạn của ECB sẽ ở đâu.
Các tác động của chính sách tiền tệ thường kéo dài và có độ trễ.
Deutsche Bank đưa ra biểu đồ xem xét tỷ lệ thất nghiệp trong 13 chu kỳ tăng lãi suất vừa qua.
"Điều thú vị là 12 tháng kể từ lần tăng đầu tiên, tất cả các chu kỳ trước đó đều ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp không đổi (từ năm 1958) hoặc thấp hơn (tất cả 12 chu kỳ khác)," nhà phân tích Jim Reid của FX viết.
Dù chu kỳ hiện tại đang mạnh tay hơn nhiều so với bình thường, ta mới qua sáu tháng kể từ lần tăng lãi suất đầu tiên.
Thông thường, Fed sẽ bắt đầu thắt chặt khi nền kinh tế nóng lên nhưng lần này họ chờ đợi cho đến khi nó quá nóng, do đó có sự khác biệt; nhưng việc làm không phải là chỗ ta tìm tín hiệu Fed xoay trục.
MUFG khuyến nghị short AUDUSD tại 0.6400, mục tiêu 0.6050 và stop loss 0.6650.
"Chúng tôi kỳ vọng USD sẽ mạnh lên hơn nữa trong thời gian tới khi các điều kiện tài chính toàn cầu tiếp tục thắt chặt. Chúng tôi vẫn tin rằng còn quá sớm để mong đợi Fed xoay trục chính sách"
GDPNow Fed Atlanta nâng dự báo tăng trưởng quý III từ 2.7% lên 2.9%. Đây là con số ước tính tăng trưởng cao nhất cho quý III trong các lần công bố.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang chịu sức ép trước chương trình trợ cấp 200 tỷ euro của chính phủ đối với giá năng lượng. Ông nói "Tôi chắc chắn rằng mọi người đều biết rằng các biện pháp như vậy là cần thiết và sẽ phải được thực hiện ở mọi nơi."
Vấn đề là một số quốc gia không có đủ khả năng chi trả; hoặc họ sẽ không đủ khả năng chi trả theo thời gian. ECB đang rút hỗ trợ trên thị trường trái phiếu châu Âu và sẽ có những lựa chọn khó khăn.
Ông Scholz nhấn mạnh rằng kinh tế Đức rất mạnh và có thể chi trả được. Điều đó đúng nhưng không phải ai cũng thế và nhiều nước không biết rằng sẽ cần bao lâu để khắc phục.
Châu Âu đang muốn thành lập một nhóm mua khí đốt với Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng đó là một giấc mơ viển vông. Dầu cũng có thể trở thành sóng gió mới và tình trạng thiếu hụt dầu diesel đang bùng phát. Với việc đường ống Nordstream giờ đã coi như mất, không có một con số xác nhận nào cho năm 2023 và nguồn cung cấp sẽ ít hơn đáng kể.
Hoạt động mua năng lượng chung có thể hữu ích nhưng cả thế giới đang săn đón khí đốt hóa lỏng và nguồn cung sẽ vẫn hạn chế cho tới tận năm 2025-26.
Ông Scholz cũng nói về việc mua LNG dài hạn nhưng lại nói thêm về việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Các nhà xuất khẩu muốn hợp đồng 30 năm và EU không thích ý tưởng đó.
USD/JPY tiếp tục tăng, chạm mức 145.227 - đỉnh intraday mới đồng thời là mức cao nhất kể từ ngày 22/9.
Trong lúc thị trường xem xét liệu lãi suất sẽ đạt đỉnh ở 4.50-4.75% hay 4.75-5.00%, báo cáo NFP tháng 9 hôm nay đã thúc đẩy khả năng Fed hawkish hơn, tác động đến trái phiếu chính phủ Mỹ.
Đầu ngày hôm nay, lợi suất kỳ hạn 2 năm kiểm tra mức đỉnh tháng 9 nhưng đã giảm từ 4.35% xuống 4.29% ở hiện tại.
EUR/USD cải thiện, tăng 37 pip tiến sát 0.9800 nhưng vẫn mặc kẹt dưới mức đó. Euro tiếp tục duy trì triển vọng giảm giá.
Hiện EUR/USD giao dịch ở mức 0.9779, hồi phục đà suy yếu phản ứng với NFP Mỹ.
Nasdaq giảm 2.8% sau bảng lương phi nông nghiệp. Điều này đã nhấn mạnh mức độ nhạy cảm của thị trường đối với dữ liệu kinh tế. Báo cáo việc làm tăng vượt dự kiến khiến nhà đầu tư chứng khoán 'nôn nao' vì lo sợ Fed sẽ tăng lãi suất mạnh tay hơn nữa.
Nasdaq ghi nhận tăng 5% trong tuần, nhưng hiện con số chỉ còn 1.7%.
Theo ông John Williams:
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm. Chứng khoán sụt giảm sau khi báo cáo NFP chỉ ra thị trường lao động Mỹ vẫn khá vững chắc, và dội một gáo nước lạnh vào kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất để ngăn chặn nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng hơn. Tình trạng bán tháo cổ phiếu công nghệ đang ảnh hưởng lớn đến thị trường. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt sập mạnh ngay đầu phiên. Các chiến lược gia của BoA cho biết tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của nhà đầu tư đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2020 do lo ngại suy thoái, và giá cổ phiếu sẽ tiếp tục gặp sóng gió. Theo EPFR Global, các nhà đầu tư đã rút 3.3 tỷ đô khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu.
Đô la tăng vọt lên đỉnh intraday do niềm tin Fed hawkish hơn được củng cố trước khi giảm nhẹ trở lại. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp Mỹ đã khiến thị trường FX chao đảo trong một thời gian ngắn. Hiện tại, các đồng tiền đang điều chỉnh trở lại song hầu hết đều mất giá so với USD. Euro vẫn mắc kẹt ở dưới 0.9700, bảng Anh chạm đáy một tuần qua. Biên chế việc làm tháng 9 của Canada cũng cao hơn dự kiến giúp CAD tăng mạnh, USD/CAD đang biến động trái chiều với các cặp tiền còn lại.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng sau NFP Mỹ. Đặc biệt, lợi suất kỳ hạn 10 đang tiến tới tuần thứ 10 tăng liên tiếp - đà tăng dài nhất kể từ 1984.
Bất chấp đà phục hồi của USD, thị trường dầu vẫn tăng ấn tượng do ảnh hưởng của việc OPEC+ mạnh tay cắt giảm nguồn cung. Dầu WTI chạm mốc $90.4 - hướng tới kiểm tra đỉnh tháng 9 ở $90.46. Dầu Brent giao dịch ở mức $94.42 trước hàng loạt nhận định giá sẽ vượt $100 vào cuối năm của các ngân hàng lớn. Trái lại, vàng 'quy phục' trước một đồng đô la gia tăng sức mạnh, phá xuống dưới $1,700, hiện có giá $1,697.75 - thấp nhất kể từ ngày 4/10.
Doanh số bán buôn tháng 8 tăng khiêm tốn có thể sẽ là một lực cản đối với GDP Quý 3.
Đồng đô la cải thiện nhưng dầu WTI thậm chí còn hồi phục mạnh hơn khi tăng gần $2 lên mức cao $90.46/thùng.
Mức cao nhất của tháng 9 là $90.40, đây sẽ là mốc quan trọng cần theo dõi vào cuối ngày hôm nay. Dầu đã tăng 5 ngày liên tiếp.
Theo dữ liệu của S&P Global Commodities, xuất khẩu dầu thô của Nga đạt trung bình 2.99 triệu thùng/ngày trong tháng, giảm 290,000 thùng/ngày so với tháng 8 và thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2021 khi nhu cầu dầu toàn cầu vẫn đang phục hồi sau đại dịch. Lượng dầu của Nga đến Hà Lan - trung tâm lọc dầu lớn nhất châu Âu - đã giảm hơn một nửa xuống còn 165,000 thùng / ngày trong tháng 9, từ 390,000 thùng/ngày trong tháng 8. Nhìn chung, lượng hàng thô của Nga đến châu Âu hiện đã giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2020.
Đồng thời, xuất khẩu của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 19% trong tháng lên mức kỷ lục 414.000 thùng / ngày do các nhà máy lọc dầu địa phương tiếp tục khai thác dầu giảm giá của Nga. Kết quả là, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành người mua dầu thô lớn thứ ba của Nga sau Trung Quốc và Ấn Độ.
————————
Hợp đồng dầu WTI tháng 12 CLEZ22 🟢 +1.20%
Italy thông qua biện pháp tiết kiệm 3.6 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên theo các điều khoản của một nghị định do Cục Sinh thái và Khí hậu kItaly ngày 6/10 bằng cách giảm 15 ngày trong mùa đông. Nước này cũng yêu cầu giảm một độ C khi cài đặt nhiệt độ tối đa và giảm thời gian sưởi ấm hàng ngày, ngoại trừ các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Cục cho biết. Phần lớn hệ thống sưởi trong nước của ITALY được điều chỉnh bởi luật chung cư, theo khu vực.
Nhu cầu khí đốt nội địa của ITALY đạt 5.7 TWh trong tháng cao điểm mùa đông tháng 1/2022, so với 912 GWh trong tháng cao điểm mùa hè tháng 7. Nước này cũng quy định nhiệt độ sưởi tối đa đã được cài đặt là 18 độ C.
————————
Hợp đồng khí đốt tháng 10/2022 NGV22: 🔴 6.916 (-2.95%)
Ngay sau khi NFP Mỹ công bố, thị trường định giá 81.1% khả năng Fed tăng 75bp trong cuộc họp tháng 11 sắp tới.
Hiện tại, định giá tiếp tục tăng lên mức 82.3%, niềm tin Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ ngày càng được củng cố.
Tăng trưởng việc làm cao hơn cùng với tỷ lệ thất nghiệp giảm trong tháng 9 cho thấy thị trường lao động thắt chặt, tạo cơ hội thúc đẩy Fed tăng lãi suất quy mô lớn.
Vàng bay hơn $12/oz sau báo cáo NFP Mỹ, break $1,700.
Hiện tại XAU/USD đã điều chỉnh trở lại lên $1,701.84 ngay trước phiên giao dịch Mỹ.
DXY tăng vọt lên đỉnh intraday, tiến đến 113 sau báo cáo biên chế phi nông nghiệp tăng vượt dự kiến, củng cố niềm tin Fed tiếp tục thắt chặt chính sách.
Hiện tại USD đã giảm nhẹ trở lại 112.41 trước giờ mở cửa phiên Mỹ.
Cụ thể ngay sau khi báo cáo NFP được công bố:
Vẫn không thể cản lại đà tăng của đồng bạc xanh lúc này. Báo cáo NFP hôm nay gần như không có điểm chê.
USD/JPY tăng 37 pip lên 145.3 - chạm đỉnh intraday đồng thời là mức cao nhất kể từ 22/9.
HĐTL S&P 500 trước đó tăng gần 0.4%, tuy nhiên giờ đã giảm 1.3% trong ngày.
Sau tin NFP Mỹ, GBP/USD lao dốc gần 70 pip xuống 1.1126 - thấp nhất kể từ ngày 3/10.
Vàng đang chịu thêm sức ép từ USD và lợi suất sau báo cáo NFP vượt kỳ vọng.
Báo cáo NFP tiếp tục đẩy mạnh kỳ vọng Fed thắt chặt, đầu ngày hôm nay, con số này chỉ ở mức gần 70%.
Lợi suất khắp các kỳ hạn đều tăng khoảng 8-10bp so với mức trước khi báo cáo được công bố. Lợi suất 2 năm đã vượt 4.3%.
USD/CHF tăng 36 pip sau báo cáo NFP Mỹ tăng vượt dự kiến. Cặp tiền chạm mốc 0.9943 - cao nhất kể từ ngày 4/10.