Triển vọng của giá vàng trong thời gian tới sẽ ra sao?
Vàng đã giảm trở lại sau khi chạm vào ngưỡng kháng cự quan trọng, mô hình nêm giảm giá có thể sẽ tiếp tục kìm hãm đà tăng của kim loại quý này trong ngắn hạn.
Sau một tuần khởi đầu lạc quan, giá vàng đã tăng tới ngưỡng kháng cự quanh mốc 1,921 USD/oz nhưng cho đến Tổng thống Trump đã ra lệnh hoãn các cuộc đàm phán về gói cứu trợ mới đã làm chao đảo cả thị trường tài chính và khiến giá vàng giảm mạnh vào ngày thứ Ba. Sau khi ông Trump tỏ thái độ mềm mỏng hơn với lập trước của mình, chỉ số Dow Jones, Nasdaq 100 và S&P 500 đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên, vàng vẫn đang gặp khó khăn.
Vàng đã giảm xuống tứ mức cao nhất của ngày thứ Ba nhưng quan trọng hơn là kim loại quý này đang nằm trong mô hình nêm giảm dần.Tuần trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng mốc 1,921 USD/oz là một vùng kháng cự hợp lưu sẽ cản trở đà tăng của vàng và cho tới thời điểm hiện tại kim loại quý này đã quay đầu giảm mạnh từ mức này.
Rõ ràng, sự liên kết ngẫu nhiên của phân tích kỹ thuật và tin tức đã giáng một đòn mạnh cho kim loại quý này và sự phục hồi mờ nhạt của vàng có thể cho thấy đà tăng cần phải được tích lũy thêm trước khi tiếp tục tiến tới các mốc cao hơn. Vì các sự kiện rủi ro dày đặc sẽ diễn ra trong tương lai gần, nên giai đoạn tích lũy của vàng có thể sẽ kéo dài lâu hơn nếu thị trường chung không quá biến động.
Có vẻ như đà tăng của vàng đã bị tạm dừng trong thời gian này. Vì vậy, vàng có thể sẽ thăm dò các vùng hỗ trợ thấp hơn xung quanh 1,850 USD/oz. Nếu giá vẫn tiếp tục nằm dưới đường xu hướng giảm được kẻ từ đỉnh của tháng 8 và tích lũy trong mô hình nêm giảm trong thời gian tới thì chúng ta vẫn có thể hy vọng vào một cú bật tăng mạnh phá vỡ mô hình Falling Wedge của kim loại quý này. Mặc dù cần phải có chất xúc tác cho hành động giá như vậy, song triển vọng trung và dài hạn của vàng vẫn đang là tích cực.