Và, chắc chắn, điều này đặt Fed vào một tình thế khá nhạy cảm, đặc biệt là khi nhìn vào tương quan với các ngân hàng Trung ương khác trong chu kỳ chính sách của họ. Từ các cuộc họp gần đây của ECB và BoJ, có vẻ như không có một quyết định tăng lãi suất nào từ phía họ, EUR và JPY cũng có trọng số đáng kể trong công thức của DXY, sự phân kỳ chính sách này có thể lý giải vì sao DXY lại tăng vọt thời gian gần đây.
Tuy nhiên, RBA lại tăng lãi suất một cách bất ngờ, lên 25 điểm cơ bản, chủ yếu để bắt kịp tốc độ lạm phát đang cao hơn, AUD/USD đã tăng cao nhanh chóng. Có thể kỳ vọng xu hướng tăng này tiếp diễn, vì các khung thời gian ngắn đang cho thấy một vùng hỗ trợ đang hình thành.
Đồ thị AUD/USD khung 2H
Đô la Mỹ
Tách những gì đã được định giá và những gì chưa được định giá là một công việc rất khó. Đó là trò chơi mèo vờn chuột liên tục và khi một sự kiện quan trọng như FOMC diễn ra đêm nay, chúng ta có thể có rất nhiều kỳ vọng về các kịch bản khác nhau có thể xảy ra.
Fed đang xem xét những kế hoạch dồn dập trong các tháng tới trong khi các Ngân hàng Trung ương lớn ở Nhật Bản và Châu Âu thì không, điều đó có thể dẫn đến những động thái mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ.
Bởi vì tiền tệ là cơ sở của hệ thống tài chính - không có cách nào khác để định giá một loại tiền tệ hơn là sử dụng một loại tiền tệ khác. Vì vậy, chắc chắn, Đô la Mỹ thời gian qua đã hưởng lợi nhiều từ kỳ vọng Fed tăng lãi suất. Ngoài ra, trên thị trường ngoại hối, việc đồng Euro hoặc Yên suy yếu do chính sách nới lỏng từ các ECB và BoJ cũng sẽ góp phần làm tăng giá trị USD.
DXY, chỉ số sức mạnh của USD, đã tăng lên mức cao nhất trong 19 năm trở lại đây vào thứ Năm tuần trước, và kể từ đó chỉ số này gần như đi ngang.
Đồ thị DXY khung Daily
Đô la Mỹ đã chứng kiến một động thái cực đoan khi thị trường định giá những kỳ vọng xung quanh FOMC. Câu hỏi lớn đặt ra ở đây là họ có thể làm gì hơn nữa để buộc người mua đổ xô vào USD và giúp đồng bạc xanh vượt qua mức cao mới?
Trong các trường hợp điển hình, một pha pullback thường sẽ xảy ra. Viễn cảnh đơn giản về việc Fed không tiếp tục sự thay đổi cực đoan có thể đủ để tạo ra làn sóng chốt lời các vị thế Long USD, sau đó tạo ra mức thấp mới trong ngắn hạn. Điều này có thể diễn ra cho đến khi giá đạt đến một điểm cân bằng nào đó mà tại đó người mua muốn quay trở lại thị trường. Và, thông thường, vùng kháng cự trước đó sẽ là đối tượng tiềm năm, tuy nhiên kháng cự cũ hiện đang ở tận vùng 101 và quá xa so với giá hiện tại. Mức Fibonacci xung quanh 102 có thể sẽ là mục tiêu hợp lý hơn.
Đồ thị DXY khung H4
EUR/USD
Biến động cực đoan của USD sẽ là hình ảnh phản chiếu ngược lại của cặp EUR/USD. Cặp tiền đã giảm mạnh từ đầu năm nay, lạm phát ở châu Âu chưa đến mức mất kiểm soát như Mỹ, vì vậy động lực để ECB trở nên diều hâu hơn vẫn chưa hoàn toàn có. Và một cuộc chiến ở biên giới phía Đông cũng đang tác động tới đồng tiền chung Châu Âu.
EUR/USD phá vỡ vùng hỗ trợ vào cuối tháng 4 và giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm trở lại đây. Tuy nhiên, giá vẫn đang cố gắng trụ vững quanh vùng 1.0500 kể từ thứ Tư tuần trước.
Nếu bên mua thực sự tạo áp lực đủ để hình thành một pha điều chỉnh tăng, thì mức 1.0767 nếu đạt được sẽ phá vỡ cấu trúc giảm gần đây mà mở ra cánh cửa cho các đợt tăng cao hơn.
Đồ thị EUR/USD khung H4
USD/JPY
Cặp USD/JPY cũng đang trong giai đoạn biến động cực đoan và sự phân hóa giữa các ngân hàng Trung ương có lẽ sẽ tác động nhiều hơn lên xu hướng của cặp tiền. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục với chính sách tiền tệ nới lỏng, và khi Fed thắt chặt, sự phân kỳ đó ngày càng tăng lên. Động thái này đã xảy ra từ đầu tháng 3 khi cặp tiền này ở quanh mức 115.00 và kéo dài cho đến tận tháng 4 khi giá phá qua 130.
Và, cho đến nay, gần như chưa có đợt giảm nào đáng kể. Mỗi đợt điều chỉnh gần đây chỉ đơn thuần đẩy lùi về hỗ trợ tại mức kháng cự cũ vừa phá qua, trước khi cặp tiền quay trở lại mức cao hơn.
Một trong những vùng hỗ trợ quan trọng hiện nay là 129.41, hỗ trợ này được giữ vững vào thứ Sáu tuần trước, và tại thời điểm này vẫn là vùng giá chính cho cặp tiền.
Đồ thị USD/JPY khung D1