Điều gì khiến đồng GBP giảm mạnh sau quyết định lãi suất của BoE?
Tất cả đến từ những thay đổi nhỏ trong quyết định chính sách của BOE ngày hôm nay. Hãy cùng tóm tắt những thay đổi đó:
- BoE đã lưu ý rằng họ sẽ theo dõi tình trạng dai dẳng của lạm phát sẽ suy yếu như thế nào. Từ khóa ở đây là "suy yếu".
- Quan chức Ramsden và Dhingra bỏ phiếu đồng ý cắt giảm lãi suất tại cuộc họp mới nhất này. Vì vậy, ít nhất thì phe "dovish" không còn đơn độc trong cuộc bỏ phiếu gần nhất.
- Bản thân BOE đã hạ dự báo lạm phát so với tháng 2, cho thấy họ ngày càng tin tưởng hơn vào triển vọng lạm phát, ít nhất là hiện tại.
- Thống đốc BOE Bailey nhận xét rằng tin tức gần đây về lạm phát là "đáng khích lệ" và "lạc quan rằng mọi thứ đang đi đúng hướng".
Những điều này không có gì to tát, nhưng kết hợp lại thì có thể tạo nên sự khác biệt. Và có lẽ điều đó giải thích cho phản ứng ban đầu của đồng GBP
Nhưng cuối cùng chúng vẫn chỉ là những thay đổi nhỏ và điều này sẽ không tạo ra sự thay đổi đáng kể nào đối với triển vọng của BoE. Thị trường cũng giúp ủng hộ lập luận đó khi tháng 8 vẫn là thời điểm có khả năng cắt giảm lãi suất cao nhất. Mức lãi suất được dự báo cắt giảm trong năm hiện ở mức ~ 0.55%, chỉ tăng nhẹ so với mức 0.53% trước quyết định
Liên minh châu Âu (EU) tham vấn các bên liên quan về việc cho phép các quỹ UCITS đầu tư vào tiền điện tử
Nếu được chấp thuận, các quỹ UCITS của EU sẽ mở đường cho các tài sản tiền điện tử tiếp cận thị trường sản phẩm đầu tư trị giá 12 nghìn tỷ euro.
Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Châu Âu (ESMA), cơ quan giám sát của Liên minh Châu Âu, đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia về việc liệu có nên thêm tiền điện tử danh mục đầu tư của các quỹ UITCS - sản phẩm đầu tư với thị trường trị giá 12 nghìn tỷ EUR.
UCITS là một loại hình quỹ đầu tư bao gồm các sản phẩm nhằm bảo vệ và đơn giản hóa việc đầu tư, với danh mục đầu tư là các khoản vay có cấu trúc/đòn bẩy, trái phiếu thảm họa, giấy phép phát thải, hàng hóa, và cổ phiếu chưa niêm yết. UCITS thường bao gồm các quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch niêm yết (ETF) hoặc quỹ thị trường tiền tệ. Các quỹ này được quản lý bởi các quy định của EU. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngoài EU cũng có thể tham gia.
Các bên liên quan của UCITS có thời gian đến ngày 7/8 để đóng góp ý kiến. Nếu được chấp thuận, UCITS sẽ trở thành một trong những quỹ chính thống lớn nhất đầu tư vào tiền điện tử.
Hành động này của EU diễn ra trong bối cảnh các cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ, Hồng Kông và các nước khác trên thế giới đang dần cởi mở hơn với sự xuất hiện tiền điện tử trong các công cụ đầu tư truyền thống.
Trong khi các quỹ ETF Bitcoin chỉ tập trung vào tiền điện tử, các khoản đầu tư của UCITS được chia thành nhiều loại quỹ khác nhau, mỗi loại có mức độ phân bổ tài sản cụ thể dựa trên hồ sơ rủi ro của quỹ. Điều này có nghĩa là ngay cả khi được chấp thuận, cũng sẽ không có một quỹ UCITS độc lập nào có 100% phân bổ cho tiền điện tử, mà là các quỹ UCITS sẽ có một tỷ lệ nhất định được phân bổ cho tiền điện tử.
Châu Âu được biết đến với chính sách quản lý tiền điện tử nghiêm ngặt. Đây là một trong những khu vực đầu tiên đưa ra khuôn khổ quản lý tiền điện tử hoàn chỉnh dưới dạng thị trường trong các tài sản tiền điện tử (MiCA). Một trong những câu hỏi mà ESMA cần đặt ra đối với các bên liên quan là các danh mục đầu tư có tiền điện tử sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi Đạo luật MiCA.
BoE giữ nguyên lãi suất điều hành lần thứ sáu liên tiếp
- Lãi suất điều hành của BoE: 5.25% (Dự báo: 5.25%. Trước đó: 5.25%)
- Tỷ lệ biểu quyết của MPC: 0-2-7, với quan chức Dhingra, Ramsden ủng hộ giảm 0.25% lãi suất (Dự báo: 0-0-9. Trước đó: 0-1-8)
- Lạm phát dự kiến sẽ trở lại gần mức mục tiêu 2% trong thời gian tới, nhưng sẽ tăng nhẹ vào nửa cuối năm 20204
- Các yếu tố địa chính trị vẫn tiếp tục là rủi ro tiềm ẩn đối với triển vọng lạm phát
- Các dữ liệu lạm phát tiếp tục suy yếu nhưng vẫn ở mức cao
- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục thắt chặt trong thời gian đủ dài để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%
- Sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ theo các dữ liệu kinh tế để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% một cách bền vững
- Sẽ xem xét các dữ liệu sắp tới và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến lạm phát
- Sẽ xem xét về thời gian hợp lý cho việc giữ lãi suất điều hành ở mức hiện tại.
Bên cạnh đó, tỷ lệ biểu quyết cũng cho thấy Ramsden cùng với Dhingra ủng hộ việc cắt giảm lãi suất, một tỷ lệ hơi mang tính thận trọng.
BOE cũng đã hạ dự báo lạm phát về mức 2.6% trong một năm (trước đó: 2.8%), 1.9% trong hai năm (trước đó: 2.3%) và 1.6% trong ba năm (trước đó: 1.9%).
Bình luận của Bailey cũng có thể đóng vai trò khi ông nói rằng tin tức gần đây về lạm phát là "đáng khích lệ" và ông "lạc quan rằng mọi thứ đang đi đúng hướng".
Đồng GBP giảm mạnh do những yếu tố thận trọng được nêu ở trên:
Thị trường dự báo khả năng cắt giảm lãi suất của BoE ra sao
Khả năng diễn ra cắt giảm lãi suất vào tháng 6 được dự báo ở mức khoảng 46%, trong khi tháng 8 ở mức 96%. Thị trường dự đoán có ít nhất hai lần cắt giảm lãi suất với tổng cộng khoảng 0.53% lãi suất được cắt giảm trong năm nay
Mức lãi suất dự báo trong các cuộc họp sắp tới:
Hãy cùng xem liệu BOE có muốn khuấy động thị trường trong ngày hôm nay không.
GBP/USD tiếp tục ở dưới mốc 1.2500 trước thềm quyết định lãi suất của BoE
- Các nhà đầu tư kỳ vọng BoE có thể đưa ra khoảng thời gian cụ thể cho quyết định cắt giảm lãi suất.
- Quan chức Fed không cảm thấy thoải mái với dự báo cắt giảm lãi suất trong năm nay.
GBP/USD hiện hồi phục nhẹ trong phiên nhưng vẫn nằm dưới mốc 1.2500 khi tâm lý thận trọng bao trùm trước thềm quyết định lãi suất của BoE vào lúc 18h00 ngày hôm nay.
BoE nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25% lần thứ sáu liên tiếp, điều này khiến quan điểm và định hướng của NHTW này trở thành yếu tố then chốt cho xu hướng của đồng GBP
Thị trường kỳ vọng BoE sẽ thận trọng hơn về triển vọng lãi suất bởi áp lực lạm phát tại Anh đang dần suy yếu và có thể giảm bền vững về mức mục tiêu 2%, trong khi tăng trưởng lương vẫn ở mức cao.
Về tỷ lệ biểu quyết của MPC, thị trường cho rằng 8/9 thành viên sẽ ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất, trong khi quan chức Swati Dhingra sẽ tiếp tục lập trường cắt giảm lãi suất. Ngoài ra, quan điểm của phó Thống đốc BoE Dave Ramsden cũng là một dấu hỏi lớn khi ông thể hiện quan điểm lạc quan về sự suy yếu của lạm phát trong phát biểu của mình vào tháng 4.
Quyết định lãi suất của BoE ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
BoE nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 5.25% lần thứ sáu liên tiếp sau cuộc họp chính sách vào lúc 18h00. Cùng với thông báo về lãi suất điều hành, NHTW này cũng sẽ công bố Biên bản và báo cáo Chính sách Tiền tệ. Ngay sau đó sẽ là cuộc họp báo do Thống đốc Andrew Bailey chủ trì.
Mặc dù ban đầu thị trường cho rằng BoE sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ chậm hơn Fed và ECB, nhưng hiện tại ngân hàng này có vẻ như đã sẵn sàng xoay trục chính sách nhờ áp lực lạm phát dần suy yếu. Vào tháng 3, xu hướng giảm phát ở Anh tăng tốc, với CPI toàn phần tăng 3.2% (Trước đó: 3.4%) và CPI lõi tăng 4.2% (Trước đó: 4.5%). Sau dữ liệu lạm phát mới nhất, NHTW nước này nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất cùng với việc tiếp tục thể hiện quan điểm thận trọng.
Hiện thị trường kỳ vọng đợt cắt giảm đầu tiên có thể bắt đầu vào tháng 8 hoặc tháng 9, trong khi khả năng cắt giảm lãi suất lần tiếp theo vào tháng 12 hiện ở mức 70%.
Trước đó, tại cuộc họp ngày 21/03 của BoE, Thống đốc Bailey nhận xét rằng kỳ vọng của thị trường về hai đến ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay là hợp lý, bày tỏ sự lạc quan về sự suy yếu của lạm phát.
Trước thềm cuộc họp của BoE, các chuyên viên phân tích tại TD Securities nhận định: “BoE có khả năng sẽ giữ nguyên tại cuộc họp tháng 5, vì dữ liệu về tăng trưởng lương và lạm phát vẫn còn cao để có thể cắt giảm ngay lập tức. Chúng tôi dự báo các quan điểm thận trọng sẽ được lặp lại và tỷ lệ bỏ phiếu tiếp tục là 0-1-8.
Các chiến lược gia tại Danske Bank lưu ý: “Chúng tôi cho rằng BoE sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%. MPC có thể "dovish" hơn trong quan điểm, chuẩn bị cho một chu kỳ cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu. Chúng tôi dự kiến lần cắt giảm 0.25% lãi suất đầu tiên sẽ là vào tháng 6. ”
Thị trường chứng khoán trầm lắng hơn trong 2 phiên gần đây
Thị trường chứng khoán có vẻ trầm lắng hơn một chút trong hai ngày qua. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 hiện vẫn đang tăng hơn 1% trong tuần này, mặc dù chủ yếu là nhờ pha hồi phục trong phiên thứ Hai. HĐTL Hoa Kỳ có thể giảm nhẹ hôm nay, nhưng nhìn vào toàn cảnh, các chỉ số chính dường như đang quay trở lại kiểm tra các mức cao kỷ lục tuần trước.
Trên khung D1, pha giảm mạnh trong tháng 4 đã gây áp lực khiến chỉ số S&P 500 áp sát xuống gần đường MA 100 ngày (màu đỏ) trước khi phe mua "tham chiến". Điều này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông hạ nhiệt trước khi xuất hiện một nhịp phục hồi khác trong tuần trước do dữ liệu của Hoa Kỳ yếu hơn.
Thị trường đã trải qua nhiều lần thất vọng khi đi từ kỳ vọng 7 lần cắt giảm lãi suất (bắt đầu vào tháng 3) trong năm nay xuống chỉ còn 1 lần vào cuối tháng trước. Hiện tại, kỳ vọng về 2 lần nới lỏng đã nhiều hơn đôi chút sau báo cáo NFP Mỹ tháng 4, hỗ trợ cổ phiếu hồi lại phần nào.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu có nhiều thay đổi hơn trong triển vọng hạ lã suất của Fed không? Nếu có,đây sẽ là một động lực tích cực đối với cổ phiếu.
Lịch trình kinh tế tuần tới: Tâm điểm là CPI và Doanh số bán lẻ Mỹ
Tuần tới, dữ liệu PPI, CPI và doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ sẽ được công bố. Nếu áp lực lạm phát tiêu dùng tiếp tục tăng cao, trong khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu chậm lại, điều này sẽ củng cố triển vọng Fed hạ lãi suất nhiều hơn.
Thông qua dữ liệu tuần trước, chúng ta đã dần thấy những tín hiệu sớm về việc các điều kiện việc làm có sự chuyển biến, và Chủ tịch Fed Powell cũng nói tằng tỷ lẹ thất nghiệp cao hơn một chút cũng sẽ khiến Fed phải chú ý. Vì vậy, nếu các dữ liệu khác cũng xác thực nguy cơ trên, chứng khoán có thể nhận được động lực để quay lại xu hướng tăng trước đó.
Cập nhật phiên Âu: Thị trường giao dịch ảm đạm trong kỳ nghỉ tại Đức và Pháp
Các thị trường đi ngang trong bối cảnh lịch trình kinh tế nhạt nhòa và hệ thống ngân hàng Đức, Pháp nghỉ lễ làm mỏng thanh khoản đầu phiên Âu. Khẩu vị rủi ro cũng ảm đạm, với chứng khoán châu Âu trái chiều và HĐTL Hoa Kỳ chỉ tăng nhẹ. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán gần đây đang mờ dần khi mùa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khép lại và các nhà đầu tư chờ đợi nhiều dữ liệu mới để có thêm gợi ý về thời điểm hạ lãi suất. Các nhà kinh tế cũng cho biết lực mua yếu dần cho thấy thị trường hiện khó có thể chuyển sang xu hướng tăng hoàn toàn
Trên thị trường FX, JPY dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính, theo sau là GBP khi thị trường kỳ vọng BoE sẽ ra nhiều tín hiệu dovish hơn trong cuộc họp chiều nay. Trái phiếu giảm giá sau phiên đấu thầu TP kỳ hạn 10 năm ghi nhận lực mua yếu. Lợi suất 10 năm tăng 1.6bp lên 4.51%.
Tại thị trường hàng hóa, vàng tăng nhẹ $4.5 lên $2,312/oz. Dầu thô mở rộng đà tăng thêm 0.75%, lên hơn $79.58/thùng sau pha đảo chiều trong phiên thứ Tư nhờ dữ liệu tồn kho ở Mỹ cho thấy sự sụt giảm bất ngờ trên toàn quốc.
Phe mua USDJPY hướng tới mốc 156, ngưỡng can thiệp của BoJ trước đó
Trên thị trường FX, USD tang nhẹ trên diện rộng, với USDJPY hướng tới phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Cặp tiền hiện tăng 0.2% lên 155.80. Điều này cho thấy phe mua đang nỗ lực đẩy giá lên 156, với mức FIbo 50% của pha tăng từ đỉnh tháng 4 đến đáy tháng 5 - gần với ngưỡng can thiệp của BoJ trước đó là 156.03.
Ngoài ra, GBPUSD hiện giảm 0.2% xuống 1.2475, trong khi AUDUSD giảm 0.1% xuống 0.6575 và đang kiểm tra đường MA 100 ngày ở mức 0./6576 và năm trên đường MA 200 giờ ở mức 0.6563. Xu hướng giá trong ngắn hạn trở nên trung lập hơn ở thời điểm hiện tại.
Dữ liệu duy nhất hôm nay có nguy cơ làm thị trường biến động mạnh có lẽ là báo cáo Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ. Nếu không, khẩu vị rủi ro sẽ là yếu tố chính chi phối hành động giá đến cuối tuần, nếu không sẽ cần thêm nhiều dữ liệu hơn từ Hoa Kỳ vào tuần với.
Chứng khoán châu Âu trái chiều đầu phiên thứ Năm
Chứng khoán châu Âu mở cửa trái chiều trong bối cảnh lịch trình kinh tế nhạt nhòa và hệ thống ngân hàng Đức, Pháp nghỉ lễ làm mỏng thanh khoản đầu phiên Âu. Chỉ số Stoxx 600 giảm 0.06% trong các giao dịch trước giờ mở cửa.
Liệu thị trường có nhận được tín hiệu dovish khác từ BoE?
BoE được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25% với tỷ lệ phiếu bầu là 8-1 (trong đó 8 phiếu ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất và quan chức Dhingra là người duy nhất bỏ phiếu cắt giảm lãi suất). Trọng tâm sẽ là những thông điệp dovish hơn nữa về việc nới lỏng vào mùa hè. Trên thực tế, chúng ta đã nhận được những tín hiệu dovish đầu tiên vào tháng 2 khi BoE loại bỏ quan điểm "thắt chặt chính sách" trong bản Tuyên bố. Vào tháng 3, thị trường lại tiếp tục nhận được một tín hiệu dovish khác khi xuất hiện sự thay đổi trong tỷ lệ phiếu bầu, trong đó 2 nhà hoạch định là Haskel và Mann bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất, trong khi trước đó cả 2 đều ủng hộ việc thắt chặt hơn nữa.
Đây là cách các NHTW định hướng kỳ vọng để chuẩn bị cho việc điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm tránh những biến động gây bất ngờ cho thị trường. Vì vậy, chúng ta nên tập trung vào những thay đổi nhỏ đến từ tỷ lệ phiếu bầu hay Tuyên bố chính sách. BoE cũng sẽ công bố các dự báo kinh tế mới, trong đó việc hạ dự báo lạm phát cũng là một tín hiệu dovish.
Vàng đang trong xu hướng giảm ngắn hạn
Trên khung D1, vàng hiện đang tăng nhẹ trong ngày. Triển vọng của XAUUSD trong dài hạn vẫn tích cực khi giá duy trì trên đường EMA 100 ngày. Tuy nhiên, xét trên ngắn hạn, kim loại quý đang trong kênh giá giảm kể từ tháng 4 và trạng thái tích lũy vẫn sẽ tiếp tục được duy trì, với chỉ báo RSI đi ngang quanh 50.
- Nếu áp lực bán gia tăng, cần chú ý các mốc hỗ trợ sau: 2.300 USD, hỗ trợ của kênh giá giảm tại 2,260 USD, sau đó là đáy ngày 1/4 ở mức 2,228 USD và mốc 2,200 USD.
- Nếu thu hút thêm nhiều lực cầu, cần chú ý các mốc kháng cự sau: đỉnh ngày 6/5 là 2,333 USD, kháng cự của kênh giá giảm là 2,345 USD, mốc 2,400 USD và cuối cùng là đỉnh mọi thời đại gần 2,432 USD.
GBPUSD giảm xuống 1.2480 khi thị trường thận trọng trước thềm quyết định chính sách BoE
GBP/USD giảm xuống1.2480 trong bối cảnh thị trường thận trọng trước hềm công bố quyết định lãi suất của Ngân hàng Anh (BoE). BoE được kỳ vọng sẽ giữ lãi suất ổn định ở mức 5.25% lần thứ 6 liên tiếp. Do đó, trọng tâm chính của các nhà đầu tư sẽ là những tín hiệu mới về thời điểm Fed có thể bắt đầu giảm lãi suất.
Trong bài phát biểu gần nhất, Phó Thống đốc BoE Dave Ramsden vẫn tự tin về việc lạm phát sẽ quay trở lại 2% và duy trì ở mức đó trong 3 năm tới. Nhiều người cho rằng ông Ramsden, cùng với quan chức Swati Dhingra sẽ bỏ phiếu cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chiều nay.
BoE dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong các cuộc họp sắp tới ngày càng tăng
Thị trường dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ duy trì lãi suất ở mức 5.25% sau cuộc họp chính sách hôm nay. Sau công bố lãi suất chính sách và biên bản cuộc họp chính sách, cuộc họp báo với Thống đốc Andrew Bailey sẽ được tổ chức.
Mặc dù ban đầu BoE được dự đoán sẽ nới lỏng chính sách sau Fed và ECB, BoE hiện có vẻ đã sẵn sàng bắt đầu hạ lãi suất sớm hơn dự kiến do áp lực thiểu phát gia tăng.
Giới đầu tư cũng ngày càng kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của BoE, khi dự đoán động thái này có khả năng xảy ra vào tháng 8 hoặc tháng 9, và khoảng 70% khả năng xảy ra đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo vào tháng 12.
Vào tháng 3, xu hướng thiểu phát ở Anh đã tăng tốc, với chỉ số CPI toàn phần tăng 3.2% (giảm từ 3.4%) và CPI cơ bản tăng 4.2% (giảm từ 4.5%).
Hợp đồng tương lai Eurostoxx giảm 0.1% vào đầu phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức giảm 0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh gần như đi ngang
Thị trường không có quá nhiều thông tin quan trọng trước phiên Âu. Hôm nay là ngày nghỉ lễ của ngân hàng ở Đức và Pháp nhưng các thị trường chứng khoán lớn sẽ mở cửa giao dịch. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng đang khá trầm lắng, với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện giảm 0.15%.
DXY ổn định trên 105.50 sau khi lập trường diều hâu từ các quan chức Fed củng cố đồng USD
Chỉ số DXY duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp, hiện ổn đỉnh trên mức 105.50. Đồng USD được thúc đẩy trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng về việc Fed duy trì lãi suất cao lâu hơn. Bên cạnh đó, lợi suất TPCP Mỹ cao hơn cũng hỗ trợ cho đồng USD.
Mặt khác, lập trường diều hâu từ các quan chức Fed đã củng cố đồng USD. Chủ tịch Fed Boston Susan Collins hôm thứ Tư đã nhấn mạnh sự cần thiết của một giai đoạn điều tiết trong nền kinh tế Mỹ để đạt được mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng trung ương. Hôm thứ Ba, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari đã nhận định rằng lãi suất có thể sẽ không thay đổi trong thời gian tới. Mặc dù xác suất tăng lãi suất là rất nhỏ nhưng ông không loại trừ hoàn toàn khả năng này.
Các nhà giao dịch đang chờ đợi một số dữ liệu mới, bao gồm dữ liệu thất nghiệp lần đầu hàng tuần của Hoa Kỳ hôm thứ Năm. Ngoài ra, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly sẽ phát biểu vào cuối ngày hôm nay.
GBP/USD sụt giảm xuống dưới 1.2500 trước quyết định chính sách của BoE
GBP/USD kéo dài chuỗi giảm trong phiên thứ ba liên tiếp, hiện giao dịch quanh mức 1.2490 trong phiên Á. Hôm nay BoE sẽ đưa ra quyết định chính sách tiền tệ, với kỳ vọng duy trì lãi suất ở mức 5.25%.
Kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng hạ lãi suất của BoE đã bị trì hoãn cho đến tháng 9, trong bối cảnh lo ngại về mức tăng lương mạnh mẽ ở Vương quốc Anh có thể góp phần gia tăng áp lực lạm phát.
Mặt khác, USD đang mạnh lên do kỳ vọng Fed duy trì lãi suất cao lâu hơn. Ngoài ra, lợi suất TPCP cao hơn cũng hỗ trợ cho USD, làm suy yếu cặp GBP/USD.
Lịch kinh tế phiên Âu hôm hay tập trung chủ yếu vào cuộc họp chính sách của BoE
- Sự kiện đáng chú ý duy nhất trong ngày là quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
- Dự kiến BoE sẽ giữ nguyên lãi suất và lập trường trong tuyên bố cũng sẽ tương tự như các cuộc họp trước.
- Nếu không có điều gì thay đổi, kết quả biểu quyết lãi suất được kỳ vọng sẽ vẫn là giữ nguyên tỷ lệ 8-0-1 như cuộc họp tháng 3.
Các sự kiện chính:
- 18:00 - BOE công bố quyết định chính sách tiền tệ tháng 4
- 18:30 - Thống đốc BOE Bailey tham gia họp báo
Chỉ báo nhanh tháng 3 của Nhật Bản đạt 111.4, thấp hơn một chút so với tháng trước
Dữ liệu mới nhất do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 9 tháng 5 năm 2024:
Chỉ báo nhanh:
- Chính thức: 111.4
- Trước đó: 112.1
Chỉ báo trùng:
- Chính thức: 113.9
- Trước đó: 111.5
Chỉ báo trùng gần như không đổi so với tháng 2 “báo hiệu một bước ngoặt có thể xảy ra”. Đây là sự ổn định so với đánh giá "đang suy yếu" được đưa ra vào tháng 1 năm nay, sau khi được hạ từ mức "đang cải thiện" duy trì từ tháng 5 năm ngoái đến tháng 12 năm ngoái.
USD/JPY ổn định trên mức 155.50 sau bản tóm tắt cuộc họp của BoJ
Cặp USD/JPY tăng phiên thứ tư liên tiếp, hiện giao dịch quanh mức 155.60 trong phiên Á vào thứ Năm. Tuy nhiên, lo ngại về sự can thiệp sâu hơn từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể sẽ hạn chế sự suy yếu của đồng Yên trong thời điểm hiện tại.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã công bố bản tóm tắt ý kiến từ cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 3, trong đó một thành viên cho biết nếu lạm phát tiếp tục tăng cao trong bối cảnh đồng Yên yếu, tốc độ bình thường hóa chính sách có thể trở nên nhanh hơn.
Giá vàng chuyển biến tích cực trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế của Mỹ
XAU/USD ghi nhận xu hướng tích cực vào thứ Năm, hiện giao dịch quanh mức 2313.5 USD/oz. Tuy nhiên, việc đồng USD mạnh hơn và những bình luận diều hâu từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có thể sẽ hạn chế đà tăng của kim loại quý này trong thời gian tới.
Mặt khác, nhu cầu gia tăng của vàng trên toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động mua mạnh của các ngân hàng trung ương và nhu cầu ngày càng tăng từ châu Á, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, theo báo cáo gần đây nhất của WGC. Hơn nữa, môi trường hạn chế rủi ro và những bất ổn xung quanh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có thể thúc đẩy các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống như vàng.
Các nhà giao dịch vàng đang chờ đợi một số dữ liệu mới, bao gồm dữ liệu thất nghiệp lần đầu hàng tuần của Hoa Kỳ hôm thứ Năm. Ngoài ra, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly sẽ phát biểu vào cuối ngày hôm nay. Những nhận xét ôn hòa từ các quan chức Fed có thể hạn chế sự sụt giảm của giá vàng trong thời điểm hiện tại.
Giá dầu phục hồi do tồn kho dầu thô của Mỹ giảm
Giá dầu tìm thấy sự hỗ trợ sau khi dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ giảm 1.4 triệu thùng trong tuần đầu tiên của tháng 5, theo dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng. Sự sụt giảm này là một bất ngờ so với dữ liệu ngành cho thấy mức tăng 509,000 thùng.
Gần đây, giá đã chịu áp lực do tồn kho của Mỹ tăng mạnh trong tuần cuối cùng của tháng Tư.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết trong một báo cáo nghiên cứu: “Các chỉ số thị trường dầu mỏ đã trở nên yếu hơn và giá đã giảm so với mức đỉnh gần đây. Thị trường dầu mỏ hiện không thắt chặt, nhưng chúng tôi nhận thấy sức mạnh theo mùa sắp tới trong những tháng tới.”
Triển vọng về nhu cầu dầu trong mùa hè có vẻ khả quan và OPEC+ có thể sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm, theo Morgan Stanley. Điều này sẽ hỗ trợ mức thâm hụt 2 triệu thùng mỗi ngày trong quý 3 và giá Brent ở mức 90 USD trong mùa hè.
OPEC và các đồng minh, trong đó có Nga, sẽ nhóm họp vào ngày 1/6 để thảo luận về chính sách sản xuất của mình. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hôm thứ Ba cho biết rằng hiện tại không có cuộc thảo luận nào trong OPEC+ về việc tăng sản lượng dầu.
Tại Trung Đông, Giám đốc CIA William Burns sẽ tới Israel để thảo luận về các cuộc đàm phán ngừng bắn mới nhất ở Gaza ở Cairo, một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với NBC News.
USDJPY duy trì trên 155.50 sau phát biểu của các quan chức Nhật Bản
USDJPY có lúc tăng vọt chạm đỉnh mới trong phiên ở 155.70 trước khi điều chỉnh trở lại gần 155.55 ở thời điểm hiện tại
Việc lo ngại về sự can thiệp sâu hơn từ BoJ sau tuyên bố của ngài Thống đốc có thể sẽ hạn chế sự sụt giảm của JPY trong thời điểm hiện tại.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương biến động trái chiều vào thứ Năm khi các nhà đầu tư chờ đợi số liệu thương mại tháng 4 từ Trung Quốc và đánh giá dữ liệu tiền lương từ Nhật Bản.
Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng 1.5% trong tháng trước, đảo ngược so với mức giảm 7.5% trong tháng 3. Nhập khẩu trong tháng 4 cũng dự kiến sẽ tăng 4.8% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm 1.9% trong tháng 3.
Tiền lương thực tế ở Nhật Bản đã giảm 2.5% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 3, đánh dấu tháng giảm thứ 24 liên tiếp.
- Nikkei 225 tăng 0.28%, trong khi Topix tăng 0.44%.
- Hang Seng tăng 0.72%, trong khi CSI 300 tăng 0.18%.
- Kospi giảm 0.34% trong khi Kosdaq giảm 0.13%.
- S&P/ASX 200 giảm 0.82%
Thống đốc BoJ Ueda: Có thể tăng lãi suất nhằm điều tiết tiền tệ
Thống đốc BoJ Ueda tiếp tục có phiên điều trần trước Quốc hội
- Lãi suất thực thấp hỗ trợ nền kinh tế và lạm phát
- Cần theo dõi ngoại hối và dầu để biết tiền lương thực tế
- Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy lãi suất tự nhiên của Nhật Bản tiếp tục giảm so với 5 năm trước, khi ước tính lãi suất ở mức 0
- BoJ có thể điều chỉnh mức độ điều tiết tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất nếu xu hướng lạm phát tăng dần
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki tiếp tục can thiệp tiền tệ bằng ngôn từ
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
- Điều quan trọng là tỷ giá hối đoái biến động ổn định, phản ánh các nguyên tắc cơ bản
- Biến động tỷ giá hối đoái nhanh là điều không mong muốn
- Theo dõi chặt chẽ các biến động tỷ giá hối đoá
- Sẽ có phản hồi kỹ lưỡng về ngoại hối
- Đồng Yên yếu có cả mặt tích cực và tiêu cực
- Quan ngại sâu sắc về những mặt tiêu cực của việc JPY suy yếu
- Sẽ tiếp tục phân tích tác động của ngoại hối đối với nền kinh tế và sinh kế của Nhật Bản và có hành động thích hợp
- Chính phủ tìm cách giảm bớt tác động tiêu cực của đồng yên yếu thông qua các biện pháp thúc đẩy tăng lương
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1028
- Dự kiến: 7.2238
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2236
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
Dữ liệu tiền lương thực tế của Nhật Bản giảm tháng thứ 24 liên tiếp
- Dữ liệu tiền lương thực tế Nhật Bản tháng 3: giảm 2.5% so với cùng kỳ năm trước
- Tổng thu nhập tiền mặt: tăng 0.6% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự kiến: +1.5%, Trước đó: +1.8%)
- Lương làm thêm giờ giảm 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái
Bộ trưởng Tài chính và Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản từ chối bình luận về vấn đề can thiệp tiền tệ
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản Kanda - quan chức sẽ chỉ đạo BoJ can thiệp khi cần thiết cho biết:
- Không có bình luận về sự can thiệp tiền tệ
- Nếu cần thiết sẽ có hành động thích hợp
- Không bình luận gì về thông tin chính quyền Nhật Bản tiến hành can thiệp
- Nhận định về hạn chế của Nhật Bản trong dự trữ ngoại hối là hoàn toàn sai
Bộ trưởng Tài chính Suzuki cho biết:
- Dự trữ ngoại hối giảm do lãi suất tăng và các loại tiền tệ khác ngoài USD giảm
- Không có bình luận về sự can thiệp tiền tệ
- Sẽ không bình luận về các giao dịch cá nhân liên quan đến sự can thiệp
USDJPY duy trì trên 155.50:
Quan chức Fed Cook: Rủi ro tổng thể từ bất động sản thương mại được coi là khá lớn nhưng có thể quản lý được
Quan chức Fed Cook cho biết:
- Doanh nghiệp có nguồn thu dồi dào để trang trải các khoản nợ
- Các công ty tài chính có vị thế tốt để hấp thụ các cú sốc
- Rủi ro tổng thể từ bất động sản thương mại được coi là khá lớn nhưng có thể quản lý được
- Tăng trưởng tín dụng tư nhân có thể không ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của hệ thống tài chính
- Các hộ gia đình vẫn kiên cường nhưng tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng
Quan chức Fed Collins: Fed lạc quan có thể đạt được lạm phát 2% trong khung thời gian hợp lý
Quan chức Fed Collins cho biết:
- Nhu cầu sẽ cần phải chậm lại để đưa lạm phát lên 2%.
- Chính sách của Fed đã định vị tốt cho triển vọng hiện tại.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt vừa phải.
- Có những rủi ro khi cắt giảm lãi suất quá sớm.
- Không mong đợi năng suất tăng vọt một cách bền bỉ.
- Các công ty có vị thế tốt để hấp thụ tốc độ tăng lương nhanh hơn.
- Sự sụt giảm lạm phát gần đây không phải là điều đáng ngạc nhiên.
- Fed lạc quan có thể đạt được lạm phát 2% trong khung thời gian hợp lý.
- Nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, thị trường việc làm đang dần cân bằng hơn.
- Thị trường việc làm rất mạnh đã thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng
- Dự kiến một số yếu tố củng cố khả năng phục hồi kinh tế sẽ suy yếu
- Chính sách tiền tệ hiện tại sẽ làm nền kinh tế chậm lại.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 08/05: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, USD tiếp tục duy trì sức mạnh trong một ngày không có dữ liệu kinh tế nào đáng chú ý
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều. S&P 500 đi ngang, trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm khoảng 0.2% do hóm cổ phiếu công nghệ gồm Uber, Spotify giảm điểm. Dow Jones tăng 170 điểm. Trong phiên giao dịch ngoài giờ, Airbnb đã giảm hơn 8%. Nền tảng giao dịch bán lẻ Robinhood tăng 3% sau khi công ty báo cáo thu nhập vượt ước tính. Quan chức Fed Collins tiếp tục nhấn mạnh cam kết đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%, đồng thời khẳng định chính sách thắt chặt hiện tại là phù hợp.
- Dow Jones: +0.44%
- S&P 500: -0.00%
- Nasdaq: -0.18%
Trên thị trường FX, USD tiếp tục duy trì sức mạnh. DXY tăng 0.11% lên 105.50. EURUSD, USDCHF và NZDUSD đều có phạm vi giao dịch rất hẹp trong khoảng 23 pip - 22 pip. Phạm vi của GBPUSD là 43 pip nhưng đây vẫn là một con số rất nhỏ. Thị trường chờ đợi quyết định chính sách của BoE được công bố vào hôm nay. BoE được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất nhưng sẽ đưa ra các tín hiệu mở đường cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
- DXY: +0.11%
- EURUSD -0.06%
- GBPUSD -0.09%
- AUDUSD -0.28%
- NZDUSD +0.03%
- USDJPY +0.51%
- USDCHF -0.05%
- USDCAD -0.05%
Vàng giảm $8 xuống $2,309. Bitcoin giảm hơn 1% xuống gần $61,100. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 3.9 bps lên 4.499%. Giá dầu thô phục hồ do tồn kho dầu thô của Mỹ giảm. Dầu thô WTI tăng gần $1 lên $79.28/ thùng.
Chủ tịch Fed Jefferson dự kiến sẽ phát biểu chủ đề "Khám phá nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế"
Chủ tịch Fed Jefferson dự kiến sẽ phát biểu trong thời gian ngắn, nhưng chủ đề không tập trung vào chính sách. Cụ thể hơn, ông sẽ nói về "Khám phá các nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế". Có khả năng trong phần hỏi đáp, ông có thể đề cập đến cuộc họp chính sách gần đây nhất và những kỳ vọng của mình.
Sau đó, Chủ tịch Fed Collins dự kiến sẽ phát biểu lúc 22:45. Bà sẽ nói chuyện tại Viện Công nghệ Massachusetts với các giáo viên và sinh viên ở đó. Một lần nữa, nội dung bài phát biểu có thể thiên về thông tin cho khán giả và định hướng nghề nghiệp của họ, hơn là tập trung vào chính sách.
Lúc 00:30 Thứ 5, Chủ tịch Fed Lisa Cook sẽ phát biểu về ổn định tài chính trước Viện Brookings.
CADUSD giảm mạnh xuống 1.37236
CADUSD giảm mạnh xuống 1.37236 sau báo cáo hàng tồn kho dầu Mỹ giảm.
Hàng tồn kho dầu thô Mỹ giảm thấp hơn dự kiến
- Hàng tồn kho dầu thô Mỹ: -1.362M (dự kiến: -1.066M, trước đó: 7.3M)
- Xăng dầu tăng 0.915M (dự kiến: -1.255M)
- Dầu diesel, dầu hoả tăng 0.560M (dự kiến: -1.098M)
- Cushing: 1.880M (tuần trước: 1.089M)
Giá dầu thô giảm 0.26 USD ở mức 78.09 USD
Trung bình động 100 ngày ở mức 78.21 USD. Giá dầu thô hiện đang giao dịch chủ yếu ở dưới mức MA 100, cho thấy xu hướng giảm nhẹ trong ngắn hạn.
Mức giá trung điểm 50% tính từ tháng 12 năm ngoái là 77.67 USD. Giá dầu hiện tại đang nằm giữa mức giá trung điểm 50% và MA 100.
Hàng tồn kho bán buôn tháng 3 của Mỹ giảm so với trước đó
- Hàng tồn kho bán buôn tháng 3 giảm 0.4% (trước đó: +0.4%)
- Doanh số bán buôn giảm 1.3% từ mức tăng 2.0% được báo cáo trước đó (điều chỉnh từ mức tăng 2.3% ban đầu).
- Doanh số bán buôn đạt 662.8 tỷ USD. Mặc dù giảm so với tháng trước, nhưng doanh số bán buôn tháng 3/2024 vẫn cao hơn 1.4% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Tỷ lệ tồn kho/doanh số bán buôn cho các nhà bán buôn thương mại (không bao gồm chi nhánh và văn phòng bán hàng của nhà sản xuất) vào tháng 3/2024: 1.35. Con số này giảm nhẹ so với mức 1.40 của tháng 3/2023.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ngập trong sắc đỏ. Uber và Tesla đã khởi đầu phiên giao dịch với diễn biến tiêu cực, kéo thị trường đi xuống
- Dow Jones Industrial average giảm 20 điểm, tương đương 0.05%
- S&P 500 giảm 16.25 điểm, tương đương 0.31%
- Nasdaq giảm 82 điểm, tương đương 0.45%
Thị trường cổ phiếu:
- Cổ phiếu của Uber hiện giảm 5.05% ở mức 66.82 đô la Mỹ sau khi báo cáo thu nhập gây thất vọng.
- Cổ phiếu của Tesla đang giảm 4.29 hoặc 2.37% ở mức 173.50 đô la Mỹ.
- Cổ phiếu của Shopify cũng đang giảm mạnh sau khi công ty tuyên bố tốc độ tăng trưởng doanh thu dự kiến sẽ chậm lại trong quý hiện tại. Cổ phiếu giảm 14.56 đô la Mỹ hoặc 19.0% ở mức 62.44 đô la Mỹ.
Quan chức ECB Holzmann khẳng định chưa vội hạ lãi suất
Quan chức ECB Robert Holzmann đã phát biểu rằng hiện tại chưa có lý do gì để ECB vội vã hạ lãi suất.
- Nhấn mạnh rằng lạm phát tại khu vực đồng euro vẫn đang ở mức cao, và ECB cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ thận trọng để kiềm chế áp lực giá cả.
- Mặc dù đã có một số dấu hiệu cho thấy lạm phát đang bắt đầu hạ nhiệt, nhưng ông Holzmann cho rằng điều này chưa đủ để ECB thay đổi lập trường.
- ECB bị ảnh hưởng bởi Fed ở một mức độ nhất định.
Quan chức ECB Wunsch: Có khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay
Phát biểu của quan chức ECB Wunsch về việc cắt giảm lãi suất:
-
Có khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay.
-
Việc duy trì lãi suất cao trong thời gian quá dài có thể gây ra nhiều bất lợi hơn so với việc nới lỏng tiền tệ sớm.
-
Mặc dù có dư địa để giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, nhưng thời điểm cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế.
-
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá lại khung phân tích của ECB và vai trò của các mô hình trong việc hoạch định chính sách.