Sam xoăn đã bị bắt tại Bahamas
Truyền thông báo cáo Sam xoăn đã bị chính quyền Bahamas bắt giữ tại khu nghỉ mát Albany.
Truyền thông báo cáo Sam xoăn đã bị chính quyền Bahamas bắt giữ tại khu nghỉ mát Albany.
"Chúng tôi bắt đầu thấy áp lực lạm phát giảm đi với tốc độ đáng kể ở châu Âu, chủ yếu là do giá năng lượng giảm . Điều đó nói rằng, lạm phát tổng thể vẫn còn rất cao và điều đó cũng còn nhờ vào giá năng lượng''
Thêm vào đó, sự gia tăng áp lực chi phí đang lan sang các lĩnh vực rộng lớn hơn và điều đó có thể khiến lạm phát - cụ thể hơn là lạm phát cơ bản - tăng cao trong năm tới.
Vì vậy, trong khi có một số hy vọng lạc quan, vẫn còn quá sớm để gọi đây là bước ngoặt trong cuộc chiến lạm phát.
Chứng khoán châu Âu mở cửa tăng cao hơn
GDP quý 3 của Thụy Sĩ tăng 0.2%, thấp hơn so với dự kiến tăng 0.3%
Hoạt động kinh tế của Thụy Sĩ tăng trưởng nhẹ trong quý 3 nhưng không đúng với kỳ vọng của thị trường. Chi tiêu tiêu dùng đã tăng trở lại trong quý, giúp thúc đẩy tăng trưởng mặc dù lạm phát cao.
CPI sơ bộ tháng 11 của Tây Ban Nha tăng 6.8% , thấp hơn so với dự kiến tăng 7.4%
USD/CNH tăng từ 7.1600 lên 7.1750, nhưng nhìn chung Nhân dân tệ vẫn đang tăng so với đồng bạc xanh. Cổ phiếu Trung Quốc tiếp tục giữ vững đà tăng và khẩu vị rủi ro được cải thiện.
Cho đến nay, vẫn chưa có phản ứng dữ dội nào vì các nhà đầu tư vẫn hy vọng và lạc quan về việc Trung Quốc cuối cùng sẽ mở cửa trở lại.
Công ty năng lượng Ukraine Naftogaz đã yêu cầu USAID giúp cung cấp lượng khí đốt bổ sung cho mùa đông và mùa hè năm sau. Tuyết đã rơi trong vài ngày liên tiếp ở thủ đô Kyiv của Ukraine trong khi người dân vật lộn với sự thiếu thốn điện và hệ thống sưởi trung tâm.
Chernyshov, Công ty dầu khí Naftogaz, cũng nói rằng các cuộc đàm phán của ông với Giám đốc USAID về việc gửi các vật liệu và thiết bị cần thiết tới Ukraine. Chernyshov nói: “Đặc biệt, chúng tôi đang nói về metanol, máy nén khí, máy phát điện diesel và thiết bị sản xuất khí đốt.
Vào tháng 10, USAID cho biết họ sẽ đầu tư 55 triệu đô la vào cơ sở hạ tầng sưởi ấm của Ukraine để hỗ trợ đất nước chuẩn bị cho mùa đông, theo một tuyên bố trên trang web của Cơ quan.
Điểm thay đổi trong các biện pháp phòng chống Covid là sẽ rút ngắn khoảng cách thời gian giữa tiêm vắc xin 2 mũi đầu và tiêm mũi tăng cường xuống còn 3 tháng đối với người trên 80 tuổi.
Đây có thể là điều hướng tới tái mở cửa nhưng rõ ràng không phải điều những người lạc quan muốn nghe. Hiện tại, thị trường chưa phản ứng mạnh nhưng ta vẫn cần theo dõi thêm.
Thời điểm ra thông báo chỉ vài phút trước cuộc họp báo về kiểm soát Covid vào lúc 14:00. Liệu đây có thể là khúc dạo đầu cho các biện pháp phong tỏa ít nghiêm ngặt hơn không?
Dữ liệu CPI tháng 11 của bang North Rhine Westphalia - Đức: +10,4% y/y o với +11,0%y/y trước đó
Dữ liệu này phần nào phản ánh mức giảm 0.8% trong lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 11 do North Rhine Westphalia là một bang công nghiệp của Đức và nếu điều tương tự xảy ra với dữ liệu CPI của các bang khác, khả năng dữ liệu CPI của Đức giảm xuống dưới hai chữ số là hoàn toàn có thể xảy ra.
Không có gì cần lưu ý hôm nay. Do đó, tâm lý thị trường sẽ tiếp tục bị chi phối bởi tâm trạng rủi ro hiện tại - đặc biệt là với tâm điểm là cuộc họp báo về kiểm soát Covid của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc diễn ra vào 14:00 chiều nay.
Trung Quốc là câu chuyện chính cần tập trung tính đến thời điểm này và điều đó cho thấy tâm lý rủi ro là động lực chính quyết định tâm lý giao dịch trên thị trường.
Sẽ có 1 loạt các chỉ số kinh tế được công bố trong hôm nay với lạm phát của Đức là một yếu tố cần theo dõi bởi ảnh hưởng của nó đối với đồng euro:
Khẩu vị rủi ro đang tốt hơn trong ngày hôm nay với việc chứng khoán Trung Quốc tăng vọt trước thềm cuộc họp báo về kiểm soát Covid của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc: HĐTL Shanghai Composite hiện tăng hơn 2% và HĐTL Hang Seng tăng 4%.
Buổi họp báo về các biện pháp phòng chống dịch Covid được tổ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối phong tỏa lan rộng trên khắp đất nước vào cuối tuần.
Do đó, nếu kết quả của cuộc họp báo không thực sự như những gì dư luận dự đoán, điều đó có thể khiến khẩu vị rủi ro xấu đi khi bắt đầu phiên Âu, tức là cổ phiếu sẽ tăng sớm rồi giảm dần trong khi USD có xu hướng phục hồi.
Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc vào cuối tuần qua đã đè nặng lên tâm lý thị trường vào ngày hôm qua nhưng hôm nay, mọi thứ đang quay ngoắt 180° khi xuất hiện các tin đồn về việc Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại và có khả năng sẽ chấm dứt chính sách Zero Covid. Điều này đang khiến chứng khoán nước này tăng vọt với HĐTL Shanghai Composite tăng hơn 2% và HĐTL Hang Seng tăng hơn 4% trong ngày.
Giá dầu thế giới đóng cửa tăng sau khi giảm mạnh trong đầu phiên do ảnh hưởng của những tin đồn về việc OPEC+ sẽ cắt giảm hạn mức sản lượng đã xóa bỏ những tác động tiêu cực từ tình hình dịch Covid tại Trung Quốc.
Dầu WTI của Hoa Kỳ tăng 96 cent, tương đương 1.3% lên mức 77.24 USD, trước đó dầu WTI đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2021 tại mức 73.60 USD. Dầu thô Brent cũng chuyển biến tích cực trong thời gian ngắn, nhưng giảm 44 cent, tương đương 0.5%, giao dịch ở mức 83.19 USD/thùng, sau khi đã giảm hơn 3% xuống 80.61 USD trước đó trong phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 1 năm 2022.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu đang khiến ngành công nghiệp của lục địa này rơi vào bế tắc, nhà sản xuất ô tô lớn nhất của châu lục này cho biết các đối thủ cạnh tranh đang chạy đua về phía trước trong khi các chính phủ EU không thể hiện sự hỗ trợ đầy đủ.
Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp châu Âu, đặc biệt là đối với các ngành có nhu cầu sử dụng năng lượng cao, bao gồm các nhà sản xuất phân bón và nhà sản xuất thép, cả hai đều đã cắt giảm đáng kể sản lượng.
Liên minh Châu Âu đang làm trung gian đàm phán về trần giá khí đốt, nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi chi phí cao khi giá khí đốt đang vượt quá ngưỡng cho phép, trong khi đó một số nước Châu Âu kêu gọi chính phủ trợ cấp nhiều hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp. Tuy nhiên một số công ty đang cảnh báo rằng ngay cả những biện pháp này cũng có thể không đủ để cứu ngành công nghiệp châu Âu, vì lục địa này có nguy cơ sẽ tụt hậu hơn so với các nền kinh tế cạnh tranh khác.
Về tình hình Nhật Bản trong năm tới:
Ngoài ra, GS bình luận về việc " BOJ đã xác định tăng trưởng tiền lương ít nhất 3% là điều kiện tiên quyết để đạt được ổn định mục tiêu lạm phát 2% ":
Do đó, theo triển vọng của Goldman Sachs đối với chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản:
Dự báo về đồng yên của Goldman Sachs:
Trong bài phát biểu vào thứ 4 tới, Chủ tịch Fed Powell có thể sẽ báo hiệu một đợt tăng lãi suất +50 bp sắp diễn ra trong tháng 12 này (diễn ra vào ngày 14 và 15).
Suy đoán này được dựa trên thông báo của Hu Xijin, một biên tập viên thân thiết với giới chức Trung Quốc:
Cổ phiếu Trung Quốc và các đồng tiền nhạy cảm với tình hình tại đây (AUD, NZD) tăng trước những bàn tán rằng chính quyền Trung Quốc sẽ sớm từ bỏ chính sách Zero Covid. Tin đồn này ngày càng lan rộng trong bối cảnh sẽ có một cuộc họp báo của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc về COVID được diễn ra vào lúc 14:00 chiều nay.
Một sự kiện khác đáng chú ý ở Trung Quốc là lực lượng cảnh sát đang được triển khai chống lại các cuộc biểu tình và chính phủ tiếp tục hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản.
Cả 2 thông tin kể trên tạo điều kiện thuận lợi cho chứng khoán Trung Quốc.
Bên cạnh đó, số ca nhiễm Covid mới trong ngày của nước này đã giảm lần đầu tiên sau hơn một tuần.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, cơ hội việc làm đã tăng trong 10 tháng liên tiếp tính đến tháng 10/2022. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động tiếp tục thắt chặt, gây áp lực lên tiền lương. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng 0.1% lên 2.6% trong tháng 10.
Dưới tác động của thông tin Trung Quốc có thể sẽ mở cửa trở lại:
Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp báo về vấn đề Covid 19 ở nước này tại Bắc Kinh vào lúc 14:00 giờ chiều nay. Vấn đề được chờ đợi nhất vào lúc này là liệu có thông báo nào về việc kết thúc chính sách Zero Covid hay không?
Cập nhật về chứng khoán Trung Quốc:
Cụ thể như sau:
Vào lúc 19h35, Thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Anh Catherine Mann sẽ tham gia một cuộc thảo luận về "các giải pháp chính sách, tài khóa và tiền tệ" do The Conference Board tổ chức.
Mann đã phát biểu vào tuần trước với lập trường khá diều hâu:
Mann đã nói rằng động lực được đề cập không theo chiều xoắn ốc đi lên. Bà ấy đã đánh dấu các đợt tăng lãi suất tiếp theo từ Ngân hàng trung ương Anh.
Mức đóng cửa trước đó là 7.2066
Các cuộc biểu tình ở Thượng Hải nổ ra vào cuối tuần qua nhưng đã lắng xuống với sự hiện diện dày đặc của cảnh sát.
Những bình luận diều hâu từ quan chức Fed Barkin cũng như một số dữ liệu của Nhật Bản đã được đưa ra vào đêm qua và rạng sáng nay.
USD/JPY đã có sự biến động, tăng từ khoảng 138.50 lên hơn 139.30 trước khi giảm trở lại.
USD hiện đang thoái lui sau các đà tăng.
Theo NZIER - Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand:
Cuộc họp tiếp theo của RBNZ vào ngày 22 tháng 2 năm 2023.
Lần họp trước, Ngân hàng đã tăng lãi suất cao kỷ lục với mức 75 điểm cơ bản:
DXY đã tăng trở lại sau khi một số thành viên FED có nhiều quan điểm hawkish vào phiên Mỹ hôm qua:
1. Chủ tịch FED bang Cleveland, Loretta Mester cho biết: "Không nghĩ rằng FED sắp tạm dừng tăng lãi suất. Chi phí cơ hội nếu dừng lãi suất quá sớm sẽ quá cao; Sẽ cần xem thêm một số báo cáo lạm phát tốt hơn và nhiều dấu hiệu điều tiết hơn."
2. Chủ tịch FED bang St. Louis, James Bullard: "Lãi suất cần phải tăng cao hơn để giảm lạm phát. Tất cả sẽ tốt hơn nếu chúng ta sớm đạt đến mức hạn chế để biến năm 2023 thành một năm giảm phát; Tình hình đòi hỏi lãi suất cao hơn nhiều so với những gì chúng ta đã quen; Sẽ phải giữ lãi suất ở mức đủ cao trong suốt năm 2023 và đến năm 2024. Chúng tôi có nhiều cách để hạn chế chính sách; Lãi suất sẽ không giảm nhiều như thị trường mong muốn"
3. Chủ tịch FED bang New York, John Williams: "Tin rằng Fed sẽ cần tăng lãi suất lên một mức hạn chế đủ để đẩy lạm phát xuống và giữ chúng ở đó trong cả năm tới. Tăng lãi suất nhiều hơn sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng trong nền kinh tế; ông cũng dự báo lạm phát cho năm 2023 ở mức 3,0-3,5%, so với mức 2,6-3,5% của Fed"
4. Phó Chủ tịch Fed, bà Lael Brainard: "Những cú sốc liên tiếp đối với chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch và chiến tranh ở Ukraine có thể ‘báo trước sự chuyển hướng’ sang một kỷ nguyên lạm phát bất ổn hơn và buộc các NHTW phải đề phòng điều đó bằng chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn. Một loạt các cú sốc cung bất lợi kéo dài có thể liên tục ảnh hưởng đến sản lượng tiềm năng hoặc có thể có nguy cơ đẩy kỳ vọng lạm phát vượt quá mục tiêu, bà ủng hộ thắt chặt chính sách tiền tệ vì lý do quản lý rủi ro. (Đại ý của bà là ủng hộ việc Fed tiếp tục tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát)"
Tin tức về việc Trung Quốc có thể sẽ phải tiếp tục các chính sách mạnh tay nhằm đối phó với dịch Covid đang diễn biến phức tạp tại quốc gia này khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhuốm màu ảm đạm. Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ tại ngay khi mở phiên ngày đầu tuần. Chứng khoán quốc gia này đã phải chịu áp lực cả ngày nhưng giảm sâu hơn vào nửa cuối ngày và xóa gần như toàn bộ đà tăng kéo dài ba ngày từ cuối tuần trước. Lợi suất trái phiếu sụt giảm, USD đảo chiều tăng cao.
Chỉ số Dow Jones -1.45%
Chỉ số S&P 500 - 1.5%
Chỉ số Nasdaq -1.43%
Trên thị trường tiền tệ, đồng bạc xanh đã phục hồi và đảo chiều tăng khi các quan chức Fed liên tiếp đưa ra những bình luận với lập trường diều hâu hơn cũng như các thông tin không mấy lạc quan từ Trung Quốc khiến tâm lý risk-off tăng cao.
Chỉ số DXY +0.57% lên 106.664
EURUSD -0.43%
GBPUSD -1.05%
AUDUSD -1.47%
NZDUSD -1.3%
USDJPY -0.16%
USDCHF +0.35%
USDCAD +0.89%
Vàng chìm trong sắc đỏ, giảm xuống ngưỡng 1,741 USD. Thị trường tiền điện tử cũng không mấy lạc quan khi các đồng tiền lớn rơi vào đà giảm mạnh. BTC giảm xuống mức 16,206 USD. Dầu có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ 2021. Giá dầu WTI và dầu Brent lần lượt ở các mức 77.24 USD/thùng và 83.32 USD/thùng.
Theo Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond Thomas Barkin:
BNZ đã đưa ra những nhận xét về triển vọng tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ New Zealand sắp tới sau khi các quan chức cấp cao của RBNZ là Karen Silk và Christian Hawkesby phát biểu trong hai ngày qua:
Quan điểm của BNZ:
Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ không họp lại cho đến tháng 2 năm sau:
Theo Tổng thống Mỹ Biden:
Ông Biden nhận thức rõ về tác động lạm phát của việc gián đoạn chuỗi cung ứng. Và Fed cũng đang đấu tranh chống lại sự gián đoạn này cũng như tác động của nó dẫn đến việc lạm phát tăng cao theo cách duy nhất có thể - tăng lãi suất để giảm nhu cầu.
Nhật Bản đang gặp rất nhiều vấn đề nhưng đối với thị trường lao động thì không.
Theo Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond Thomas Barkin:
Thông tin này đã được đồn đại kể từ sự sụp đổ của FTX và số đông nghĩ rằng nó sẽ xảy ra vào tuần trước. Công ty cho biết họ có 256.9 triệu đô la tiền mặt, số tiền này sẽ hỗ trợ các hoạt động đang diễn ra. Nó cũng cho biết các hoạt động của nền tảng sẽ vẫn bị đình chỉ vào thời điểm này.
Tin tức về việc Trung Quốc có thể sẽ phải tiếp tục các chính sách mạnh tay nhằm đối phó với dịch Covid đang diễn biến phức tạp tại quốc gia này khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhuốm mày ảm đạm. Các chỉ số chính của Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ tại phiên đầu tuần.
Đồng bạc xanh nỗ lực phục hồi trở lại sau cú giảm sâu, hiện ở mức 105.856. EUR/USD ghi nhận mức tăng điểm tích cực khi AUD/USD giảm sâu. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng chìm trong sắc đỏ.
Vàng chìm trong sắc đỏ, hiện ở ngưỡng 1,748 USD/thùng
Thị trường tiền điện tử cũng không mấy lạc quan khi các đồng tiền lớn rời vào đà giảm mạnh. BTC hiện đang ở ngưỡng 16,152 USD.
Giá dầu có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ 2021. Giá dầu WTI và dầu Brent lần lượt ở các mức 75.66 USD/thùng và 82.80 USD/thùng
Các câu trả lời từ bà Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB):