Số đơn đặt hàng của các nhà máy tại Đức trong tháng 3 giảm 0.4% so với tháng trước
Dữ liệu mới nhất do Destatis công bố ngày 7 tháng 5 năm 2024:
- Số đơn đặt hàng tháng 3 của các nhà máy Đức giảm 0.4% so với tháng trước
- Dự báo giảm tăng 0.4%
- Tháng trước đó tăng 0.2%
Số đơn đặt hàng nhà máy ở Đức không đạt ước tính trong tháng 3, phần lớn là do số lượng đơn đặt hàng lớn giảm. Nếu loại bỏ con số này, số lượng đơn đặt hàng tại nhà máy sẽ tăng 0.1% trong tháng.
Tỷ lệ thất nghiệp đã điều chỉnh theo yếu tố thời vụ tại Thụy Sỹ trong tháng 4 phù hợp với dự báo 2.3%
- Chính thức: 2.3%
- Dự kiến: 2.3%
- Trước đó: 2.3%
Số lao động thất nghiệp ở Thụy Sĩ đã giảm từ 108,593 trong tháng 3 xuống còn 106,957 trong tháng 4. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp được giữ ổn định trong tháng.
Thống đốc RBA Bullock: RBA có thể phải tăng lãi suất nếu lạm phát dai dẳng trong thời gian dài
- Khả năng tăng lãi suất không phải là một phần trong dự báo trọng tâm của chúng tôi
- Chúng tôi chưa chắc chắn về việc tăng lãi suất
- Nhưng hiện tại chúng tôi "không loại trừ bất cứ khả năng nào"
- Lạm phát vẫn khá cân bằng ở thời điểm hiện tại
- Nhưng dữ liệu lạm phát cũng đưa ra tín hiệu rằng chúng ta phải hết sức cảnh giác
Thống đốc RBA Bullock: Lãi suất đang ở mức phù hợp để đưa lạm phát trở lại mục tiêu
Phát biểu của thống đốc RBA, Michelle Bullock:
- Dữ liệu gần đây có vẻ khó khăn
- Chúng tôi đang đánh giá triển vọng nền kinh tế trong xu hướng dài hạn
- Phải cảnh giác trước nguy cơ lạm phát gia tăng
- Tôi tin rằng lãi suất đang ở mức phù hợp để đưa lạm phát về mục tiêu
- Đừng nghĩ chúng ta nhất thiết phải thắt chặt chính sách
- Lập trường đúng đắn vào lúc này là giữ nguyên lãi suất và quan sát nền kinh tế
- Chúng ta có thể phải tăng lãi suất lần nữa, nhưng cũng có thể không
- Hội đồng quản trị đã thảo luận về phương án tăng lãi suất
Thông điệp ở đây là RBA chưa vội chuyển hướng sang tăng lãi suất. Tuy nhiên, thực tế là họ đã thảo luận về vấn đề này ngày hôm nay. Bên cạnh đó, RBA đã không đưa ra xu hướng diều hâu rõ ràng ngày hôm nay, điều này khiến một bộ phận nhỏ thị trường thất vọng. Nhưng bằng cách đưa ra tín hiệu về khả năng tăng lãi suất, điều đó có thể sẽ giúp hạn chế đà giảm của đồng AUD.
AUD/USD quay đầu tăng nhẹ trên chart H1 sau khi giảm xuống dưới 0.6600 trong bối cảnh RBA giữ nguyên lãi suất chính sách
AUD/USD hiện giao dịch quanh mức 0.6610 sau khi giảm xuống dưới 0.6600 do quyết định giữ nguyên lãi suất của RBA
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
USD/JPY là cặp tiền tệ đáng chú ý nhất ở châu Á sáng nay, tăng 0.4% lên khoảng 154.50. Sự can thiệp của Tokyo dường như không hiệu quả trong tuần này, USD/JPY đã hồi phục từ mức thấp 153.00 của tuần trước. Hiện tại, cặp tiền này đang tăng so với đường MA100 giờ tại 154.63.
Mặt khác, đồng USD vẫn ở thế phòng thủ. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn ở mức thấp 4.473%, điều này không hỗ trợ cho đồng USD.
Sang phiên Âu, sẽ không có nhiều sự kiện kinh tế quan trọng. Nhà đầu tư vẫn đang tập trung vào triển vọng hạ lãi suất của Fed trước thềm dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ được công bố vào tuần tới. Hiện tại, khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 là khoảng 85%, với tổng cộng 44bps được dự đoán sẽ được giảm trong năm nay.
- 12:45 - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 của Thụy Sĩ
- 13: 00 - Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 3 của Đức
- 13:00 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 3 của Đức
- 13:00 - Giá nhà Halifax tháng 4 tại Vương quốc Anh
- 13:45 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 3 của Pháp
- 14:30 - PMI xây dựng tháng 4 của Đức
- 15:30 - PMI xây dựng tháng 4 của Vương quốc Anh
- 16:00 - Doanh số bán lẻ tháng 3 của Eurozone
RBA giữ nguyên lãi suất như kỳ vọng, điều gì cần lưu ý sau cuộc họp chính sách của RBA?
Lãi suất chính sách của RBA:
- Chính thức 4.35%
- Dự kiến: 4.35%
- Trước đó 4.35%
Một số điểm đáng chú ý trong cuộc họp chính sách của RBA
- Lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải nhưng giảm chậm hơn dự kiến
- Triển vọng kinh tế vẫn chưa chắc chắn
- Dữ liệu gần đây đã chứng minh rằng quá trình đưa lạm phát về mục tiêu khó có thể diễn ra suôn sẻ.
- Lạm phát dịch vụ kéo dài là một điều không chắc chắn
- Tăng trưởng trong chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình suy yếu nghiêm trọng
- Sẽ mất một thời gian nữa trước khi lạm phát giảm bền vững về mức mục tiêu và vẫn sẽ cần cảnh giác với những rủi ro lạm phát gia tăng
- Không loại trừ bất cứ khả năng nào trong quyết định chính sách sắp tới
Đồng AUD đã giảm khi RBA giữ nguyên lãi suất và sau đó đưa ra bình luận ít nhiều giống với tuyên bố tháng 3.
Vào tháng 3, RBA cho rằng: "Mặc dù dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Chúng tôi kỳ vọng rằng sẽ còn một thời gian nữa trước khi lạm phát giảm bền vững về phạm vi mục tiêu."
Hôm nay, RBA cũng đề cập đến điều đó: "Dữ liệu gần đây chỉ ra rằng, mặc dù lạm phát đang hạ nhiệt nhưng quá trình đó diễn ra chậm hơn so với dự kiến trước đây và lạm phát vẫn ở mức cao. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ còn một thời gian nữa trước khi lạm phát bền vững trong phạm vi mục tiêu và vẫn sẽ cảnh giác với những rủi ro lạm phát tăng cao."
Tóm lại, lập trường của RBA không quá diều hâu nhưng họ thừa nhận rằng diễn biến lạm phát gần đây không tiến triển nhanh như họ mong đợi.
Vùng kháng cự tại 0.6634-0.6650 là mức cần chú ý đối với cặp AUD/USD
- RBA sắp họp và có thể thay đổi quan điểm từ giảm lãi suất sang tăng lãi suất.
- AUD/USD đang tăng 5 ngày liên tiếp và đang gặp vùng kháng cự tại 0.6634-0.6650.
- Sự phục hồi của AUD/USD gần đây là do dự đoán RBA sẽ tăng lãi suất.
- Nhà đầu tư AUD/USD đang kỳ vọng RBA sẽ đưa ra tín hiệu tích cực để AUD/USD tiếp tục tăng.
- Nếu vượt qua vùng kháng cự trên, mục tiêu tiếp theo của AUD/USD là 0.6700 và sau đó là 0.6871 (đỉnh tháng 12 năm ngoái).
USD/JPY tăng tiệm cận 155.00 nhờ sự phục hồi "khiêm tốn" của đồng USD
USDJPY duy trì đà phục hồi, tăng 0.38% trong phiên hôm nay lên tiệm cận 155.00. Đà tăng của cặp tiền này được hỗ trợ bởi sự phục hồi khiêm tốn của đồng USD lên 105.16 sau khi thoát khỏi mức đáy trong ba tuần.
RBA được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, AUDUSD duy trì đà tăng nhẹ trước tin
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ hôm nay. Các nhà hoạch định chính sách của Úc được nhiều người dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất (OCR) ở mức 4.35%. Trong cuộc họp tháng 3, RBA đã loại bỏ xu hướng thắt chặt, loại bỏ các khả năng tăng lãi suất. Điều này đã khiến đồng AUD giảm mạnh.
AUDUSD tăng nhẹ trước cuộc họp của RBA, hiện giao dịch quanh mức 0.66297
AUDUSD giảm nhẹ xuống còn 0.6610 sau quyết định chính sách của RBA
AUDUSD hiện giao dịch quanh mức 0.6610, giảm khoảng 0.3% sau khi ngân hàng dự trữ Úc (RBA) giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4.35%
RBA quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35% như kỳ vọng
- Chính thức: 4.35%
- Dự đoán: 4.35%
- Trước đó: 4.35%
AUDUSD giao dịch ở 0.6625 trước thềm quyết định chính sách của RBA
AUDUSD tăng lên 0.6638 đầu phiên Á trước khi giảm trở lại 0.6625 tại thời điểm hiện tại.
Thị trường chờ đợi quyết định chính sách tiền tệ tháng 5 của RBA vào lúc 11:30
RBA được kỳ vọng giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp thứ tư liên tiếp
RBA sẽ công bố quyết định về chính sách tiền tệ vào lúc 11:30. Các nhà hoạch định chính sách của Úc được nhiều người dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35%. Trong cuộc họp tháng 3, RBA đã loại bỏ xu hướng thắt chặt, loại bỏ các đề cập đến khả năng tăng lãi suất trong tuyên bố của Hội đồng Thống đốc. Kết quả là AUD giảm mạnh.
Nhưng kể từ đó, mọi chuyện không như RBA mong muốn. CPI đã tăng 3.5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 3, mặt khác, số liệu tăng trưởng tiền lương mới nhất cho thấy áp lực tăng kéo dài. Tiền lương tăng 4.2% so với cùng kỳ trong quý cuối cùng của năm 2023.
Do đó, thị trường lo ngại các nhà hoạch định chính sách có thể khôi phục lập trường hawkish. Sự gia tăng lạm phát, cùng với thị trường việc làm liên tục bị thắt chặt, làm mất đi mọi cơ hội cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Trên thực tế, giới đầu cơ có xu hướng đặt cược vào đợt tăng lãi suất vào cuối năm hơn là việc giảm lãi suất. Ngày càng có nhiều đồn đoán rằng Thống đốc Michele Bullock và đồng nghiệp, sẽ chọn không mở lại khả năng thắt chặt hơn nữa.
Thống đốc Bullock đã lưu ý trong cuộc họp báo sau quyết định hồi tháng 3 rằng bà sẽ không loại trừ bất cứ khả năng nào, đồng thời nói thêm rằng bà cần tin tưởng rằng lạm phát đang di chuyển bền vững về phía mục tiêu của ngân hàng trung ương là 2% -3%. Quả thực, lúc đó bà có vẻ tự tin, nhưng sự lạc quan đã giảm bớt do dữ liệu kinh tế vĩ mô không ủng hộ kịch bản nới lỏng.
Giá dầu ổn định trong bối cảnh thị trường bối rối về tình trạng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Giá dầu thô ổn định trong bối cảnh thị trường bối rối về tình trạng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Ismail Haniyeh, người đứng đầu văn phòng chính trị của Hamas, cho biết trong một tuyên bố rằng nhóm chiến binh đã thông báo cho Ai Cập và Qatar về việc “chấp thuận đề xuất của họ liên quan đến thỏa thuận ngừng bắn”. Israel vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này.
Tuy nhiên, một quan chức Israel nói với Reuters rằng Hamas đã chấp thuận một đề xuất mềm mỏng hơn của Ai Cập và điều này không được Israel chấp nhận.
Trong khi đó, một quan chức Israel nói với NBC News rằng đề xuất mà Hamas chấp nhận không phải là bản mà các nhà hòa giải đã thống nhất. Quan chức này cho biết Israel đang xem xét đề xuất này và sẽ phản hồi.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản từ chối bình luận về vấn đề can thiệp tiền tệ
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản từ chối bình luận về vấn đề can thiệp tiền tệ
USDJPY tiếp đà tăng trong phiên Á, lập đỉnh mới trong phiên tại 154.53
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương hầu hết tăng điểm vào thứ Ba khi Phố Wall tăng điểm do kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Ở châu Á, các nhà đầu tư đang chờ đợi quyết định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Úc. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò kỳ vọng RBA sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35% trong cuộc họp thứ tư liên tiếp.
- S&P/ASX 200 tăng 0.35%, tiến tới ngày tăng thứ tư liên tiếp.
- Kospi tăng 1.85% - đạt mức đỉnh trong một tháng khi mở cửa sau kỳ nghỉ lễ. Kosdaq tăng 0.61%.
- Nikkei 225 tăng 1.08%, trong khi Topix tăng 0.19%.
- Hang Seng giảm 0.02% trong khi CSI 300 đi ngang.
USDJPY tăng chạm đỉnh mới trong phiên
USDJPY tăng 0.35% lên 154.40 sau khi Thứ trưởng Bộ Tài chính Kanda từ chối bình luận về các phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen lien quan đến tỷ giá hối đoái
Doanh số bán lẻ quý 1 của Úc thấp hơn dự kiến
- Doanh số bán lẻ quý 1 của Úc: giảm 0.4% so với cùng kỳ quý trước
- Dự kiến: giảm 0.2% so với cùng kỳ quý trước
- Trước đó: giảm 0.3% so với cùng kỳ quý trước
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1002
- Dự kiến: 7.2143
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2077
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 440 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng tương đương 438 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
PMI dịch vụ Nhật Bản tăng trong tháng 4
- PMI dịch vụ Nhật Bản tháng 4: 54.3 - mức cao nhất trong 8 tháng
- Trước đó: 54.1
- PMI tổng hợp: 52.3
Cụ thể, giá doanh nghiệp tính cho khách hàng tăng mạnh
- Tỷ lệ lạm phát đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2014
- Các công ty trích dẫn chi phí tăng do mức lương cao hơn
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Kanda: Không có bình luận nào với nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen về tỷ giá hối đoái
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản Kanda - quan chức sẽ chỉ đạo BOJ can thiệp khi cần thiết - 'nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu' của Nhật Bản cho biết:
- Không có bình luận nào với nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen về tỷ giá hối đoái
- Điều quan trọng để tỷ giá hối đoái di biến động một cách ổn định, phản ánh các nguyên tắc cơ bản
- Nếu có sự biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, chính phủ phải thực hiện các hành động thích hợp
- Sẽ không bình luận về mức tỷ giá hối đoái xảy ra can thiệp
Goldman Sachs: Fed có thể cắt giảm lãi suất 1-2 lần trong năm nay
CEO Goldman Sachs David Solomon phát biểu trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Hai:
- Lạm phát tiếp tục dai dẳng
- Có khả năng sẽ có một hoặc hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Tin tưởng rằng mức lãi suất hiện tại có thể đưa lạm phát về mục tiêu
Chủ tịch Fed Richmond Barkin cho biết:
- Dữ liệu lạm phát năm nay thật đáng thất vọng. Công việc vẫn chưa hoàn thành.
- Tin tưởng rằng mức lãi suất hiện tại có thể đưa lạm phát về mục tiêu.
- Đừng cho rằng nền kinh tế quá nóng. Kể cả khi điều đó xảy ra, Fed biết cách ứng phó.
- Với một thị trường lao động mạnh mẽ, Fed có thời gian để chờ đợi những bằng chứng chắc chắn rằng lạm phát sẽ giảm.
- Các doanh nghiệp vẫn đang tìm cách tăng giá nếu có thể. Giá cả trong lĩnh vực nhà ở và dịch vụ giữ lạm phát trên mục tiêu.
- Doanh nghiệp mạnh dạn hơn khi dùng giá làm đòn bẩy
- Nhu cầu vẫn mạnh mẽ
- Vẫn có cảm giác như rủi ro đang nghiêng về lạm phát.
- Tại thời điểm này sẵn sàng tin rằng lãi suất hiện tại là đủ thắt chặt.
- Thị trường lao động đang bình thường hóa mặc dù một số lĩnh vực bị tụt hậu về tuyển dụng trong thời kỳ đại dịch.
- Tăng trưởng GDP có vẻ vẫn mạnh, tập trung sự chú ý vào thị trường việc làm
- Dữ liệu gần đây khiến bạn suy nghĩ kém lạc quan hơn về việc lạm phát được kiểm soát nhanh như thế nào. Đó là con đường gập ghềnh
- Vẫn chưa thấy bằng chứng cho thấy lạm phát đang đi đúng hướng.
- Có xu hướng tưởng tượng Fed cần phải giảm bớt nhu cầu để kết thúc cuộc chiến chống lạm phát, mặc dù vẫn có thể có một số trợ giúp từ phía cung
Chủ tịch Fed New York William: Tăng trưởng việc làm đang ở mức vừa phải
Chủ tịch Fed New York William cho biết:
- Tăng trưởng việc làm đang ở mức vừa phải
- Fed đang xem xét tổng thể dữ liệu kinh tế.
- Rồi cũng sẽ có sự cắt giảm lãi suất
- Việc thu hẹp bảng cân đối kế toán đã diễn ra suôn sẻ
- Việc thu hẹp bảng cân đối kế toán không ảnh hưởng đến thị trường.
- Người tiêu dùng vẫn chi tiêu, dự kiến GDP sẽ ở mức 2% - 2.5% trong năm nay.
- Tiền lương thực tế đang được cải thiện
- Nhận thấy dấu hiệu người tiêu dùng thận trọng hơn trong chi tiêu
- Nền kinh tế vẫn khỏe mạnh nhưng tăng trưởng chậm hơn
- Lạm phát sẽ giảm nhanh hơn nếu không có chiến tranh Nga
- Cuộc chiến Nga ở Ukraine là sự kiện lớn đối với kinh tế toàn cầu
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 06/05: Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ, USD gần như đi ngang khi thị trường lạc quan về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, căng thẳng địa chính trị leo thang
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ. Dow Jones tăng gần 0.5%, có chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp. S&P 500 tăng 1% và Nasdaq Composite tăng khoảng 1.2%; cả hai chỉ số ghi nhận phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp. Khẩu vị rủi ro được cải thiện khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ 6 tuần trước cho thấy tăng trưởng việc làm thấp hơn kỳ vọng trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Kết quả này làm giảm bớt lo ngại rằng nền kinh tế quá nóng và nâng cao sự lạc quan về việc cắt giảm lãi suất từ Fed. Chủ tịch Fed Richmond Barkin đã phát biểu về mối lo ngại về lạm phát, đồng thời bày tỏ sự thất vọng với dữ liệu năm nay nhưng nhấn mạnh rằng công việc vẫn chưa hoàn thành. Chủ tịch Fed New York Williams ghi nhận sự điều tiết trong tăng trưởng việc làm và nhấn mạnh sự đánh giá toàn diện của Fed về các chỉ số kinh tế.
- Dow Jones: +0.46%
- S&P 500: +1.03%
- Nasdaq: +1.19%
Trên thị trường FX, USD suy yếu đầu phiên Mỹ trước khi tăng nhẹ trở lại khi có những dấu hiệu cho thấy căng thẳng leo thang ở Trung Đông. DXY đóng cửa ở ngưỡng 105.00. Isreal nhắc lại cam kết tấn công thành phố Rafah ở phía nam Gaza. Trong khi đó, Hamas tuyên bố đóng băng đàm phán các thỏa thuận ngừng bắn. Vào cuối phiên Mỹ, có những thông tin về việc Hamas chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập và Qatar đề xuất nhưng đây không phải là thỏa thuận mà Isarel góp phần xây dựng và dó đó, Isarel từ chối. GBP mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. Bất chấp việc Anh đóng cửa nghỉ lễ, GBPUSD tăng 0.13%, đóng cửa ở 1.2564. Thị trường chờ đợi quyết định chính sách của BoE được đưa ra vào thứ 5 tới. AUD được hưởng lợi khi thị trường kỳ vọng RBA sẽ giữ nguyên lãi suất nhưng cho thấy quan điểm hawkish hơn trong quyết định chính sách tháng 5 được công bố vào 11:30 hôm nay. USDJPY tăng lên gần mức 154.00.
- DXY: +0.01%
- EURUSD +0.07%
- GBPUSD +0.13%
- AUDUSD +0.27%
- NZDUSD +0.01%
- USDJPY +0.61%
- USDCHF +0.19%
- USDCAD -0.14%
Vàng tăng lên $2,330 đầu phiên Mỹ trước khi giảm $8 xuống $2,322, ghi nhận mức tăng hơn $20 trong ngày. Bitcoin giảm hơn 1% xuống gần $63,100. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ biến động trái chiều. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 2.7 bps lên 4.832%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1.3 bps xuống 4.487%. Giá dầu thô kỳ hạn ổn định vào thứ Hai khi các nhà giao dịch cố gắng giải mã sự nhầm lẫn về việc liệu lệnh ngừng bắn ở Gaza có được cả hai bên chấp thuận hay không. Dầu thô WTI tăng 51 cents lên $78.62/ thùng.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: DXY trở lại ngưỡng 105.00 khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Isarel yêu cầu người Palestin di tản khỏi Rafah. Thủ tướng Isarel hội đàm với Tổng thống Mỹ, đồng ý ngừng bắn nhân đạo nhưng cho biết về các chuẩn bị để tấn cồn Rafah. Ngài Thủ tướng cũng khẳng định trên các phương tiện truyền thông rằng Isarel sẽ không từ bỏ trừ phi Hamas bị quét sạch.
Trước động thái kể trên từ Isarel, Hamas đã tuyên bố đóng băng các cuộc đàm phán ngừng bắn
Việc căng thẳng địa chính trị leo thang khiến USD tăng nhẹ:
- DXY quay trở lại ngưỡng 105.00
- EURUSD giảm xuống 1.0775 từ 1.0790 đầu phiên Mỹ
- GBPUSD giảm xuống 1.2571 sau khi tăng tiệm cận 1.2600
Dầu thô WTI tăng 0.63% lên $78.60/ thùng
Vàng giảm $8 xuống $2,322 từ mức $2,330 đầu phiên Mỹ khi USD hồi nhẹ.
Bitcoin giảm hơn 1% xuống gần $63,200.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ
- Dow Jones: +0.09%
- S&P500: +0.53%
- Nasdaq: +0.63%
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm quay trở lại ngưỡng 4.50%.
Hamas quyết định đóng băng các cuộc đàm phán ngừng bắn
Các nguồn tin của Hamas cho biết rằng:
- Hamas quyết định đóng băng các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel
- Hoãn việc điều phái đoàn tới Cairo
Trong các tin tức địa chính trị khác, Ngoại trưởng Nga nói
- Nga bảo lưu quyền trả đũa bất cứ nơi nào tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Mỹ xuất hiện
- Ngoài ra, Nga coi F-16 ở Ukraine là vật mang vũ khí hạt nhân
Trước đó, Thủ tướng Isarel đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Biden về vấn đề ngừng bắn nhằm phục vụ vấn đề nhân đạo, cho biết về sự chuẩn bị của Isarel nhằm tấn công vào Rafah
Vàng giảm $8 xuống $2,322
Sau khi tăng chạm ngưỡng $2,330 đầu phiên Mỹ, vàng hiện giảm $8 xuống $2,322 khi DXY hồi nhẹ lên gần 105.00
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ giờ mở cửa
Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào đầu giờ mở cửa, với việc Phố Wall đang tìm cách tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên trước đó, sau khi dữ liệu việc làm mới làm sống lại hy vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq tăng hơn 1% vào thứ Sáu sau khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp mới cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, xoa dịu lo ngại về một nền kinh tế quá nóng. Các nhà giao dịch trở nên hào hứng với việc Fed có thể bắt đầu hạ lãi suất sớm hơn trong năm nay.
Các nhà đầu tư sẽ có thêm manh mối về các động thái của Fed trong tương lai vào thứ Hai, với bài phát biểu của Chủ tịch Fed Richmond Tom Barkin và Chủ tịch Fed New York John Williams.
USD/CAD giảm xuống mức 1.3650 khi USD giảm, giá dầu phục hồi
USD/CAD giảm sau khi không break được ngưỡng kháng cự quan trọng 1.3700 đầu phiên Mỹ. CAD được hỗ trợ khi USD suy yếu, dầu thô phục hồi.
Khẩu vị rủi ro được cải thiện khi niềm tin của nhà đầu tư vào việc Fed giảm lãi suất từ cuộc họp tháng 9 ngày càng tăng. Kịch bản Fed xoay trục chính sách là bất lợi cho lợi suất trái phiếu. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới mức hỗ trợ quan trọng ở 4.50%.
Dầu phục hồi từ mức 77.75 USD. Hợp đồng tương lai WTI kết thúc đợt giảm giá kéo dài sáu ngày do các nhà đầu tư lo lắng về rủi ro địa chính trị. Israel dự kiến sẽ mở rộng hoạt động ở Rafah, phần phía nam của Gaza, triển vọng ngừng bắn ở Gaza có vẻ mong manh. Hôm Chủ nhật, Hamas nhắc lại yêu cầu chấm dứt chiến tranh để đổi lấy việc giải thoát con tin nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thẳng thừng bác bỏ điều đó, Reuters đưa tin. Điều đáng chú ý là Canada là nước xuất khẩu dầu hàng đầu sang Mỹ và giá dầu tăng sẽ củng cố CAD.
Dầu thô tăng khi Israel yêu cầu người Palestine sơ tán khỏi Rafah và Saudi Aramco tăng giá
Dầu thô tăng, cố gắng phục hồi sau đợt sụt giảm mạnh vào tuần trước, sau khi Israel yêu cầu người Palestine sơ tán khỏi thành phố Rafah ở phía nam Gaza và Saudi Aramco tăng giá dầu thô chính thức.
Dầu đã giảm hơn 6% trong tuần trước, do các nhà giao dịch bớt lo ngại chiến tranh giữa Iran và Israel, và tồn kho dầu thô ở Mỹ tăng khi nhu cầu yếu hơn.
Nhưng căng thẳng ở Trung Đông lại gia tăng sau khi Lực lượng Phòng vệ Israel yêu cầu khoảng 100,000 người Palestine rời khỏi thành phố Rafah ở phía nam Gaza. Những nỗ lực nhằm môi giới lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas lại bị đình trệ khi hai bên cáo buộc nhau phá hoại thỏa thuận.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm Chủ nhật tuyên bố rằng Israel sẽ không chịu áp lực quốc tế để chấm dứt chiến tranh ở Gaza cho đến khi Hamas bị đánh bại.
“Nếu Israel buộc phải đứng một mình, Israel sẽ đứng một mình,” ông Netanyahu nói trong bài phát biểu kỷ niệm nạn diệt chủng Holocaust tại Yad Vashem. “Và chúng ta sẽ đánh bại kẻ thù diệt chủng. Bây giờ hoặc không bao giờ.”
Ả Rập Saudi đã tăng giá dầu thô xuất khẩu sang châu Á trong tháng thứ ba liên tiếp. Việc tăng giá cho thấy Riyadh nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ sắp xảy ra.
GBPUSD điều chỉnh xuống 1.2582 sau khi tiến sát 1.2600 đầu phiên Mỹ
GBPUSD điều chỉnh xuống 1.2582 sau khi tiến sát 1.2600 đầu phiên Mỹ. GBP được hưởng lợi khi USD suy yếu khi xuất hiện thông tin Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 9
Cặp tiền dự kiến sẽ ít biến động hơn và sẽ được dẫn dắt bởi khẩu vị rủi ro khi thị trường Vương quốc Anh đóng cửa nghỉ lễ vào đầu tháng 5. Thị trường chờ đợi quyết định chính sách của BoE được công bố vào thứ 5 tuần này.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình: Mong muốn sớm thấy một lệnh ngừng bắn và lập lại hòa bình ở châu Âu
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết trong cuộc hội đàm tại Paris hôm thứ Hai với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Von der Leyen:
- Cả Trung Quốc, Pháp và EU đều mong muốn sớm thấy một lệnh ngừng bắn và lập lại hòa bình ở châu Âu, đồng thời ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng.
- Ba bên cần cùng nhau phản đối tình trạng giao tranh lan rộng và leo thang, tạo điều kiện cho đàm phán hòa bình, bảo vệ an ninh năng lượng, lương thực quốc tế và giữ ổn định chuỗi cung ứng công nghiệp.
- Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình
- Trung Quốc không tạo ra cuộc khủng hoảng Ukraine và cũng không phải là một bên tham gia vào cuộc khủng hoảng đó.
- Về xung đột Palestine - Israel, nhiệm vụ cấp bách là hiện thực hóa lệnh ngừng bắn toàn diện càng nhanh càng tốt
- Ưu tiên chính là đảm bảo hỗ trợ nhân đạo.
- Sẵn sàng hợp tác với EU để hỗ trợ một hội nghị hòa bình quốc tế có thẩm quyền và hiệu quả trên diện rộng hơn nhằm giải quyết xung đột Palestine-Israel.
- Ngành năng lượng mới của Trung Quốc đã đạt được tiến bộ thực sự trong cạnh tranh mở và thể hiện năng lực sản xuất tiên tiến.
- Đó là một ngành năng lượng mới không chỉ làm tăng nguồn cung toàn cầu và giảm bớt áp lực lạm phát toàn cầu mà còn góp phần đáng kể vào việc ứng phó với khí hậu toàn cầu và quá trình chuyển đổi xanh.
- Trung Quốc và EU có những lợi ích chung cao và sự hợp tác rộng rãi trong quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số.
- Điều cần thiết là hai bên phải giải quyết thỏa đáng những xung đột kinh tế và thương mại thông qua đối thoại và tham vấn, cũng như giải quyết những mối quan ngại chính đáng của nhau.
- Hy vọng rằng các thể chế của EU sẽ phát triển quan điểm đúng đắn về Trung Quốc và áp dụng chính sách tích cực về Trung Quốc.
EURUSD tăng lên 1.0790 khi đồng bạc xanh trong bối cảnh thị trường đặt cược việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9
EUR/USD tăng lên 1.0790 trước khi điều chỉnh nhẹ xuống 1.0783 trong phiên Mỹ. USD chịu áp lực do có suy đoán chắc chắn rằng Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ cuộc họp tháng 9. ECB được nhiều người dự đoán sẽ chuyển sang bình thường hóa chính sách trong cuộc họp tháng 6.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB đang bị chia rẽ về động thái sau cuộc họp tháng 6. Một số nhà hoạch định chính sách tin rằng việc cắt giảm lãi suất liên tiếp kể từ cuộc họp tháng 7 có thể làm giảm bớt áp lực về giá. Thống đốc Ngân hàng Hy Lạp Yannis Stournaras cho biết trong một cuộc phỏng vấn với một cơ quan truyền thông Hy Lạp rằng ông dự đoán có ba đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay. Ông cho rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7 là có thể xảy ra và nói thêm rằng sự phục hồi kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong quý đầu tiên của năm khiến khả năng cắt giảm lãi suất là 3 lần nhiều hơn 4 lần. Nền kinh tế Eurozone đã tăng trưởng 0.3% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, vượt qua kỳ vọng tăng 0.1%.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu: EU sẵn sàng sử dụng mọi công cụ thương mại để chống lại Trung Quốc
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Von der Leyen đã phát biểu sau cuộc hội đàm tại Paris hôm thứ Hai với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp trước khi tới Serbia và Hungary trong chuyến đi đầu tiên tới khối này sau 5 năm.
Bà cho biết EU sẵn sàng triển khai tất cả các công cụ có sẵn để bảo vệ nền kinh tế của mình nếu Trung Quốc không để các công ty tiếp cận thị trường châu Âu một cách công bằng với các doanh nghiệp bản địa. Von der Leyen nói thêm rằng các sản phẩm được trợ cấp mạnh mẽ của Trung Quốc như xe điện và thép đang tràn ngập thị trường châu Âu và cho biết thế giới không thể hấp thụ được sản lượng dư thừa của Trung Quốc.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm dẫn đầu đà giảm
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống 104.90, vàng hồi phục khi dữ liệu việc làm yếu được công bố vào thứ 6 dấy lên hy vọng của thị trường về việc Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Các quan chức Fed Barkin và Richmond sẽ có bài phát biểu hôm nay.
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 3.9 bps xuống 4.473%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm giảm 3.8 bps xuống 4.461%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm 2.9 bps xuống 4.491%
Vàng bật tăng lên $2,330 đầu phiên Mỹ
Vàng tăng hơn 1% lên $2,330 đầu phiên Mỹ trước khi điều chỉnh trở lại trên $2,327 trong một ngày không có dữ liệu kinh tế nào đáng chú ý ngoại trừ các phát biểu của các quan chức Fed.
Kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất do dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hỗ trợ đà phục hồi của vàng.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng trước giờ mở cửa hôm thứ Hai, với việc Phố Wall đang tìm cách tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên trước, sau khi dữ liệu việc làm làm sống lại hy vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite tăng hơn 1% vào thứ Sáu sau khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, xoa dịu lo ngại về một nền kinh tế quá nóng. Các nhà giao dịch trở nên hào hứng với việc Fed có thể bắt đầu hạ lãi suất sớm hơn trong năm nay.
Các nhà đầu tư sẽ có thêm manh mối về các động thái của Fed trong tương lai vào thứ Hai, với các phát biểu của Chủ tịch Fed Richmond Tom Barkin và Chủ tịch Fed New York John Williams.
Các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi báo cáo thu nhập của các công ty lớn trong tuần này, bao gồm cả Disney vào thứ Ba và Uber vào thứ Tư
Giá khí tự nhiên tăng mạnh sau thông tin Israel bắt đầu tấn công Rafah
- Giá khí đốt tăng mạnh khi có tin tức cho biết Israel đã bắt đầu tấn công vào Rafah.
- Chỉ số DXY tiếp tục suy yếu trong phiên
Khí đốt tự nhiên (XNG/USD) tăng giá vào thứ Hai sau khi Israel bắt đầu giai đoạn tiếp theo của cuộc tấn công xung quanh thành phố Rafah. Căng thẳng địa chính trị đã góp phần thúc đẩy giá khí đốt trong thời điểm nay.
Trong khi đó, Chỉ số DXY dường như tiếp tục suy yếu sau dữ liệu việc làm hôm thứ Sáu khiến thị trường kỳ vọng trở lại về khả năng Fed cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến.
Giá khí đốt tự nhiên đang được giao dịch ở mức $2.314/MMBtu tại thời điểm viết bài.