NZD/USD giảm xuống mức đáy trong phiên sau dự báo về việc cắt giảm lãi suất của BNZ
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
BNZ dự báo RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới
NZD/USD đã giảm xuống mức đáy trong phiên, ở 0.6335.
Dữ liệu từ CME Group cho thị trường vàng tương lai cho thấy số vị thế mở đã tăng gần 22 nghìn hợp đồng vào thứ Ba. Khối lượng giao dịch tăng khoảng 66.6 nghìn hợp đồng.
Sự sụt giảm của giá vàng trong bối cảnh khối lượng và số vị thế mở tăng vào thứ Tư cho thấy kim loại quý này có thể tiếp tục suy yếu và hướng tới mốc $1800/oz.
Hôm qua, chúng tôi dự kiến EUR sẽ "tích lũy và giao dịch trong phạm vi 1.0510/1.0610". EUR sau đó được giao dịch trong một phạm vi hẹp hơn dự kiến (1.0524/1.0585). Mặc dù biến động tương đối thấp, nhưng xu hướng tăng dường như đã suy yếu. Trong ngày hôm nay, EUR có thể xuống thấp hơn nhưng hãy chú ý hỗ trợ chính ở mức 1.0500. Vùng hỗ trợ 1.0470 không có khả năng bị đe dọa. Các ngưỡng kháng cự là 1.0560, tiếp theo là 1.0585.”
Nhìn vào phiên giao dịch phía trước chúng ta không có nhiều số liệu đáng chú ý ngoại trừ số liệu CPI Mỹ lúc 7h30 tối.
Sự sụt giảm mới nhất của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ rất đáng chú ý nhất là khi số liệu CPI Mỹ sắp được công bố vào cuối ngày hôm nay.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt đỉnh vào đầu tuần ở 3.20% nhưng sau đó đã giảm trở lại chỉ dưới 3.00% hiện tại:
Đà giảm trên có thể là vì vô số lý do nhưng chỉ có một lý do sẽ thực sự quan trọng vào ngày hôm nay nếu chúng ta thấy lạm phát tiêu dùng của Mỹ ở mức thấp hơn so với ước tính trong tháng Tư. Điều đó chắc chắn sẽ mang lại nhiều cuộc thảo luận về lạm phát đạt đỉnh .
Đây được cho là sẽ là trọng tâm chính trên thị trường hiện nay, vì vậy, kỳ vọng phiên giao dịch châu Âu sẽ tiếp tục thiếu động lượng.
Đối với phiên Mỹ, nếu chỉ số lạm phát tiêu dùng thấp hơn, hãy kỳ vọng điều đó sẽ ảnh hưởng tới lợi suất trái phiếu và các tài sản rủi ro có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất - ngay cả khi nó có thể chỉ là trong ngắn hạn.
Một phiên giao dịch khá yên bình khi các đồng G7 không biến động mạnh. Những đồng High-beta đang có màn thể hiện tốt hơn so với các đồng trú ẩn khi tâm lý rủi ro thị trường bớt tiêu cực.
Các nhà phân tích tại Societe Generale đưa ra kỳ vọng của họ về báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào hôm nay.
Chứng khoán châu Á đang hồi phục với sắc xanh lan tỏa ở các chỉ số:
Trên thị trường Fx, DXY đang dao động quanh 103.9.
Biến động các cặp tiền chính như sau:
Dầu thô hồi phục mạnh mẽ trong phiên giao dịch sáng nay. Giá dầu WTI tăng mạnh từ $99 lên trên $101/thùng. Vàng cũng hồi phục từ $1830 lên $1836.5/oz.
Thị trường crypto chưa có nhiều biến động, BTC đang dao động quanh mốc $31k.
Cụ thể, Joe Biden sẽ phát biểu lúc 2 giờ 15 chiều theo giờ Washington (tức 1h15 sáng thứ 5 ngày 11 tháng 5 theo giờ Việt Nam)
Chính quyền địa phương Thượng Hải cho biết không có COVID-19 lây lan ở 8 quận.
Như vậy, đã có tổng 16 quận không ghi nhận ca nhiễm tại thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Dự luật sẽ được chuyển đến Thượng viện để biểu quyết. Cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra vào tuần sau.
Dầu WTI đã tăng nhanh chóng từ mức dưới 99 đô la lên hơn 101 đô la:
Thượng viện đã bỏ phiếu để thống nhất Lisa Cook vào Cục Dự trữ Liên bang
Lisa là ứng cử viên Fed thứ hai của Tổng thống Biden.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cho biết biên giới sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn vào ngày 31 tháng 7.
CPI Trung Quốc +2.1% so với cùng kỳ năm trước
PPI +8.0% so với cùng kỳ năm trước
Chứng khoán Mỹ hôm qua hồi phục mạnh đầu phiên. Tuy nhiên, kỳ vọng thị trường tiêu cực đã tạo áp lực điều chỉnh mạnh vào cuối phiên, làm giảm mức tăng ban đầu của các chỉ số:
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh trong tối qua, mức thấp nhất ghi nhận ở 2.942%, hiện hồi phục về 2.987%.
Trên thị trường Fx, DXY đã chính thức break qua vùng cản quanh 103.7 và tăng thêm 0.16% lên 103.920 trong tối qua.
Các cặp tiền chính có biến động như sau:
Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc tiếp tục leo thang. WHO phản đối chính sách Zero-Covid của chính quyền nước này trước lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
EU vẫn chưa thống nhất về lệnh trừng phạt dầu mỏ của Nga. Quan chức cấp cao của EU kỳ vọng vấn đề này có thể được giải quyết trong cuộc họp hội đồng vào tuần tới. Tuy nhiên, tình hình sẽ không mấy khả quan!
Dầu thô và vàng tiếp tục điều chỉnh mạnh. Dầu WTI giảm gần 3.5% không còn giữ được mức trên $100/thùng. Vàng giảm hơn 1600 pips về 1,837.6/oz.
Đặc biệt trên thị trường tiền điện tử, Luna hôm qua tiếp tục giảm mạnh, chia 2 giá trong ngày và lượng coin bán ra với khối lượng kỷ lục hơn 132 triệu coin trên sàn Binance. BTC sau khi để mất mốc $30k đã hồi phục về $31k trong ngày.
Tuy nhiên, cán cân thương mại 10 ngày thâm hụt 3.7 tỷ USD.
Cụ thể, Chủ tịch BuBa Nagel, Chủ tịch ECB Lagarde, Thống đốc ngân hàng trung ương Tây Ban Nha De Cos và thành viên hội đồng thống đốc Schnabel đều có mặt trong cuộc họp hôm nay.
Niềm tin người tiêu dùng giảm mạnh xuống 90.4, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2020.
Cụ thể vào 8h30 sáng hôm nay (11/5), dữ liệu CPI của Trung Quốc sẽ được công bố.
Dữ liệu CPI của Hoa Kỳ đến hạn vào hôm nay, 12:30 GMT:
Cụ thể vào 19h30 tối nay (11/5) theo giờ Việt Nam, các chỉ số CPI tháng 4 của Mỹ sẽ được công bố.
Sự hỗn loạn trên thị trường toàn cầu đang tạo ra nhiều tín hiệu trái chiều, nhưng có một tín hiệu mà mọi người đều đồng ý: đây là thời điểm mà đồng Đô la Mỹ thể hiện sức mạnh của nó.
Goldman Sachs Group Inc., Morgan Stanley, JPMorgan Chase & Co, Citigroup Inc, Bank of America Corp và Societe Generale SA đều nói với khách hàng rằng chừng nào nỗi sợ hãi với việc tăng lãi suất của FED còn hiện diện trên thị trường, đồng Đô la Mỹ sẽ tiếp tục trở nên mạnh hơn.
GBP/USD đã chạm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 29 tháng 6 năm 2021.
Nỗ lực về kiểm soát giá của phe mua chưa mấy hiệu quả trong khi phe bán tỏ rõ ưu thế.
Cặp tiền hiện đang kiểm tra vùng 1.2250 -1.2256
Ông Joachim Nagel, giám đốc ngân hàng liên bang Đức cho biết:
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ hôm nay giảm 11 điểm cơ bản, xuống 2.96% từ mức 3.20% vào đầu ngày hôm qua.
Đó là một dấu hiệu tích cực đối với các loại tài sản rủi ro toàn cầu, một dấu hiệu về sự phục hồi thời gian tới.
Cổ phiếu đã phục hồi trở lại sau đợt bán tháo trong phiên ngày hôm qua.Tuy vây, một số nhà đầu tư cho rằng đây chỉ là dấu hiệu hồi phục mang tính tạm thời trong ngắn hạn, khi mà bối cảnh về lãi suất và lạm phát vẫn còn đang khó đoán.
Cập nhật chỉ số chứng khoán chính:
Trên thị trường tiền tệ quốc tế ghi nhận sự hồi phục nhẹ so với phiên ngày hôm qua. Sắc xanh và đỏ vẫn xen kẽ giữa các đồng tiền chính
Cập nhật những đồng tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
USD/JPY tiếp tục chứng kiến những diễn biến tranh chấp trên vùng MA 200 giờ trong phiên giao dịch hôm nay.
Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mức 130.03. Tuy vậy những diễn biến gần đây cho thấy phe gấu đang chiếm ưu thế hơn.
EUR/USD hiện đang biến động trong phạm vi 50 pips (giữa đường MA 100 giờ và MA 200 giờ).
Cặp tiền đang giao dịch tại mốc 1.0564.
Biến động về giá thời điểm hiện tại vẫn cho thấy phe bò vẫn đang giữ quyền kiểm soát trong ngắn hạn.
Hôm nay, giá xăng và dầu diesel bán lẻ của Mỹ đã đạt mức kỷ lục, gây ra lạm phát và thúc đẩy sự tức giận. Giá khí đốt cao đang ảnh hưởng đến giá điện và một đợt tăng đột biến sắp xuất hiện trên thị trường.
Nhà Trắng đã có một sự thay đổi hoàn toàn trong lĩnh vực dầu khí. Có báo cáo rằng Petrobras của Brazil đã nói với các quan chức Mỹ rằng họ không thể sản xuất nhiều hơn.
Những thành viên của FED sẽ phát biểu hôm nay bao gồm:
Bộ trưởng Tài chính Yellen dự kiến sẽ có phiên điều trần trước Ủy ban ngân hàng Thượng viện về báo cáo năm 2021 của Hội đồng giám sát ổn định tài chính.
Facebook và công ty mẹ Meta đã tố cáo cơ quan quản lý cạnh tranh Đức (BKartA) tiếp cận vấn đề chống độc quyền và bảo mật dữ liệu một cách cực đoan để đại tu lại toàn bộ mô hình kinh doanh của Meta.
Theo luật sư của Meta, chiến lược của BKartA đã dẫn tới một quyết định sai lầm nhắm vào hoạt động kinh doanh của công ty vào năm 2019.
Bốn mươi hai năm sau khi lạm phát giúp cựu thống đốc California bước chân vào Nhà Trắng, qua đó đưa Thượng viện trở lại kiểm soát GOP. Giá cả tăng cao đang đe dọa một lần nữa sẽ lật đổ chính quyền đảng Dân chủ .
Tổng thống Joe Biden và các thành viên của đảng Dân chủ trong Quốc hội đang tuyệt vọng để tránh số phận của Tổng thống Jimmy Carter, người bị lật đổ sau một nhiệm kỳ. Nhưng Biden cho đến nay đang dần trở nên bất lực trong việc tìm ra cách xoa dịu tình hình lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ vừa qua.
Nhận xét của chủ tịch Fed New York, John Williams
• Kiên quyết tập trung khôi phục ổn định giá cả
• Chúng ta có một thị trường lao động cực kỳ "nóng"
• Nhiệm vụ của Fed là khó nhưng không phải là không thể thực hiện
• Các hành động của Fed sẽ làm giảm nhu cầu và các yếu tố góp phần gây ra tình trạng thiếu cung sẽ được giải quyết
• Fed sẽ phụ thuộc vào dữ liệu, điều chỉnh các hành động chính sách khi có tình huống xảy ra
Có vẻ như chuỗi tăng tốc độ 50 bps vẫn là lời kêu gọi phù hợp. ít nhất vào thời điểm hiện tại. Ông Williams cũng cho biết thêm rằng ông dự kiến lạm phát lõi của PCE vào khoảng 4% trong năm nay trước khi giảm xuống 2.5% vào năm tới.
Thị trường:
Hôm nay là một phiên giao dịch khá “yên tĩnh” phần lớn do tâm lý rủi ro đã trở lại hoặc ít nhất là ổn định sau cuộc tắm máu ngày hôm qua.
Các chỉ số châu Âu khá lạc quan mặc dù mức tăng chỉ bằng một nửa đà giảm của phiên thứ Hai trong khi hợp đồng tương lai của Mỹ tăng nhẹ nhưng cũng không đủ để xoay chuyển mức tụt dốc ở Phố Wall ngày hôm qua.
Vẫn còn khá sớm để có thể kết luận thị trường phục hồi. Thị trường trái phiếu đang chứng kiến một lượng lớn nhà đầu tư mua vào, với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống xung quanh 3%.
Trên thị trường ngoại hối, đồng bạc xanh giao dịch trái chiều nhưng nhìn chung ít thay đổi. Tỷ giá EUR/USD giữ nguyên quanh mức 1.0550-60 trong khi GBP/USD hiện chỉ tăng 0.1% lên 1.2340.
USD/JPY đang giảm nhẹ từ 130.20 xuống dưới 130.00 do lợi suất trái phiếu cũng giảm trở lại một chút. Trong khi đó, AUD/USD chủ yếu giữ ở mức 0.6950-60 trong khi USD/CAD đánh mất mốc 1.3000.
Giá vàng đang tích lũy trong khu vực $1860 trong bối cảnh thị trường giao dịch trái chiều sau phiên giao dịch risk-off vào hôm qua. Vàng chạm mốc 1862.94 USD/oz, tăng gần 0.5% trong ngày!
Hiện tại, HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ lạc quan khi thị trường châu Âu phục hồi, trong khi lợi suất trái phiếu ở cả hai bờ Đại Tây Dương tiếp tục giảm từ mức cao nhất nhiều tháng/năm đạt được hôm thứ Hai. Giá kim loại công nghiệp và năng lượng giảm nhẹ, trong khi chỉ số DXY đi ngang nhưng vẫn được hỗ trợ tốt gần với mức cao gần đây trong 103,00 trên.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed cho đến nay dường như rất tích cực với tín hiệu do Chủ tịch Fed Jerome Powell đem đến trong cuộc họp chính sách tuần trước. Về cơ bản, Fed muốn đưa lãi suất trở lại mức trung lập (khoảng 2.5%) vào cuối năm và sau đó đánh giá mức độ cần thiết để tiếp tục nâng lãi suất. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ báo động của lạm phát.
Một lý do lớn cho sự sụt giảm gần đây đối với các tài sản rủi ro (như cổ phiếu, tiền điện tử và một số hàng hóa nhạy cảm về tình hình kinh tế như đồng), cũng như kim loại quý, đó là lo ngại rằng Fed sẽ đưa lãi suất vào lãnh thổ hoàn toàn "hạn chế" (tức là cao hơn mức trung lập 2.5%). Nhu cầu đối với vàng có xu hướng giảm dần khi “chi phí cơ hội” của việc nắm giữ các tài sản không sinh lợi tăng (tức là lãi suất tăng).
Trọng tâm tiếp theo sẽ là cuộc đàm phán của Fed trước khi công bố CPI tháng 4 của Hoa Kỳ vào ngày thứ Tư.
Tỷ giá EUR/JPY vẫn ở trong trạng thái tích lũy trong tuần này. Cặp tiền hiện đang dao động quanh mốc 137.28, giảm gần 0.2% trong ngày!
Nếu đà tăng giá xuất hiện, kháng cự chính sẽ ở 139.00 và sau đó là tại mức cao nhất năm 2022 vào khoảng 140.00 (ngày 21 tháng 4).
Trong khi đó, mặc dù nằm trên đường SMA 200 ngày ở mức 130.94, nhưng triển vọng ngắn hạn vẫn sẽ là tích lũy.
Dữ liệu mới nhất do NFIB phát hành ngày 10 tháng 5 năm 2022 cho thấy dữ liệu lạc quan cho doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ trong tháng 4 đạt 93.2, tương tự như dữ liệu của tháng 3!
Niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đã không thay đổi trong tháng trước sau ba lần giảm liên tiếp hàng tháng nhưng áp lực lạm phát cao và tình trạng thiếu công nhân tiếp tục đè nặng lên tâm lý thị trường. Đáng lưu ý, 32% doanh nghiệp cho biết lạm phát là vấn đề quan trọng nhất của họ - tỷ lệ lớn nhất kể từ quý 4 năm 1980.