USD/JPY đã chạm mức cao nhất trong 11 tháng qua tại 149.74 trong phiên Á sáng nay dù biên độ giao dịch không đáng kể.
Vàng tăng mạnh sau dữ liệu kinh tế Mỹ
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
USD/JPY đã chạm mức cao nhất trong 11 tháng qua tại 149.74 trong phiên Á sáng nay dù biên độ giao dịch không đáng kể.
Theo tin tức từ WSJ, vào cuối tuần trước, Chủ tịch tập đoàn bất đông sản Evergrande - ông Hui Ka Yan đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ và tiến hành điều tra vì bị nghi ngờ đang lặng lẽ chuyển các tài sản ra nước ngoài.
Ngoài ra, bài viết tiếp tục thảo luận về các kế hoạch dang dở để giữ cho lĩnh vực bất động sản tiếp tục phát triển:
Chỉ số PMI Sản xuất ISM đã giảm trong khoảng một năm qua và thực tế là ngành sản xuất của Hoa Kỳ cũng đang nằm trong vùng suy thoái.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki đã có động thái can thiệp nhẹ nhàng bằng lời nói sau khi USDJPY chạm mức cao nhất trong 11 tháng qua vào đầu phiên Á. USD/JPY hiện giảm nhẹ so với giá mở cửa trước đó, duy trì dưới mốc 149.80
Biên bản tóm tắt Ý kiến của các quan chức BoJ trong Cuộc họp Chính sách tiền tệ vào ngày 21 và 22/9/2023.
Cập nhật USD/JPY sau khi phát hành Biên bản Tóm tắt cuộc họp tháng 9:
Khảo sát CPI tháng 9 tại Úc từ Viện Melbourne:
CPI điều chỉnh trung bình:
Chỉ báo từ Viện Melbourne đang đi đúng hướng theo các quan điểm và dự báo lạm phát của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA). Tuy nhiên, CPI toàn phần vẫn tăng cao. CPI điều chỉnh trung bình mặc dù đã giảm xuốc nhưng vẫn cho thấy áp lực lạm phát cơ bản vẫn cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2 - 3% của RBA.
RBA sẽ họp chính sách vào ngày mai và đồng thuận chung là lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên. Dữ liệu CPI quý 3 chính thức sẽ được công bố vào ngày 25/10, tức là các đánh giá về dữ liệu hàng quý phải chờ đến cuộc họp tháng 11 mới được cập nhật.
Bình luận từ báo cáo về kết quả đáng thất vọng:
Chứng khoán mở cửa tăng nhẹ khi các nhà đầu tư vui mừng đón nhận dữ liệu PCE lõi cho thấy lạm phát đang suy giảm tại Hoa Kỳ trong tháng 8. Cụ thể, dữ liệu hàng tháng thấp hơn dự kiến (+0.1% so với dự báo +0.2%), trong khi con số hàng năm +3.7% như kỳ vọng thị trường. Tuy nhiên, gia tăng những lo ngại về việc Chính phủ Mỹ đóng cửa đã ngay lập tức gây áp lực lên thị trường, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo tại Hạ Viện đã bác bỏ dự luật tài trợ cho chi tiêu ngắn hạn của chính phủ và làm chậm trễ quá trình đạt được một thỏa thuận chung nhằm ngăn chặn việc đóng cửa vào ngày 1/10. Ngoài ra, việc UAW tiếp tục mở rộng đình công tại các nhà máy lắp ráp của Ford và GM tại Chicago và Michigan cũng đã phần nào làm xói mòn khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Kết thúc tháng giao dịch cuối cùng của quý 3, chỉ số S&P 500 và Nasdaq có tháng giao dịch tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay.
Trên thị trường FX, USD phục hồi mạnh mẽ trong phiên Mỹ, sau khi đã giảm hơn 35 pip từ đầu phiên u, bất chấp dữ liệu PCE lõi khả quan và các bình luận ôn hòa hơn từ quan chức Fed William cho thấy Fed có thể đã hoàn thành việc tăng lãi suất. Dường như báo cáo tâm lý tiêu dùng vượt dự kiến (68.1 so với dự báo 67.1 điểm) và kỳ vọng lạm phát 1 năm (tăng từ 3.1% lên 3.2%) theo khảo sát từ Đại Học Michigan trong tháng 9 cũng đã phần nào hỗ trợ cho đà tăng của đồng bạc xanh. Chốt phiên , USD tăng nhẹ và NZD dẫn đầu đà tăng. CAD yếu nhất trong số các tiền tệ chính do giá dầu đảo chiều giảm mạnh đầu phiên Mỹ.
Vàng tiếp tục giảm mạnh xuống $1848/oz vào đầu phiên Mỹ, ngay khi lợi suất TPCP đồng loạt đảo chiều tăng trở lại. Như vậy, kim loại quý đã ghi nhận tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2021 đến nay sau pha giảm tới hơn $76 trong tuần cuối tháng 9. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP ngắn hạn giảm nhẹ trong khi lợi suất dài hạn không đổi sau những nỗ lực phục hồi tại phố Wall trong ngày giao dịch cuối cùng của quý 3. Chốt phiên, lợi suất 2 năm giảm nhẹ 1.4bp xuống 5.046%, lợi suất 10 năm giữ nguyên ở mức 4.57%. Dầu thô quay đầu giảm mạnh trong phiên Mỹ, đà giảm chững lại $90.35, kết phiên, dầu WTI hồi phục nhẹ lên mức $90.70/thùng, đánh dấu đà giảm gần $1. Bitcoin duy trì trong biên độ từ 26.6 - 27.2K vào ngày thứ Sáu, đi ngang quanh vùng 27K trong phần lớn 2 ngày giao dịch cuối tuần và break 28K về cuối phiên Chủ Nhật.
Báo cáo Tankan quý 3 của BoJ nhấn mạnh kỳ vọng lạm phát của các doanh nghiệp vẫn rất cao.
Các công ty Nhật Bản kỳ vọng giá tiêu dùng:
Chỉ số PMI chính thức tại Úc từ S&P Global/Judo Bank Australia vào tháng 9/2023:
Những điểm chính được đưa ra trong báo cáo:
Lượng việc làm vẫn còn mạnh mẽ là một tín hiệu tích cực. Nhu cầu lao động cao hơn có thể củng cố áp lực lạm phát, theo quan điểm thứ 3 được đưa ra trong báo cáo. Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ họp vào thứ Ba tới và thị trường đang kỳ vọng RBA sẽ không tăng lãi suất. Nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là việc tạm dừng có thể kéo dài trong bao lâu nữa?
Hợp đồng tương lai S&P 500 mở cửa với gap tăng nhẹ sau 2 ngày cuối tuần với nhiều tin tức đáng khích lệ hơn về nền kinh tế Trung Quốc và nguồn tài trợ cho chính phủ Hoa Kỳ:
Theo một báo cáo từ Barclays vào hôm thứ Sáu, các nhà phân tích tại ngân hàng này đang cảnh báo về khả năng chứng khoán Mỹ sẽ giảm điểm bất kể lãi suất diễn biến theo hướng nào. Lợi suất TPCP 10 năm đang tiến gần đến mốc lịch sử cho thấy xu hướng lợi suất tăng mạnh hơn mức thu nhập có được từ S&P 500:
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ họp vào thứ Tư ngày 4/10 (theo giờ New Zealand). Quyết định chính sách sẽ được công bố vào lúc:
Nhận định từ NZIER Shadow Board (được thành lập từ Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand):
Bình luận từ những người thống kê trong chính phủ New Zealand:
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời (kéo dài thời gian hoạt động thêm 45 ngày) nhằm ngăn chặn việc Chính phủ đóng cửa vào những phút chót, sau nhiều tranh chấp và xung đột giữa các phe phái, đặc biệt là trong nội bộ các nhà lãnh đạo Hạ Viện.
Dữ liệu PMI Caixin tháng 9 giảm vượt dự kiến, mặc dù các con số vẫn đang trong phạm vi mở rộng (trên 50 điểm)
Vào hôm thứ Bảy vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda đã có bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Kinh tế Tiền tệ Nhật Bản, cho biết: BoJ “vẫn còn một chặng đường dài" trước khi chính thức kết thúc chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại.
Theo ông Ueda, BoJ sẽ phải chịu một khoản lỗ lớn do Bảng cân đối kế toán đang "phình to" sau nhiều năm nới lỏng chính sách - mặc dù ông cho biết đây không phải tiêu chí để cân nhắc các quyết định chính sách.
Chỉ số PMI sản xuất đã lần đầu tiên tăng trở lại lên trên 50 điểm kể từ tháng 3/2023 - báo hiệu sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất. Đáng chú ý là Trung Quốc sẽ nghỉ lễ trong cả tuần tới.
Vàng vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực
Chủ tịch Fed NewYork Williams nhận định:
Các cuộc thăm dò ở Canada đã phản ánh sự sụt giảm trong mức độ tín nhiệm của người dân Canada đối với thủ thướng Justin Trudeau và rất có thể ông sẽ từ chức trong thời gian ngắn.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp, Villeroy cho biết
Quan chức Nhà trắng, Brainard cho biết:
Cập nhật các thị trường:
Có rất nhiều dữ liệu được công bố trong phiên Âu hôm nay và trọng tâm là báo cáo lạm phát sơ bộ tại Eurozone đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua, cho phép ECB có thêm thời gian để quan sát thêm dữ liệu. Được biết, sự sụt giảm phần lớn là do áp lực lạm phát tại Đức đã giảm mạnh.
Bên cạnh đó, báo cáo GDP quý 2 tại Vương Quốc Anh ghi nhận tăng trưởng nhẹ. Mặc dù số liệu tăng mạnh hơn dự kiến so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng không làm giảm bớt lo ngại về tình hình kinh tế quý 3 và quý 4 sắp tới.
USD giảm đáng kể trong nửa đầu phiên khi lực bán mạnh hôm qua tiếp tục diễn ra vào hôm nay, trong bối cảnh lợi suất TPCP Hoa Kỳ đồng loạt giảm. Nhưng nhờ vậy, khẩu vị rủi ro đã phần nào quay trở lại khi các chỉ số châu Âu đang tìm cách thu hẹp các mức thua lỗ trước khi kết thúc tuần giao dịch.
Trên thị trường chứng khoán, HĐTL Hoa Kỳ đang tăng cao hơn cùng các chỉ số chính tại châu Âu - với nỗ lực nhằm giảm bớt các khoản lỗ nặng nề của ngày thứ Ba và thứ Tư vừa qua. Chúng ta sẽ cùng chờ đến cuối phiên để xem các mức tăng này liệu sẽ đóng góp được bao nhiêu cho các số liệu hàng tuần và hàng tháng.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã xác nhận rằng trong khoảng thời gian từ ngày 30/8 - 27/9 đã không có động thái can thiệp ngoại hối nào được thực hiện. Hiển nhiên, nếu BoJ tiến hành can thiệp thì chúng ta sẽ thấy USDJPY giảm tới hơn 500pip như những gì đã diễn ra trong tháng 10 năm ngoái.
Sự đồng thuận hiện đang nghiêng hẳn về hướng ECB tạm dừng thắt chặt và các thị trường đã chấp nhận sự thật này. Sẽ không có thêm đợt tăng lãi suất nào nữa và các dữ liệu lạm phát mới nhất trong tuần sẽ chỉ cho phép NHTW này xoay chuyển câu chuyện thị trường theo quan điểm nói trên.