EURUSD xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng Tư
Cặp tiền này hôm nay tiếp tục giảm và đang mấp mé trên vùng 1.1800 với mức giảm 0.18% trong ngày. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 9/4 năm nay. Hiện tại EURUSD đang có rất ít hỗ trợ tại đây, và nguy cơ giảm sâu là hoàn toàn có thể.
Cập nhật diễn biến thị trường ngày 7/7: Chứng khoán khởi sắc!
Hôm nay là một ngày vui cho các nhà đầu tư tại Mỹ, khi ba chỉ số lớn đều đang tăng ngay sau khi mở cửa. Dẫn đầu đang là chỉ số Nasdaq với mức tăng 0.37% nhờ các cổ phiếu công nghệ. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones cũng đang tăng lần lượt 0.3% và 0.25%. Tại châu Âu, sau một ngày đỏ, các chỉ số cũng đang xanh trở lại.
Thị trường tiền tệ cũng đang sôi động trở lại với nhiều đồng tiền biến động liên tục. Chỉ số DXY hiện đang ở mức 92.63 điểm. Hai đồng tiền mạnh nhất hôm này là hai đại diện từ châu Đại Dương. NZD với mức tăng ấn tượng 0.37%, trong khi đó AUD khiêm tốn hơn khi tăng 0.17%. CAD, GBP đều tăng nhẹ 0.1%. EUR, CHF và JPY đang là ba đồng tiền suy yếu so với đô la, với mức giảm lần lượt 0.17%, 0.15% và 0.11%.
Vàng tăng phiên thứ sáu liên tiếp, và hôm nay đã vượt lại $1,800 sau khi giảm sâu trong phiên Mỹ ngày hôm qua, hiện đang tăng 0.5%. Dầu thô sau một ngày giảm tới hơn 2% lại đang tiếp tục giảm thêm 0.4%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ tiếp tục giảm
Lợi suất trái phiếu 10 năm tại Mỹ giảm thêm 0.05%, tiến sát mức 1.3%. Một số lý do cho việc này có thể là:
- Lo ngại về chủng Covid mới
- Các gói kích thích đang được rút bớt dần
- Fed làm quá tay và tăng lãi suất quá sớm
- Nhu cầu từ nước ngoài
Theo biểu đồ kỹ thuật, mức quan trọng tiếp theo sẽ là 1.25%, và khoảng từ 1.222% xuống 1.208%.
OECD cho biết khoảng 114 triệu việc làm đã bị mất trên toàn thế giới trong đại dịch!
OECD cho biết khoảng 114 triệu việc làm đã bị mất trên toàn thế giới trong thời gian diễn ra đại dịch và vẫn còn hơn 8 triệu người thất nghiệp so với trước cuộc khủng hoảng. Sự phát triển của phương thức làm việc từ xa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Sự phục hồi về mức trước đại dịch khả năng sẽ phải đến cuối năm sau.
Một thỏa thuận OPEC+ vẫn còn xa vời, tuy nhiên các chuyên gia đang "pricing" dần khả năng đạt được sự đồng thuận!
JPMorgan dự kiến kịch bản chính là thỏa thuận cung cấp thêm 400,000 thùng/ngày cho đến cuối năm nay sẽ được phê chuẩn. Ngân hàng này cảnh báo về "mức thâm hụt lịch sử" trong vài quý tới. Tồn kho dầu của Mỹ có thể giảm trong tuần thứ 7 liên tiếp.
Bản tin COVID-19: Anh có thể sẽ dừng yêu cầu kiểm dịch với các công dân trở về từ một số quốc gia!
- Mối đe dọa của biến thể Delta đang gia tăng ở các khu vực của Hoa Kỳ.
- Nhật Bản đang xem xét tuyên bố tình trạng khẩn cấp mới ở Tokyo, một động thái có thể có nghĩa là Thế vận hội Olympic sẽ được tổ chức mà không có khán giả.
- Vương quốc Anh có thể dừng yêu cầu kiểm dịch đối với công dân trở về từ các quốc gia trong danh sách "xanh" của mình bắt đầu từ ngày 19 tháng 7.
Chủ tịch IMF cảnh báo có khả năng lạm phát tăng bền vững, dẫn tới việc các NHTW phải sớm thắt chặt!
Phát biểu của chủ tịch IMF, Kristalina Georgieva
- Hoa Kỳ và các quốc gia có sự phục hồi nhanh khác tránh phản ứng thái quá trước áp lực lạm phát nhất thời
- Lãi suất cao hơn từ Hoa Kỳ có thể dẫn đến việc thắt chặt mạnh mẽ trên toàn cầu, dẫn đến dòng vốn rút ra đáng kể từ các nền kinh tế mới nổi
- Chính sách tiền tệ nên duy trì nới lỏng ở hầu hết các nền kinh tế và chỉ thắt chặt khi áp lực lạm phát cao quá mức.
Nhật Bản chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo
Nhật báo Sankei đưa tin Nhật Bản chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo
Điều này xảy ra trong bối cảnh Tokyo ghi nhận 920 ca nhiễm mới trong ngày hôm nay - mức cao nhất kể từ ngày 13/5.
Ủy ban Châu Âu nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 từ 4.3% lên 4.8%
Ủy ban Châu Âu công bố các dự báo hàng quý mới nhất của mình:
- Dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Eurozone là 4.8% (trước đây là 4.3%)
- Dự báo tăng trưởng GDP của Eurozone 2022 đạt 4.5% (trước đây là 4.4%)
- Dự báo tăng trưởng GDP của Đức năm 2021 đạt 3.6% (trước đây là 3.4%)
- Dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Pháp đạt 6.0% (trước đây là 5.7%)
- Dự báo lạm phát khu vực châu Âu năm 2021 đạt 1.9%
- Dự báo lạm phát khu vực châu Âu năm 2022 đạt 1.4%
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 07/07: Sự trầm lắng trở lại sau một ngày biến động đầy “điên rồ”
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cùng chứng khoán châu Âu đều tăng điểm khi các nhà đầu tư chờ đợi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang để biết thêm manh mối về suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách.
Trái phiếu chính phủ Mỹ cũng ổn định sau nhịp tăng mạnh ngày hôm qua, lợi suất giao dịch quanh mức 1.33%. Vàng tiếp tục có ngày thứ sáu tăng giá liên tiếp, tăng 0.54% lên $1,805/oz.
Dầu thô cũng đang lấy lại sức mạnh tuy nhiên mức biến động được dự báo sẽ tăng cao khi mâu thuẫn nội bộ của OPEC+ có thể dẫn đến các hành động đơn phương về nguồn cung trên thị trường. Dầu WTI hiện ổn định tại mức 74 USD/thùng.
Trên thị trường FX, các đồng tiền chính chủ yếu đi ngang trước thềm biên bản cuộc họp FOMC vào đêm nay. AUD và NZD là 2 đồng tiền mạnh nhất khi tâm lý risk-on trở lại trên thị trường, trong JPY là đồng yếu nhất.
Credit Suisse: Dầu Brent có thể tăng lên trên $80
“Dầu Brent đã hoàn thành mô hình tam giác tăng trong quý 2, đã hình thành từ tháng 3 cũng như phá vỡ mức cao nhất năm 2019 và 2020 ở mức 71.75/95 đô la, do đó củng cố mô hình "cờ tăng giá" hiện tại. Họ cũng đồng thời nhấn mạnh giá dầu hiện cơ sở tăng giá lớn hơn và lâu dài hơn nhiều.
Dự trữ ngoại tệ tháng 6 của Thụy Sĩ đạt 941.1 tỷ CHF so với 902.5 tỷ CHF trước đó
Mức tăng khá khiêm tốn của lượng dự trữ ngoại hối của SNB trong tháng 6, mặc dù nó hầu như không được phản ánh trong dữ liệu tiền gửi hàng tuần.
Tuy nhiên, điều này phù hợp với xu hướng của bảng cân đối kế toán SNB, không có gì quá bất ngờ.
Cán cân thương mại Pháp - 6.80 tỷ € so với - 6.24 tỷ € trước đó
Thâm hụt thương mại của Pháp tăng nhẹ do nhập khẩu giảm 1.5% trong khi xuất khẩu giảm 3.1% trong tháng.
Sản xuất công nghiệp của Đức bất ngờ giảm 0.3% trong tháng 5
Dữ liệu chính thức cho thấy sản xuất công nghiệp ở Đức đã bất ngờ giảm trong tháng 5, cho thấy sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất đang dần mất đà.
Cơ quan thống kê liên bang Destatis cho biết sản lượng công nghiệp của cường quốc kinh tế của Eurozone giảm 0.3% so với tháng trước so với mức tăng 0.5% dự kiến và -1.0% trước đó.
Trên cơ sở hàng năm, sản xuất công nghiệp của Đức đã tăng 17.3% trong tháng Năm so với 34.5% dự kiến và mức tăng trưởng 27.6% được báo cáo trong tháng Tư.
Các chiến lược gia ngoại hối ngân hàng UOB có bình luận gì về tỷ giá AUD/USD?
Trên khung daily, đà giảm nhanh chóng xuống mức thấp nhất là 0.7481 dường như đã qua đi nhưng AUD/USD trước mắt cần đạt mức 0.7584 để ổn định nhịp giảm này. Cặp tiền sẽ phải đối mặt với mức kháng cự là 0.7525, theo sau là 0.7545. Trong 1-3 tuần tới, rủi ro giảm giá của AUD/USD dưỡng như đã rõ ràng hơn nhưng nó cần phá vỡ mức hỗ trợ chính tại 0.7445 trước khi xác nhận đà giảm bền vững. Hiện cặp tiền đang được giao dịch tại 0.75011
USD/CAD bắt đầu đà tăng mới từ ngưỡng hỗ trợ 1.2300
USD/CAD bắt đầu một nhịp tăng mới từ vùng hỗ trợ 1.2300. Hiện cặp tiền đang được giao dịch tại 1.2478 sau khi tăng 0.1% trong ngày
Nếu tiếp tục tăng cao, cặp tiền này có thể kiểm tra mức kháng cự 1.2500. Mức kháng cự chính tiếp theo là gần 1.2540. Ngược lại, cặp tỷ giá có thể điều chỉnh thấp hơn về mức 1.2400.
Hỗ trợ chính tiếp theo là gần 1.2375 và đường SMA-100 ngày. Bất kỳ nhịp giảm nào cũng có thể khiến cặp tiền tiến về mốc 1.2340.
Các công ty được cấp phép khai thác tiền mã hoá tại Iran lại bị yêu cầu “tạm dừng” hoàn toàn
Phó Tổng thống Iran, ông Eshaq Jahangiri trong cuộc họp với các quan chức Bộ Năng lượng đã cho biết rằng những hạn chế về điện đối với người dân Iran có thể tiếp tục kéo dài đến đầu tháng 8. Điều này hoàn toàn phù hợp với lệnh cấm khai thác tiền mã hoá mà Tổng thống Iran đã ban hành trước đó.
Cụ thể, Tổng thống Hassan Rouhani đã thông báo rằng hoạt động khai thác tiền mã hoá sẽ bị cấm từ tháng 5 đến giữa tháng 09/2021 để tiết kiệm điện trong những tháng hè.
Binance tạm ngưng chuyển khoản ngân hàng bằng đồng Euro trước bối cảnh pháp lý gay gắt
Các ràng buộc pháp lý mà Binance phải đối mặt đã buộc sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới phải tạm dừng chuyển khoản ngân hàng bằng đồng Euro, theo một email được gửi cho khách hàng của mình vào ngày 6 tháng 7.
Cụ thể, các khoản tiền gửi bằng đồng Euro qua khu vực thanh toán Châu Âu (SEPA) đã bị giữ vô thời hạn do các trường hợp ngoài tầm kiểm soát của sàn giao dịch. Binance cho biết trong email: Do các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi, chúng tôi sẽ tạm ngừng gửi tiền bằng EUR qua chuyển khoản ngân hàng SEPA từ 3 giờ chiều vào ngày 7 tháng 7 năm 2021.
Mặc dù Binance không nêu rõ lý do tạm thời ngừng chuyển tiền tại SEPA, nhưng quyết định này có thể xuất phát từ sự tấn công dữ dội của hành động pháp lý chống lại sàn giao dịch.
Truyền thông nhà nước của Trung Quốc nói rằng đừng đặt cược vào việc đồng nhân dân tệ giảm thêm
Một bài báo trên tờ Economic Daily của Trung Quốc nói rằng đồng nhân dân tệ "có khả năng duy trì biến động hai chiều" và cảnh báo rằng “những người tham gia thị trường không nên đặt cược vào sự sụt giảm kéo dài một chiều”
Tờ báo cũng nói rằng chính sách hỗ trợ sẽ được duy trì, với một môi trường tiền tệ thích hợp.
TD Securities: Vàng sẽ quay trở lại mức $1,900/oz
Một số nhận định của TD Securities:
- Sự hấp dẫn của kim loại quý vẫn còn.
- Lạm phát sẽ được chứng minh chỉ là tạm thời, các nhà giao dịch đang pricing quá mức về việc Fed hawkish.
- Xu hướng tăng của vàng chưa bị phá vỡ mà chỉ là điều chỉnh, vàng hoàn toàn có thể quay trở lại $1,900/oz.
Sydney kéo dài lệnh giãn cách thêm 1 tuần
Lệnh giãn cách tại Sydney đã được kéo dài thêm 1 tuần, đó sẽ là tuần thứ 3 liên tiếp do sự càn quét của dịch COVID-19.
Các nhà kinh tế ước tính, mỗi tuần giãn cách, kinh tế Úc thiệt hại 1 tỷ USD. Như vậy sau 3 tuần, tổng thiệt hại lên nền kinh tế là 3 tỷ USD.
Bank of America dự báo EUR/USD sẽ giảm về 1.15
Với việc các số liệu kinh tế Mỹ được khởi sắc và các tín hiệu hawkish đến từ Fed, đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên trong năm nay. Lạm phát cao ở Mỹ cũng sẽ khiến đồng bạc xanh tăng trên diện rộng.
BofA là tổ chức duy nhất dự báo EUR/USD sẽ giảm về 1.15 trong năm nay, theo Bloomberg (ảnh).
Nomura khuyến nghị Buy on dip EUR/USD
Nomura cho biết với việc chênh lệch lợi suất giữa Anh và Đức giảm đi và đà tăng của USD đang hơi quá mua, cặp tiền sẽ có một nhịp điều chỉnh và sẽ có cơ hội tốt để Buy on dip tại 1.18. Hỗ trợ của cặp tiền này ở mức 1.17. Bên cạnh đó, triển vọng trong trung và dài hạn của USD vẫn là bullish, do đó vị thế này nên được theo dõi thận trọng.
Westpac: RBNZ sẽ tăng lãi suất vào tháng 11 năm nay
Giống như nhiều ngân hàng khác trong hôm qua đã dự báo RBNZ sẽ tăng lãi suất vào tháng 11/2021 như ASB và BNZ, Westpac là ngân hàng tiếp theo nhận định điều này. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng RBNZ sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 2 lần nữa vào tháng 2 và tháng 5/2022.
Tổng hợp thị trường ngày 06/07: Risk-off bao trùm trong một phiên giao dịch đầy bão tố!
Mối lo ngại về các ca nhiễm COVID-19 do biến chủng Delta mới bùng phát đã khiến tâm lý risk-off bao trùm toàn bộ thị trường. Nhu cầu trú ẩn đã khiến lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 5 tháng tại 1.35%. Điều này đã kéo theo đà bán tháo của các cổ phiếu ngành ngân hàng, dẫn đến các chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt 0.60% và 0.20%. Nasdaq vẫn tiếp tục chạm mức đỉnh cao mọi thời đại mới tại 14,687 điểm và duy trì được sắc xanh vào cuối phiên.
Trên thị trường ngoại hối, có lẽ đồng USD đang thể hiện vai trò trú ẩn của mình khi tăng 0.34%, diễn biến ngược chiều với lợi suất một cách đầy bất ngờ. Một đồng tiền trú ẩn khác là JPY cũng tăng 0.32% trong phiên hôm nay, USD/JPY đóng cửa ở 110.60. Diễn biến đáng chú ý nhất là các đồng tiền hàng hóa. NZD đã tăng 1% trong phiên Á khi RBNZ được kỳ vọng tăng lãi suất sớm, tuy vậy lại quay đầu giảm 0.18% xuống 0.700 khi đồng USD tăng vượt trội. AUD cũng tăng mạnh sau quyết định chính sách tiền tệ của RBA, họ giữ nguyên các chương trình như hiện tại cũng như giữ nguyên trái phiếu tháng 4/2024 làm tham chiếu cho YCC. USD/CAD tăng gần 1% khi giá dầu bất ngờ lao dốc.
Thị trường hàng hóa đều bị bán tháo khi đồng USD mạnh lên trên diện rộng. Giá dầu WTI chưa thể chạm mức $77/thùng đã bị bán tháo mãnh liệt xuống $73.37/thùng, còn giá vàng đóng cửa ở $1,798/oz sau khi chạm đỉnh $1,815/oz.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu
Như thường lệ, một ngày xanh lại một ngày đỏ. Phiên thứ Hai khởi sắc bao nhiêu thị phiên thứ Ba ảm đạm bấy nhiêu. Các chỉ số tại châu Âu đều ghi nhận giảm mạnh:
- Chỉ số DAX giảm 0.96%
- Chỉ số FTSE 100 giảm 0.89%
- Chỉ số CAC giảm 0.91%
- Chỉ số FTSE MIB giảm 0.84%
- Chỉ số Stoxx 600 giảm 0.64%
Tại Mỹ, các chỉ số cũng đang không thua kém về độ "đỏ", khi Dow Jones cũng giảm tới gần 1%, S&P 500 giảm 0.6% và Nasdaq giảm 0.18%.
Bộ Tài chính Mỹ: Sẽ tiếp tục thúc đẩy kích thích tài khóa trong khối G20
Theo phát ngôn viên Bộ Ngân khố Mỹ, nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy kích thích tài khóa đối với các quốc gia khối G20 để giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập, biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ tiếp tục ủng hộ việc thiết đặt thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu.
Chứng khoán Mỹ rực đỏ phiên đầu tuần
Ba chỉ số lớn tại Mỹ đều đang ghi nhận giảm ở các mức khác nhau. Dow Jones có mức giảm lớn nhất 1.16%. Chỉ số S&P 500 cũng đang ghi nhận giảm 0.69%. Nasdaq, dù khởi đầu có phần tốt hơn với mức tăng 0.16% khi mở cửa cũng đã quay đầu giảm 0.09%.
USDCAD lập đỉnh ngày cao kỷ lục
Cặp tiền này đã lập đỉnh tháng Bảy mới tại 1.2493, mức cao nhất kể từ cuối tháng Tư năm nay. Lý do cho đà tăng mạnh mẽ này là dầu suy yếu, dẫn tới CAD, vốn nhạy cảm với giá dầu, cũng yếu đi theo.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2483.
AUDUSD suy yếu, xóa bỏ đà tăng từ đầu phiên
Cặp tiền này đã mất toàn bộ mức tăng trong ngày, và hiện đang giao dịch với mức giảm 0.11%. Trước phiên Âu hôm nay, với việc RBA giữ nguyên thái độ dovish đã khiến AUD giảm khá sâu. Có vẻ như ảnh hưởng của việc này đang tiếp tục lan tỏa, khi AUDUSD đã giảm xuống 0.7516. Trước đó, AUD là đồng tiền mạnh thứ hai trong phiên, chỉ sau NZD.
Chỉ số PMI ngành dịch vụ tại Mỹ không đạt kỳ vọng
Trong tháng Sáu, chỉ số PMI ngành dịch vụ tại Mỹ đạt 64.6 điểm, so với kỳ vọng thị trường là 64.8 điểm. Đây là mức giảm khá sâu so với con số 70.4 của tháng trước.
Cùng lúc đó, chỉ số PMI ngành dịch vụ của ISM cũng chỉ đạt 60.1 so vói kỳ vọng 63.5.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 6/7: Chứng khoán trái chiều trong phiên đầu tiên của tuần
Sau một ngày nghỉ lễ Quốc khánh, các chỉ số lớn tại Mỹ đang khởi đầu tuần mới nhiều biến động. Chỉ số đang tăng duy nhất lúc này là Nasdaq với mức tăng nhẹ 0.1%. Hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 lần lượt ghi nhận mức giảm 0.4% và 0.17%. Tại châu Âu, các chỉ số đang rực đỏ: DAX, FTSE 100 FTSE MIB và CAC đồng loạt giảm mạnh.
Hôm nay cũng là một ngày đầy biến động trên thị trường tiền tệ. Sau một thời gian rơi sát xuống 92 điểm, chỉ số DXY đã bật dậy mạnh mẽ trong phiên Mỹ, quay trở lại mức 92.4, hiện tăng 0.26%. Hai đồng tiền mạnh nhất phiên là hai đại diện đến từ châu Đại Dương. NZD và AUD lần lượt ghi nhận mức tăng 0.6% và 0.3% trong ngày. Dù vậy, việc RBA giữ nguyên lãi suất đã khiến AUD suy yếu khá nhiều trong phiên. JPY cũng đang tương đối mạnh so với USD, với mức tăng 0.18%. EUR giảm 0.22%, CHF giảm 0.16%, GBP chưa có nhiều thay đổi. CAD đang là đồng tiền yếu nhất phiên với mức giảm 0.6%. Đồng tiền vốn nhạy cảm với giá hàng hóa này đang chịu áp lực rất lớn từ giá dầu.
Trên thị trường hàng hóa, dầu thô liên tục biến động. Sau khi lập đỉnh vào phiên Âu, vàng đen lao dốc không phanh trong phiên Mỹ, hiện giảm 2.21%. Trái lại, vàng đang lấy lại sức mạnh, khi đã vượt lại $1,800, và đang tăng 1.05% trong ngày.
Dầu thô lao dốc sau khi lập đỉnh ngày
Dầu WTI lập đỉnh ngày tại gần $77/thùng, trước việc OPEC+ hoãn cuộc họp quan trọng. Với việc này, mọi kế hoạch về gia tăng sản lượng cũng sẽ bị hoãn lại vô thời hạn, hỗ trợ cho đà tăng của dầu thô. Tuy nhiên, bước vào phiên Mỹ, vàng đen lại đang giảm rất sâu, từ mức đỉnh ngày rớt xuống đáy ngày tại $74.32/thùng. Hiện tại dầu thô tìm được hỗ trợ tại vùng $74.5 và đã hồi phục lên 74.65, tương đương với mức giảm 2.15% trong ngày.. Cùng lúc đó, dầu Brent cũng đã giảm xuống $75.84/thùng.
Các chiến lược gia tại Deutsche Bank dự báo như thế nào về giá dầu?
Giá dầu thô Brent có khả năng phá vỡ trên mốc $80/thùng trong năm nay, nhưng sẽ điều chỉnh phần nào đó vào năm 2022 xuống $75/thùng, theo các chiến lược gia tại Deutsche Bank.
Bản tin COVID-19: Vaccine Pfizer ít hiệu quả hơn trong việc ngăn biến thể Delta lây lan so với các chủng virus trước đó
- Dữ liệu từ Israel cho thấy vaccine của Pfizer vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa biến chứng nặng nhưng kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
- Đức đã nới lỏng các quy định hạn chế đi lại đối với du khách đến từ Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha.
- TBS đưa tin Nhật Bản đang xem xét gia hạn các quy định hạn chế ở Tokyo.
- Ấn Độ ghi nhận ít ca nhiễm mới trong ngày nhất kể từ ngày 17 tháng 3.
Giá dầu Brent kiểm tra đường xu hướng quan trọng!
Dầu Brent một lần nữa kiểm tra lại đường xu hướng bắt nguồn từ mức kỷ lục tháng 7 năm 2008 là $147.50/thùng. Việc giá dầu bật tăng phá qua đường xu hướng có thể là tín hiệu "bullish" hướng tới mốc $90/thùng trong ngắn hạn.
Tỷ giá USD/CHF tăng nhẹ, nằm trên mốc 0.9200 trước dữ liệu kinh tế từ Hoa Kỳ
Cặp USD/CHF đóng cửa ngày đầu tuần không đổi khi thanh khoản mỏng do kỳ nghỉ Lễ Độc lập ở Mỹ. Với sức mạnh của đồng Bạc Xanh vào thứ Ba, cặp tiền này đã leo lên mức đỉnh hàng ngày tại 0.9246 trước khi dao động tích lũy. Ở thời điểm hiện tại cặp tiền này đã tăng 0.1% lên mức 0.9228. Số liệu PMI ngành dịch vụ tháng Sáu tại Mỹ sẽ là dữ liệu quan trọng Trader cần lưu ý.
PBOC khuyến cáo các tổ chức không cung cấp dịch vụ cho các công ty liên quan đến tiền điện tử
Các công ty liên quan đến việc cung cấp mặt bằng kinh doanh, trưng bày thương mại, tiếp thị và quan hệ công chúng, quảng cáo các hoạt động liên quan đến tiền điện tử sẽ chịu ảnh hưởng.
Bên cạnh đó PBOC khuyên người dân hạn chế tham gia vào các hoạt động đầu cơ tiền điện tử, sau khi chính quyền thành phố Bắc Kinh thẳng tay đàn áp một công ty (được cho là Qodo) vì cáo buộc cung cấp dịch vụ phần mềm cho các giao dịch tiền điện tử.
Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về đà tăng của AUD/USD?
Tỷ giá AUD/USD đã tăng mạnh trở lại sau cuộc họp của RBA. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tại Credit Suisse dự đoán đồng Aussie sẽ tiếp tục bị ngăn cản tại ngưỡng kháng cự quan trọng ở 0.7597/7617.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu lạc quan về đà phục hồi kinh tế nửa cuối năm 2021
Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Luis de Guindos cho biết hôm thứ Ba rằng ông “nhận thấy sự phục hồi kinh tế đáng kể trong nửa cuối năm 2021”.
Tỷ giá EUR/USD vẫn đang ở mức thấp hàng ngày gần 1.1835 sau khi giảm 0.2%, do ảnh hưởng bởi đà phục hồi của đồng đô la Mỹ và dữ liệu ZEW của Đức