NZD/USD giảm xuống mức đáy trong phiên sau dự báo về việc cắt giảm lãi suất của BNZ
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
Hiện tại, chỉ số DXY đang tăng lên 105.4 điểm.
Có vẻ như bình luận hawkish từ các thành viên Fed hôm qua đã giúp hạn chế phần nào đà giảm của đồng bạc xanh. USDJPY hiện đã tăng trở lại lên 133.
CPI ở Mỹ chậm lại trong tháng 7 đã làm dấy lên hy vọng trên các thị trường. Goldman Sachs lại tỏ ra dè dặt hơn, không kỳ vọng lạm phát lõi sẽ giảm nhiều từ đây.
Có 4 lý do:
1. Giá ô tô (một phần quan trọng của CPI) có thể sẽ ở mức cao trong nhiều tháng
2. Nhà bán lẻ dư thừa hàng tồn kho dẫn đến giảm giá sẽ hầu như không có bất kỳ tác động nào đến giá cả
3. Giảm giá nhưng thay vào đó sẽ hoạt động như một khoản bù đắp vì nhiều nhà bán lẻ vẫn đang công bố mức tăng do lạm phát
4. Người tiêu dùng đã thực hiện các thay đổi trong hành vi mua sắm của họ, như chuyển sang các nhãn hiệu rẻ hơn hoặc chuyển đến các cửa hàng đô la để mua các mặt hàng thiết yếu của họ. Điều này không được phản ánh trong dữ liệu của BLS, tạo ra sự thay thế và sai lệch đầu ra
GS kì vọng sẽ có một đợt giảm lạm phát mạnh với những mặt hàng chính vào năm 2023
Khảo sát từ Viện Melbourne: Kỳ vọng lạm phát tiêu dùng tháng 8 của Úc giảm từ 6.3% xuống 5.9%
Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ rất chào đón báo cáo này. Cuộc họp tiếp theo diễn ra vào ngày 6 tháng 9 với kỳ vọng một lần tăng lãi suất 50bp nữa.
Mức đóng cửa hôm qua là 6.7245.
PBOC cũng bơm 2 nghìn tỷ nhân dân tệ thông qua hợp đồng reverse repo 7 ngày (lãi suất vẫn ở mức 2.1%).
Đối với GDP so với cùng kỳ năm trước là + 4.4%.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore:
Tình hình dịch bệnh ngày càng tồi tệ hơn ở thành phố Nghĩa Ô của Trung Quốc, vì thế chính phủ đã áp đặt phong tỏa toàn bộ thành phố trong ba ngày bắt đầu từ ngày 11 tháng 8
Số ca nhiễm tại vùng Tam Á (đảo Hải Nam) ngày hôm nay tăng gấp ba lần so với hôm qua, từ 410 ca lên 1250 ca
Mọi sự chú ý hôm qua đều đổ dồn vào báo cáo lạm phát tại Mỹ. Cuối cùng, CPI “chỉ” tăng 8.5% so với cùng kỳ năm ngoái, không đạt kỳ vọng 8.7%, đồng thời không đổi so với tháng trước, cũng không đạt kỳ vọng tăng 0.2%. Lạm phát CPI lõi cũng thấp hơn dự báo. Việc lạm phát hạ nhiệt mạnh hơn kỳ vọng này là dấu hiệu đầu tiên của việc lạm phát đã chạm đỉnh. Kỳ vọng Fed thắt chặt do vậy cũng đã suy yếu rất mạnh, và cả 3 chỉ số chứng khoán đều thăng hoa, chốt phiên tăng điểm mạnh:
Sau đó, chủ tịch Fed Minneapolis có nói rằng chặng đường thắt chặt vẫn còn dài, và một báo cáo CPI sẽ không thay đổi gì. Bình luận của ông có giúp định giá thị trường hồi phục chút ít, khi hiện money market đang pricing 42.5% khả năng tăng 75bp, tăng 10% so với lúc báo cáo được công bố, tuy nhiên chừng ấy là chưa đủ để vực dậy đồng USD bị bán tháo dữ dội, dù cuối phiên chỉ số DXY có hồi phục từ đáy 104.6 lên 105.1:
Vàng tăng mạnh sau báo cáo CPI, hưởng lợi nhờ USD suy yếu, có lúc đã lên gần $1,808/oz, nhưng sau đó lại thoái lui, một phần do những bình luận của ông Kashkari, phần khác có lẽ do thị trường nhớ ra rằng vàng cũng là một tài sản phòng hộ lạm phát, và khi lạm phát giảm, đã đến lúc mua tài sản rủi ro. Cuối cùng, vàng chốt phiên giảm $3.5/oz (-0.2%) xuống $1,791.3/oz. Giá dầu đã có một pha đảo chiều tương đối mạnh, khi từ đáy $87.6 tăng lên đóng cửa tại gần $92/thùng.
Sau báo cáo CPI, thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo PPI Mỹ lúc 7h30 tối nay, và khảo sát tâm lý người tiêu dùng đại học Michigan vào 9h tối mai.
Nhận xét từ một nhà phân tích tại United Overseas Bank cho rằng:
Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với những thách thức, bao gồm sự bùng phát COVID-19 và có thể là sự giảm sút nặng nề của thị trường bất động sản trong nước cũng như giá năng lượng và lương thực toàn cầu cao.
Theo Scotiabank:
Mountain Day - Các thị trường Nhật Bản đóng cửa.
Điều này sẽ làm giảm phần nào thanh khoản trên thị trường ngoại hối trong phiên.
Tất cả đều mở như thường lệ là:
Đà tăng của vàng sau tin CPI tối qua bị chặn lại bởi phát biểu hawkish của các quan chức Fed
Vàng tăng cao một cách đáng kể sau khi chỉ số CPI của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tuy nhiên, thước đo CPI lõi vẫn tương đối cứng đầu. Và tỷ lệ lạm phát vẫn cao hơn mức mục tiêu của Fed. Giá xăng giảm là điều đáng hoan nghênh nhưng giá thành lương thực, nhà ở tiếp tục tăng cao. Lạm phát sẽ không sớm biến mất.
Sau khi tăng cao sau tin, vàng bắt đầu giảm trở lại, bất chấp USD suy yếu. Các quan chức Fed (Evans và Kashkari) tối qua cảnh báo rằng lãi suất của Fed vẫn sẽ cao hơn, trong năm nay và năm sau. Điều này đã tác động và làm giá vàng giảm
Quyết định này chẳng sẽ vui vẻ gì với Trung Quốc. Hiện nay phía Trung Quốc chưa có phản hồi gì với tin này
Dữ liệu REINZ theo dõi thị trường nhà ở tại New Zealand.
Thị trường nhà ở tại NZ đã bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng. Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã sớm tham gia vào công cuộc tăng lãi suất ngăn chặn lạm phát. (Tuy nhiên, việc tăng giá vẫn chưa phá vỡ lạm phát).
Morgan Stanley Research tiếp tục bullish với CHF.
Các chỉ số chính của Hoa Kỳ đều tăng cao khi đóng cửa và gần mức cao nhất trong phiên.
Nhìn vào các lĩnh vực trong S&P:
Những chỉ số đuối sức bao gồm:
Sau khi đóng cửa, Disney cũng đã công bố doanh thu và EPS:
Cổ phiếu của Disney đã tăng 4.7% sau giờ giao dịch.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cho biết Hạ viện sẽ bỏ phiếu và thông qua Đạo luật vào thứ Sáu. Việc thông qua Đạo luật gần như đã xong xuôi, đảng đối lập không có đủ ghế trong Hạ viện để cản trở việc đó.
Đạo luật đã được thông qua tại thượng viện vào cuối tuần qua:
Sau khi Hạ viện bỏ phiếu, Tổng thống Mỹ Biden sẽ ký thành luật.
Việc làm trong lĩnh vực công nghệ tiếp tục bị cắt giảm. Lần này là Microsoft:
Còn quá sớm để Fed có thể điều chỉnh kỳ vọng của thị trường trước cuộc họp FOMC ngày 21 tháng 9 nhưng với thông tin bị rò rỉ trước cuộc họp tháng 6, những gì nhà báo Nick Timiraos của WSJ viết đều rất quan trọng.
Bài viết mới nhất của ông có 'Fed sẽ muốn có thêm bằng chứng về lạm phát suy yếu':
"Fed sẽ để mở cánh cửa tăng lãi suất 50bp vào tháng 9 nếu dữ liệu tiếp theo xác nhận áp lực giá đang giảm bớt. Nhưng mức tăng 0.75% vẫn có thể xảy ra."
Money market đang định giá hơn 40% khả năng tăng 75bp.
Theo ông Neel Kashkari:
Đã có một số động thái lớn trên thị trường sau báo cáo CPI hôm nay nhưng chúng sẽ còn lớn hơn nếu Fed đưa ra quyết định trong tương lai gần. Ta sẽ nhận được một loạt dữ liệu kinh tế khác trước cuộc họp FOMC ngày 21 tháng 9.
CIBC dự báo 50 điểm cơ bản cho tháng 9 và thị trường hiện cũng đang nghiêng về hướng đó. Kỳ vọng tăng 50bp là 62%, tăng từ khoảng 30% trước khi có CPI.
Các nhà kinh tế viết: "Trong khi tổng chỉ số CPI hiện đã qua đỉnh điểm, lạm phát vẫn đang tăng với tốc độ quá nóng so với khả năng chịu đựng của Fed". "Và với sự dai dẳng của giá nhà ở, điều đó sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa. Ngày hôm nay có thể đã giúp giảm bớt một số áp lực, nhưng với những số liệu NFP gần đây và chỉ số chi phí việc làm quý 2, Fed chỉ cần tăng lãi suất 50 bp tại cuộc họp tiếp theo, thay vì mức tăng lớn hơn 75 bp. Chúng tôi vẫn thấy rằng tăng 50 bp là khả dĩ trong tháng 9, với mức tăng 50 bp nữa trong quý 4."
Theo ông Huw Pill:
Dự báo tăng trưởng quý 3 của Fed tại Atlanta đã tăng lên 2.5% từ mức 1.4% trước đó.
CPI trung bình tháng 7 của FED Cleveland + 0.5% m/m, cao hơn con số +0.7% trước đó.
Charles Evans, Chủ tịch FED Chicago phát biểu:
Một số phát biểu đáng chú ý của Tổng thống Mỹ Joe Biden sau thông tin về CPI:
Dữ liệu API từ cuối ngày hôm qua:
Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) yêu cầu các quỹ đầu tư cung cấp thông tin về chiến lược đầu tư của mình trong đề xuất được đưa ra vào thứ tư.
Theo đó, các quỹ đầu tư sẽ phải báo cáo chi tiết từng mục, chẳng hạn như các thỏa thuận tổng thể và các quỹ song song. Theo SEC, báo cáo tổng hợp như hiện tại "che khuất mất các rủi ro tiềm ẩn và khiến việc so sánh trở nên khó khăn. Việc so sánh các báo cáo như hiện tại có thể không giúp nhận ra hết các rủi ro tiềm ẩn mà các quỹ đầu tư đang phải gánh chịu.
Thêm vào đó, yêu cầu này sẽ giúp các cơ quan chính phủ, cũng như Hội đồng Giám sát ổn định tài chính, bao gồm các cơ quan quản lý ngân hàng nhận định rõ hơn về cơ hội của ngành công nghiệp này cũng như nguồn của các rủi ro hệ thống. Đề xuất này được áp dụng với các quỹ đầu tư có giá trị tài sản ròng ít nhất 500 triệu USD.
Sau khi đảo chiều giảm, vàng lại tiếp tục quay trở lại ngưỡng 1,800 USD/oz. Có thời điểm được giao dịch tại 1,800.785
Sau khi hồi phục trở lại trên 105.1, DXY tiếp tục quay đầu giảm. Hiện đang ở ngưỡng 104.845.
Nga tiếp tục cung cấp dầu tới Ukraine thông qua đường ống dẫn đến trung tâm châu Âu ngay sau khi Hungari đứng ra giải quyết vấn đề chi phí vận chuyển.
Ngay khi nguồn cung dầu được hoạt động trở lại, nó sẽ giải quyết các vấn đề liên quan tới thiếu nguồn cung năng lượng mà châu Âu đang phải đối mặt. Nếu việc ngừng cung cấp diễn ra lâu hơn, Hungary sẽ phải đối mặt với việc thiếu nguyên liệu đường bộ. Tuy vậy, châu Âu vẫn đang phải vật lộn với việc nguồn cung khi đốt từ Nga hạn chế và mực nước sông thấp. Đây là hai yếu tố gây cản trở cho phân phối dầu diesel và than.
CPI tháng bảy tại Mỹ ghi nhận mức tăng 8.5%, thấp hơn so với dự kiến và không thay đổi so với tháng trước. Dữ liệu CPI khả quan đã tác động tích cực lên thị trường chứng khoán khi các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng. Các chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng đồng loạt tăng ngay từ khi mở cửa.
DXY phản ứng tiêu cực với thông tin về lạm phát, giảm xuống dưới 105.0 nhưng sau đó đã hồi phục lại từ mốc này. Thị trường FX diễn biến trái chiều sau thông tin, USD/JPY có thời điểm giảm gần 200 pips ngay sau kho thông tin được đưa ra.
Vàng tăng vọt lên trên 1,800 USD/oz nhưng sau đó quay đầu giảm về quanh 1,795 USD/oz.
BTC cũng phản ứng tích cực với thông tin CPI khi tăng gần 1,000 USD, chạm 24,042 USD.
Lợi suất trái phiếu chính phủ các kì hạn đồng loạt giảm, lợi suất trái phiếu kì hạn hai năm giảm mạnh nhất với 16.7 bps.
Dầu WTI và dầu Brent cũng lần lượt giảm về các mốc 88.8 USD/thùng và 94.57 USD/thùng.
Nasdaq hiện là chỉ số tăng mạnh nhất trong ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, ghi nhận mức tăng 2.12%.
BTC tiếp tục tăng mạnh sau báo cáo CPI tháng 7 tại Mỹ, chạm ngưỡng 24,157 USD.
Vàng bất ngờ đảo chiều sau khi vượt mức 1,800 USD/oz. Hiện đang được giao dịch tại 1,795.42 USD/oz.
USD suy yếu cũng đã giúp BTC mạnh lên, nhưng có vẻ đà tăng không thực sự ấn tượng khi BTC vẫn chưa vượt được $24k.
Báo cáo lạm phát lần này có vẻ đã thay đổi rất nhiều thứ.
Trước đó, thị trường định giá gần 70% khả năng tăng 75bp.
EURUSD bứt phá khỏi biên độ 3 tuần sau báo cáo lạm phát Mỹ
CPI tháng 7 không đổi so với tháng trước, thấp hơn dự báo tăng 0.2%.
USDJPY cũng đang giảm 200 pip trong ngày
Thị trường đang định giá hơn 30% khả năng Fed tăng lãi suất 75bp, giảm từ 68% ít phút trước.
Các HĐTL cũng đang tăng mạnh, với HĐTL S&P 500 tăng 1.7%