Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm dẫn đầu đà tăng
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Chỉ số DXY tiếp tục tăng nhẹ lên mức cao nhất trong ngày ở 110.77 khiến nhiều đồng tiền chính khác gặp trở ngại.
Phó giám đốc kinh tế S&P Global cho biết: “Cùng với sự sụt giảm liên tục trong sản lượng sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng gặp khó khăn cho thấy nền kinh tế Đức suy yếu trong quý 3”.
Chỉ số DXY bất ngờ tăng đáng kể lên 110.67 - mức cao nhất trong ngày vào đầu phiên Âu khi tâm lý risk off quay trở lại.
Ngành dịch vụ của Ý suy yếu trong tháng 9 sau khi báo cáo mức tăng trưởng khiêm tốn vào tháng trước, nguyên nhân đến từ chi phí tăng cao và sự bất ổn ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Pháp giảm nhẹ so với dự báo ban đầu song không quá đáng lo ngại.
Theo S&P Global: "Sự gia tăng nhẹ trong tăng trưởng hoạt động dịch vụ của Pháp ở tháng 9 không làm dấy lên hy vọng rằng đây là bước khởi đầu cho sự cải thiện bền vững".
Chứng khoán mở cửa trong sắc đỏ sau phiên giao dịch châu Âu 'mạnh mẽ' nhất trong 6 tháng qua, HĐTL chứng khoán Mỹ cũng suy yếu sau 2 ngày HĐTL S&P 500 chạm mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Cổ phiếu châu Âu và Mỹ đồng loạt mất giá trước kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất. Hành động này phản ánh triển vọng bấp bênh về chính sách tiền tệ trong khi các nhà đầu tư xem xét lại bình luận của ngân hàng trung ương và dữ liệu kinh tế để tìm tín hiệu lãi suất bắt đầu đạt đỉnh.
Đô la Mỹ khởi đầu phiên Âu khả quan khi tăng lên đỉnh intraday. Bảng Anh suy yếu xuống mức thấp nhất trong ngày sau khi chạm đỉnh 2 tuần vào phiên hôm qua. USD tăng giá trở lại khiến nhiều đồng tiền chính khác gặp khó khăn, đồng loạt suy yếu ngay đầu phiên Âu.
Lo ngại suy thoái gia tăng có thể hỗ trợ cho các tài sản trú ẩn truyền thống như trái phiếu kho bạc. Theo Fidelity International, trái phiếu kho bạc đi từ con số 0 chỉ vài tháng trước đây, nay đã chiếm khoảng 2% trong quỹ thu nhập đa tài sản toàn cầu của công ty này. Lợi suất TPCP Mỹ tăng trở lại trong bối cảnh tâm lý risk on chi phối.
Giá dầu giảm nhẹ xuống $86.3/thùng sau khi tăng vọt vào thứ Ba nhờ tin tức OPEC+ xem xét cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày - gấp đôi so với ước tính. USD cải thiện cũng khiến giá vàng chấm dứt đà tăng, trở về mức $1,712.3/oz.
Các nhà đầu tư đang hồi hộp chờ đợi cuộc họp của OPEC+ và báo cáo việc làm NFP của Hoa Kỳ
Theo bà Von der Leyen:
PMI dịch vụ S&P tháng 9 đạt 48.5 điểm, dự kiến 49.8.
Tháng trước: 50.6
Sau 3 ngày cải thiện liên tục đầy ấn tượng, chứng khoán châu Âu mở cửa trong sắc đỏ vào phiên thứ Tư hôm nay.
Số liệu Hải quan cho thấy nhập khẩu dầu thô từ Kazakhstan của Hoa Kỳ đã giảm 2/3 kể từ tháng 2 vì các sự cố ngừng hoạt động của đường ống và nhà ga cũng như tình trạng tắc nghẽn xuất khẩu tại cảng của Nga.
____________________________________
Hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI tháng 11: CLEX22 🟢 +0.03%
PMI giảm xuống từ 58.6 trong tháng 8 xuống 55.1 trong tháng 9. Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Thụy Điển suy giảm vào tháng 9.
OPEC+ xem xét cắt giảm sản lượng trong phạm vi 0.5-2 triệu thùng/ngày. Một vài báo cáo gần đây dự báo OPEC+ đang nghiêng về các mức lớn ở cuối phạm vi cắt giảm.
Cuộc họp OPEC+ sẽ diễn ra trực tiếp tại Vienna lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020. Ủy ban Kỹ thuật Chung (JTC) đã hủy bỏ cuộc họp tháng này.
Giá dầu thô biến động và đang trên đà đi xuống trong 6 tháng cuối của 2022 do nhu cầu suy yếu trước lo ngại suy thoái, dầu Brent giảm gần $15/thùng kể từ lần cuối OPEC+ họp.
Lo ngại suy thoái cùng những suy đoán về khả năng tăng lãi suất của các nền kinh tế lớn khiến nhu cầu chịu áp lực kép.
Công suất dự phòng có hạn là gánh nặng lớn của nhóm các nước sản xuất dầu.
Một số nhận định:
Chris Bake, thành viên HĐQT Vitol và là chủ tịch của VTTI, cho biết ông dự kiến dầu thô Brent sẽ vượt mốc 100 đô la vào cuối năm nay. Lí do được đưa ra là kỳ vọng khủng hoảng năng lượng gia tăng trở lại vào cuối năm cũng như việc Opec+ cắt giảm sản lượng khiến dầu thô tăng giá trở lại.
Viện kinh tế Ifo cho biết ngày càng nhiều công ty Đức có kế hoạch tăng giá, và điều này có thể hàm ý lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt.
Ifo cho biết chỉ số kỳ vọng giá của họ sẽ tăng từ 48.1 điểm trong tháng 8 lên mức 53.5 điểm trong tháng 9.
Lo ngại về "một mùa đông khắc nghiệt" ở châu Âu ngày càng sâu sắc hơn.
Dữ liệu nhập khẩu tăng mạnh hơn dự kiến, đây là một dấu hiệu cho thấy tiêu thụ nội địa giảm (do các nhà sản xuất đóng cửa vì giá năng lượng cao) khiến nước này đang buộc phải mua hàng từ các nước xa hơn.
Fabio Panetta, thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu, sẽ không trở thành bộ trưởng tài chính Ý tiếp theo bất chấp những đồn đoán ông là lựa chọn ưu tiên cho vị trí này. Trong cuộc trò chuyện tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro ở Luxembourg vào những ngày gần đây, Panetta, 63 tuổi, cho biết ông sẽ không làm bộ trưởng tài chính.
Nga nói rằng Moscow coi quyết định gửi thêm viện trợ quân sự cho Ukraine của Mỹ là một "mối đe dọa tức thời" đối với lợi ích chiến lược của Nga.
Họ cho rằng quyết định này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và các nước Đồng minh phương Tây.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand hôm nay đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường với việc tăng 0.5% lãi suất tiền mặt, từ 3.0% lên 3.5%. Đây là lần tăng lãi suất 50bp thứ năm liên tiếp của Ngân hàng.
NZD/USD tăng mạnh sau quyết định của RBNZ, lên mức cao hơn 0.5800 trước khi giảm trở lại.
USD/JPY là một ngoại lệ. Nó đã giảm xuống mức thấp dưới 143.60 vào đầu phiên nhưng hiện đã phục hồi lên mức cao trên 144.00.
Quyết định của RBA ngày hôm qua để làm chậm việc tăng lãi suất là một yếu tố giúp khẩu vị rủi ro được cải thiện. Mặc dù vậy, RBNZ hôm nay đã tăng tốc với mức tăng 50bp, khiến thị trường một lần nữa phải định giá lại khả năng làm chậm thắt chặt của các ngân hàng trung ương lớn. Đặc biệt, hôm nay sẽ có bài phát biểu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ Ngân hàng Thụy Sĩ và chủ tịch Fed Atlanta với chủ đề "Kiên quyết chống lạm phát"
Các quan chức Nhà Trắng đã yêu cầu Bộ Năng lượng Hoa Kỳ phân tích các tác động có thể có của lệnh cấm xuất khẩu xăng, dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác. Yêu cầu này diễn ra sau một cuộc họp căng thẳng giữa các quan chức chính quyền hàng đầu và các giám đốc điều hành ngành dầu mỏ và được đưa ra trong bối cảnh lo ngại giá xăng cao gây ra mối đe dọa với đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Lệnh cấm xuất khẩu sẽ đánh dấu bước đi của chính quyền Biden nhằm giải quyết giá xăng tăng. Các nhà sản xuất dầu mỏ và các nhà phân tích năng lượng đã đưa ra những động thái phản đối với phương án này, cho rằng nó có thể phản tác dụng do cuối cùng làm tăng chi phí thậm chí nhiều hơn cho người tiêu dùng Mỹ, đồng thời phá vỡ thị trường và cắt đứt các đồng minh châu Âu trong thời điểm họ cần.
Cuộc họp chính sách tiếp theo diễn ra vào ngày 27 tháng này và sau đó là một cuộc họp nữa vào tháng 12 cho năm nay.
Nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ Andrea Maechler sẽ phát biểu lúc 18:30, tại một sự kiện có tiêu đề: Sau khi lãi suất thay đổi: lạm phát cao, lãi suất tăng. Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Thụy Sĩ?
EUR/CHF đã phục hồi từ mức thấp gần đây:
Dù có tăng khoảng 40pip ngay sau khi quyết định tăng lãi suất 50bp của RBNZ được công bố, NZDUSD lúc này đã thoái lui gần như toàn bộ đà tăng trước đó.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta Raphel Bostic sẽ phát biểu với chủ đề '' Kiên quyết chống lạm phát''
Bất chấp những đồn đoán và kỳ vọng về Fed xoay trục chính sách, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho vấn đề này vì gần đây các quan chức Fed đều hawkish.
Theo CNN:
Theo Scotiabank:
Ngân hàng Hàn Quốc là ngân hàng trung ương của Hàn Quốc:
PMI Dịch vụ tăng lên 52.2
PMI sơ bộ tăng lên 51.9
Ngân hàng Dự trữ New Zealand tăng lãi suất từ 3% lên 3.5%:
NZDUSD:
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi đầu quý mới thuận lợi với phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp. Hôm qua là một phiên tương đối trầm về mặt dữ liệu, với tâm điểm chính trong phiên Mỹ là báo cáo cơ hội việc làm JOLTS, ghi nhận giảm hơn 1 triệu xuống 10.05 triệu việc làm trống, thấp hơn kỳ vọng 11.07 triệu. Báo cáo không đạt kỳ vọng tiếp tục làm dấy lên hy vọng Fed sẽ không phải thắt chặt quá mạnh tay, kích cầu tài sản rủi ro:
Trên thị trường tiền tệ, USD đã có phiên giảm thứ 2 liên tiếp và giảm 4/5 phiên gần đây. Tâm điểm của thị trường vẫn là châu u, với GBP, EUR và CHF tăng mạnh. EUR lần đầu tiên chạm mức ngang giá kể từ giữa tháng 9, còn GBP cũng nhanh chóng trở lại 1.14. Ngoài báo cáo cơ hội việc làm JOLTS, việc thiếu đi số liệu vĩ mô cũng đã khiến các đồng tiền khác có phần lấn át. Các bình luận từ quan chức Fed vẫn không đủ thể hỗ trợ USD khi họ gần như chỉ lặp lại những điều ta vẫn thường nghe. Sáng hôm qua RBA cũng đã tăng lãi suất 25bp, thấp hơn kỳ vọng 50bp, đạp AUD rất mạnh, nhưng cũng đã hồi phục chút ít về cuối phiên.
Vàng tiếp tục hồi phục và vượt 1,700 nhờ USD suy yếu, chốt phiên tăng gần $26/oz lên $1,725.16. Dầu cũng đã tăng phiên thứ 2 liên tiếp, lần này tăng gần $3/thùng lên $86.5 trước tin tức rằng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng tới 2 triệu thùng/ngày.
Dữ liệu từ Hàn Quốc, số liệu lạm phát tháng Chín tăng cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008
Theo Reuters:
PMI dịch vụ đạt 50.6, số liệu sơ bộ 50.4, tháng trước 50.2
PMI tổng hợp đạt 50.9, số liệu sơ bộ 50.8, tháng trước 50.2
Goldman Sachs đã có bảng xếp hạng các nước có rủi ro suy thoái lớn nhất. Đứng đầu là nước Anh, nguy cơ 1 cuộc suy thoái trầm trọng do khủng hoảng năng lượng.
Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng là Canada, nguy cơ suy thoái do thiếu việc làm và nhà ở.
Tiếp đến là Hoa Kỳ và xếp thứ 4 là Úc khi lạm phát đang ngày càng tăng cao
Goldman Sachs tiếp tục bullish với USD trong những tuần tới.
Reuters:
Theo Reuters, Mỹ đang thúc đẩy các quốc gia OPEC + không tiến hành cắt giảm sản lượng dầu.
Điều mà Tổng thống Mỹ Biden muốn là giá xăng dầu sẽ bắt đầu tăng trở lại.
Theo một nguồn tin OPEC + giấu tên cho biết việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày đang được xem xét thực hiện.
Cuộc họp của OPEC + sẽ diễn ra hôm nay. Phía nhà đầu tư chắc hẳn cũng đang nóng lòng chờ đợi quyết định cuối cùng của OEPC+
WSJ báo cáo rằng EU đang xúc tiến việc áp trần dầu Nga và sẽ là một phần của phương pháp tiếp cận hai bước hợp tác với các nước G7 khác.
Vào ngày 5/12, lệnh cấm mua dầu của Nga sẽ có hiệu lực. Lệnh này đang được đẩy nhanh vì phần lớn cách hợp đồng giao dầu là HĐTL kỳ hạn.
Lệnh cấm sẽ được thay thế bằng kế hoạch giới hạn giá toàn cầu mà Hoa Kỳ đang ủng hộ. Điều này sẽ cho phép nhiều dầu thô của Nga vào thị trường hơn, nhưng Putin cho biết họ sẽ không bán cho bất kỳ ai tham gia vào kế hoạch này.
Về khí đốt, người đứng đầu ngành năng lượng EU cho biết mức trần giá phải đi đôi với cam kết hạn chế nhu cầu khí đốt hơn nữa. Ông nhấn mạnh một trần giá linh hoạt cho khí đốt TTF.