JPY tiếp tục tăng giá trong ngày, kéo cặp USDJPY giảm xuống dưới 152 - vùng đáy 3 tuần khi bước vào phiên Âu, trong bối cảnh USD giảm nhẹ trên diện rộng. Mối đe dọa từ các chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, cùng với cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày một leo thang, trở thành yếu tố thúc đẩy dòng tiền đổ vào các tài sản trú ẩn như Yên.
Dù vậy, sự không chắc chắn về khả năng BoJ có tiếp tục tăng lãi suất trong bối cảnh bất ổn chính trị trong nước có thể là yếu tố cản trở đối với triển vọng tăng giá của đồng JPY. Ngoài ra, tâm lý lạc quan đến từ thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, cùng với sự gia tăng lợi suất TPCP Mỹ, có thể làm giảm nhu cầu mua JPY - một đồng tiền có lợi suất thấp - trước thềm công bố loạt dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng của Mỹ.
Vẫn còn nhiều sự hoài nghi đối với nền kinh tế, giá cả
Sẽ không ngần ngại nới lỏng chính sách hơn nữa nếu cần
Quyết định hôm nay nhằm mục đích làm cho YCC bền vững hơn
Lãi suất dài hạn có thể vượt quá giới hạn 0.50%
BOJ sẽ can thiệp nếu lãi suất vượt mốc 1%
USD/JPY đang duy trì mức tăng khá trong giờ qua, tăng trở lại 0.1% ở mức 139.58 hiện tại. Mức thấp trước đó chạm 138.05 sau quyết định chính sách của BOJ.
Sau khi BOJ tuyên bố giữ nguyên chính sách kiểm soát đường cong lợi suất và chính sách tiền tệ, USDJPY tăng vọt lên trên mức 141.00 nhưng hiện đã thoái lui xuống 139.551..
Westpac đã liên tục lập luận rằng việc tăng lãi suất sẽ là chính sách phù hợp tại cuộc họp tháng 8. Chúng tôi cũng tin rằng Hội đồng quản trị nên duy trì xu hướng thắt chặt của mình, lặp lại câu: “Có thể cần phải thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo rằng lạm phát trở lại mục tiêu trong một khung thời gian hợp lý.” Trước đây, chúng tôi có quan điểm chắc chắn rằng sẽ cần phải tăng lãi suất vào tháng 9. Tuy nhiện, hiện tại chúng tôi cho rằng việc duy trì xu hướng thắt chặt sau tháng 8 là đủ.
Cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ diễn ra vào Thứ Ba, ngày 1 tháng 8 năm 2023. tuyên bố có hạn vào lúc 2:30 chiều theo giờ Sydney
Quyết định và tuyên bố về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản - cho biết sẽ kiểm soát YCC linh hoạt hơn nhưng vẫn duy trì biên độ 0.5%.
Duy trì mục tiêu lãi suất ngắn hạn ở mức -0.1%
Duy trì mục tiêu lợi suất JGB kỳ hạn 10 năm quanh mức 0%
Duy trì biên độ xung quanh mục tiêu lợi suất JGB kỳ hạn 10 năm ở mức tăng và giảm 0.5% mỗi năm
Tăng dự báo lạm phát:
Dự báo trung bình CPI lõi năm tài chính 2023 ở mức +3.2% so với +2.5% trong tháng 4
Dự báo trung bình CPI lõi năm tài chính 2024 ở mức +1.7% so với +1.7% trong tháng 4
Dự báo trung bình CPI lõi năm tài chính 2025 ở mức +1.8 % so với +1.8% trong tháng 4
Hơn nữa:
Sẽ kiểm soát đường cong lợi suất linh hoạt hơn
Phù hợp để nâng cao tính bền vững của việc nới lỏng tiền tệ
Sẽ vận hành kiểm soát đường cong lợi suất linh hoạt hơn để phản ứng nhanh với các rủi ro tăng hoặc giảm
Sẽ tiếp tục cung cấp các hoạt động có lãi suất cố định cho lợi suất jgb kỳ hạn 10 năm ở mức 1.0%
Để khuyến khích hình thành đường cong lợi suất theo hướng dẫn nhất quán, BOJ sẽ tiếp tục mua jgb quy mô lớn và đưa ra phản ứng nhanh chóng cho mỗi kỳ hạn
Ví dụ: bằng cách tăng số lượng mua JGB và tiến hành các hoạt động mua với lãi suất cố định và các hoạt động cung cấp vốn đối với tài sản thế chấp gộp
Có những bất ổn cực kỳ cao đối với nền kinh tế, giá cả của Nhật Bản
Phải chú ý đến thị trường tài chính, ngoại hối và tác động của chúng đối với nền kinh tế, giá cả của Nhật Bản
Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản cao hơn dự báo trong báo cáo triển vọng tháng 4
USD/JPY đã giảm mạnh từ đầu phiên châu Á (từ khoảng 139.50 xuống 138.90). Tuy nhiên, biến động giá không kết thúc ở đó, với mức thấp nhất trong phiên ở dưới 138.75 trước khi tăng trở lại 139.50.
Ngoài ra, CPI lõi tháng 6 của Tokyo đã tăng trên 4%, xác nhận áp lực lạm phát đã ổn định. Đồng thời, lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã vượt mốc 0.5% trong giờ mở cửa phiên Á.
Tuy nhiên, thanh khoản của JPY vẫn kém hơn bình thường do các nhà đầu tư đang chờ đợi quyết định chính sách của BoJ. Thời gian chờ đợi thông báo càng lâu thị càng có nhiều khả năng BoJ đã điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách.
Các cặp tiền tệ khác nhìn chung biến động không quá ấn tượng.
JPY mở rộng đà tăng tước tin đồn rằng các quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể sẽ thảo luận về việc thắt chặt lập trường chính sách siêu nởi lỏng tại cuộc họp diễn ra hôm nay.
Tỷ giá USD/JPY đã giảm 0.6% xuống 138.71 trước khi giảm xuống 139.38
JPY tăng mạnh sau khi Nikkei báo cáo các quan chức của BOJ sẽ thảo luận thêm về việc nâng lợi suất lên trên mức 0.50% ở một “biên độ nhất định”.
Báo cáo đã làm gia tăng sự không chắc chắn xoay quanh quyết định của BOJ, vì phần lớn các nhà kinh tế đã dự đoán ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên chính sách trong cuộc họp hôm nay.
-0.8% m/m (dự kiến không đổi, trước đó +0.7%) - thấp hơn nhiều so với kỳ vọng
Cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ diễn ra vào thứ Ba, ngày 1 tháng 8. Dấu hiệu suy yếu từ phía người tiêu dùng sẽ là một yếu tố mạnh mẽ để RBA không tăng lãi suất trong cuộc họp tới. Trong khi thị trường việc làm vẫn đang mạnh mẽ, dữ liệu lạm phát trong quý 2 tiếp tục cho thấy một số tín hiệu hạ nhiệt.
Không giống như các nền kinh tế lớn khác, lạm phát của Nhật Bản vẫn chưa đạt đỉnh
Lạm phát toàn phần sẽ tiếp tục giảm chậm do hiệu ứng cơ bản và giá hàng hóa toàn cầu giảm, nhưng lạm phát lõi sẽ vẫn ở mức cao trong một khoảng thời gian đáng kể.
Chúng tôi kỳ vọng BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách của mình, nhưng nhiều khả năng là BoJ sẽ điều chỉnh YCC tại cuộc họp hôm nay. Tuy nhiên, thị trường vẫn tin rằng có nhiều khả năng sẽ phải chờ đến tháng 10.
Nếu BoJ tìm cách bình thường hóa chính sách của mình trong tương lai, chúng tôi cho rằng việc trì hoãn điều chỉnh YCC sẽ gây áp lực lên họ.
BoJ cũng sẽ công bố triển vọng vĩ mô hàng quý hôm nay và trọng tâm sẽ là dự báo lạm phát cho năm 2024. Đây là cách BoJ sẽ đánh giá tính bền vững của lạm phát trong chu kỳ này, đồng thời có thể dựa vào đó ước tính thời điểm tăng lãi suất lần đầu tiên sau nhiều năm của BoJ.
Nhận định của các nhà phân tích kinh tế tại Ngân hàng Hoa Kỳ (BoA) về triển vọng chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) và những tác động đối với USD:
Chúng tôi giữ nguyên quan điểm rằng:
Fed sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất 25bp nữa tại cuộc họp tháng 9, với phạm vi mục tiêu cuối cùng là 5.50-5.75%
Đợt cắt giảm lãi suất chính sách đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 2024
Đối với USD:
Bất chấp đợt bán tháo USD đáng chú ý vào đầu tháng này, chúng tôi vẫn có cái nhìn tích cực vê triển vọng của đồng bạc xanh trong ngắn hạn, vì khả năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn cho thấy đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng có thể sẽ diễn ra muộn hơn dự báo hiện tại.
Mặc dù USD vẫn sẽ được định giá quá cao trong dài hạn, nhưng thực tế cuộc chiến chống lạm phát trong một nền kinh tế có khả năng phục hồi tương đối tốt vốn dĩ đã bao gồm những nhân tố hỗ trợ USD.
Một tin tức không được sự hoan nghênh từ phía lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhà Trắng đã quyết định sẽ cấm các quan chức chính phủ hàng đầu của Hồng Kông tham dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế lớn ở Hoa Kỳ vào mùa thu này (theo ba quan chức Hoa Kỳ giấu tên).
Trưởng đặc khu kinh tế John Lee, cùng với 10 quan chức Hồng Kông và Trung Quốc khác, đã bị Washington ra lệnh trừng phạt vào năm 2020 sau khi thực thi luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt
Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay tại San Francisco.
Chứng khoán Hoa Kỳ đảo chiều giảm trong đêm khi Nikkei báo cáo rằng BOJ sẽ thảo luận về việc điều chỉnh YCC tại cuộc họp chính sách diễn ra hôm thứ Sáu (cho phép lãi suất dài hạn tăng trên mức trần 0.5% trong “một biên độ nhất định”), bất chấp dữ liệu tăng trưởng GDP tích cực trong quý 2 tại Hoa Kỳ (+2.4% so với dự báo +1.8%) và chỉ số giá góp phần vào GDP thấp hơn dự kiến (+2.2% so với dự báo +3%). Chỉ số Dow Jones dẫn đầu đà giảm với hơn 200 điểm - chấm dứt chuỗi tăng 13 phiên liên tiếp. Chỉ số S&P 500 trong trong giờ mở cửa đã chạm mức 4,600 điểm - mức cao nhất kể từ đầu tháng 4/2022 đến nay.
Dow Jones -0.67%
S&P 500 -0.64%
Nasdaq -0.55%
Trên thị trường FX, USD phục hồi mạnh mẽ sau loạt dữ liệu kinh tế khả quan tại Hoa Kỳ và quyết định tăng lãi suất 25bp lên 4.25% như kỳ vọng của ECB. Đáng chú ý, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ đã thấp hơn dự kiến trong tuần thứ 3 liên tiếp (+221K so với dự báo +234K) phản ánh thị trường lao động đang dần nới lỏng. Trong khi, số đơn đặt hàng lâu bền tháng 6 vượt xa kỳ vọng (+4.7% so với dự báo +1.3% - mức cao nhất trong gần nửa năm trở lại đây), kết hợp với báo cáo tăng trưởng GDP quý 2 mạnh mẽ cũng đã hỗ trợ cho USD tăng đến hơn 80 pip nửa đầu phiên Mỹ. Chốt phiên, USD đã lấp đầy mức giảm của hai ngày giao dịch trước đó. JPY là tiền tệ duy nhất tăng so với đồng bạc xanh do cặp USDJPY đảo chiều giảm mạnh trong đêm khi trang Nikkei đưa tin: BoJ sẽ thảo luận về việc điều chỉnh YCC (cho phép lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm vượt quá mức 0.5% với biên độ vừa phải, sau khi tuyên bố sẽ không điều chỉnh YCC một tuần trước đó). EUR chịu áp lực trước đà tăng của USD và những bình luận ôn hòa hơn của Chủ tịch Lagarde, hàm ý ECB đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất và quyết định tháng 9 sẽ phụ thuộc vào dữ liệu sau mùa hè này. GBP giảm sâu nhất so với USD.
Chỉ số DXY +0.65%
EURUSD -0.99%
GBPUSD -1.14%
AUDUSD -0.76%
NZDUSD -0.45%
USDJPY -0.54%
USDCHF +0.97%
USDCAD +0.14%
Vàng có một phiên giao dịch tồi tệ khi sập đến gần $35 xuống đáy ngày tại $1942/oz, do USD và lợi suất đảo chiều tăng đầu phiên Mỹ. Đây là phiên giảm sâu nhất của vàng trong khoảng 7 tuần trở lại đây. Chốt phiên, kim loại quý giảm gần $21 xuống $1950.30/oz. Trên thị trường trái phiếu, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 7.7bp và 13.3bp lên 4.933% và 4%. Chỉ với 1 phiên tăng, lợi suất 10 năm đã thu hẹp phần lớn đà giảm được thiết lập 2 tuần trước đó.
Dầu thô quay đầu giảm mạnh trong đêm sau khi chạm mốc $80.60/thùng được thiết lập đầu phiên Mỹ. Chốt phiên, dầu WTI tăng $1.31 lên gần $80.10/thùng. Giá năng lượng tăng mạnh làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát lương thực sẽ khiến các tín hiệu hạ nhiệt lạm phát gần đây biến mất, do đây là nhân tố quan trọng góp phần làm CPI hàng năm giảm xuống.
BTC giảm cùng chứng khoán Mỹ, sau khi chạm đỉnh ngày trên vùng 29.5K. Chốt phiên, BTC đóng cửa quanh ngưỡng 29.2K.
Lạm phát khu vực Tokyo được coi là một chỉ báo hàng đầu về lạm phát trên toàn quốc, nhưng cũng không hoàn toàn phản ánh đầy đủ tình hình lạm phát trên toàn Nhật Bản.
Dữ liệu toàn quốc mới nhất (dữ liệu tháng 5), cho thấy:
Cả ba chỉ số CPI đều vững vàng trên mức 3%
Tuy nhiên, BOJ khẳng định lạm phát chỉ là tạm thời và chính phủ Nhật Bản dường như cũng đồng tình với điều này.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ Gary Gensler đã có bài phát biểu hôm thứ Năm với Bloomberg TV trong chương trình "Bloomberg Markets".
Tiền điện tử (crypto) có tính đầu cơ rất cao
Các nhà đầu tư không nên cho rằng họ đang nhận được sự bảo vệ của luật chứng khoán, mặc dù luật chứng khoán áp dụng cho nhiều mã token.
Các nhà đầu tư không được công bố đẩy đủ thông tin một cách công bằng và trung thực
Các nền tảng hay các bên trung gian đang làm ra những việc (tồi tệ) mà một ngày nào đó chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ rằng Sàn giao dịch chứng khoán New York hoặc NASDAQ sẽ làm như vậy
Các nền tảng hoặc các nhà tạo lập thị trường thường kết hợp với nhau tìm cách chống lại bạn
Chúng tôi không cho phép điều đó diễn ra trên phần còn lại của thị trường chứng khoán
Đây là một lĩnh vực đầy gian lận và những kẻ lừa đảo, tuy có một số nhà đầu tư thiện chí nhưng phần lớn là không
Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng rằng đợt tăng lãi suất hôm thứ Tư sẽ là đợt tăng cuối cùng trong lộ trình thắt chặt. Chủ tịch Fed Powell nói rằng FOMC sẽ đặc biệt tập trung vào dữ liệu lạm phát và chúng tôi dự đoán một vài báo cáo CPI tiếp theo sẽ dần yếu hơn.
Do đó, chúng tôi hy vọng rằng FOMC sẽ bỏ qua đợt tăng tháng 9 để chậm lại tốc độ thắt chặt. Sau đó đến tháng 11, họ sẽ kết luận rằng tốc độ gia tăng lạm phát đã chậm lại đủ để không cần phải tăng lãi suất thêm một lần nữa.
Các quan điểm thận trọng hơn từ một số chiến lược gia khác của GS:
Chúng tôi cho rằng dữ liệu gần đây phù hợp với nhận định lãi suất quỹ liên bang đã đạt đỉnh vào tháng 7, do tốc độ gia tăng lạm phát CPI lõi đã giảm trong tháng 6.
Tuy nhiên, bất kỳ dấu hiệu mới nào về lạm phát dai dẳng được phản ánh thông qua các dữ liệu quan trọng như chỉ số Chi phí lao động (được công bố vào thứ Sáu) và các báo cáo PCE sắp tới vẫn có khả năng mở ra con đường tăng lãi suất.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ đã trở lại lên trên vùng 4%, tăng 16 bp trong phiên giao dịch thứ Năm. Đây là công cụ tối ưu nhất để phản ánh nguyên nhân tại sao thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ và dần hạ nhiệt.
Lý do đầu tiên đến từ sự hỗ trợ của các dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ đầu phiên Mỹ, với báo cáo tăng trưởng GDP mạnh mẽ và số đơn xin trợ cấp nhất nghiệp lần đầu thấp hơn dự kiến với tuần thứ ba liên tiếp. Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Tư, Chủ tịch Fed Powell đã cố gắng truyền tải thông điệp tăng lãi suất vào tháng 9 khiến kỳ vọng thị trường nâng từ 20% lên 22% trước một kịch bản hợp lý là nền kinh tế Hoa Kỳ đang dần nóng trở lại.
Thứ hai, góp phần vào câu chuyện lạm phát là việc giá dầu thô vượt mốc $80/thùng trong phiên thứ Năm, giá ngũ cốc cũng tăng mạnh làm dấy lên lo ngại về lạm phát lương thực có thể khiến các tín hiệu hạ nhiệt lạm phát biến mất, do dầu WTI là một nhân tố quan trọng giúp CPI hàng năm giảm xuống. Thị trường có thể quay xe ngay sau tháng 9 nếu giá dầu vẫn ở mức cao.
Yếu tố cuối cùng đến từ sự mơ hồ xoay quanh BoJ và triển vọng chính sách của ngân hàng này. Mới một tuần trước đó, họ đã tiết lộ rằng sẽ không có bất cứ điều chỉnh nào với YCC, nhưng trong đêm rạng sáng ngày thứ Sáu (theo giờ Việt Nam), tờ Nikkei đã đăng tải một bài viết cho hay, các quan chức BoJ đang xem xét loại bỏ việc neo lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở dưới 0.5% trong cuộc họp chính sách tháng 7 (diễn ra vào trưa nay theo giờ Việt Nam). Điều này đang làm dấy lên lo ngại về "hiệu ứng tầng hai" do các giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ giảm xuống có thể dẫn đến việc bán trái phiếu trên toàn cầu, ít nhất là trong khoảng thời gian đầu.
Lợi suất 10 năm vượt mốc 4% khiến cổ phiếu Hoa Kỳ bị bán ra nhiều hơn và gia tăng nỗi lo lạm phát. Dó đó, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu thấy một cây nến đỏ được hình thành trên biểu đồ SPX và nhiều hoạt động bán ra dần xuất hiện.
Tin mừng là ECB đã chuyển hướng ôn hòa, bất chấp một số người có thể cho rằng ngân hàng này đang thiếu cảnh giác với lạm phát.
BoJ sẽ thảo luận về việc tăng lãi suất dài hạn lên trên mức 0.50% (nhưng "ở một mức độ vừa phải") trong cuộc họp chính sách tháng 7 diễn ra vào trưa nay (theo giờ Việt Nam)
Theo chính sách linh hoạt hơn đang được cân nhắc, BoJ cho phép lãi suất tăng dần lên trên ngưỡng 0.5%, nhưng sẽ nhanh chóng can thiệp nếu lợi suất bất ngờ tăng vượt quá phạm vi cho phép.
Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh những tác động tích cực đến lạm phát khi JPY mạnh hơn.