Đồng đô la đang giữ ổn định trước phiên giao dịch châu Âu khi thị trường vẫn tập trung vào các quyết định quan trọng của ngân hàng trung ương trong tuần này. Các tài sản rủi ro đang được giao dịch khá thận trọng với chỉ số HĐTL S&P 500 giảm 0.2% sau khi lao dốc vào tuần trước. Các tín hiệu tiêu cực vẫn còn tồn tại trước khi Fed đưa ra quyết định chính sách.
Thị trường ở Vương quốc Anh hôm nay cũng đóng cửa để tổ chức lễ tang cho Nữ hoàng Elizabeth II. Điều đó sẽ khiến phiên giao dịch sắp tới có thể ảm đạm hơn.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
15h: Tổng tiền gửi trực tiếp của SNB vào ngày 16 tháng 9
Đồng đô la tăng nhẹ trước phiên giao dịch châu Âu. Thị trường vẫn đang chú ý theo dõi cuộc họp FOMC vào cuối tuần. Fed có nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 75 bps.
Tỷ giá EUR/USD giảm 0.2% xuống 0.9995 nhưng đang tiếp tục tiến gần hơn tới mức ngang giá với một loạt các hợp đồng quyền chọn lớn đáo hạn vào thứ Tư và thứ Năm có lẽ là điều cần lưu ý.
Trong khi đó, tỷ giá USD/JPY đang ở mức cao nhưng phe mua vẫn không thể tìm thấy sự bứt phá chắc chắn trên 145.00 trong thời điểm hiện tại. Cặp tiền này hiện tăng 0.2% lên 143.15, so với mức thấp nhất trước đó là khoảng 142.64. Bảng Anh cũng sẽ là một trong những đồng tiền được chú ý nhất khi BOE dự kiến sẽ họp vào thứ năm.
USD/CAD tăng thêm 0.2% lên 1.3285.
Đồng aussie cũng chịu một chút áp lực khi một lần nữa giao dịch xuống 0.6700.
Fed là trọng tâm chính trong tuần này nhưng không phải là ngân hàng trung ương lớn duy nhất sẽ đưa ra quyết định chính sách trong những ngày tới. Sẽ là một tuần nhộn nhịp khi cả BOJ, SNB và BOE đều đang chuẩn bị đưa ra những quyết định quan trọng. Tất cả điều đó có thể tạo ra những biến động lớn trên thị trường trước khi chuyển sang đợt tiếp theo của các dữ liệu quan trọng liên quan đến lạm phát và kinh tế.
Thứ Tư ngày 21/9: Quyết định chính sách của cuộc họp FOMC (dự kiến +75 bps)
Thứ Năm 22/9: Quyết định chính sách tiền tệ của BOJ (dự kiến không có thay đổi, hãy theo dõi các bình luận về đồng Yên)
Thứ Năm 22/9: Quyết định chính sách tiền tệ của SNB (dự kiến +75 bps)
Thứ Năm 22/9: Quyết định chính sách tiền tệ của BOE (dự kiến +50 bps)
Thêm vào đó, chủ tịch ECB Lagarde sẽ phát biểu vào thứ Ba, ngày 20 tháng 9 ở Frankfurt. Và vào thứ Sáu, ngày 23 tháng 9, Chủ tịch Fed Powell cũng sẽ phát biểu khai mạc trong sự kiện Fed Listens mới nhất mang chủ đề 'Chuyển đổi sang nền kinh tế hậu đại dịch' .
Mở đầu tuần mới, các tỷ giá chính trên thị trường ngoại hối không có nhiều thay đổi ròng trong phiên giao dịch sáng nay. Tuần này sẽ có các cuộc họp về chính sách và tăng lãi suất đến từ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang của Fed (FOMC), Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và một số ngân hàng trung ương khác. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng có một cuộc họp chính sách nhưng dự kiến sẽ không có sự thay đổi bất ngờ nào được đưa ra.
Tại Trung Quốc, các thành phố Thành Đô và Đại Liên đã dỡ bỏ lệnh đóng cửa vào ngày hôm nay. PBoC cũng đã cắt giảm lãi suất reverse repo kỳ hạn 14 ngày từ 2.25% xuống 2.15%. Lãi suất RR 7 ngày không đổi ở mức 2.0%. Vào thứ Ba, ngày 20/9, PBOC sẽ thiết lập lãi suất cơ bản cho các khoản vay kỳ hạn một năm và năm năm. Với lãi suất MLF vẫn ổn định vào tuần trước, khả năng sẽ không có sự thay đổi nào đối với LPR vào ngày mai.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY tiếp tục tăng hướng về mốc 7.0 ngày hôm nay.
Liên quan đến chính trị, Tổng thống Hoa Kỳ Biden trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình nước này đã cho biết các lực lượng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược. Điều này mâu thuẫn với chính sách chính thức hiện tại của Hoa Kỳ về hòn đảo này.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi được phỏng vấn trong chương trình truyền hình 60 Minutes đưa ra bình luận không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nhanh chóng nào về thỏa thuận hạt nhân với Mỹ. Dầu tăng trong phiên giao dịch nhưng sau đó đã giảm trở lại và ít biến động.
Thị trường Nhật Bản đã đóng cửa để nghỉ lễ hôm nay. Vương quốc Anh cũng sẽ dành ngày hôm nay để tổ chức lễ chôn cất Nữ hoàng Elizabeth II - ngày cuối cùng trong sự kiện quốc tang chính thức. Việc thị trường nước này đóng cửa sẽ làm giảm thanh khoản trong múi giờ phiên giao dịch Châu Âu.
Vài tháng qua đã có nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu, với mức nhiệt độ và hạn hán kỷ lục. New Zealand vào năm ngoái đã lập kỷ lục mới về thanh toán bảo hiểm liên quan đến thời tiết và năm nay đang trên đà phá kỷ lục.
Đánh giá rủi ro trọng yếu đối với hệ sinh thái các ngân hàng, công ty bảo hiểm và hệ thống tài chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi của chúng tôi. Sự ổn định tài chính được duy trì hiệu quả khi tất cả các rủi ro liên quan được xác định, định giá và phân bổ cho những bên có khả năng quản lý tốt nhất. Để đáp ứng mục tiêu này, điều quan trọng là phải tính đến các tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu.
Nhìn chung diễn biến thị trường hiện tại tương đối trầm lắng. EUR tiếp tục giao dịch quanh mức ngang giá. GBP thoái lui về 1.14 và USDJPY trở lại trên 143.
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục trầm lắng trước thềm cuộc họp FOMC vào thứ Tư. Sau đó, 3 NHTW khác cũng sẽ công bố quyết định chính sách vào thứ Năm.
BTC giảm hơn 3% ngay từ đầu phiên và hiện đã về vùng $18K. Áp lực lên thị trường crypto xuất hiện ngay từ sớm trong phiên Á. Ngoài ra, ETH cũng đã sập về 1,300 sau The Merge.
Tờ Wall Street Journal đưa tin về trận động đất mạnh 6.8 độ Richter xảy ra ở phía đông nam Đài Loan hôm thứ Hai.
Đã có ít nhất một trường hợp tử vong và hàng chục trường hợp bị thương.
Tâm chấn nằm trong khu vực bờ biển đông nam Đài Loan tương đối thưa thớt; dư chấn đã được cảm nhận rộng rãi hơn.
Không có sự xuất hiện của sóng thần.
Một phát ngôn viên của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới cho biết dường như không có bất kỳ tác động đáng kể nào từ trận động đất.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, đã nói cuộc phỏng vấn trong chương trình "60 minutes" vào Chủ nhật:
Ông cho biết biết Iran sẵn sàng tham gia vào cái mà ông gọi là "thỏa thuận tốt và công bằng"
Iran có sự nghi ngờ sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khỏi thỏa thuận cuối cùng.
Ông cho rằng: “Cần phải có những đảm bảo. Nếu có một sự đảm bảo, thì người Mỹ không thể rút khỏi thỏa thuận này. “Người Mỹ đã thất hứa. Họ đã rút khỏi thoả thuận này một cách đơn phương. Họ nói rằng, ''Tôi không có thỏa thuận'
Raisi bày tỏ sự không hài lòng rằng Biden đã duy trì các biện pháp trừng phạt do Trump áp đặt sau khi ông rời khỏi thỏa thuận và nói rằng ông nhận thấy rất ít sự khác biệt giữa hai chính quyền.
Nếu một thỏa thuận có thể đạt được, nó sẽ mở ra thị trường toàn cầu cho việc xuất khẩu dầu của Iran, và do đó, giá dầu sẽ giảm.
Các nhà phân tích trong cuộc họp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã dự đoán rằng:
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của Mỹ thay đổi cách tính cho Cục Dự trữ Liên bang, hiện có khả năng tăng phạm vi mục tiêu cho lãi suất cho vay lên 75 điểm cơ bản.
Thị trường tài chính đang dự đoán lãi suất sẽ tăng 75 điểm cơ bản trong tháng này và đặt tỷ lệ tăng lãi suất là 25%.
Rõ ràng là Fed sẽ tăng lãi suất tải trước nhiều hơn so với mức cơ sở tháng 9 . Dự báo sắp tới lãi suất sẽ tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 11 (trước đây là 25 điểm cơ bản) và duy trì mức tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 12. Điều này có nghĩa là phạm vi mục tiêu cho tỷ lệ vốn được cấp có thể sẽ gần 4% đến 4.25%.
Moody đã kết luận rằng:
Có một rủi ro tiềm ẩn đó là lạm phát vẫn cao hơn trong thời gian dài vì chính sách thắt chặt tiền tệ truyền thống không được trang bị để giải quyết các cú sốc cung đẩy lạm phát cao hơn ở Mỹ. Fed có thể phải đối mặt với lựa chọn của Hobson: Đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái nhẹ , như trong một trong các kịch bản của chúng tôi, để chế ngự lạm phát, hoặc chờ đợi và gây ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn, vì kịch bản lạm phát đình trệ có thể xảy ra vào năm tới nếu Fed không đủ quyết liệt.
Thành tích của Fed trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ mà không gây ra suy thoái là không lớn.
Tin vui cho người dân Thành Đô và Đại La, 2 thành phố sẽ trở lại cuộc sống bình thường bắt đầu từ hôm nay. Việc đóng cửa trên toàn thành phố đã được dỡ bỏ.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có một phiên không mấy khả quan sau khi CEO FedEx, một trong những công ty vận chuyển lớn nhất thế giới, cảnh báo rằng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái, đồng thời hạ triển vọng doanh thu cả năm. Cổ phiếu công ty chốt phiên giảm hơn 21%. Thị trường sau đó có hồi phục nhờ USD suy yếu, tuy nhiên vẫn chốt phiên giảm điểm:
Chỉ số Dow Jones -0.45%
Chỉ số S&P 500 -0.72%
Chỉ số Nasdaq -0.90%
Ngoài những bình luận từ CEO FedEx, báo cáo tâm lý người tiêu dùng đại học Michigan cũng đã được công bố vào thứ Sáu. Báo cáo ghi nhận tâm lý người tiêu dùng hồi phục trở lại, tăng từ 58.2 lên 59.5, gần với dự báo 60 điểm. Điều đáng khích lệ hơn có lẽ là kỳ vọng lạm phát đang tiếp tục giảm, với kỳ vọng lạm phát 1 năm giảm từ 4.8% xuống 4.6%. Báo cáo phần nào cũng đã khiến USD suy yếu từ đỉnh, cùng với việc lợi suất trái phiếu ngắn và trung hạn đều giảm. Lợi suất 2 năm chạm đỉnh tại 3.92% nhưng sau đó suy yếu, còn lợi suất 10 năm chưa thể vượt được 3.5%. Ngoài ra, USD có vẻ cũng đang gặp kháng cự kỹ thuật quanh mức 110.5, vùng đỉnh của năm nay. Chốt phiên, chỉ số DXY giảm nhẹ, nhưng vẫn tăng trong tuần.
Chỉ số DXY -0.09%, cả tuần +0.61%
EURUSD +0.15%, cả tuần +0.31%
GBPUSD -0.43%, cả tuần -1.46%
AUDUSD +0.25%, cả tuần -1.80%
NZDUSD +0.41%, cả tuần -1.86%
USDJPY -0.38%, cả tuần +0.19%
USDCHF +0.31%, cả tuần +0.44%
USDCAD +0.29%, cả tuần +1.87%
Vàng cũng đã nỗ lực hồi phục khi USD suy yếu. Kim loại này tăng hơn $9/oz, chốt phiên tại $1,674, tuy nhiên có vẻ như đang gặp kháng cự tại $1,680. Đây là vùng từng là hỗ trợ rất quan trọng giai đoạn 2020/2021. Dầu đã có một phiên quét 2 chiều, sau đó chốt phiên giảm 0.4%, đóng cửa tại mức $84.6/thùng.
Tuần này sẽ có rất nhiều cuộc họp của các ngân hàng trung ương, với Fed vào thứ Tư, BoE, BoJ và SNB vào thứ Năm. Biên bản cuộc họp RBA cũng sẽ được công bố vào ngày mai, cùng báo cáo CPI Canada.
Lạm phát cơ bản không có dấu hiệu hạ nhiệt. Hơn nữa, sự lan rộng của lạm phát trong cả mảng dịch vụ cho thấy lạm phát sẽ cần thời gian để điều tiết.
Fed đang tăng cường nỗ lực để giảm lạm phát và sẽ kiên quyết làm như vậy. Chúng tôi kỳ vọng rằng FOMC sẽ tăng lãi suất 75bp tại cuộc họp tuần này và Chủ tịch Powell sẽ nhắc lại rằng cần nhiều hơn thế nữa.
Dựa trên xu hướng hiện tại, chúng tôi dự báo lãi suất dài hạn sẽ đạt khoảng 4.75-5.00% vào quý II/2023, cao hơn 100bp và muộn hơn gần sáu tháng so với dự báo trước đó.
Các dự báo của Fed cần phản ánh một giai đoạn duy trì của chính sách hạn chế dẫn đến một đợt tăng trưởng suy yếu. Dot plot sẽ hawkish hơn, tốc độ tăng trưởng chậm hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Hôm thứ Sáu, chính phủ Đức đã quốc hữu hóa một nhà máy lọc dầu lớn do Nga sở hữu. Một đơn vị của công ty dầu khí Nga Rosneft hiện nằm dưới sự ủy thác của cơ quan quản lý ngành công nghiệp Đức. Họ đã tiếp quản nhà máy lọc dầu Schwedt của doanh nghiệp, nơi cung cấp 90% nhiên liệu cho Berlin.
Điều này làm gia tăng nguy cơ Đức bị tổng thống Putin trả đũa, đồng thời hạn chế thêm dòng chảy năng lượng của Nga ở châu Âu.
Chỉ số hiệu suất kinh doanh tháng 8 (PSI) của BusinessNZ.
Chỉ số PMI dịch vụ của New Zealand tháng 8 tăng lên 58.6 (trước đó là 54.4)
cao nhất kể từ tháng 4 năm 2021
cao hơn mức trung bình dài hạn là 53.6
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp của BNZ Doug Steel:
Nhìn chung, PSI ổn cùng với PMI của tuần trước tạo ra chỉ số tổng hợp (PCI), dự báo tăng trưởng GDP hàng năm lên tới 5% trong quý 3 năm 2022. Chúng tôi hiện dự báo kinh tế mở rộng 5% cho giai đoạn trên. Nhưng câu hỏi là PCI sẽ tăng trong bao nhiêu lâu?
"Lộ trình tăng lãi suất cao hơn kết hợp với việc thắt chặt tài chính gần đây cho thấy triển vọng tăng trưởng và việc làm có phần kém khả quan hơn trong năm tới"
Goldman Sachs điều chỉnh dự báo Fed tăng lãi suất từ 50bp lên 75bp trong tuần này. Ngoài ra:
Dự báo tăng 50bp vào tháng 11
Dự báo tăng 50bp trong tháng 12
Lãi suất đạt đỉnh tại 4-4.25% vào cuối năm 2022
Dự báo kinh tế:
Tăng trưởng GDP đạt 1.1% vào năm 2023 (giảm so với dự báo 1.5% trước đó từ quý 4 năm 2022 đến cuối năm 2023).
Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.7% vào cuối năm 2022 (từ dự báo trước đó là 3.6%), sau đó lên 4.1% vào cuối năm 2023
Đồng đô la Canada đang ở một vị trí thú vị về khẩu vị rủi ro vào thời điểm hiện tại.
Trong nước, Canada ghi nhận GDP mạnh mẽ khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Đầu tư vào hàng hóa đã tăng lên và thương mại được cải thiện.
Điều đó đã giúp CAD một chín một mười so với USD, nhưng hiện tại có vẻ đồng Loonie đang hơi đuối sức.
Một số lý do đến từ ngay trong nước. Hai báo cáo việc làm gần đây nhất của Canada kém khả quan. Giá nhà cũng giảm khoảng 15% so với mức đỉnh tháng 2, mặc dù vẫn tăng khoảng 5% so với cùng kỳ.
Những điều này có thể không ảnh hưởng nhiều đến CAD, nhưng lại làm gia tăng lo lắng về nền kinh tế toàn cầu và chênh lệch lãi suất.
Cảnh báo từ FedEx về triển vọng vĩ mô toàn cầu kém khả quan đã ảnh hưởng đến tâm trạng chung. Chứng khoán toàn cầu chật vật suốt cả tuần và thị trường không thể vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu hoặc Covid tại Trung Quốc. Giá cả hàng hóa cao và lạm phát cũng đang tàn phá tăng trưởng của các thị trường mới nổi.
Chênh lệch lợi suất
Điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt trong thị trường nhà ở Hoa Kỳ và Canada. Việc tăng lãi suất ở Canada ảnh hưởng trực tiếp hơn đến người tiêu dùng so với ở Mỹ. Canada có lãi suất cố định với kỳ hạn 5 năm hoặc lãi suất có thể điều chỉnh. Ngược lại với Mỹ, các khoản thế chấp có lãi suất cố định trong 30 năm.
Điều đó có nghĩa là nhiều người Canada đang trực tiếp cảm thấy áp lực từ lãi suất cao hơn trong khi những người Mỹ duy nhất cảm thấy điều đó là những người chuyển nhà hoặc mua nhà lần đầu tiên. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Canada sẽ khó đưa lãi suất vượt 4% hơn Fed.
Trước đó, cả hai được kỳ vognj sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất quanh mức 4% nhưng bây giờ thị trường đang định giá lãi suất của Fed ở mức 4.40% trong tháng Ba. Sự phân kỳ này có thể đang dọn đường để USDCAD vượt 1.32 và có thể tiến lên 1.37.
Về dài hạn, có nhiều bằng chứng cho thấy hàng hóa sẽ thiếu hụt trong nửa sau của thập kỷ này và Canada trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, trong năm tới, đây không phải câu chuyện chính. Bắc Mỹ đang suy yếu và các ngân hàng trung ương ở khắp mọi nơi đang tăng lãi suất với tốc độ chưa từng có. Có khả năng xảy ra sai lầm chính sách và suy thoái ở khắp mọi nơi.
Bloomberg báo cáo rằng các doanh nghiệp Anh sẽ được cắt giảm một nửa hóa đơn năng lượng trong gói cứu trợ của chính phủ.
Thị trường đã giả định rằng một loại cứu trợ kinh doanh nào đó sắp được công bố. Hóa đơn của người tiêu dùng sẽ được giới hạn ở mức 2,500 GBP, còn với doanh nghiệp sẽ được quyết định sau.
Theo CNN, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với quân đội nước này rằng ông muốn có khả năng chiếm Đài Loan vào năm 2027. CNN trích lời phó giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ David Cohen, tuy nhiên Mỹ không nghĩ Trung Quốc đã đưa ra quyết định đánh hay hòa.
Trung Quốc từ lâu đã muốn lấy lại đảo quốc này. Tuy nhiên, với việc tổng thống Nga Putin gặp khó khi tấn công Ukraine, có lẽ ông Tập đang muốn cân nhắc hơn một chút với kế hoạch quân sự của mình trước khi hành động.
Cặp tiền đã liên tục giảm kể từ đầu phiên Âu. USD/JPY đã suy yếu hơn 50 pip trong ngày.
Hiện cặp tiền đang giao dịch ở mức thấp 142.91, đã có lúc chạm mức 142.85. Di chuyển xuống dưới 142.85 có thể khiến USD/JPY kiểm tra mức thấp nhất thứ Tư là 142.509.
Triển vọng u ám cùng những lời cảnh báo không mấy lạc quan của công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới FedEx đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý nhà đầu tư, khiến chứng khoán kéo dài đà sụt giảm trong tuần. S&P 500 giảm hơn 1%, nâng đà giảm trong tuần lên mức 5%. Tuy nhiên, chỉ số tâm lý người tiêu dùng sơ bộ tháng 9 của Mỹ cho thấy kỳ vọng lạm phát 1 năm giảm từ 5.0% xuống 4.6%, kỳ vọng lạm phát 5-10 năm giảm từ 3.0% xuống 2.8% đã hỗ trợ các chỉ số chính xóa bỏ một phần đà giảm sâu trước đó.
S&P 500 -1.21%
Nasdaq -1.35%
Dow Jones -0.89%
USD thoái lui toàn bộ đà tăng trong ngày nhờ kỳ vọng lạm phát giảm trong tháng 9, cụ thể kỳ vọng lạm phát năm tới giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm và kỳ vọng lạm phát dài hạn chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021. USD suy yếu phần nào giảm áp lực lên một số đồng tiền chính khác. EUR/USD tăng vọt gần 60 pip, vượt qua mức ngang giá. Ở phía ngược lại, USD/JPY dẫn đầu đà giảm, chạm đáy trong ngày ở dưới 143.
DXY -0.13%
EUR/USD +0.24%
GBP/USD -0.35%
AUD/USD +0.01%
NZD/USD +0.19%
USD/JPY -0.34%
USD/CHF +0.14%
USD/CAD +0.36%
Lợi suất trái phiếu kho bạc cũng phản ứng mạnh mẽ sau chỉ số tâm lý người tiêu dùng. Lợi suất kỳ hạn 2 năm vốn nhạy cảm với chính sách đã tăng 3bp lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Các trader swap đang định giá khả năng Fed tăng lãi suất thêm 75bp vào tuần tới, một số khác lại đang định giá cho động thái tăng 100 điểm cơ bản.
Thị trường hàng hóa được hưởng lợi nhờ đô la mất giá. Vàng bật tăng hơn $13 đầy ấn tượng lên $1,678.26/oz - mức đỉnh trong ngày sau tin về chỉ số tâm lý người tiêu dùng. Dầu thô WTI hiện giao dịch ở mức cao nhất trong ngày là $85.47/thùng.
Đồng euro đã có bước cải thiện vào đầu phiên Mỹ. EUR/USD tăng 14 pip sau khi Hoa Kỳ công bố dữ chỉ số tâm lý người tiêu dùng sơ bộ tháng 9 cao hơn tháng trước.
Hiện EUR/USD đang giao dịch ngay dưới mức ngang giá ở 0.9988.
Triển vọng ảm đạm của tập đoàn chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới FedEx khiến nhà đầu tư tỏ ra e ngại trước rủi ro, tạo cơ hội cho lợi suất trái phiếu kho bạc một số kỳ hạn cải thiện ngay đầu phiên Mỹ.