NZD/USD giảm xuống mức đáy trong phiên sau dự báo về việc cắt giảm lãi suất của BNZ
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
Chứng khoán Mỹ nối tiếp đà giảm của phiên giao dịch đầu tuần, đặc biệt đối với nhóm cổ phiếu công nghệ khi chỉ số Nasdaq giảm hơn 1%.
Trên thị trường Fx, DXY điều chỉnh từ phiên sáng, đạt mức thấp nhất ngày 105.969 (-0.38%). Chỉ số hồi phục tương đối mạnh khi phiên Mỹ bắt đầu, đóng cửa tại 106.302 (-0.07%).
Các cặp tiền chính ghi nhận biến động như sau:
Vàng tăng vượt $1790/oz, đóng cửa tại $1794.4/oz (+0.29%). Dầu WTI quét 2 đầu, giá đóng cửa vẫn đạt trên mốc $90/thùng ($90.52).
BTC điều chỉnh sau phiên tăng trước đó, giá giảm 2.77% về $23.15k. Chỉ số sợ hãi và tham lam đã giảm 11 điểm từ 42 về 31.
Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông đã một lần nữa mua đô la Hồng Kông, bán đô la Mỹ.
Cụ thể:
Tân Cương nằm ở Tây Bắc Trung Quốc. Các nhà chức trách đã chia Tân Cương thành
Các biện pháp chống dịch đã được thực hiện theo các cấp độ khác nhau này.
Cụ thể:
PPI tháng 7 +0.4% so với tháng trước
• dự kiến 0.4%, tháng 6 +0.7%
PPI tháng 7 +8.6% so với cùng kỳ năm trước
• dự kiến 8.4%, kỳ trước +9.2%
Cụ thể vào lúc 19h30 theo giờ Việt Nam, Mỹ sẽ công số chỉ số CPI tháng 7. Đây là một trong các thước đo lạm phát quan trọng ảnh hưởng mạnh đến biến động thị trường.
BNZ nhận định:
Bank of America (BofA) cho biết chi tiêu thẻ ghi nợ tháng bảy tăng trưởng chậm lại do người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm nhận được tác động của chi phí thuê cũng như các chi phí khác tăng cao.
Tiêu dùng thẻ tín dụng và ghi nợ tại các hộ gia đình tăng 5.3% trong tháng bảy từ một năm trước, giảm 5.7% vào tháng sáu. Tốc độ này chậm hơn so với lạm phát, thể hiện rằng mức chi tiêu thực đang phải chịu áp lực nặng nề.
Người dân Mỹ đang phải đối mặt với mức lạm phát nhanh chóng nhất trong hàng thập kỉ qua, tác động chủ yếu bởi giá thực phẩm, năng lượng và nhà ở tăng cao, dẫn đến việc hầu bao dành cho chi tiêu khác ngày càng thu hẹp. Dù giá khí đốt giảm vào tháng trước, mức hoàn trả thuê vẫn tăng cao nhất trong lịch sử, đặc biệt đối với người có thu nhập từ $51,000 tới $150,000 và đối với GenZ.
Dữ liệu được công bố vào thứ tư được kì vọng lạm phát sẽ ghi nhận mức tăng 0.2% vào tháng bảy so với tháng trước. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng một năm 2021.
Báo cáo mới đây cho thấy Anh đang lên kế hoạch cho việc cắt giảm năng lượng đối với hộ gia đình và ngành công nghiệp trong tháng một. Thông tin được đưa ra sau khi Na Uy tuyến bố về việc cắt giảm nguồn cung năng lượng do lượng mưa giảm. Báo cáo cũng chỉ ra rằng đây là kịch bản tồi tệ nhất mà các quan chức đề ra.
Rõ ràng, việc cắt giảm năng lượng đem đến rủi ro lớn về suy giảm GDP cũng như đầu tư.
Francois Savary, Giám đốc Đầu tư tại Prime Partner Thụy Sỹ phát biểu rằng việc nhìn nhận thị trường một cách rõ ràng vào thời điểm này là vô cùng khó khăn do các tác nhân ảnh hưởng đến chu kì đầu tư, chẳng hạn như phục hồi sau COVID-19 hay chiến tranh tại Ukraine. Thị trường trái phiếu tăng trưởng mạnh trong tháng bảy, một yếu tố hỗ trợ đợt tăng giá cũng đã phần nào biến mất.
Thêm vào đó, trong khi thu nhập tại quý hai tăng mạnh, một vấn đề quan trọng khác cần quan tâm tới chính là việc liệu các nhà phân tích sẽ điều chỉnh lại dự báo thu nhập tại quý ba ra sao. Theo ông, hai yếu tố trên có thể hỗ trợ cho một đợt tăng giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng lại chưa hề xuất hiện rõ ràng.
Giá Bitcoin vẫn tiếp tục giảm mạnh sau cú rơi từ $24,000 mà chưa có bất kì tín hiệu phục hồi nào. Hiện Bitcoin đang được giao dịch quanh $23,023 tại khung H1.
Triển vọng kém khả quan từ một nhà sản xuất chip lớn ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán, gia tăng nỗi lo suy thoái. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục chờ đợi những dữ liệu lạm phát được công bố vào thứ tư tới đây, đây cũng là một dữ liệu quan trọng đối với FED trong thực hiện thắt chặt lãi suất.
DXY suy yếu, có thời điểm giảm xuống dưới 106. Thị trường FX biến động trái chiều, EUR/USD là cặp tiền tăng mạnh nhất với mức tăng 0.47%. Ở chiều ngược lại USD/CHF vẫn là cặp tiền yếu nhất với mức giảm 0.39%
Vàng tăng mạnh, hướng tới 1,800 USD/oz. Hiện đang giao dịch quanh 1,798 USD/oz
Dầu WTI và dầu Brent bật tăng sau thông tin Nga tiếp tục cắt giảm lượng dầu tới châu Âu, lần lượt giao dịch tại 91.95 USD/thùng và 97.83 USD/thùng.
Giá BTC chưa thể quay lại mốc 24,000 USD sau cú trượt dài, giao dịch tại 23,087 USD
Ngân hàng Anh (BOE) nhận định rằng Anh vẫn sẽ rơi vào suy thoái, ngay cả khi Lizz Truss trở thành Thủ tướng và thực hiện các chính sách cắt giảm thuế mạnh tay của mình.
Ngay cả khi mức cắt giảm thuế 39 tỷ bảng Anh được thực hiện, nó chỉ có thể lạm dịu bớt mức giảm được Ngân hàng Trung ương dự kiến, nhưng nền kinh tế vẫn thu hẹp lại hơn so với hiện tại.
Các nhà phân tích đặt ra câu hỏi trước việc Lizz Truss phát biểu rằng không phải không thể tránh khỏi suy thoái. Bà đưa ra bình luận này chỉ một vài giờ sau khi BOE cảnh báo rằng nước Anh đang trải qua gần hai năm mà không có bất kì quý tăng trưởng nào do khủng hoảng chi phí sống ngày càng nặng nề.
Lợi suất trái phiếu chính phủ các kì hạn đồng loạt tăng. Trái phiếu kì hạn năm năm ghi nhận mức tăng cao nhất với 5.2 bps
Vàng tiếp tục tăng mạnh, ngày càng tiến lại gần hơn với 1,800 USD/oz. Hiện vàng đang được giao dịch tại trên 1,796 USD/oz
Doanh số bán lẻ tuần tại Mỹ của Redbook +10.4%, thấp hơn mức +15.5% được ghi nhận vào trước đó. Tuy nhiên, mức tăng này chưa được điều chỉnh lạm phát.
Các hộ gia đình tại Anh vừa nhận được thông báo rằng họ sẽ phải sẵn sàng cho việc hóa đơn năng lượng tăng cao, vượt £4,000 trong mùa đông này. Điều này càng khiến cho khủng hoảng chi phí sống trở nên trầm trọng hơn.
Giá trần năng lượng trong quý một năm 2023 được cho là lên tới £2,266 (tương đương $5.163). Điều này sẽ càng gia tăng áp lực lên người tiêu dùng, những người đang phải vật lộn với việc trả các hóa đơn của mình. Đây cũng là một vấn đề mà bất kì ai trở thành Thủ tướng tiếp theo cũng phải giải quyết.
Dữ liệu này thể hiện một số áp lực gây ra bởi lạm phát đối với các doanh nghiệp
Thị trường:
Một phiên giao dịch không có nhiều điểm chú ý trong lịch kinh tế.
Đồng Euro tăng cao hơn một chút cùng với đồng bảng Anh. Tỷ giá EURUSD đã tăng từ 1.0200 lên 1.0247 trước khi ổn định quanh mức 1.0220.
Tỷ giá USDJPY tăng lên135.00 khi lợi suất trái phiếu tăng cao hơn một chút sau khi giảm ngày hôm qua. Mọi con mắt đang đổ dồn vào dữ liệu CPI của Hoa Kỳ vào ngày mai.
Trong khi đó, AUDUSD hiện giảm 0.2% xuống 0.6970 do khẩu vị rủi ro giảm.
Trước đó, dầu chạm đáy phiên 89.05 USD nhưng đã lên gần $92 USD sau tin. Reuters cho biết Nga đã ngừng xuất khẩu dầu qua đoạn phía nam của đường ống Druzhba trước vấn đề thanh toán.
Được biết, khoản thanh toán từ công ty Transneft của Nga cho nhà điều hành đường ống của Ukraine, Ukrtransnafta, đã không được thông qua. Đường ống Druzhba dẫn dầu tới Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia.
Quyết định của Hồng Kông về việc giảm số ngày khách đến cách ly tại khách sạn đã khiến lượng vé máy bay đặt tới đây tăng đột biến.
Vào thứ Hai, số vé đặt chuyến bay tới đây đã tăng 249% so với ngày hôm trước. Các chuyến bay phần lớn đến từ Bangkok, London, Taipei, Singapore và Manchester.
Sự lạc quan của các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ tăng nhẹ trong tháng 7 khi giá nhiên liệu giảm và cơ hội việc làm tăng. Điều đó nói lên rằng, nỗi lo lạm phát đang tiếp tục gia tăng với 37% chủ doanh nghiệp báo cáo rằng lạm phát là vấn đề họ lo ngại nhất - con số cao nhất kể từ quý 4 năm 1979.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Việc làm (IAB) cho thấy Đức có thể mất hơn 260 tỷ euro giá trị gia tăng vào 2030 do chiến tranh Ukraine và giá năng lượng tăng cao, gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được điều chỉnh theo giá của Đức sẽ thấp hơn 1.7% trong 2023 và lao động có việc làm sẽ giảm 240,000.
Tỷ lệ công ăn việc làm sẽ giữ ở mức hiện tại cho đến 2026, tăng thêm 60,000 lao động có việc làm vào 2030.
Nếu giá năng lượng tăng gấp đôi (vốn đã tăng 160%), sản lượng kinh tế Đức năm sau sẽ giảm 4% so với thời điểm chưa chiến tranh.
GBP/USD đã tăng vọt lên trên 1.2100 song bảng Anh vẫn khá nhạy cảm.
GBP có khả năng kéo dài đà tăng nếu khẩu vị rủi ro cải thiện.
Trong trường hợp các dữ liệu quan trọng công bố tuần này gây thất vọng, đồng tiền trú ẩn USD có thể được hỗ trợ và GBP/USD sẽ lại gặp áp lực.
Điện Kremlin hôm thứ Ba đã bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Zelenskiy về lệnh cấm đi lại đối với tất cả người Nga, đồng thời cho rằng châu Âu cần quyết định xem họ có muốn thanh toán cho các hậu quả của ông Zelensky hay không.
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết sẽ không có chuyện người Nga bị cô lập với phần còn lại của thế giới.
Số lượng các cầu nối blockchain bị hack ngày một tăng.
Trong năm nay, hacker đã đánh cắp crypto trị giá 1.2 tỷ USD từ các cầu nối, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Giáo sư Ronghui Hu của Đại học Colombia cho rằng đây là cuộc chiến mà các công ty và dự án an ninh mạng không thể chiến thắng.
Steve Bassi, đồng sáng lập và CEO của công ty phát hiện phần mềm độc hại PolySwarm, đã nói: "Các cầu nối blockchain là 'miếng mồi ngon' của các lỗ hổng mới"
GBP/USD vừa tăng 30 pip, hiện giao ở mức 1.2118.
Giá vàng vừa tăng hơn $5, chạm mốc $1,792/oz.
EUR/USD dẫn đầu đà hồi phục, hiện giao dịch ở mức 1.0221 chủ yếu do sự suy thoái của USD.