Báo cáo sơ bộ cho các dữ liệu CPI tháng 9 tại Eurozone:
- CPI toàn phần: +4.3% y/y (dự kiến: +4.5%, trước đó: +5.2%)
- CPI lõi: +4.5% y/y (dự kiến: +4.8%, trước đó: +5.3%)
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Báo cáo sơ bộ cho các dữ liệu CPI tháng 9 tại Eurozone:
Thị trường nhìn chung không quá đón nhận bài phát biểu "diều hâu" của Chủ tịch Powell trong cuộc họp báo sau quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong tháng 9.
Nền kinh tế hiện đang phải gánh chịu hệ quả của chu kỳ thắt chặt tiền tệ, với số lượng doanh nghiệp phá sản và chi phí chung ngày càng tăng. Và bây giờ, thậm chí vẫn sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa.
Rõ ràng theo thời gian, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng, mặc dù không nghiêm trọng như năm 2008 nhưng những hệ quả tiêu cực là không thể tránh khỏi. Cụ thể hơn, nếu mối đe dọa suy thoái xuất hiện, Fed sẽ một lần nữa tiến hành mở rộng bảng cân đối kế toán thông qua các gói nới lỏng định lượng (QE).
Tuy nhiên, điều này sẽ làm suy yếu những thành quả về lạm phát đã đạt được trong năm qua. Điểm mấu chốt là để đạt được sự ổn định về giá cả và tránh được lạm phát gia tăng do bong bóng nợ của đất nước, các nhà hoạch đính chính sách sẽ phải chấp nhận một số hình thức suy thoái xuất hiện. Nếu không, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị mắc kẹt trong một vòng tròn luẩn quẩn: Một "sự kiện thiên nga đen" xảy ra sẽ đe dọa đến sự ổn định tài chính, nhưng ngay khi Fed giải quyết được nó, một vấn đề mới sẽ nảy sinh hoặc một vấn đề cũ sẽ lại xuất hiện.
Cân nhắc tất cả những điều này, các nhà đầu tư đã kết luận rằng USD sẽ hưởng lợi từ việc lãi suất có thể sẽ tăng trở lại và duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Trong khi đó, sức hấp dẫn của TPCP Hoa Kỳ lại giảm sút và TMF (Direxion Daily 20+ Year Treasure Bull 3X Shares) giảm xuống mức thấp mới.
Câu hỏi đặt ra lúc này là việc USD tăng giá sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?
Giá hàng hóa xuất khẩu tăng (bao gồm cả giá linh kiện cho nhà sản xuất và tiêu dùng nhập khẩu rẻ hơn) sẽ là lợi thế đối với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lạm phát. Mặt khác, sức mạnh của USD sẽ khiến giá hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số bán hàng và thu nhập thấp hơn. Hậu quả là tăng trưởng kinh tế chậm lại và kịch bản này nhìn chung phù hợp với mục tiêu của Fed. Tổng kết lại, USD mạnh lên vẫn là lợi thế với Hoa Kỳ.
Khi nhìn sang các nước khác, USD mạnh lên sẽ khiến giá trị của các khoản nợ chính phủ trở nên đắt đỏ hơn khi trả bằng đồng nội tệ, gia tăng rủi ro nguy cơ vỡ nợ tại một số quốc gia. Ngoài ra, đồng bạc xanh cũng có thể là động lực thúc đẩy làn sóng lạm phát thứ 2 do giá xăng tăng và triển vọng kinh tế xấu đi.
Hãy nhớ rằng rủi ro suy thoái gia tăng có thể khiến các nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản an toàn hơn, bao gồm cả tiền mặt. Do đó, thị trường có thể thấy DXY vượt mức 107 theo thời gian.
Điều tốt nhất mà các nhà đầu tư thận trọng nên làm trong tình hình bất ổn hiện tại là giám sát các chỉ số vĩ mô sắp tới, vì dữ liệu sẽ gợi ý định hướng chính sách của Fed và triển vọng chung của nền kinh tế.
Đây là tháng thứ 4 liên tiếp, các khoản vay ròng thế chấp của các cá nhân tăng lên, từ 0.2 tỷ GBP lên 1.2 tỷ GBP vào tháng 8. Trong khi đó, tín dụng tiêu dùng ròng đạt 1.6 tỷ GBP (trước đó: 1.3 tỷ GBP). Tăng trưởng về khối lượng tín dụng tiêu dùng đã +7.6% y/y (trước đó: +7.3%). Điều này cho thấy nền kinh tế vẫn đang đi lên phần nào dù ghi nhận sự sụt giảm trên nhiều lĩnh vực trong quý 3.15:57
Dữ liệu đang cho thấy một số dấu hiệu ổn định và triển vọng không quá ảm đạm đối với nền kinh tế Thụy Sĩ.
Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng đang ổn định hơn, hiện tăng 0.1%.
Điều này phù hợp với ước tính ban đầu rằng nền kinh tế Anh tăng trưởng nhẹ trong quý 2. Nhưng giữa những thuận lợi trong Quý 3 và Quý 4, đang khiến BOE khó duy trì quan điểm diều hâu.
Nhập khẩu năng lượng có thể giảm khoảng 54% so với tháng 8 năm ngoái nhưng lại tăng hơn 4% với tháng 7 năm nay. Nếu loại bỏ con số đó, giá nhập khẩu thực tế đã giảm 0.3% trong tháng, điều đó ít nhất cho thấy áp lực giá nhẹ hơn ở các khu vực khác.
Một lần nữa khẳng định lại rằng hoạt động tiêu dùng ở Đức đang gặp khó khăn trong Quý 3 và có vẻ sẽ tiếp tục diễn ra trong Quý 4 trong bối cảnh lạm phát cao hơn.
BofA nâng dự báo lợi suất JGB kỳ hạn 10 năm từ mức 0.75% lên 0.90%
Tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản giảm sâu hơn vào cuối quý 3 với tất cả các danh mục cũng đều giảm. Đây là các chỉ số:
Có một số điểm cần lưu ý là các dữ liệu được in đậm . Nhưng đối với ngày cuối tháng và cuối quý, không có quá nhiều quyền chọn hết hạn đáng kể cần phải cảnh giác.
Mức đầu tiên đối với EUR/USD là ở mức 1.0600 và là tương đối lớn. Ngoài ra còn có những mức ở mức 1.0500 có thể giúp giữ hành động giá chính xác hơn theo phạm vi trong tuần, trước khi bắt đầu vào cuối ngày.
Điều này xảy ra khi lợi suất trái phiếu Nhật Bản tiếp tục tăng cao hơn trong suốt tuần này, với lợi suất JGB kỳ hạn 10 năm chạm mức 0.77% vào hôm nay.
Vì BOJ cho phép lãi suất vượt quá mốc 0.50%, nên người bán trái phiếu vẫn chưa thực sự bỏ cuộc và các nhà hoạch định chính sách vẫn muốn kiểm soát kỳ vọng phần nào để lãi suất không tăng quá nhanh đến mốc 1.00%.
Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang New York John Williams dự kiến sẽ phát biểu vào thứ Sáu nhưng đã hủy bỏ sự xuất hiện của mình vì lý do gia đình. Tuy nhiên, văn bản đã chuẩn bị của ông sẽ được công bố.
23 giờ 50: Chủ tịch lâm thời Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis Kathleen O'Neill Paese đưa ra "Cập nhật FedNow" trước "Bữa sáng Memphis với Fed" do Chi nhánh Memphis của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis tổ chức
3 giờ 45: Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York công bố văn bản trên trang web của mình về những nhận xét đã được chuẩn bị sẵn của Chủ tịch John Williams để gửi tới Hiệp hội Long Island
Nỗ lực can thiệp bằng lời nói bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki:
USDJPY hiện ở 149.38:
USD giảm nhẹ dưới tác động của việc lợi suất trái phiếu giảm:
Điểm dữ liệu trọng tâm là CPI tháng 9 tại Tokyo, với cả ba chỉ số: lạm phát toàn phần, lạm phát không bao gồm thực phẩm tươi sống, lạm phát không bao gồm thực phẩm và năng lượng đều vẫn nằm trên mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, tuy nhiên, cả ba chỉ số này đều giảm một chút so với kết quả của tháng trước.
Trung Quốc bắt đầu kỳ nghỉ lễ dài hôm nay, thị trường sẽ đóng cửa vào tuần tới. Tuy nhiên, PMI chính thức tháng 9 sẽ được Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố vào cuối tuần.
Vàng tăng nhẹ đầu phiên Á, có lúc chạm $1,867 nhưng hiện giảm trở lại $1,865.28
Bitcoin giảm 0.31% xuống $26,938
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều:
Thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ lễ.
Trung Quốc sẽ nghỉ lễ hôm nay và cả tuần tới. Tuy nhiên, PMI chính thức tháng 9 sẽ được Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố vào 7:00 sáng thứ 7.
ING cho biết:
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm. S&P 500 tăng thêm 0.59%, trong khi Dow Jones và Nasdaq tăng lần lượt 0.35% và 0.83%. Tuy nhiên, mức tăng điểm trong ngày hôm qua không giúp giảm khoản lỗ lớn của cổ phiếu trong tháng và quý. S&P 500 dự kiến giảm 4.6% trong tháng và 3.4% trong quý. Nasdaq giảm gần 6% trong tháng và giảm 4.3% trong quý. Tháng này sẽ là tháng tồi tệ nhất trong năm 2023 đối với cả hai chỉ số này. Dow Jones dự kiến sẽ kết thúc tháng với mức giảm 3% và quý với mức giảm 2.2%.
Trên thị trường FX, USD bị bán tháo khi trái phiếu tăng đầu phiên Mỹ. DXY giảm 0.49% trong ngày, kết phiên ở 106.10. AUD mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính, được hỗ trợ nhờ khẩu vị rủi ro tăng nhẹ. AUDUSD tăng 1.17% lên 0.6428. CAD chịu áp lực khi giá dầu quay đầu giảm. USDCAD tăng nhẹ 0.09% bất chấp việc USD bị bán tháo. USDJPY giảm 0.21% trong ngày, kết phiên ở 149.32.
Vàng giảm $8 xuống còn $1866. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 4.9 điểm cơ bản xuống 4.58%. Đà tăng của lợi suất trái phiếu cũng khiến giá dầu quay đầu giảm. Dầu thô WTI giảm 1.96 USD xuống 91.72 USD trong khi dầu thô Brent giảm 1.4% xuống 95.18 USD
Mặc dù cả ba chỉ số đều duy trì ở mức trên 2% nhưng đã giảm nhẹ so với tháng 8. Các quan chức của Ngân hàng Nhật Bản đã nhấn mạnh rằng lạm phát sẽ bắt đầu giảm trở lại từ tháng 9/tháng 10 năm nay.
Các thông tin mới từ chủ tịch Fed Richmond Barkin:
Chủ tịch Deutsche Bundesbank Nagel cho biết:
Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cho biết:
Cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ diễn ra vào tuần tới. ANZ kỳ vọng RBNZ sẽ giữ lãi suất không thay đổi ở mức 5.5% trong khi đưa ra quan điểm diều hâu hơn.
Bài phát biểu khai mạc của chủ tịch Fed Powell tại sự kiện "Trò chuyện với Chủ tịch: Cuộc họp của quan chức Tòa thị chính" không có bình luận nào về triển vọng kinh tế cũng như chính sách tiền tệ
Tỷ phú Bill Ackman trong một bài phỏng vấn trên CNBC đã cho biết: