Hàn Quốc sẽ là nước châu Á đầu tiên thắt chặt tiền tệ?
Trong 3 tháng gần nhất, lạm phát tại nước này đều vượt 2%, tháng 6 gần nhất đạt 2.4%. Cuộc họp sắp tới của BoK rất có thể sẽ phát tín hiệu thắt chặt.
IMF dự báo thời điểm Fed tăng lãi suất
IMF cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2022-đầu năm 2023. Bên cạnh đó, quy mô QE sẽ được dự báo thu hẹp vào nửa đầu năm 2022.
Goldman Sachs nhận định như thế nào về bảng lương phi nông nghiệp tháng 6?
Goldman cho rằng số lượng việc làm phi nông nghiệp sẽ tăng thêm 750 nghìn việc làm, khi nhu cầu lao động tăng cao và vaccine đang được triển khai rộng rãi. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 20 điểm cơ bản xuống 5.6%.
ANZ cho rằng RBNZ sẽ giảm QE trong tháng sau
Ngân hàng ANZ nhận định, RBNZ sẽ giảm quy mô mua tài sản trong tháng 8 hoặc tháng 9 khi các dữ liệu kinh tế New Zealand được cải thiện. Thậm chí trong trường hợp khả quan hơn, họ có thể dừng QE.
Chênh lệch giá dầu WTI-Brent đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng
Nhu cầu nhiên liệu tăng trong mùa hè tại Hoa Kỳ và tồn kho trong nước đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, trong khi các nhà khai thác dầu đá phiến và OPEC+ tiếp tục cho thấy sự kiềm chế nguồn cung. Tuy nhiên, dầu WTI sẽ không giao dịch với giá cao hơn Brent, theo các nhà phân tích của Citi. Các nhà phân tích Francesco Martoccia và Eric Lee cho biết chênh lệch giá dầu sẽ được nới rộng trở lại đến năm 2022 khi sản lượng dầu thô của Mỹ phục hồi mạnh mẽ.
Cuộc họp của OPEC+ chưa đạt được thỏa thuận chính thức, phải bước sang ngày thứ 2
Trong khi Nga và Ả Rập Xê Út bước đầu đồng ý với thỏa thuận nâng sản lượng thêm 400,000 thùng/ngày trong giai đoạn tháng 8-12, và nâng thêm 2 triệu thùng/ngày kể từ cuối năm nay thì các quốc gia như UAE, Kazakhstan và Iraq đều phản đối kịch liệt. Điều này khiến thị trường không chắc chắn về thỏa thuận nâng sản lượng, giá dầu đóng cửa ở trên $75/thùng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 01/07: Chứng khoán Mỹ tiếp đà hưng phấn, dầu chạm mức $76/thùng
Đà tăng điểm của thị trường chứng khoán Mỹ được nới rộng khi lượng đơn trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm mạnh xuống 364,000, thấp hơn nhiều con số dự kiến 388,000 đơn, cùng với đó là chỉ số PMI của ISM vẫn duy trì ở mức trên 60 cho thấy triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ. S&P 500 tăng 0.52% lên 4,320 điểm, là mức đỉnh cao lịch sử mới, Dow Jones tăng 0.38% và Nasdaq tăng 0.13%.
Thị trường lao động phục hồi cũng gây áp lực lên Fed phải thắt chặt chính sách sớm, chỉ số DXY đã tăng 0.19% lên 92.53, cao nhất trong vòng 3 tháng. Chủ tịch Fed Philadelphia cho biết, cắt giảm tốc độ QE đi 10 tỷ USD/tháng là cần thiết và nên được thực hiện trong năm nay. USD/JPY tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng qua tại 111.51 còn GBP/USD giảm 0.52% xuống 1.3757 và chính thức hình thành mô hình cốc-tay cầm ngược, một mô hình giá bearish. AUD/USD cũng chạm đáy kể từ tháng 12/2020 tại 0.7460 trong phiên hôm qua, cả hai đồng Bảng Anh và Aussie đều chịu nhiều áp lực đến từ biến chủng delta của COVID-19 hoành hành tại Anh và Úc.
Vàng hồi phục phiên thứ 2 liên tiếp lên $1,777/oz khi lợi suất 10 năm thoái lui về 1.46%. Giá dầu lần đầu tiên chạm mức $76/thùng kể từ tháng 10/2018. Cuộc họp của OPEC+ trong ngày hôm qua đã không mang đến bất kỳ thỏa thuận nào và buộc phải hoãn sang ngày thứ 6.
Các chỉ số châu Âu đóng cửa trong sắc xanh
Một ngày đỏ, lại tới một ngày xanh. Hôm nay các chỉ số châu Âu đều tăng mạnh sau phiên thứ Tư đỏ lửa:
- Chỉ số DAX, +0.5%
- Chỉ số CAC, +0.7%
- Chỉ số FTSE 100, +1.2%
- Chỉ số Ibex, +1.1%
- Chỉ số FTSE MIB, +0.7%
Tại Mỹ, S&P 500 tiếp tục dẫn dắt thị trường với mức tăng 0.32%, theo sau là Dow Jones, tăng 0.21%. Duy nhất có chỉ số Nasdaq đang giảm 0.1%.
USD cần số liệu NFP tốt để củng cố đà tăng
Trong tháng Năm, Mỹ ghi nhận thêm 559 nghìn việc làm. Thị trường đang kỳ vọng bảng lương phi nông nghiệp thứ Sáu tuần này sẽ ghi nhận thêm 690 nghìn việc làm mới. TD Securities kỳ vọng sẽ có thêm 800 nghìn việc làm. Với việc một số hy vọng về chính sách đã được tiếp nhận trong giá, theo TD Securities, con số này phải thực sự tốt để USD có thể kéo dài đà tăng của mình.
Bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào 19h30 tối thứ Sáu (2/7/2021).
AUDUSD giảm xuống mức thấp nhất năm
Cặp tiền này đã thoát khỏi biên độ giao động hẹp và giảm xuống đáy ngày tại 0.7462, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Vùng hỗ trợ cũ tại 0.7476 đã mất và trở thành kháng cự quan trọng cho AUDUSD. Giữ vững giá dưới mức này sẽ giúp phe bán chiếm kiểm soát. Tới giờ, cặp tiền đã giảm 0.4%.
Hiện tại, AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7468.
EURUSD không thể giữ được đà tăng trong phiên Mỹ
Cặp tiền này giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Tư tại 1.1838, những đã hồi phục mạnh mẽ và lập đỉnh ngày tại 1.1884. Tuy nhiên, EURUSD không giữ được đà hồi phục và quay đầu giảm, dù vẫn ghi nhận mức tăng nhẹ 0.03% trong ngày.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1858.
USDJPY tiến sát đỉnh tháng 3/2020
JPY là đồng tiền yếu nhất phiên hôm nay. Trước đó, USDJPY đã kiểm tra thành công mức đỉnh năm tại 111.115. Đến hôm nay, cặp tiền đã thực sự phá vỡ được mức kháng cự này, lập đỉnh ngày tại 111.622, thấp hơn đỉnh tháng 3/2020 tại 111.709. Hiện tại phe bán đã điều chỉnh giá xuống vùng 111.55. Tuy nhiên, phe mua vẫn có các mức hỗ trợ tại 111.392, và dưới mức này là 111.322.
Chỉ số PMI ngành sản xuất tại Mỹ không đạt dự báo
Trong tháng Sáu, chỉ số PMI ngành sản xuất tại Mỹ đạt 62.1 điểm, ngang bằng với mức của tháng Năm. Con số này thấp hơn ước tính ban đầu một chút là 62.6. Dù vậy, đây vẫn là mức cao nhất từng ghi nhận được kể từ khi chỉ số này được sử dụng lần đầu vào tháng 5/2007.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 1/7: Chứng khoán khởi sắc, đô la suy yếu và điểm nhấn mang tên WTI!
Chứng khoán Mỹ bắt đầu tháng Bảy đầy phấn khởi. Chỉ số S&P 500 đang khởi động cho phiên mới với mức mở cửa cao kỷ lục. Hai chỉ số còn lại là Dow Jones và Nasdaq cũng đang ghi nhận tăng tương đối. Còn tại châu Âu, cứ một phiên đỏ lại đến một phiên xanh, và đã diễn biến như vậy trong suốt tuần này: Tất cả các chỉ số lớn tại đây đều đang tăng mạnh sau ngày thứ Tư đỏ lửa.
Đồng bạc xanh bắt đầu có dấu hiệu suy yếu sau hai ngày tăng mạnh, dù chỉ số DXY đã chạm đỉnh ngay trước khi bước vào phiên Mỹ. NZD đang lấy lại phong độ khi là đồng tiền mạnh nhất trong ngày, tuy nhiên đại diện còn lại của châu Đại Dương là AUD vẫn chưa thể tìm được đà tăng và đang đi ngang dưới 0.7505. EUR và CAD ghi nhận tăng nhẹ. JPY và GBP là hai đồng tiền yếu nhất phiên hôm nay.
Vàng có được mức tăng tương đối trong ngày trước sự suy yếu của đồng đô la, dù có vẻ vẫn đang gặp kháng cự tại mức $1,780. Nhưng điểm nhấn thực sự của thị trường hàng hóa thuộc về vàng đen. Dầu WTI hiện tại đã tăng hơn 3% và chạm mức $76/thùng trước những thông tin OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu.
Trên thị trường chứng khoán:
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.27%
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.18%
- Chỉ số Nasdaq tăng 0.16%
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.97%
- Chỉ số DAX tăng 0.4%
- Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.54%
Trên thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY không có nhiều thay đổi ở mức 92.35 điểm
- EUR tăng 0.11%
- GBP giảm 0.18%
- JPY giảm 0.33%
- AUD không có nhiều thay đổi ở mức 0.7500
- NZD tăng 0.34%
- CHF giảm nhẹ 0.06%
- CAD tăng 0.15%
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng tăng 0.54%
- Dầu WTI tăng 3.34%
Dầu chạm ngưỡng $76/thùng
Dầu WTI hôm nay đã lập đỉnh ngày mới tại $76.08/thùng, cao nhất kể từ đầu tháng 10/2018, khi các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp OPEC+. Được biết, OPEC+ nhiều khả năng sẽ giảm sản lượng dầu vào khoảng 2 triệu thùng/ngày từ tháng Tám đến tháng Mười hai. Hiện tại, dầu vẫn đang giữ được đà tăng dù đã giảm nhẹ khỏi đỉnh, hiện giao dịch quanh mức $75.9/thùng, tăng 3.3% trong ngày.
USDCAD rơi mạnh xuống vùng 1.2370
Sau khi lập đinh ngày tại 1.2418 trong phiên Âu, cặp tiền này bắt đầu mất đi đà tăng trong phiên Mỹ và lập đáy ngày mới tại 1.2364. Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh vùng 1.2373. Giá dầu tăng mạnh lên gần $76/thùng là yếu tố hỗ trợ chính cho CAD, đồng tiền vốn nhạy cảm với giá hàng hóa.
Báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tháng trước có gì đáng chú ý?
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới là 364,000, thấp hơn ước tính 390,000
- Số đơn yêu cầu tiếp tục trợ cấp tăng lên 3 triệu 469 nghìn (dự báo 3 triệu 382 nghìn)
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tuần trước đã giảm xuống dưới mốc 400,000 lần đầu tiên sau ba tuần.
Chỉ số DXY tăng nhẹ sau tin, hiện ở mức 92.33
OPEC+ được dự báo sẽ giảm sản lượng dầu khoảng 2 triệu thùng/ngày!
Reuters đưa tin OPEC+ có khả năng giảm sản lượng dầu khoảng 2 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12, theo 2 nguồn tin.
Thủ tướng Anh sẽ đặt ra Bước 4 của quá trình nới lỏng quy định hạn chế trong vài ngày tới
Bình luận của Thủ tướng Anh, Boris Johnson:
- Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng lớn về số ca nhiễm nhưng không dẫn đến sự gia tăng lớn về số người chết
- Việc triển khai vaccine dường như đã phá vỡ mối tương quan giữa số ca nhiễm và tử vong
- Có thể có một số biện pháp phòng ngừa bổ sung mà chúng tôi vẫn phải thực hiện
Ông Johnson có vẻ coi nhẹ số ca nhiễm đang tăng trở lại. Câu hỏi đặt ra cho nền kinh tế Anh hiện nay là một khi nhu cầu hết bùng nổ, hoạt động tiêu dùng có tiếp tục duy trì ở mức mạnh mẽ không? Nếu không, BOE có thể có thêm một vấn đề khác cần xem xét trong nửa cuối năm 2021.
Arab Saudi và Nga được cho là đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc tăng sản lượng dầu!
Ả Rập Xê-út và Nga được cho là đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc tăng sản lượng dầu
Điều này có vẻ liên quan đến cuộc họp OPEC+ diễn ra sau đó trong ngày và không có gì ngạc nhiên khi thấy các thỏa thuận/hiệp định được ký kết trước cuộc họp. Mức tăng được dự báo là 500,000/thùng/ngày, vì vậy chúng ta phải xem liệu có bất kỳ chi tiết nào khác trong thời gian tới hay không.
Thủ tướng Ý cho rằng lạm phát ở EU còn thấp
Thủ tướng Ý Mario Draghi cho rằng lạm phát trong khu vực đồng Euro tiếp tục duy trì ở mức thấp, do đó đòi hỏi một chính sách tiền tệ nới lỏng.
Chuyên gia tại Ngân hàng Westpac bình luận gì về tỷ giá AUD/USD?
Hỗ trợ từ giá hàng hóa vẫn rất mạnh nhưng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) có thể đưa ra một số quan điểm thận trọng. Các nhà kinh tế tại Westpac cho rằng đồng USD mạnh và số ca COVID tăng lên có thể đưa AUD/USD xuống 0.7400/25.
Thống đốc BOE Bailey: Sẵn sàng phản ứng bằng các công cụ chính sách nếu chúng tôi thấy có dấu hiệu lạm phát dai dẳng
Nhận xét của thống đốc BOE, Andrew Bailey:
- Kỳ vọng lạm phát tăng chỉ mang tính tạm thời
- Một số lý do lạm phát tăng chỉ là tạm thời là do là tác động của hiệu ứng cơ bản và mất cân bằng cung - cầu
- Kỳ vọng sự chuyển dịch từ nhu cầu hàng hóa sang nhu cầu dịch vụ khi các hạn chế được dỡ bỏ
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đồng tiền chung châu Âu thấp hơn kỳ vọng!
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt 7.9% so với 8.0% dự kiến
Tiền mã hoá nằm trong danh sách “ưu tiên quốc gia” hàng đầu của Mỹ
FinCEN là cơ quan có nhiệm vụ ngăn chặn và trừng phạt hành vi rửa tiền và một số tội phạm tài chính khác. Vừa qua, cơ quan này đã chuyển sự chú ý của mình sang tiền mã hoá. Cụ thể, FinCEN đã công bố danh sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Hoa Kỳ. Trong đó bao gồm 8 vấn đề được đề cập:
- Tham nhũng
- Tội phạm mạng và một số cân nhắc liên quan đến tiền mã hoá
- Hoạt động tài trợ khủng bố
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Hoạt động của tổ chức tội phạm xuyên quốc gia
- Buôn bán ma tuý
- Buôn người
- Các hoạt động tài trợ tài chính bất hợp pháp phổ biến
Tính đến hiện tại, danh sách của cơ quan này không liên quan bất kỳ chính sách nào. FinCEN cũng tuyên bố rằng cơ quan này sẽ ban hành những quy định vào một ngày sau đó để chỉ rõ cách các tổ chức tài chính nên kết hợp “danh sách ưu tiên” này vào những chương trình chống rửa tiền (AML) của họ.
Chỉ số PMI sản xuất tháng 6 của Vương quốc Anh không đạt kỳ vọng, GBP/USD có phản ứng như thế nào?
Chỉ số nhà quản lý mua hàng PMI sản xuất tháng 6 của Vương quốc Anh đạt 63.9 so với dự kiến là 64.2 mặc trong bối cảnh căng thẳng chuỗi cung ứng vẫn tạo áp lực lên giá cá và tăng trường sản lượng mạnh mẽ với số lượng đơn đặt hàng mới tăng.
Một dữ liệu thấp hơn kỳ vọng và nhận xét của thống đốc BOE Andrew Bailey khi "xem nhẹ" áp lực lạm phát, khiến GBP/USD giảm 0.22% trong ngày xuống mức 1.3796 - hướng đến mức thấp hằng tuần tại 1.3790
PMI sản xuất tháng 6 của Đức đạt 65.1 so với dự kiến là 64.9
Sản lượng của các nhà máy ở Đức vẫn tăng khá vững chắc mặc dù nguồn cung bị tắc nghẽn, đây dường như là một chủ đề nhất quán trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu
PMI sản xuất tháng 6 của Italy đạt 62.2 so với dự kiến là 62.3
Trước đó 62.3
Sự bùng nổ trong lĩnh vực sản xuất có chút dấu hiệu chậm lại trong tháng 6, với chỉ số PMI duy trì gần với mức khảo sát trong bối cảnh cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh.
PMI sản xuất tháng 6 tại Tây Ban Nha đạt 60.4 so với 59.6 dự kiến
Trước đó đạt 59.4
Điều kiện sản xuất tăng mạnh khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi, sản lượng cũng tăng mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 1998 do nhu cầu mạnh mẽ. Tuy nhiên, những hạn chế về nguồn cung vẫn đang tồn tại với mức tăng giá kỷ lục được ghi nhận.
Doanh số bán lẻ tháng 5 MoM của Đức tăng 4.2% so với dự báo 5.0%
Sự phục hồi trong tháng 5 chủ yếu nhờ vào việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, do đó nó là một diễn biến tích cực, tạo ra triển vọng tiêu thụ có lẽ mạnh hơn vào mùa hè vì tình hình vi rút cũng đã được cải thiện đáng kể trong những tuần gần đây.
EUR/USD vẫn đang yếu đi trong ngày tại mức 1.1845
Cập nhật thị trường FX phiên Á ngày 01/07
USD/JPY ít thay đổi ở mức 111.16 sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2020. AUD/USD suy yếu, dao động trên mức hỗ trợ ngắn hạn ở mức 0.7476, đây là mức thấp nhất trong tháng 6. Tỷ giá EUR/ USD tiếp tục giảm sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba tháng vào thứ Năm trong khi GBP/USD giảm nhưng vẫn duy trì trên 1.38.
Lợi suất kỳ hạn 2 năm và kỳ hạn 10 năm của Mỹ ổn định ở mức lần lượt tại 0.25% và 1.47%.
Lượng quyền chọn đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Thực sự không có bất kỳ cặp nào thực sự đáng chú ý trong ngày hôm nay nhưng nó sẽ là một ngày trọng đại vào ngày mai với nhiều mức giá thực thi gần với giá giao ngay hiện tại.
Đặc biệt, sẽ có một loạt các hợp đồng EUR/USD đáo hạn với giá thực hiện trong khoảng từ 1.1800 đến 1.1900 và cả USD/JPY cũng gần mức 111.00.
Thành phố đông dân nhất của Úc đấu tranh để kiểm soát biến thể Delta
Sự bùng phát biến thể Delta ở Sydney đang rất khó kiểm soát, mặc dù thành phố đông dân nhất của Úc đã bị phong tỏa trong gần một tuần.
Thống đốc bang New South Wales, Gladys Berejiklian, nói với các phóng viên hôm thứ Năm, thành phố gần 6 triệu dân đã phát hiện 24 trường hợp mắc mới tại địa phương trong 24 giờ qua. Kể từ khi đợt bùng phát bắt đầu vào giữa tháng 6 từ một tài xế chuyên chở tổ bay quốc tế, Sydney đã ghi nhận 195 ca nhiễm bệnh.
Bình luận của ANZ về tác động của OPEC+ lên giá dầu
- Đang có dấu hiệu thị trường thắt chặt xuất hiện trước cuộc họp quan trọng của OPEC
- Các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran có thể tiếp tục bị trì hoãn .... các cuộc đàm phán đã đổ vỡ khi cả Iran và Mỹ đều từ chối thay đổi lập trường
- Nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ ConocoPhillips cũng cho biết ngành công nghiệp này khó có khả năng tăng sản lượng đáng kể
- Các nhà sản xuất duy trì kỷ luật với lượng đầu tư chi tiêu của họ và sẽ không áp đảo OPEC khi họ gia tăng sản lượng
- Dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020
Nền tảng giao dịch Robinhood đang vướng vào các rắc rối pháp lý
Robinhood sẽ phải trả một khoản phạt kỷ lục 70 triệu đô la để giải quyết các cáo buộc từ cơ quan quản lý môi giới Hoa Kỳ rằng họ đã lừa dối hàng triệu khách hàng, liên quan đến sự cố ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2020 và cho phép hàng nghìn khách hàng giao dịch các quyền chọn có thể không phù hợp với họ. Finra cho biết quyết định phản ánh "phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các vi phạm". Robinhood cũng thu hút sự chú ý từ Charlie Munger của Berkshire Hathaway, người đã mô tả nó trên CNBC như một "tiệm cờ bạc giả mạo như một doanh nghiệp đáng kính."
Nhật Bản cân nhắc tung ra một gói kích thích bổ sung
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Kato cho rằng trong khi tâm lý kinh doanh Nhật Bản đang được cải thiện, tuy vậy chính phủ sẽ đánh giá về một gói kích thích bổ sung. Chính phủ Nhật Bản sẽ đánh giá triển vọng kinh tế, họ cũng lưu ý rằng doanh thu từ thuế năm 2020 của Nhật Bản có thể đạt mức cao kỷ lục.
Hoạt động xuất nhập khẩu được cải thiện, cán cân thương mại của Úc tiếp tục tăng
Nhờ xuất khẩu tăng 6% và nhập khẩu tăng 3%, cán cân thương mại tháng 5 của Úc đã tăng từ 8.03 tỷ AUD lên 9.68 tỷ AUD. Mặc dù vậy, đây là con số kém hơn dự báo (10 tỷ AUD) đang khiến AUD đang là đồng tiền yếu nhất phiên châu Á, giảm 0.13% xuống 0.7488. Cùng với đó, Sydney ghi nhận thêm 24 ca nhiễm COVID-19 mới.
Anh sẽ nới lỏng các hạn chế đối với khách du lịch nước ngoài
Theo UK Times, Anh sẽ lên kế hoạch miễn cách ly cho những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 trước ngày 26/7.
PMI Caixin tháng 6 của Trung Quốc giảm nhẹ
Chỉ số PMI Caixin tháng 6 của Trung Quốc giảm từ 52.0 xuống 51.3, thấp hơn dự báo 51.8. Tuy vậy với việc PMI nằm trên 50, niềm tin về tăng trưởng tại Trung Quốc vẫn còn tồn tại.
Kết thúc nửa đầu năm 2021: Cặp tiền nào mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất?
Trong giai đoạn nửa đầu 2021 vừa qua, CAD là đồng tiền mạnh nhất nhóm G-7 khi liên tục được thị trường đặt cược vào việc BoC sẽ thắt chặt, và họ đã thực sự làm điều đó. Chiều ngược lại, JPY là đồng tiền yếu nhất khi tâm lý rủi ro toàn cầu được khôi phục và lợi suất tại Mỹ 10 năm tăng trở lại lên trên 1%. Do đó, CAD/JPY là cặp tiền được giao dịch tốt nhất, tăng 10% trong nửa đầu năm nay từ 81.18 lên 89.62.