Sam xoăn đã bị bắt tại Bahamas
Truyền thông báo cáo Sam xoăn đã bị chính quyền Bahamas bắt giữ tại khu nghỉ mát Albany.
Truyền thông báo cáo Sam xoăn đã bị chính quyền Bahamas bắt giữ tại khu nghỉ mát Albany.
USD/CHF bất ngờ giảm 33 pip ngay khi phiên Âu mở cửa, thoái lui toàn bộ đà tăng trong phiên Á và đe dọa xóa bỏ đà hồi phục trong ngày.
Hiện cặp tiền giao dịch ở mức 0.9930.
Chỉ số DXY giảm 0.22% vào đầu phiên Âu, làm đà tăng trước đó của USD chững lại.
Hiện DXY vẫn duy trì ở mức cao 114.51.
Chủ tịch ECB Lagarde cho biết: "Chúng tôi cần đưa ra tín hiệu mạnh mẽ rằng chúng tôi sẽ không cho phép kỳ vọng lạm phát mất kiểm soát."
Trọng tâm của phát biểu nằm ở từ "một số", nghĩa là tối thiểu 2 cuộc họp, hay có thể hiểu là cuộc họp tháng 10 và tháng 12. Điều này có thể mang lại động thái tích cực vào tháng tới.
Tâm lý thị trường khá ảm đạm khiến các chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đồng loạt sập mạnh hơn 1% ngay đầu phiên.
Theo Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris:
Niềm tin người tiêu dùng Pháp giảm hơn nữa trong tháng 9, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2013 do lo ngại lạm phát đè nặng lên tâm lý của nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu.
Dưới đây là một số đoạn trích từ báo cáo của IMF về Vương quốc Anh:
Đồng bảng Anh giảm 0.4% so với đồng đô la xuống 1.0672 trong ngày, trước đó từng chạm 1.0630 trong phiên Á.
Tâm lý người tiêu dùng GfK tháng 10 của Đức -42.5 (dự kiến là -39.0)
Trước đó: -36.5 (dự kiến là -36.8)
Tâm lý người tiêu dùng Đức giảm xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 10 do lạm phát cao và những lo lắng về khủng hoảng năng lượng vào mùa đông. Điều này cũng tác động nghiêm trọng đến triển vọng của khu vực đồng tiền chung Euro.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm, tâm lý sợ rủi ro tăng cao do lo ngại rằng suy thoái ở châu Âu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đồng thời làm dòng tiền đầu tư rút khỏi các thị trường mới nổi của châu Á. HĐTL S&P500 giảm 0.38% ở mức 3649.50. Đô la vẫn giữ vị thế là "đồng tiền vua", đang duy trì ở trên mức 114.00
Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do sức ảnh hưởng mạnh mẽ của đồng bạc xanh cùng với những dự báo tăng trưởng chậm ở Trung Quốc.
13:00 - Đức Tâm lý người tiêu dùng GfK tháng 10
13:45 - Niềm tin của người tiêu dùng Pháp Tháng 9
15:00 - Tâm lý nhà đầu tư Credit Suisse Thụy Sĩ Tháng 9
18:00 - Đơn đăng ký thế chấp MBA Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 9
Dẫn đầu là HĐQC EUR/USD mức 0.9725-30 trị giá 419 triệu euro.
Hôm nay là một ngày trầm lắng với HĐQC GBP/USD khi giao dịch ở các mức được thấy lần cuối kể từ năm 1985.
Vương quốc Anh đang phải đối mặt với tình trạng "chống lại" tiền tệ của mình và sự sụp đổ của thị trường trái phiếu chính phủ. Tương lai của nền kinh tế Anh vẫn đang rất mông lung trước lo ngại lạm phát và sự suy yếu của đồng Bảng Anh.
Bộ trưởng Tài chính Anh cho rằng nước Anh cần có cách tiếp cận mới cho một kỷ nguyên tập trung vào tăng trưởng. Việc cắt giảm thuế được cho là cần thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của Anh lên 2.5%. Đây gần giống với phương thức được áp dụng trong thời kì đại dịch Covid nhưng với thời điểm hiện tại liệu có phù hợp?
Từ góc nhìn của các nhà đầu tư trái phiếu, kế hoạch này mang lại viễn cảnh áp lực lạm phát dai dẳng hơn - vào thời điểm lạm phát tại Anh đã gần mức cao nhất trong 40 năm, cũng như “để ngỏ” khả năng BoE sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ nhiều hơn nữa.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh đang tăng chóng mặt trong những ngày qua.
Chủ đề hiện tại trên các thị trường là "mua đồng đô la, bán tất cả thứ khác". Thật khó để cổ phiếu có thể đảo chiều trong bối cảnh hiện tại.
Một loạt dữ liệu tích cực của Mỹ ngày hôm qua cũng không thể phủ nhận rằng Fed sẽ tiếp tục thắt chặt. Và khi Fed là ngân hàng trung ương lớn duy nhất không dao động khi tất cả các ngân hàng khác đều đang diễn biến bất thường, đã gây áp lực lên khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.
Nasdaq cũng ở trong tình trạng khó khăn tương tự và đã chạm dưới mức MA200 tuần. Trong khi đó, chỉ số Dow giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020 sau sáu ngày giảm điểm liên tiếp.
Không chỉ dừng lại ở Phố Wall. DAX cũng đang đe dọa một sự sụt giảm mạnh hơn khi nó đã phá vỡ dưới mức thấp nhất trong tháng 3 và tháng 7.
Hoa Kỳ sẽ đưa ra một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia thành viên không công nhận bất kỳ thay đổi nào đối với Ukraine và buộc Nga phải rút quân, đặc phái viên Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield cho biết.
Bà nói tại một cuộc họp hội đồng: “Cuộc trưng cầu giả mạo của Nga, nếu được chấp nhận, sẽ mở ra một hộp pandora mà chúng tôi không thể đóng lại.
"Bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức trong những điều kiện này, dưới nòng súng, không bao giờ có thể gần với tự do hoặc công bằng", Phó Đại sứ Liên hợp quốc James Kariuki của Anh phát biểu.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, Vassily Nebenzia, nói với cuộc họp rằng các cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành minh bạch và phù hợp với các tiêu chuẩn bầu cử.
Các nhà lãnh đạo Nga tuyên bố chiến thắng trong một loạt "cuộc trưng cầu dân ý" bị Liên hợp quốc lên án, do Điện Kremlin tiến hành nhằm sáp nhập một phần lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng sau một một số thất bại quân sự.
Các cuộc bỏ phiếu được sắp xếp vội vã diễn ra trong 5 ngày ở các khu vực Donetsk và Luhansk ở phía đông, và Zaporizhzhia và Kherson ở phía nam, chiếm khoảng 15% lãnh thổ Ukraine.
Số phiếu bầu ủng hộ gia nhập Nga ở bốn tỉnh dao động từ 87% đến 99.2%, theo các quan chức do Nga bổ nhiệm tại đây.
Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã viết trên kênh Telegram chính thức của mình vào đầu ngày thứ Tư rằng các cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc. “Kết quả rất rõ ràng. Chào mừng trở về nước Nga."
Phân tích của cơ quan xếp hạng Fitch đã cho thấy nền kinh tế yếu hơn:
Một đoạn trích từ Goldman Sachs:
Soc Gen cho biết trong trường hợp suy thoái nhẹ, S&P500 có khả năng xuống mức 3200 hoặc 2500 nếu Fed tiếp tục đánh đổi suy thoái để kiềm chế lạm phát .
Các chủ đề nóng hổi của các ngân hàng trung ương trong ngày hôm nay:
USD hồi phục cùng lợi suất trái phiếu tăng đang gây rất nhiều áp lực lên tài sản rủi ro. BTC trong khoảng 12 giờ qua đã giảm khoảng $2K, hiện đã về $18,666.
Theo Goldman Sachs cho biết:
Giá dầu thô Brent đạt trung bình 100 USD/thùng trong ba tháng cuối năm, giảm so với dự báo trước đó là $125
Đối với năm 2023, giá dầu Brent đạt trung bình 108 USD/thùng, giảm từ $125 trước đó
Cho biết dự đoán giá dầu có thể sẽ tăng so với mức hiện tại với lý do rằng thị trường đang ''cực kì thắt chặt''
Tại một sự kiện ở Câu lạc bộ Kinh tế Washington, DC, khi được hỏi về khả năng cho ra đời một thỏa thuận toàn cầu để điều chỉnh giá trị tiền tệ như năm 1985, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Brian Deese đã trả lời rằng sẽ không có một "phiên bản mới" của Hiệp định Plaza năm 1985 - một thỏa thuận giảm giá đồng đô la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Đồng bạc xanh đã giao dịch mạnh trở lại tại châu Á trong ngày hôm nay.
Hôm nay không có quá nhiều tin tức, nên USD vẫn sẽ chi phối.
Ngân hàng Dự trữ Úc họp vào thứ Ba tuần sau và dữ liệu doanh số bán lẻ hôm nay, tăng 0.6% so với tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái (mức tăng lớn thứ hai so với cùng kỳ trong lịch sử) tiếp tục thúc đẩy RBA tăng lãi suất 50bp. Niềm tin của người tiêu dùng Úc rất yếu trong thời gian gần đây, nhưng không được phản ánh trong dữ liệu bán lẻ mạnh mẽ.
Thị trường tiếp tục bị chi phối bởi lợi suất Mỹ tăng, với lợi suất 10 năm chạm mức 4% (lần đầu tiên kể từ năm 2010) và sức mạnh của USD. Nhận định từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen và Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Deese về việc đồng đô la Mỹ mạnh không cản trở việc USD tăng giá.
Ta cũng đã nhận được biên bản cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
USD tiếp tục tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền trong phiên hôm nay.
Đỉnh phiên sáng nay là 4.003%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 10/2008.
Dữ liệu doanh số bán lẻ của Úc trong tháng 8 tăng 0.6% so với tháng trước
AUD/USD giảm, USD vẫn trên đà tăng mạnh
Kết quả Ngân sách Chính phủ cho giai đoạn 2021-22 năm cho thấy
Lãi suất tăng sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân sách năm tới.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay ở mức 7.1107 (cao hơn so với ước tính là 7.1095)
Hôm qua là một phiên đầy biến động trên khắp các thị trường. Dù có khởi đầu rất tốt, các chỉ số chứng khoán Mỹ lại không thể giữ được đà tăng sau khi hai dữ liệu kinh tế tại Mỹ vượt kỳ vọng. Đầu tiên là doanh số bán nhà mới tại Mỹ, đạt 685 nghìn so với kỳ vọng 500 nghìn, tăng gần 30% so với tháng trước. Tiếp đó là niềm tin người tiêu dùng Mỹ, tăng từ 103.6 lên 108 điểm, trong khi dự báo chỉ là 104.5. Cả 2 báo cáo cùng một số dữ liệu khác cho thấy rằng nền kinh tế Mỹ vẫn đang ổn định, và Fed vẫn còn dư địa tăng lãi suất trong cuộc chiến chống lạm phát, gây sức ép lên thị trường cổ phiếu. Cả Dow Jones và S&P 500 đều lập đáy mới, còn Nasdaq hồi phục và chuyển xanh vào cuối phiên:
Trái phiếu cũng đã chịu áp lực bán mạnh sau khi các dữ liệu kinh tế được công bố. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 2 năm tăng 13bp từ đáy, đóng cửa ở mức 3.94%, lợi suất 30 năm cũng tăng gần 16bp từ đáy, lên 3.82%, mức cao nhất trong gần 9 năm.
Trên thị trường tiền tệ, sau báo cáo niềm tin người tiêu dùng vượt kỳ vọng, USD cũng đã hồi phục trở lại và chốt phiên tăng nhẹ, đồng thời đã tăng 5/6 phiên gần nhất. Hầu như tất cả các đồng tiền khác đều tạo nến rút chân. GBP tiếp tục là tâm điểm của sự chú ý khi khủng hoảng ngân sách tại Anh vẫn đang tiếp diễn. Bảng Anh hôm qua đã có một phiên tăng tương đổi ổn, có vẻ do động thái short cover GBPUSD, nhưng sau đó cũng thoái lui. Lợi suất trái phiếu tại Anh tiếp tục lập đỉnh mới; hiện tại lợi suất 10 năm đã chạm mức 4.47%, tăng 1.6% so với đầu tháng này. Trong phiên các đồng tiền diễn biến trái chiều, nhưng đa phần đều đóng cửa ít thay đổi:
Vàng tăng $6.4/oz lên $1,628.5/oz, cũng đã thoái lui từ đỉnh phiên do USD và lợi suất Mỹ hồi phục trở lại. Dầu WTI tăng gần $2/thùng lên $78.5.
BTC hôm qua cũng đã tăng kha khá sau những bình luận của chủ tịch Powell về crypto tại một diễn đàn ở Pháp, tuy nhiên cuối phiên cũng sập mạnh và về $19K.
Hôm nay lịch kinh tế tương đối nhẹ nhàng, với bà Lagarde phát biểu lúc 2h15 chiều và chủ tịch Powell phát biểu lúc 9h15 tối.
Theo nguồn tin thân cận cho biết:
Mary Daly là người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang San Francisco
Deese cho rằng cần phải khéo léo hơn nữa trong cuộc đàm phán hoả thuận hạt nhân với Iran
Hiệp hội bán lẻ Vương quốc Anh (BRC) công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá cả các mặt hàng trong tháng 9 tăng 5.7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể năm 2005
Dữ liệu CPI chính thức đạt mức cao nhất trong 40 năm.
Giá nhập khẩu sẽ sớm tăng trở lại khi đồng GBP tiếp tục giảm:
Theo tóm tắt biên bản:
Theo Moody:
Một số dự báo tăng trưởng đã được sửa đổi:
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen:
Morgan Stanley
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen
Trước đó, công ty Nord Stream AG cho biết ba tuyến đường ống ngoài khơi của hệ thống ống dẫn khí đốt của họ đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Hiện chưa có ước tính thời gian cụ thể cho việc khôi phục khả năng làm việc của hệ thống
Dữ liệu kiểm kê chính thức của chính phủ Hoa Kỳ sẽ được công bố vào Thứ Tư
Trong khi chờ đợi, cuộc khảo sát do tư nhân thực hiện:
Barclays sẽ thận trọng với USDJPY trong ngắn hạn:
"Một cuộc giằng co giữa phân kỳ chính sách tiền tệ và can thiệp ngoại hối sẽ kẹp USDJPY trong biên độ 140-146 trong ngắn hạn. Trong khi các can thiệp ngoại hối hiếm khi làm thay đổi xu hướng thị trường trung hạn (trừ khi có can thiệp đa phương) , chúng tôi tin rằng nó sẽ đủ hiệu quả để siết các vị thế đầu cơ quanh các mức thanh khoản kém này và giới hạn cả đà tăng lẫn đà giảm USDJPY."
Và như vậy thời kỳ tiền rẻ cho các chính phủ đã qua.
Vào đầu năm, chính phủ Anh có thể vay trong 30 năm và chỉ trả 0.76% lãi suất mỗi năm. Bây giờ họ phải trả 5%.
Ở một quốc gia thâm hụt kép với vấn đề năng lượng, các hóa đơn thanh toán sẽ tăng nhanh chóng.
Nhưng đây không chỉ là về Vương quốc Anh, mà là cả thế giới. Điều gì đang xảy ra ở Anh là một thông điệp cho các chính phủ khắp mọi nơi rằng kỷ nguyên tiền rẻ đã kết thúc. Nếu muốn lên kế hoạch cho các chương trình kích cầu, hỗ trợ hoặc dự án mới; hãy chuẩn bị chịu thâm hụt nhanh hơn nhiều so với kế hoạch hoặc có nguy cơ xảy ra thảm họa giống như ở Vương quốc Anh.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng toàn cầu thậm chí còn chậm hơn. Lãi suất ngân hàng trung ương là một trong những biện pháp kích thích nền kinh tế nhưng tác động mạnh hơn cả là hầu bao của chính phủ. Không phải lãi suất đã giải cứu các nền kinh tế trong thời kỳ covid; mà là chi tiêu chính phủ.
Cho đến tuần trước, chính phủ nghĩ họ có thể tiếp tục tung ra các chương trình tài khóa khổng lồ. Đã đến lúc phải suy nghĩ lại về điều đó.
Tất cả chúng ta đều hy vọng kỷ nguyên thắt lưng buộc bụng đã qua, nhưng nó đã quay trở lại và sẽ còn tồi tệ hơn lần này.