Thặng dư thương mại tháng 7 tại Úc vượt dự báo
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
- Được hỗ trợ bởi sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa nông thôn
- Giảm lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng
- Nhập khẩu dầu giảm
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
Giá vàng (XAU/USD) giảm về mức $2,314.95 USD tại thời điểm viết bài, khi khẩu vị rủi ro cải thiện đã làm giảm nhu cầu hàng hóa trú ẩn
Nhìn chung, thị trường chứng khoán ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đều đóng cửa tích cực, với Nikkei tăng 1.24%, ASX200 của Australia tăng 0.35% và Hang Seng tăng 0.1%. Mặc dù các thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đại lục giảm nhẹ, điều này có thể đến từ việc nhà giao dịch chốt lời trước kỳ nghỉ lễ 1/5. Thực tế, dữ liệu kinh tế của nước này nhìn chung là tích cực, với PMI Sản xuất Caixin Trung Quốc đạt mức cao nhất 14 tháng trong tháng 4, trong khi tại châu Âu, tăng trưởng GDP của Pháp và Tây Ban Nha vượt qua mức dự báo trong quý đầu tiên của năm 2024.
CPI sơ bộ tháng 4 tại Eurozone:
GDP sơ bộ quý I tại Eurozone:
EUR phục hồi, nhưng dường như động lực chính không đến từ báo cáo GDP sơ bộ khả quan mà có vẻ dữ liệu lạm phát là nguyên nhân chính gây ra biến động. Hiện cặp tiền đang tăng khoảng 15pip, mặc dù không đáng kể nhưng đã thu hẹp phần lớn đà giảm trong ngày. Dữ liệu lạm phát cho thấy lạm phát cơ bản tăng 2.7% so với cùng kỳ, cao hơn ước tính, nhưng vẫn thấp hơn so với mức 2.9% trong tháng 3.
Lịch trình kinh tế hôm nay khá sôi động với loạt báo cáo GDP sơ bộ lần 1 tại Đức, Ý và Tây Ban Nha đều cao hơn dự báo, mang đến sự lạc quan cho nền kinh tế Eurozone, đặc biệt là Tây Ban Nha (0.7% so với dự báo 0.4% và 0.3% của quý trước). Đây là một trong số ít các nước là điểm sáng của nền kinh tế khu vực này. Tại Đức, doanh số bán lẻ tháng 3 ghi nhận sự phục hồi nhờ doanh số bán thực phẩm tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 5.9% và lượng người thất nghiệp tăng nhẹ (phản ánh sự vững vàng của thị trường lao động bất chấp mọi lo lắng về kinh tế kể từ năm ngoái). Tổng hợp các báo cáo trên, ta có thể thấy được các nền kinh tế Eurzone dường như không chịu khuất phục trước áp lực suy thoái để bắt đầu năm mới.
Áp lực lạm phát đang giảm bớt và nền kinh tế Eurozone đang hoạt động tốt hơn dự báo trong quý I. ECB chắc chắn sẽ hạ lãi suất trong tháng 6, nhưng quyết định tháng 7 vẫn đang là câu hỏi trước sự thận trọng của nhà hoạch định chính sách. Nếu nền kinh tế chững lại trong quý I sẽ gây thêm áp lực buộc ECB phải sớm nới lỏng nhiều hơn, nhưng nhìn qua dữ liệu hôm nay thì điều này khó lòng có thể xảy ra.
USD tiếp tục phục hồi trên diện rộng, với các đồng antipodeans dẫn đầu đà giảm trong nhóm G7. USDJPY tăng 0.3% lên 156.85. Nhìn vào hàng động giá đi ngang dưới 157, điều này cho thấy sự thận trọng của thị trường trước e ngại Nhật Bản tiếp tục can thiệp. Yếu tố về mặt tâm lý được cho là động lực chính của USDJPY vào lúc này. Ngày mai Nhật Bản sẽ công bố báo cáo Số dư tài khoản vàng lai, và nếu dữ liệu biến động mạnh sẽ xác nhận hoạt động can thiệp hôm qua.
Chứng khoán châu Âu hầu như chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ FTSE của Anh tăng 0.35%. Vàng giảm hơn $21 trong ngày xuống $2315/oz khi đánh mất sức hút của một tài sản trú ẩn do căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt và thị trường đẩy lùi kỳ vọng Fed hạ lãi suất. Dầu thô phục hồi lên $82.70/thùng sau khi chạm mức thấp nhất trong ngày là $82.30/thùng.
Lượng đơn cấp phép cho vay thế chấp chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2022, với lãi suất thực hưởng giảm tới 17bp xuống còn 4.73% trong tháng 3. Đáng chú ý, các cá nhân đã vay ròng khoản nợ thế chấp khoảng 0.3 tỷ bảng GBP trong tháng.
Dữ liệu này đã mang đến sự lạc quan cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu và ít nhất thì Đức cũng không chịu khuất phục trước áp lực suy thoái để bắt đầu năm mới, nhưng lại xuất hiện sau sự điều chỉnh tiêu cực với dữ liệu GDP quý IV năm ngoái.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức duy trì ổn định ở mức 5.9% trong tháng 4, phản ánh sự vững vàng của thị trường việc làm trên phần lớn châu Âu bất chấp mọi lo lắng về kinh tế kể từ năm ngoái.
Nhìn vào bảng phân tích, giá hàng hóa vốn giảm 0.1%, trong khi giá hàng tiêu dùng tăng 0.3% và hàng hóa lâu bền tăng 0.1% trong tháng 4.
Sau cuộc họp thường kỳ của Bộ Chính trị Trung Quốc, đại hội toàn thể lần thứ 3 của Trung Quốc vào tháng 7 sắp tới được tổ chức nhằm đánh giá tình hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc và tiến hành tăng cường các biện pháp cải cách. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng tuyên bố rằng họ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và chính sách tài khóa chủ động trong thời gian tới.
Sau kết quả mạnh mẽ hơn trong quý IV năm ngoái, nền kinh tế Tây Ban Nha lại tiếp tục gây bất ngờ với kết quả tích cực khác trong quý I năm nay. Đây là một trong số ít các nước là điểm sáng của nền kinh tế khu vực Eurozone, đặc biệt là khi xét tới những nền kinh tế khó khăn ở Pháp và Đức.
Điều khiến phe mua lo lắng lúc này là nếu họ đẩy giá lên quá cao sẽ khiến Nhật Bản can thiệp lần nữa, do đó tâm lý thận trọng tiếp tục bao trùm lên toàn thị trường lúc này và USDJPY tiếp tục đi ngang dưới 157. Trừ khi có sự biến động mạnh từ dữ liệu Hoa Kỳ và Fed trong tuần này, phe mua mới có thể mạnh tay bất ngấp lo ngại về phản ứng của BoJ/MoF.
Yếu tố về mặt tâm lý được cho là động lực chính của USDJPY vào lúc này. Nhìn vào biểu đồ ngắn hạn, phe sẽ luôn duy trì cặp tiền trên 155. Phe mua hiện đang rất dày tại đường MA 200 giờ (màu xanh), nhờ vậy củng cố cho xu hướng tăng trong ngắn hạn. Trong khi đó, phe bán có thể hướng tới hỗ trợ 155.38, sau đó quay lại kiểm tra mốc 155.
GBPUSD hiện giảm 0.3% xuống 1.2527 khi USD tăng nhẹ trong ngày. Cặp tiền thoái lui sau khi chạm đường MA 200 ngày (đường màu xanh) và rào cản 1.2553 tiếp tục là ngưỡng kỹ thuật quan trọng giúp hạn chế động lực tăng của GBP. Trong bối cảnh USD đi ngang thì ta có vẻ phải chờ xúc tác từ cuộc họp Fed vào ngày mai, ngoài ra còn có dữ liệu việc làm ADP Hoa Kỳ.
Trên khung H1, hỗ trợ trước mắt là đường MA 100 giờ tại 1.2500. Phá qua hỗ trợ này sẽ gia tăng áp lực bán và giúp phe mua lấy lại quyền kiểm soát trong ngắn hạn.
Lạm phát hàng năm ở Pháp tiếp tục giảm bớt và tiến gần đến mức 2%. Tuy nhiên, chỉ số lạm phát được chuẩn hóa của EU dự kiến sẽ ổn định ở mức 2.4% trong tháng Tư. Dù vậy, điều này cũng sẽ không cản trở ECB nới lỏng trong tháng 4.
Cập nhật FX: EURUSD tăng hơn 7pip lên 1.0720 sau tin
Doanh số bán lẻ tháng 3 tại Đức ghi nhận sự phục hồi, với động lực chính đến từ doanh số bán thực phẩm (tăng 3.6%), trong khi doanh số bán lẻ phi thực phảm giảm 0.2%.
Điều này cũng phản ánh tâm lý ảm đạm hơn đang diễn ra trên các HĐTL Hoa Kỳ, hiện đang giảm khoảng 0.1%. Chứng khoán đã phục hồi đáng kể kể từ tuần trước nhưng nhiều khả năng vẫn kết thúc tháng 4 trong sắc đỏ.
Vàng có phần im hơi lặng tiếng trong những ngày gần đây khi thị trường chờ đợi quyết định chính sách tháng 5 của Fed sẽ được công bố vào ngày mai.
Vàng hiện giảm gần $4 xuống dưới $2,330 trong phiên Á.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết:
IMF chỉ ra rằng các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đang hướng tới 'hạ cánh mềm', trích dẫn tình trạng giảm phát nhanh và tăng trưởng bền vững, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới. Khẳng định rằng khu vực vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc về giá hàng hóa và gián đoạn thương mại do xung đột ở Trung Đông và Ukraine.
Ở Trung Quốc, các yếu tố chính sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng bao gồm:
Dữ liệu thị trường lao động từ Nhật Bản tiếp tục cho thấy sự mạnh mẽ:
Thủ tướng Nhật Bản Kishida cho biết:
USDJPY hiện tăng 0.32% lên 156.80:
Masato Kanda - Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản - quan chức sẽ chỉ đạo BOJ can thiệp khi ông thấy cần thiết và thường được coi là 'nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu' của Nhật Bản cho biết:
Các quan chức Nhật Bản vẫn tỏ ra dè dặt về việc xác nhận liệu có can thiệp tiền tệ để hỗ trợ JPY hay không?
Masato Kanda, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản (ông là quan chức sẽ chỉ đạo BoJ can thiệp khi cần thiết và thường được gọi là 'nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu' của Nhật Bản) đã trả lời cánh truyền thông rằng:
Bộ Tài chính sẽ công bố số liệu về can thiệp tiền tệ vào cuối mỗi tháng. Báo cáo tiếp theo sẽ được công bố vào hôm nay, tuy nhiên, dữ liệu này sẽ không bao gồm các hoạt động trong ngày hôm qua mà chỉ tính đến ngày 26 tháng 4. Như vậy, số liệu can thiệp tiền tệ chính thức ngày hôm qua sẽ được Bộ Tài chính công bố vào cuối tháng 5
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm nhẹ trong một ngày không có dữ liệu kinh tế nào đáng chú ý. Cổ phiếu Tesla tăng vọt sau khi nhà sản xuất xe điện vượt qua cột mốc quan trọng trong việc triển khai công nghệ hỗ trợ người lái tiên tiến ở Trung Quốc. S&P 500 tăng 0.32%, trong khi Nasdaq Composite tăng 0.35%. Dow Jones tăng 146.43 điểm, tương đương 0.38%. Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ đang hướng tới tháng giảm điểm đầu tiên kể từ tháng 10 khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất đã giảm đáng kể so với đầu năm. Dow Jones đang trên đà giảm hơn 3% trong tháng 4. S&P 500 và Nasdaq Composite đều có xu hướng giảm hơn 2%.
Trên thị trường FX, USD suy yếu. DXY giảm 0.43% xuống 105.65. Tâm điểm ngày hôm qua là JPY và đợt can thiệp tiền tệ từ Bộ Tài chính Nhật Bản. Một báo cáo của Dow Jones đã xác nhận một cách không chính thức rằng USDJPY đã giảm 500 pip sau khi phá vỡ rào cản 160.00. Cặp tiền sau đó ổn định ở 157.00 trước khi tiếp tục giảm xuống mức 155.00 trong phiên Mỹ và điều chỉnh trở lại 156.00 khi đóng cửa. AUD được hưởng lợi từ các thông tin về việc RBA có thể sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất khi lạm phát Úc vẫn ở mức cao. AUDUSD tăng 0.55% lên 0.6565.
Vàng giảm $2 xuống $2,335. Bitcoin tăng hơn 1% lên trên $63,800. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 5 bps xuống 4.62%. Giá dầu thô giảm mạnh vào thứ Hai khi Ngoại trưởng Mỹ thực hiện nỗ lực ngoại giao mới ở Trung Đông nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn ở Gaza và ngăn chặn cuộc tấn công của Israel vào Rafah. Một thỏa thuận ngừng bắn có thể sẽ giảm bớt lo ngại rằng cuộc chiến ở Gaza có thể gây ra một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông làm gián đoạn nguồn cung dầu thô. Dầu thô WTI giảm $1.10 xuống $82.76/ thùng.
Không rõ rủi ro chính trị hiện đang được định giá trên thị trường dầu mỏ là bao nhiêu nhưng thị trường có thể sớm tính ra.
CNN đưa tin Hamas đang xem xét một đề xuất mới từ Ai Cập nhằm kêu gọi nhóm này thả 33 con tin bị bắt cóc từ Israel để đổi lấy việc tạm dừng chiến sự ở Gaza. Việc thả tự do diễn ra từ từ trong vài tuần và thả tù nhân Palestine có thể mang lại sự yên bình lâu dài trong khu vực.
Hamas cũng đang tham gia các cuộc đàm phán ở Cairo, trong một dấu hiệu đầy hy vọng.
Tin tức này đã thúc đẩy một số lực bán dầu hôm nay với giá dầu WTI giảm 1.26 USD xuống còn 82.59 USD, mức đáy kể từ thứ Năm.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm với kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất xuống 4.624%.
Các chỉ số chứng khoán chính đang tăng đầu phiên Mỹ với Tesla và Apple dẫn đầu.
Elon Musk tới Trung Quốc. Cổ phiếu Tesla tăng 11.92% trong khi cổ phiếu Apple đang tăng 2.55%.
Các chỉ số chứng khoán chính:
Chỉ số HICP sơ bộ theo danh mục hàng hóa:
Tin tức chính:
Thị trường:
Mở đầu tuần mới với tâm điểm là đồng JPY khi Nhật Bản cuối cùng đã có hành động can thiệp để hạn chế sự suy yếu của đồng nội tệ JPY, khiến USD/JPY giảm mạnh về 154.5 và hiện hồi phục về mức 156.28. Các đồng tiền khác cũng tăng giá so với đồng bạc xanh, với GBP/USD tăng 45 pip, USD/CAD giảm 14 pip xuống 1.3652 và AUD/USD tăng 34 pip.
Ở các thị trường chứng khoán, các chỉ số châu Âu có diễn biến trái chiều với chứng khoán Tây Ban Nha suy yếu sau tuyên bố của Thủ tướng Sanchez rằng ông sẽ không từ chức. Trong khi đó, HĐTL chứng khoán Mỹ vẫn tăng cho đến thời điểm hiện tại. Trên thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 0.047%, ở mức 4.62%.
Hiện tại, mọi sự chú ý vẫn sẽ đổ dồn vào đồng JPY. Với việc phiên Mỹ bắt đầu và hỗ trợ cho thanh khoản thị trường, liệu Nhật Bản có đủ can đảm để ngăn chặn những đợt mua vào mạnh mẽ trong ngày hay không?
Sau những phiên giao dịch sôi động tuần trước, vàng hiện đang tích lũy quanh ngưỡng $2,300.
Biểu đồ cho thấy vàng đang được giao dịch giữa đường MA 100 giờ (đường màu đỏ) và 200 giờ (đường màu xanh) là các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Trong khi đó, xu hướng của đồng USD cũng không rõ ràng sau dữ liệu GDP và PCE của Mỹ quý 1 tuần qua. Đối với vàng, việc căng thẳng địa chính trị suy yếu là một yếu tố góp phần vào nhịp thoái lui trong tuần trước.
Thông tin quan trọng cần chú ý trong tuần này sẽ là cuộc họp FOMC vào thứ Năm. Tất cả sẽ phụ thuộc vào triển vọng của Fed khi các nhà giao dịch sẽ xem xét kỹ lưỡng phát biểu của ông Powell để tìm bất kỳ manh mối nào. Hiện tại, thị trường đang định giá khả năng giảm lãi suất vào tháng 7 là khoảng 34%, trong khi tỷ lệ này ở tháng 9 là khoảng 78%. Tổng mức lãi suất cắt giảm trong năm được dự báo ở mức 0.36%.
Dữ liệu việc làm Mỹ sẽ được công bố sau đó vào thứ Sáu cũng là một dữ liệu quan trọng.
Để dễ hình dung, thị trường hiện đang định giá khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 7 là khoảng 34%, với tổng mức lãi suất cắt giảm được dự báo trong năm nay ở mức 0.36%.
Xét quy mô và bản chất của đợt biến động, khó có thể nghĩ đến bên nào khác có thể tác động đến giá cả theo cách như vậy. Sự thật sẽ chỉ được hé lộ trong báo cáo dữ liệu ngoại hối vào tháng tới.
Masato Kanda, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản, vẫn từ chối bình luận về bất kỳ sự can thiệp nào vào thị trường ngoại hối ngày hôm nay:
Dữ liệu về các hành động này chỉ được báo cáo bốn tuần một lần. Do đó, chúng ta cần đợi đến cuối tháng khi BOJ và MOF công bố báo cáo chính thức.
Niềm tin vào kinh tế ở khu vực đồng Euro dường như xấu đi kể từ đầu quý II, nhưng ít nhất dữ liệu PMI tuần trước cũng đem đến một số tia hy vọng. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi dữ liệu trong tháng tới, nhưng hiện tại ECB vẫn đang trên con đường hạ lãi suất vào tháng 6.