Sydney được cho là sẽ phong tỏa thêm ít nhất 2 tuần nữa!
Thủ hiến của bang NSW dự kiến sẽ thông báo phong tỏa ít nhất 2 tuần nữa đối với thành phố lớn nhất của Úc và tiếp tục các quy định hạn chế ở những thành phố khác trong bang.
Các biện pháp hỗ trợ kinh tế cho thành phố và tiểu bang cũng đã được công bố vào ngày hôm qua.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 13/07: Đồng USD bứt phá khi số liệu CPI gây bất ngờ!
Một phiên biến động mạnh của nhiều loại tài sản khi số liệu CPI tháng 6 của Mỹ được công bố với mức tăng bất ngờ lên tới 0.9% so với tháng trước đó, cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng các chuyên gia.
-
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm xuống từ mức đỉnh mọi thời đại và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng khi các nhà đầu tư tranh luận về việc liệu Fed có để rủi ro để lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát hay không.
-
Các đồng tiền thuộc nhóm G7 đều chịu chung số phận giảm giá so với đồng USD. Chỉ số DXY đóng cửa phiên ở 92.83 xung quanh đường trendline giảm rất quan trọng từ 25/09/20.
-
Tỷ giá EUR/USD đóng cửa phiên ở mốc 1.1775 trong khi GBP/USD chạm 1.3800.
-
Giá vàng biến động rất “choppy” trong phiên tối qua sau số liệu CPI nhưng đóng cửa không thay đổi nhiều ở $1807.85/oz.
-
Giá dầu bật tăng lên mức đỉnh $75.30/thùng do triển vọng về đợt xuất khẩu dầu thô sắp tới từ Iran và trong khi IAEA cảnh báo về sự suy giảm nguồn cung ngày càng sâu sắc của các cường quốc về dầu thô khác.
Một ngày hiếm thấy của chứng khoán châu Âu
Thay vì một ngày tăng mạnh và một ngày giảm mạnh, chứng khoán châu Âu đang chững lại trước những lo ngại dịch Covid:
- Chỉ số DAX không nhiều thay đổi
- Chỉ số FTSE 100 không nhiều thay đổi
- Chỉ số CAC -0.2%
- Chỉ số IBEX -0.6%
- Chỉ số FTSE MIB -0.6%
Có vẻ như sau 2 ngày tăng mạnh, chỉ số DAX đang bước vào giai đoạn tích lũy:
EURUSD mất đà hồi phục trong phiên Mỹ
Sau dữ liệu CPI của Mỹ, EUR rơi xuống đáy phiên hôm nay tại 1.1791. Việc USD có phần suy yếu sau đó đã giúp đồng tiền này hồi phục lại 1.1835. Tuy vậy, đà hồi phục không kéo dài lâu khi EUR giảm trở lại xuống vùng 1.1810. Có vẻ áp lực bán sẽ vẫn còn dưới vùng 1.1835, còn hỗ trợ ngắn hạn sẽ ở mức 1.1780, đáy của tháng Bảy.
NZDUSD hồi phục khỏi đáy 2021
Sau dữ liệu CPI, NZD chịu sức ép lớn từ phía đồng bạc xanh và giảm xuống 0.6917, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái trước khi hồi phục mạnh mẽ trở lại lên 0.6960. Tuy vậy, NZDUSD vẫn đang giảm 0.19% trong ngày. Hiện tại, cặp tiền này đang được giao dịch quanh mức 0.6964, và đang gặp kháng cự tại 0.6965.
Chứng khoán Mỹ bắt đầu phân hóa
Các chỉ số tại Mỹ đang phân hóa dần sau khoảng thời gian mở cửa có phần trầm lắng. Chỉ số tăng mạnh nhất đang là Nasdaq với mức tăng 0.27%, đồng thời lập đỉnh kỷ lục tại 14,772 điểm. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones giảm 0.24%. Hiện tại, chỉ số S&P 500 vẫn chưa thay đổi nhiều, tuy nhiên, trước đó cũng đã lập đỉnh tại 4,387 điểm.
USD bắt đầu suy yếu sau đà tăng mạnh
Sau một thời gian ngắn thăng hoa nhờ dữ liệu CPI, đồng bạc xanh bắt đầu giảm sau khi thị trường bắt đầu lắng xuống. Các đồng tiền như AUD và NZD đang dần hồi phục lại mức trước CPI. Vàng và dầu thô nhanh chóng quay đầu tăng. Hiện tại, chỉ số DXY đã lui về mưc 92.5 điểm, giảm 0.2 điểm so với đỉnh ngày.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 13/7: Đô la mạnh mẽ sau tin CPI
Tâm điểm phiên Mỹ hôm nay chỉ có thể là USD và CPI. Với dữ liệu CPI vượt dự báo, đồng bạc xanh tăng mạnh, chỉ số CPI đạt đỉnh ngày tại 92.73 điểm. Tuy vậy, thị trường hiện tại đã ổn định lại dần và USD đang bắt đầu giảm nhẹ. DXY quay trở lại mức 92.6 điểm, tăng 0.4%. CAD đang là đồng tiền yếu nhất phiên với mức giảm 0.56%. EUR và GBP giảm 0.41%, CHF giảm 0.31%. Hai đồng tiền đến từ châu Đại Dương là AUD và NZD lần lượt giảm 0.22% và 0.37%. JPY đang trụ vững nhất với mức giảm 0.11%.
Sau dữ liệu CPI, thị trường chứng khoán đang khá tĩnh lặng. Ba chỉ số lớn tại Mỹ đều đang ghi nhận giảm nhẹ gần 0.1%. Tại châu Âu, hai chỉ số biến động mạnh nhất là FTSE 100 (+0.14%) và FTSE MIB (-0.22%), còn lại đều đang thay đổi rất ít, khi các nhà đầu tư châu Âu lo ngại về chủng virus Delta.
Thị trường hàng hóa có vẻ đang biến động mạnh nhất. Sau khi giảm xuống dưới $1,800, vàng bật tăng trở lại lên vùng $1,810. Điều tương tự cũng xảy ra với vàng đen, sau khi chạm $73.7/thùng, dầu thô cũng đã hồi phục và tăng lại lên $74.35.
USD càn quét thị trường sau dữ liệu CPI
Việc dữ liệu CPI vượt dự báo tới 0.9% đã tạo đà tăng cho đồng bạc xanh khi bước vào phiên Mỹ. Chỉ số DXY lập đỉnh ngày mới tại 92.7 điểm. Nhìn chung, các đồng tiền khác đang giảm rất sâu, đặc biệt là những đồng tiền thiên hướng risk-on và nhạy cảm với giá hàng hóa như NZD, AUD và CAD. JPY đang trụ lại tốt nhất khi chỉ giảm 0.16%. Dầu thô mất toàn bộ mức tăng trong ngày. Vàng đang bắt đầu hồi phục lên gần 1,810 sau khi gần thủng 1,800.
Chỉ số giá tiêu dùng Hoa Kỳ trong tháng 6 tăng cao hơn nhiều hơn so với dự báo!
Các khoản chi của người tiêu dùng Hoa Kỳ trong tháng 6 đã tăng nhiều hơn dự kiến do chi phí hàng hóa và nhân công cao hơn liên quan đến việc mở cửa trở lại của nền kinh tế tiếp tục thúc đẩy áp lực lạm phát.
- Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0.9% so với tháng trước và 5.4% so với cùng kỳ năm ngoái
- Chỉ số giá tiêu dùng lõi cũng tăng 0.9% so với tháng trước và tăng 4.5% so với cùng kỳ năm ngoái
Giá xe đã qua sử dụng chiếm 1/3 mức tăng trong tháng trước.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết sẽ bắt đầu quản lý tiền mặt nếu Quốc hội không nâng hoặc đình chỉ giới hạn nợ!
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết họ sẽ bắt đầu đưa ra các biện pháp quản lý tiền mặt nếu Quốc hội không nâng hoặc đình chỉ giới hạn nợ vào cuối tháng Bảy.
- "Đang trên đà kết thúc tháng 7 với số dư tiền mặt 450 tỷ đô la như ước tính trước đây."
- "Có sự không chắc chắn xung quanh các luồng thanh toán của chính phủ Hoa Kỳ, cần phải cẩn thận với ước tính nợ."
Chuyên gia tại Commerzbank bình luận gì về giá nhôm?
Vùng $2603.0/mt trở lên vẫn ở trong tầm ngắm trong tháng 5 khi giá nhôm vẫn duy trì trên mức 2304.50/2301.00 theo chuyên gia Axel Rudolph, nhà phân tích kỹ thuật cấp cao tại Commerzbank.
Chuyên gia kinh tế tại UOB bình luận gì về động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc gần đây của PBOC?
Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB Ho Woei Chen, CFA và Chiến lược gia ngoại hối cấp cao Peter Chia nhận định về mức cắt giảm RRR (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) gần đây của PBoC.
"Chúng tôi cho rằng một lần cắt giảm RRR nữa vẫn có thể xảy ra để ổn định tăng trưởng nếu triển vọng kinh tế giảm sút trong nửa cuối năm 2021. ”
Chủ tịch Fed St Louis đưa ra bình luận "hawkish"!
Chủ tịch Fed St Louis, ông Bullard cho rằng đã đến lúc thích hợp để rút lại các biện pháp kích thích
- Chúng tôi muốn làm điều đó một cách nhẹ nhàng và cẩn thận
- Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở một thời điểm rất tốt để bắt đầu thu hẹp
- Không hy vọng Fed sẽ tăng lãi suất cho đến cuối năm 2022
Ông có vẻ ngày càng mạnh dạn hơn trong việc đưa ra những bình luận "hawkish" này.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 13/07: Nhà đầu tư cẩn trọng khi thị trường không có xu hướng rõ ràng
Sau khi tiếp tục đạt đỉnh mọi thời đại vào hôm qua, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giao dịch chủ yếu đi ngang trong ngày hôm nay. Thị trường châu Á cũng tràn ngập sắc xanh tuy nhiên các chỉ số châu Âu lại diễn biến tương đối trái chiều.
Lợi suất TPCP Mỹ hầu như không biến động với kỳ hạn 10 năm ở mức 1.368%, kỳ hạn 2 năm ở mức 0.233%.
Giá vàng vẫn duy trì quanh vùng $1,808/oz bất chấp đồng USD tăng nhẹ, những lo ngại trước thềm báo cáo CPI tại Mỹ có vẻ đã khiến một số nhà đầu tư mua vàng như một tài sản phòng hộ rủi ro lạm phát.
Sự trầm lắng cũng được thể hiện trên thị trường FX, với tất cả các đồng trong nhóm G7 chỉ có mức biến động rất hạn chế. GBP/USD là cặp tiền yếu nhất cho đến lúc này, giảm 0.25% xuống 1.3851, EUR/USD cũng mất 0.13% trong bối cảnh báo cáo lạm phát sau điều chỉnh tại Đức và Pháp không đem lại bất ngờ nào so với dự báo. Hiện tại, thị trường đang khá trung lập và lựa chọn của các nhà đầu tư lúc này đều là giữ lượng vị thế nhỏ để chờ đợi các yếu tố dẫn dắt mới xuất hiện. Tối nay sẽ có báo cáo CPI tại Mỹ, một chỉ số sẽ rất quan trọng cho hướng đi tiếp theo của thị trường.
PBOC nhắc lại rằng chính sách tiền tệ không thay đổi bất chấp việc bất ngờ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết việc cắt giảm lượng tiền mà các ngân hàng phải dự trữ (RRR) gần đây không có nghĩa là thay đổi chính sách tiền tệ của Trung Quốc.
“Việc cắt giảm RRR là một hoạt động thanh khoản tiêu chuẩn sau khi chính sách tiền tệ trở lại bình thường và định hướng chính sách tiền tệ thận trọng không thay đổi,” Sun Guofeng, người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba. Đó là lời nhắc lại những gì ngân hàng đã nói khi công bố mức giảm vào thứ Sáu tuần trước.
IEA cho biết thị trường dầu mỏ sẽ thắt chặt đáng kể nếu OPEC + tiếp tục bế tắc trong kế hoạch tăng sản lượng
IEA nhận xét trong bản cập nhật mới nhất về thị trường dầu mỏ:
- Sự gia tăng các kho dự trữ dầu toàn cầu tích lũy trong năm ngoái đã được bán ra gần hết
- Dữ liệu sơ bộ quý 3 cho thấy chúng ta có thể thấy lượng dầu thô dự trữ rút ra lớn nhất trong ít nhất một thập kỷ
- Khả năng xảy ra cuộc chiến thị phần của các nhà sản xuất, tác động xấu lên thị trường
- Thị trường dầu mỏ tiếp tục biến động cho đến khi có chính sách rõ ràng từ OPEC +
BOE cho biết FPC dự kiến sẽ duy trì tỷ lệ "capital buffer" ở mức 0% ít nhất cho đến tháng 12
BOE nhận xét trong báo cáo ổn định tài chính mới nhất của mình:
Mong đợi các ngân hàng sử dụng tất cả các yếu tố của bộ đệm vốn (capital buffer) của họ khi cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi
Triển vọng kinh tế đã được cải thiện nhưng rủi ro đối với sự phục hồi vẫn còn, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến sự lây lan của COVID-19
Chủ tịch ECB Lagarde: Chiến lược mới cho phép chúng tôi linh hoạt trong việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát 2%
- 2% không phải là mức trần, chúng tôi nhận ra sẽ có dao động xung quanh 2%
- Chúng tôi chấp nhận rằng nó có thể chỉ mang tính nhất thời và có sai số vừa phải quanh 2%
- Chúng tôi sẽ phải xác định lại định hướng chính sách của mình để phù hợp với chiến lược
- Đừng ảo tưởng rằng mọi cuộc họp chính sách sẽ có sự đồng thuận
CPI sau điều chỉnh tháng 6 của Đức tăng 2.3% so với mức tăng 2.3% sơ bộ
Không có gì thay đổi so với các ước tính ban đầu khi lạm phát của Đức giảm nhẹ vào tháng 6 so với tháng 5. Tuy nhiên, con số đã tăng đôi chút lên trên 2%, do đó, phù hợp với câu chuyện về áp lực giá cao hơn vẫn còn.
Mỗi ngày có đến 2,000 BTC được rút ra khỏi các sàn giao dịch
Số lượng Bitcoin (BTC) được nắm giữ trên các sàn giao dịch tập trung đã liên tục giảm kể từ cuối tháng 05/2021. Tính đến hiện tại, theo ước tính thì mỗi ngày có khoảng 2.000 BTC được rút ra khỏi những sàn giao dịch.
Dữ liệu on-chain 7 của Glassnode cho thấy rằng lượng Bitcoin được dự trữ trên các sàn giao dịch đang liên tục giảm và đã trở về mức thấp nhất kể từ tháng 04/2021. Đây cũng khoảng thời gian mà BTC đã tăng vọt lên 64.800 USD – mức cao nhất mọi thời đại của đồng tiền mã hoá số 1 thế giới.
Theo Glassnode, phần lớn BTC đã được chuyển đến quỹ Grayscale Bitcoin Trust, bởi cổ phiếu GBTC sắp đến đợt mở khoá lớn nhất trong năm nay. Đồng thời, lượng BTC rút ra này cũng có thể được tích luỹ bởi các tổ chức.
UOB kỳ vọng RBNZ sẽ giữ nguyên OCR ở mức 0.25%
Lee Sue Ann, Chuyên gia kinh tế tại UOB Group, gợi ý rằng RBNZ có khả năng giữ nguyên OCR ở mức 0.25%
Trích dẫn chính
“Chương trình tiêm chủng vẫn đang ở giai đoạn đầu và đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành; chính sách thuế nhà ở mới và các hạn chế chặt chẽ hơn về tỷ lệ LVR sẽ làm giảm nhu cầu của nhà đầu tư trong một thời gian.
“Hơn nữa, các ngành phụ thuộc vào du lịch quốc tế sẽ tiếp tục gặp khó khăn mặc dù hoạt động trong nước không bị hạn chế”.
“Chúng tôi tin rằng OCR không thay đổi ở mức 0.25% cho đến ít nhất là đầu năm 2023.”
Tai ương của Binance tiếp tục – Clear Junction rời bỏ cuộc chơi
Binance đã phải đối mặt với một số vấn đề về quy định trong những tuần gần đây. Công ty thanh toán Clear Junction đã tạm ngừng hoạt động với Binance sau các động thái tương tự từ Barclays và Santander. Clear Junction cho biết trong một tuyên bố được đăng trên Twitter của Adam Samson của Financial Times vào thứ Hai: “Clear Junction có thể xác nhận rằng nó sẽ không còn tạo điều kiện cho các khoản thanh toán liên quan đến Binance nữa. Quyết định đã được đưa ra sau thông báo gần đây của Cơ quan quản lý tài chính rằng Binance không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động pháp lý nào ở Vương quốc Anh.”
USD/CAD giảm trở lại 1.2400 khi toàn thị trường hướng tới động thái của BOC
USD/CAD không thể kéo dài đà phục hồi đầu tuần khi đã giảm 0.07% quanh mức 1.2445, vào đầu ngày thứ Ba.
Giá dầu dần ổn định lại khi nhu cầu sử dụng nhiên liệu bị ảnh hưởng do sự bùng phát của biến thể Delta. Điều này cũng phần nào tác động đến đồng CAD khi Canada là nước xuất khẩu dầu lớn. Ngoài ra, một báo cáo việc làm mạnh mẽ của Canada cho tháng 6 và việc bổ nhiệm Carolyn Rogers làm Phó thống đốc cấp cao mới của BOC cho thấy khả năng cặp tiền sẽ giảm hơn nữa vào thứ Tư.
Điều đáng chú ý là các quan chức Nhà Trắng cũng đang thảo luận về các hạn chế xuyên biên giới với Canada và các nước phương Tây khác trong khi vẫn thận trọng đối với (COVID-19) và các chủng của nó.
Nhà bán lẻ sản phẩm thông minh hàng đầu Hoa Kỳ hiện chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin
Wellbots, một nhà bán lẻ trực tuyến sản phẩm thông minh có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã thông báo rằng khách hàng của họ hiện có thể thanh toán cho hàng hóa bằng cách sử dụng sáu đồng tiền mã hóa khác nhau.
Wellbots cho biết hiện tại họ sẽ chấp nhận Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Bitcoin Cash (BCH), DAI và USD Coin (USDC) cho các sản phẩm của mình.
Trước thời điểm này, cửa hàng trực tuyến chỉ chấp nhận các phương thức thanh toán truyền thống như Shop Pay, Google Pay, PayPal, Amazon Pay, thẻ tín dụng và Affirm. Nhận xét về sự phát triển này, Phil Berdugo, Giám đốc điều hành của Wellbots, lưu ý rằng công ty luôn sẵn sàng tìm kiếm những cách thức sáng tạo để giữ cho khách hàng của mình hài lòng.
Tình hình trao đổi hàng hoá dịch vụ của Trung Quốc cải thiện rõ rệt trong quý đầu năm!
Tổng cục Hải quan cho biết thương mại của Trung Quốc có thể chậm lại so với cùng kỳ năm ngoái do mức tăng cao trong trước - Tổng cục Hải quan cho biết.
Ngoại thương của Trung Quốc tăng 27.1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 18.07 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 2/79 nghìn tỷ USD) trong nửa đầu năm 2021.
Xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 6 tăng 28.1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại còn nhiều bấp bênh do đại dịch toàn cầu.
Phản ứng thị trường
AUD/USD không bị ảnh hưởng bởi dữ liệu thương mại lạc quan của Trung Quốc, hiện đang được giao dịch tại 0.7489 - dưới 0,7500 sau khi tăng 0.20% trong ngày.
Biểu đồ trong ngày: Nạn đói toàn cầu có thể đạt mức cao nhất kể từ năm 2005!
Nạn đói toàn cầu có thể đạt mức cao nhất kể từ năm 2005 vào năm ngoái khi đại dịch hạn chế thu nhập và khả năng tiếp cận thực phẩm của người dân. Khoảng 1/10 dân số toàn cầu bị suy dinh dưỡng - phần lớn ở châu Á - và khoảng 1/3 dân số thế giới không được tiếp cận với thực phẩm đầy đủ, theo LHQ, theo đó cảnh báo sẽ cần một nỗ lực "to lớn" để chấm dứt nạn đói đến năm 2030.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đã có một phiên đầu tuần tăng mạnh:
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.17%
- Chỉ số DAX tăng 0.73%
- Chỉ số CAC tăng 0.56%
- Chỉ số FTSE MIB tăng 0.99%
- Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.73%
Kiểm tra kháng cự thất bại, USDCAD suy yếu
Cặp tiền này đang gặp khó khăn trước khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thay đổi. Tâm lý risk-on đang chiếm ưu thế hơn khi chứng khoán đang đạt đỉnh và giá hàng hóa tăng trở lại. Ngoài ra, kiểm tra kháng cự 1.2510 thất bại cũng góp phần vào đà giảm của USDCAD. Cặp tiền này giảm liền 50 pip, hiện rơi xuống vùng 1.2460.
Fed New York: Kỳ vọng lạm phát 1 năm tới tăng lên 4.8%
Theo khảo sát mới nhất của Fed New York về kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng, trong một năm tới, kỳ vọng lạm phát sẽ đạt 4.8%. Trong tháng Năm, khảo sát này chỉ ghi nhận con số 4%. Ngoài ra, mức kỳ vọng trung bình cho 3 năm được giữ nguyên ở 3.6%.
Đồng đô la đang dịu lại trong phiên Mỹ
Có vẻ như đồng bạc xanh đang yếu đi đôi chút vài giờ sau phiên Mỹ. Chỉ số DXY quay về mức 92.1 điểm. Các đồng tiền khác nhìn chung đều tăng trở lại. Vàng vượt 1,800 dù vẫn đang giảm trong ngày. Dầu cũng đang tiến sát lại mức $74/thùng. Nhiều khả năng đây là do tâm lý risk-on đang trở lại, khi các chỉ số chứng khoán cũng đang khởi sắc.
Cả ba chỉ số tại Mỹ đang lập đỉnh kỷ lục
Sau khoảng thời gian mở cửa bấp bênh, tới giờ, cả ba chỉ số chứng khoán lớn tại Mỹ đều đang lập đỉnh mới. Chỉ số S&P 500 tăng lên 4,376 điểm (+0.15%), chỉ số Dow Jones tăng mạnh nhất 0.27% lên 34,966 điểm. Chỉ số Nasdaq khởi đầu thuận lợi hơn hai chỉ số kia, nhưng đến giờ lại hụt hơi và đang giảm 0.12%, nhưng trước đó đã tăng lên 14,701 điểm.
USDJPY lập đỉnh ngày nhờ lợi suất trái phiếu tăng
Cặp tiền này đã lập đỉnh ngày mới tại 110.39. Đồng đô la đang mạnh lên trở lại nhờ việc lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng lên mức 1.3578%, kết thúc hai phiên giảm sâu liên tiếp. Với việc USD tăng lên, vàng cũng đang giảm sâu xuống mức $1,795/oz.
Hiện tại, USDJPY đang được giao dịch quanh mức 110.36
Chứng khoán trái chiều, đô la hồi phục phiên đầu tuần
Thị trường chứng khoán Mỹ đang diễn biến trái chiều khi chỉ số xanh duy nhất lúc này là Nasdaq với mức tăng 0.1%. Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones hiện chưa có nhiều thay đổi. Tại châu Âu, đa phần các chỉ số đều đang khởi sắc. Sau khi Ý đánh bại Anh trong trận chung kết EURO, trùng hợp thay, chỉ số FTSE MIB của Ý đang tăng mạnh nhất (+0.48%), còn chỉ số duy nhất mang sắc đỏ là FTSE 100 của Anh.
Sau hai phiên cuối tuần trước giảm sâu, đồng bạc xanh đang từng bước hồi phục, và cũng là đồng tiền mạnh nhất phiên hôm nay. Chỉ số DXY hiện tăng 0.22%. Các đồng tiền khác đều đang giảm so với USD. Trụ lại tốt nhất tới lúc này là EUR, CHF và JPY với mức giảm khoảng 0.17%. GBP giảm 0.26%. ZND, AUD, CAD, ba đồng tiền nhạy cảm với giá hàng hóa, đang ghi nhận mức giảm sâu nhất, lần lượt giảm 0.43%, 0.33% và 0.44%.
Dầu đánh mất toàn bộ đà tăng từ phiên thứ Sáu, hiện giảm sâu xuống còn $73.48/thùng (-1.59%). Một phần điều này là do nội bộ OPEC+ chia rẽ và vẫn chưa có tiến triển trong thỏa thuận. Vàng giảm 0.55%, một lần nữa đánh mất mức $1,800.
Vàng ở thế thủ khi các trader Mỹ bắt đầu phiên giao dịch đầu tuần
Hiện tại vàng đang suy yếu nhẹ trong phiên Mỹ trước sức ép từ đồng đô la. Chỉ số DXY hiện tăng 0.2%, trong khi đó, vàng giảm 0.3%, trước kỳ vọng Fed có khả năng thắt chặt trở lại. Tuy vậy, những lo ngại từ chủng virus Delta đang có ảnh hưởng lớn tới tâm lý nhà đầu tư, giúp vàng không giảm sâu trong phiên hôm nay.
Hiện tại, vàng đang được giao dịch quanh mức $1,803/oz
OPEC+ vẫn chưa đạt được tiến bộ nào mới trong việc đưa ra thỏa thuận!
Reuters đưa tin một cuộc họp chính sách của OPEC + trong tuần này ít khả năng xảy ra hơn sau khi tổ chức này không đạt được tiến bộ trong việc thu hẹp chia rẽ với UAE.
Giá dầu thô WTI hôm nay giảm 97 cent xuống $73.59/thùng, lấy lại phần lớn đà tăng hôm thứ Sáu.
Bản tin COVID-19: Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất kể từ tháng 5!
- Hoa Kỳ có nhiều ca nhiễm mới nhất kể từ tháng 5 khi biến thể Delta tấn công những người Mỹ chưa tiêm chủng vaccine.
- Anthony Fauci cho biết "sự cứng nhắc về nhận thức" đang ngăn cản mọi người tiêm vaccine COVID.
- Hàng nghìn người Cuba đã biểu tình chống lại chính phủ khi đại dịch khiến khủng hoảng kinh tế thêm trầm trọng.
- Pháp cảnh báo về một làn sóng COVID mới
- Tokyo bắt đầu bước vào tình trạng khẩn cấp
Phó chủ tịch ECB: Sẽ thảo luận về định hướng chính sách mới vào tuần tới
Phó Chủ tịch ECB ông Luis de Guindos cho biết NHTW này sẽ thảo luận về định hướng chính sách mới trong tuần tới.
Ông cho biết định hướng chính sách mới sẽ bao gồm những định nghĩa mới về sự ổn định giá cả.
Chủ tịch Fed Richmond: Nếu thị trường lao động mất nhiều thời gian hơn để phục hồi, việc "taper" sẽ xảy đến muộn hơn chút!
Bình luận của chủ tịch Fed Richmond, ông Thomas Barkin
- Nếu thị trường lao động có thể phụ hồi nhanh chóng thì "tapering" sẽ xảy ra sớm hơn
- Nhưng bây giờ vẫn chưa phải là lúc để chấm dứt việc mua trái phiếu
- Đại dịch còn ít nhất một chương nữa
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 12/07: Tâm lý lo ngại rủi ro có dấu hiệu trở lại!
Tâm lý lo ngại rủi ro phần nào đã quay trở lại trong ngày hôm nay với các chỉ số cổ phiếu tại châu Âu sụt giảm và hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng yếu đi.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giao dịch ở mức 1.33%, giảm 3 bps trong khi vàng cũng mất khoảng 0.2% xuống còn $1,803.81/oz.
Không có yếu tố tác động đáng kể nào trong ngày hôm nay, thị trường vẫn đang giao dịch dựa trên kỳ vọng vào định hướng chính sách mới trong cuộc họp đánh giá chính sách tiếp theo của ECB và lo ngại về rủi ro bệnh dịch.
Dầu thô sau 2 ngày liên tiếp tăng giá đã tụt dốc tương đối mạnh trong hôm nay với dầu WTI giảm 1.55% xuống 73.51 USD/thùng.
Tại thị trường FX, tâm lý risk-off cũng đang được thể hiện rõ ràng. Các đồng tiền trú ẩn như JPY, CHF và USD đều tăng giá trong khi các đồng tiền rủi ro như AUD, NZD và CAD có mức sụt giảm mạnh nhất. AUD/USD hiện vẫn đang nằm dưới đường MA 200 ngày tại mức 0.7468 và trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại Sydney tăng rất nhanh, Aussie có lẽ sẽ còn chịu nhiều áp lực hơn nữa.