Thặng dư thương mại tháng 7 tại Úc vượt dự báo
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
- Được hỗ trợ bởi sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa nông thôn
- Giảm lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng
- Nhập khẩu dầu giảm
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
HSBC dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp ngày 6-7/11, sau đó là một lần nữa tại cuộc họp ngày 17-18/12, sau đó là vào tháng 1, tháng 3, tháng 5 và tháng 6, tổng cộng là sáu lần cắt giảm lãi suất 25 bps liên tiếp.
Lịch trình của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào năm 2025:
Những nỗ lực của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda nhằm tăng lãi suất đang phải đối mặt với những thách thức mới khi JPY phục hồi và các lãnh đạo chính trị mới đang nghiêng về chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm tăng rào cản cho việc tăng lãi suất.
Kết hợp điều này với dữ liệu việc làm mạnh mẽ từ Mỹ vào thứ Sáu khiến tỷ giá USD/JPY tăng trên 149.00 vào sáng sớm.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế Atsushi Mimura cho biết:
Những phát biểu này đã giúp USD/JPY quay trở lại mức 148.500.
Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố tối thứ Sáu, bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tăng 254,000 vào tháng 9, mức cao nhất trong sáu tháng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4.1% và thu nhập theo giờ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Cổ phiếu Hoa Kỳ tăng cao mặc dù lợi suất tăng cao khi thị trường việc làm tại Mỹ vẫn mạnh mẽ và các công nhân đình công đã đạt được thỏa thuận tạm thời ngăn chặn việc đóng cửa các cảng chính
Trong tuần giao dịch:
GBP và USD mạnh nhất trong khi JPY là đồng tiền yếu nhất trong số các đồng tiền chính:
Giá vàng đã biến động mạnh vào thời gian vừa qua. Sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố vào lúc 19:30 tối thứ Sáu, giá vàng giảm mạnh xuống dưới mức 2,640 USD/oz, tuy nhiên sau đó vào 22:00 cùng ngày, giá vàng quay đầu tăng, chạm mức 2,670 USD/oz nhưng ngay sau đó giảm trở lại mức 2,642 USD/oz vào 23:30. Hiện tại, giá vàng đang ít biến động ở quanh mức 2,650 USD/oz.
Giá vàng đã sụt giảm hơn 300pip xuống tiệm cận 2630 USD/oz do báo cáo việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ, giá vàng hiện đã quay đầu phục hồi toàn bộ đà giảm lên 2670 USD/oz.
Ngân hàng Bank of America dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản, thay vì 50 điểm cơ bản.
Thị trường đang dự đoán chỉ có 6% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Các nhà giao dịch hợp đồng tương lại định giá khoảng 25.9%.
"Liệu có quá sớm để dự đoán Fed sẽ quyết định giữ nguyên lãi suất?"
Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ đã khiến USDCHF đã break khỏi phạm vi giao dịch từ 0.8399 đến 0.85368. USDCHF đã giao dịch gần 0.85166 trước báo cáo và hiện đã tăng vọt lên 0.8607. Tại vùng đỉnh, cặp tiền này đã test mức thoái lui 61.8% của động thái giảm từ mức đỉnh giữa tháng 8 tại 0.86049. USDCHF đã quay trở lại mức 0.8587.
Trên biểu đồ khung ngày, mức 0.8580 là hỗ trợ gần nhất. Nếu USDCHF có thể duy trì trên mức đó, USDCHF có thể tăng cao hơn và test mức thoái lui 61.8%.
Chỉ số Dow Jones tăng hơn 227 điểm, tương đương 0.5%. Chỉ số S&P 500 nhích 0.7% và Nasdaq tăng hơn 1%.
Bảng lương phi nông nghiệp tăng 254,000 việc làm vào tháng 9, vượt xa dự báo 150,000 từ các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4.1% mặc dù kỳ vọng giữ nguyên ở mức 4.2%.
Diễn biến vào thứ sáu đánh dấu một bước ngoặt sau khi căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông khiến Phố Wall khởi đầu tháng 10 không mấy suôn sẻ. Báo cáo việc làm dường như đã chuyển sự tập trung của nhà đầu tư trở lại tình hình kinh tế Hoa Kỳ.
Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu tăng 0.46%, với hầu hết các ngành và sàn giao dịch chứng khoán lớn đều ghi nhận sắc xanh.
Cổ phiếu dầu khí tăng 1.28% do lo ngại về nguồn cung sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gợi ý rằng Israel có thể nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran khi xung đột Trung Đông tiếp tục leo thang. Ngược lại, lĩnh vực tiện ích giảm 1.5%.
Cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô tăng 2.2%, dẫn đầu là đà tăng của Volvo và Volkswagen, sau khi Liên minh châu Âu bỏ phiếu thông qua mức thuế quan chính thức đối với xe điện chạy bằng pin (BEV) do Trung Quốc sản xuất. Quyết định này được đưa ra bất chấp sự phản đối của nhiều nhà sản xuất ô tô châu Âu, những người lo ngại Trung Quốc sẽ "trả đũa".
EURUSD đã lao dốc xuống dưới vùng 1.1001 - 1.10145 và mục tiêu tiếp theo là thoái lui 61.8% gần 1.0944 và đường MA100 ngày tại 1.0928. Cặp tiền này bị đè nặng sau khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ tăng nóng hơn dự kiến khiến đồng USD tăng vọt.
USDJPY đã break lên trên ngưỡng kháng cự quanh 147.20 – 147.338 và mục tiêu tiếp theo là mức đỉnh từ ngày 16 tháng 8 tại 149.390. trên biểu đồ H4, cặp tiền này cũng đã break lên trên mức thoái lui 38.2% của động thái giảm từ mức đỉnh năm 2024 tại 148.116. Báo cáo NFP tích cực của Hoa Kỳ đã làm giảm kỳ vọng Fed hạ lãi suất "mạnh tay", từ đó thúc đẩy đồng bạc xanh tăng cao.
Khả năng Fed hạ lãi suất 50 điểm cơ bản đã giảm xuống còn khoảng 11%. Có vẻ như nếu Fed thực sự tiếp tục cắt giảm lãi suất thì mức cắt giảm 25 điểm cơ bản sẽ là hợp lý.
Chỉ số DXY tăng hơn 200 pip lên trên 102.50 sau khi báo cáo việc làm mới nhất của Hoa Kỳ cho thấy số lượng bảng lương tăng vọt trong tháng 9 (+254K) và tăng cao hơn nhiều so với dự kiến (+140K).
Tin tức:
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra khá ảm đạm về mặt dữ liệu kinh tế khi thị trường chờ đợi báo cáo NFP của Mỹ. Phát biểu của Kinh tế trưởng BoE Huw Pill có ít ôn hòa hơn so với Thống đốc Bailey, giúp GBP/USD phục hồi một sau đà giảm ngày hôm qua
Trên thị trường, giá dầu thô tiếp tục tăng cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Tâm lý thị trường tương đối tích cực với chứng khoán tăng điểm trong ngày. Trọng tâm chú ý là báo cáo NFP của Mỹ và bài phát biểu của quan chức Fed Williams từ, dự kiến diễn ra 30 phút sau khi dữ liệu được công bố.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã ra thông cáo sau khi EU đồng thuận áp thuế đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc:
Dữ liệu NFP của Mỹ cho tháng 9 sẽ được Cục Thống kê Lao động (BLS) công bố vào tối nay lúc 19h30 theo giờ Việt Nam.
Dự báo:
Dữ liệu việc làm tháng 9 có thể củng cố kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 11, mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phản đối những kỳ vọng như vậy trong bài phát biểu của mình tại Cuộc họp thường niên của Hiệp hội Kinh tế Thương mại Quốc gia (NABE) ở Nashville vào thứ Hai.
Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết:
Ủy ban châu Âu thông báo đã có đủ sự đồng thuận với quyết định áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, một quyết định thương mại quan trọng có thể gây ra phản ứng trả đũa từ Bắc Kinh.
Kết quả bỏ phiếu cho thấy có 10 thành viên EU ủng hộ việc đánh thuế, 5 phản đối và 12 phiếu trắng.
Mức thuế này nhằm mục đích chống lại những gì EU coi là trợ cấp không công bằng của Trung Quốc. Mức thuế này sẽ được áp dụng trong 5 năm tới sau một cuộc điều tra chống trợ cấp kéo dài một năm.
Phản ứng lại với thông báo này, Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU đã kêu gọi EU hành động thận trọng, trì hoãn việc áp dụng thuế quan, tránh leo thang căng thẳng thương mại, đồng thời bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ với EU vì đã thúc đẩy các biện pháp "bảo hộ thương mại".
Theo chuyên viên phân tích chiến lược Francesco Pesole của ING:
Cụ thể, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã đạt được sự đồng thuận về đề xuất văn bản của Thỏa thuận Biện pháp Đặc biệt (SMA) mới có thời hạn 5 năm. Thỏa thuận này sẽ quyết định mức đóng góp của Hàn Quốc cho việc duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc.
Thị trường giao dịch khá ổn định về mặt khẩu vị rủi ro cho đến nay.
Thông thường, trước các sự kiện lớn như báo cáo NFP ngày hôm nay, không có gì lạ khi thấy thị trường giao dịch nhiều biến động hoặc im ắng.
Ngoài ra, có thể có một loạt các động thái khác nhau, từ các động thái chốt lời, định vị trước và phòng ngừa rủi ro trước sự kiện lớn.
Vì vậy, hãy thận trọng với biến động giá ngày hôm nay trước thềm dữ liệu quan trọng. Ngoài ra, tình hình địa cũng là yếu tố thị trường cần lưu ý.
Lãnh tụ Iran Khamenei cho biết:
Quan chức BoE Pill phát biểu: "Tôi nghĩ rằng mức lãi suất không có nhiều tác động đến đầu tư kinh doanh của Anh".
PMI xây dựng tháng 9 của Anh ở mức 57.2 so với mức dự kiến 53.3.
Tim Moore, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
"Các công ty xây dựng của Anh đã chỉ ra sự cải thiện rõ rệt về động lực tăng trưởng sản lượng trong tháng 9, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nhanh hơn ở cả ba loại hoạt động chính. Sự kết hợp giữa lãi suất thấp hơn, sự ổn định kinh tế trong nước và các đường ống công trình cơ sở hạ tầng mạnh mẽ đã giúp thúc đẩy sổ đặt hàng trong những tháng gần đây.
Các dự án mới khởi công đã góp phần vào sự mở rộng vừa phải về số lượng việc làm và sự gia tăng nhanh hơn trong hoạt động mua hàng trên toàn ngành xây dựng vào tháng 9. Tuy nhiên, nhu cầu lớn hơn về nguyên liệu thô và sự chuyển giao mức lương cao hơn của các nhà cung cấp đã dẫn đến mức tăng mạnh nhất về chi phí đầu vào trong 16 tháng.
Sự lạc quan của doanh nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức thấp nhất được ghi nhận vào tháng 10 năm ngoái. Những người trả lời khảo sát đã trích dẫn các yêu cầu bán hàng tăng lên kể từ cuộc tổng tuyển cử, cũng như chi phí vay thấp hơn và tiềm năng nhu cầu xây dựng nhà ở mạnh hơn là những yếu tố hỗ trợ cho kỳ vọng về hoạt động kinh doanh trong tháng 9."
Quan chức BoE Pill cho rằng lạm phát tiền lương và dịch vụ hiện tại vẫn là nguồn gốc cho những lo ngại về nền kinh tế.
Quan chức BoE Pill cho biết:
Đây là những nhận xét mang tính tượng trưng. Thị trường đã định giá đầy đủ mức cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng 10, vì vậy phát biểu của quan chức ECB không có nhiều ảnh hưởng. Điều cần quan tâm hiện tại là về dữ liệu.
PMI xây dựng tháng 9 của Eurozone ở mức 42.1 so với mức 41.4 trước đó.
Bình luận về dữ liệu PMI, Tiến sĩ Tariq Kamal Chaudhry, Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, cho biết:
“Lĩnh vực xây dựng của Eurozone không có dấu hiệu nào cho thấy sự suy yếu. Trong khi PMI HCOB cho lĩnh vực xây dựng tăng nhẹ so với tháng trước, thì vẫn nằm trong vùng thu hẹp ở mức 42.1 điểm vào tháng 9. Trong số các phân ngành, kỹ thuật dân dụng chứng kiến mức giảm mạnh nhất theo tháng, mặc dù lĩnh vực bất động sản nhà ở vẫn là lĩnh vực chìm sâu nhất trong khủng hoảng.
Trong số các nền kinh tế lớn của Eurozone, "báo động đỏ" đã chuyển từ Đức sang Pháp, nơi đã đạt một trong những mức thấp nhất trong một thập kỷ. Giá cả tiếp tục tăng. Mặc dù nhu cầu suy yếu nghiêm trọng, giá đầu vào vẫn tăng, mặc dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đôi chút so với tháng trước. Dấu hiệu tích cực duy nhất là giá thầu xây dựng hiện đã bắt đầu giảm nhẹ.
Hiện tại không có chỗ cho sự lạc quan. Lượng đơn hàng đang giảm đáng báo động và khối lượng mua đang ở mức trì trệ. Không có gì ngạc nhiên khi triển vọng hoạt động trong tương lai vẫn bi quan. Do đó, các công ty xây dựng của Pháp đang ngày càng sa thải nhân viên. Một sự thúc đẩy chính sách tiền tệ từ ECB sẽ rất được hoan nghênh để phục hồi ngành xây dựng, nhưng các thông báo gần đây của ECB dường như không nâng cao được tinh thần trong ngành."
Sản lượng công nghiệp Tây Ban Nha trong tháng 8giảm 0.1% so với cùng kỳ năm ngoái, không đạt được mức dự kiến tăng 0.1%, so với mức giảm 0.4% trước đó.
Phiên giao dịch châu Âu hôm nay khá trống trải về mặt dữ liệu với chỉ một vài bản phát hành không quan trọng. Sự kiện chính sẽ là báo cáo NFP của Mỹ trong phiên giao dịch Mỹ.
19:30 theo giờ Việt Nam - Báo cáo NFP tháng 9 của Mỹ
Báo cáo NFP của Mỹ dự kiến sẽ tăng thêm 140,000 việc làm trong tháng 9 so với mức 142,000 vào tháng 8, tỷ lệ thất nghiệp đi ngang ở mức 4.2%. Thu nhập trung bình theo giờ dự kiến ở mức 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái, không đổi so với mức trong tháng 8, dữ liệu này ở mức 0.3% so với tháng trước, thấp hơn mức 0.4% trước đó.
Fed dự kiến tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4.4% vào cuối năm với mức cắt giảm 50 bps. Tỷ lệ thất nghiệp vào năm 2024 đã tăng do nguồn cung lao động tăng lên chứ không phải vì nhiều đợt sa thải hơn, đây là điều mà dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã thể hiện rõ ràng.
Thị trường đang định giá 35% khả năng cắt giảm 50 bps nữa vào tháng 11, giảm so với mức 53% vào đầu tuần. Khả năng này có thể tăng lên rất nhiều nếu báo cáo NFP yếu hơn dự kiến. Tất nhiên, nếu báo cáo thị trường lao động tốt hơn dự kiến, động thái cắt giảm 25 bps sẽ có khả năng xảy ra nhất.
Bài phát biểu của quan chức NHTW:
14:55 theo giờ Việt Nam - Quan chức BoE Pill (trung lập - bỏ phiếu)
20:00 theo giờ Việt Nam - Quan chức Fed Williams (trung lập - bỏ phiếu)
Tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ trong tháng 9 ở mức 2.5%, mức dự kiến 2.4%, trước đó 2.4%.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã chính thức chỉ thị biên soạn một gói kinh tế mới nhằm giảm bớt tác động đối với các hộ gia đình do chi phí sinh hoạt tăng cao, vì chính phủ mới đặt ưu tiên hàng đầu là thoát khỏi tình trạng giảm phát.
"Chúng ta cần hỗ trợ những người đang phải chịu đựng chi phí tăng cao ngay bây giờ cho đến khi kinh tế tăng trưởng tích cực với tăng trưởng lương vượt xa lạm phát, thúc đẩy chi tiêu".
Gói kinh tế này sẽ bao gồm các khoản thanh toán cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và trợ cấp cho chính quyền địa phương. Ishiba cũng cam kết sẽ nỗ lực tăng mức lương tối thiểu lên 1,500 JPY (10.24 USD)/giờ trong thập kỷ này từ mức 1,055 JPY hiện nay.
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba nói trên các phương tiện truyền thông:
Vào 20:00 tối nay:
Báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ dự kiến được công bố vào 19:30 tối nay.
Dưới đây là những kỳ vọng của các nhà kinh tế:
Tại sao những ngưỡng này lại quan trọng?
Thị trường tài chính truyền thống kém hấp dẫn hơn do những bất ổn về địa chính trị và bầu cử tại Hoa Kỳ.
Các chuyên gia phân tích của JPMorgan coi vàng và Bitcoin là những tài sản được hưởng lợi từ sự bất ổn trên thị trường tài chính, do căng thẳng địa chính trị gia tăng và cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ.
Đối với vàng, JPM cho biết hành động giá đã "vượt xa những dự đoán từ sự biến động của đồng USD và lợi suất trái phiếu", cho thấy rằng mối quan ngại về địa chính trị hiện là yếu tố chi phối nhiều hơn. Bitcoin cũng sẽ được hưởng lợi từ tình hình này.