EU hoàn tất lệnh cấm dầu Nga với mục tiêu cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu vào cuối năm. Quyết định của OPEC+ nhằm bổ sung nguồn cung cho châu Âu thúc đẩy giá dầu tăng vọt. Giá dầu leo thang tạo áp lực lên tình hình lạm phát, đặc biệt đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu. Dữ liệu lạm phát EU trong tháng 5 đạt 8.1%, mức tăng cao nhất trong 40 năm.
Đức công bố PMI tháng 5 không mấy khả quan. PMI dịch vụ giảm từ 57.6 xuống 55, trái với kì vọng thị trường 56.3. PMI sản xuất giảm tháng thứ ba liên tiếp xuống còn 53.7.
Lạm phát HICP châu Âu
Lạm phát gia tăng cùng triển vọng kinh tế tiêu cực khiến khả năng ECB tăng lãi suất bị thu hẹp, mặc dù các thành viên hội đồng đã ấn định thời gian tăng lãi suất lần đầu sẽ là tháng 7. Chủ tịch ECB Christine Lagarde kiên quyết tăng lãi suất bất chấp áp lực thị trường ngày càng tăng.
Tiêu điểm lịch kinh tế hôm nay là báo cáo NFP và PMI Hoa Kỳ. Kết quả của hai báo cáo trên sẽ tác động đáng kể đến tỷ giá EUR/USD trong tuần tới. Mặc dù Mỹ là một nền kinh tế mạnh với thị trường lao động ổn định, cần xét đến kịch bản số liệu việc làm và PMI dịch vụ (phi sản xuất) giảm gây áp lực lớn lên đồng Đô la. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra sau khi hai nhà bán lẻ lớn là Walmart và Target công bố báo cáo thu nhập gây thất vọng trong Q1, phản ánh sự suy yếu trong tiêu dùng của người dân Mỹ.
Lịch kinh tế tuần tới bao gồm: Quyết định lãi suất của ECB, dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Đại học Michigan và dữ liệu lạm phát Mỹ.
Phân tích kỹ thuật EUR/USD
EUR/USD đang hồi phục từ đáy tháng 5 khi thị trường tiếp tục đẩy mạnh kỳ vọng về việc ECB tăng lãi suất. Tuy nhiên cần chú ý theo dõi các dữ liệu kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ cuối ngày hôm nay để xem xét ảnh hưởng đối với EUR/USD.
EUR/USD đang kiểm tra mức 1.0758, với kháng cự tiềm năng tiếp theo tại 1.0805. Hỗ trợ hiện tại đang ở mức đáy năm 2020 là 1.0635.
Biểu đồ EUR/USD (D1)
Thị trường đang định giá ECB tăng lãi suất gần 125bps trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản vượt 0. Có 60% khả năng ECB sẽ tăng 10bps trong cuộc họp tuần tới.
Kỳ vọng lãi suất ECB