Tranh cãi Pi Network làm lộ kho dữ liệu chứng minh nhân dân?

Tranh cãi Pi Network làm lộ kho dữ liệu chứng minh nhân dân?

22:07 16/05/2021

Người bán 17 GB ảnh chụp chứng minh nhân dân của người Việt nói rằng đã khai thác chúng từ Pi Network, nhưng những người "đào Pi" cho là không thể xảy ra.

Người bán 17 GB ảnh chụp chứng minh nhân dân của người Việt nói rằng đã khai thác chúng từ Pi Network, nhưng những người "đào Pi" cho là không thể xảy ra.

Trong bình luận dưới bài rao bán 17GB dữ liệu KYC của người Việt Nam trên diễn đàn hacker, người sở hữu các dữ liệu trên - thành viên có tên Ox1337xO - tiết lộ đã lấy chúng từ Pi Network. "Đến giờ vẫn chưa ai mua. Toàn bộ dữ liệu này được lấy từ Pi Network", Ox1337xO viết.

Trong khi nguyên nhân rò rỉ dữ liệu này đang được điều tra, thông báo trên của Ox1337xO khiến nhiều người đổ dồn nghi ngờ vào Pi - một nền tảng tiền ảo xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2019 và mới rộ lên hồi đầu năm nay.

Pi Network là một nền tảng tiền kỹ thuật số được phát triển "dựa trên niềm tin" giữa người dùng với nhau. Nền tảng này tạo ra các đồng tiền có tên Pi và "tặng" cho người dùng nếu điểm danh mỗi ngày. Pi Network bị nghi ngờ về tính minh bạch do không công bố mã nguồn như các dự án blockchain khác.

Pi Network từng bị nhiều chuyên gia blockchain và tiền mã hóa nghi ngờ về tính minh bạch. Các chuyên gia không loại trừ khả năng ứng dụng này sử dụng dữ liệu người dùng để kiếm lời. Để thực sự sở hữu các đồng tiền ảo Pi, người dùng sẽ phải "KYC" - tức là được hệ thống xác minh thông tin trước khi cấp quyền.

Trên các nhóm về Pi Network, nhiều người tỏ ra lo ngại trước thông tin này. "Tôi chưa được KYC, nhưng nếu là do Pi làm làm rò rỉ thông tin cá nhân, tôi sẽ cân nhắc việc bỏ các đồng Pi đã đào được", Ngọc Nam, một người mới tham gia "đào Pi" chia sẻ.

Tuy nhiên, những người "đào Pi" từ thời gian đầu cho rằng việc 17 GB dữ liệu chứng minh nhân dân mà hacker Ox1337xO tung lên không thể liên quan tới Pi Network.

"Pi Network không trực tiếp xác minh thông tin người dùng và cũng không đòi gửi hình ảnh chứng minh nhân dân", Phiên Võ, quản trị viên cộng đồng Pi Network với hơn 70 nghìn thành viên tại Việt Nam khẳng định.

Theo anh Phiên, thông tin Pi Network làm lộ dữ liệu người dùng là không chính xác, bởi thực tế Pi Network yêu cầu KYC thông qua bên thứ ba là Yoti. Hệ thống xác minh danh tính này chấp nhận chứng minh nhân dân hay căn cước công dân từ 62 quốc gia, nhưng không bao gồm Việt Nam.

"Để KYC trên Pi Network, người dùng Việt Nam phải sử dụng hộ chiếu. Chỉ có một số người dùng phiên bản Pi trước đây có thể KYC bằng giấy phép lái xe, nhưng hệ thống này chưa chấp thuận chứng minh nhân dân từ Việt Nam", anh Phiên cho biết. Trên cộng đồng người "đào Pi" tại Việt Nam, nhiều thành viên cũng khẳng định "đã thử dùng chứng minh nhân dân để KYC, nhưng không thành công", vì vậy lượng dữ liệu chứng minh nhân dân lên đến hàng nghìn tấm như trong bài viết "không thể đế từ hệ thống Pi Network".

Trưa 16/5, bài rao bán của Ox1337xO cùng toàn bộ bình luận đã biến mất sau ba ngày xuất hiện.

Bài đăng rao bán 17GB dữ liệu chứng minh nhân dân xuất hiện hôm 13/5, nhưng đã biến mất vào sáng ngày 16/5. Ảnh: Lưu Quý

Bài đăng rao bán 17 GB dữ liệu chứng minh nhân dân xuất hiện hôm 13/5 đã biến mất vào sáng 16/5. Ảnh: Lưu Quý.

Trong thông báo chiều 16/5, Trung tâm Giám sát an toàn an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho biết các đơn vị chức năng đang tiến hành xác minh dữ liệu để đánh giá mức độ và nguồn lộ thông tin.

NCSC cho biết lượng dữ liệu này chứa thông tin của khoảng 10 nghìn người dùng. Qua cấu trúc dữ liệu, đơn vị này nhận định chúng có thể xuất phát từ những dịch vụ có yêu cầu cung cấp thông tin KYC (bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ảnh chụp hai mặt CMND/CCCD), như dịch vụ cho vay tiền trực tuyến, dịch vụ tài khoản tiền ảo...

link gốc tại đây

vnexpress

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý

"Bỏ phiếu trống" là chiến lược cho phép nhà đầu tư có quyền biểu quyết mà không chịu rủi ro tài chính, gây tranh cãi về xung đột lợi ích trong quản trị công ty. Vụ kiện giữa Masimo và RTW mở ra cuộc tranh luận về tính hợp pháp và hệ lụy của chiến lược này.
Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed

"Giao dịch nội gián" không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn phản ánh sự yếu kém trong công tác giám sát. Bài viết này sẽ khám phá một thương vụ giao dịch gây sốc tại Fed, làm rõ những động lực đằng sau hành vi này và tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng.
B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain
Bitget

Bitget

Cryptocurrency Exchange

B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain

Bitget sẽ tổ chức sự kiện lần thứ tư tại Thái Lan vào ngày 15 tháng 11, một ngày đặc biệt dành riêng cho phụ nữ trong lĩnh vực blockchain và công nghệ số hóa. Với tên gọi B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến một không gian nơi những người phụ nữ đầy tài năng và nhiệt huyết có thể chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của mình, đồng thời kết nối với những chuyên gia và nhà đầu tư hàng đầu trong ngành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ