Chỉ số S&P 500 suy yếu ngày thứ hai liên tiếp giảm 0.75% do áp lực từ việc lãi suất có thể tăng cao hơn. Lợi suất Mỹ tăng vọt nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ, với lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng xấp xỉ 10 điểm cơ bản lên lần lượt 2.66% và 2.94%, mức cao nhất trong khoảng hai tuần.
Chỉ số sản xuất ISM tháng 5 của Mỹ tăng lên mức 56.1 trong tháng 4. Dù mảng sản xuất ổn định là điều tích cực, Phố Wall coi cuộc khảo sát là "tin xấu" vì nó cho thấy chu kỳ thắt chặt hiện tại của Fed chưa đủ để hạ nhiệt lực cầu, yếu tố quan trọng để kiềm chế lạm phát.
FOMC đã tăng lãi suất lên 50bps vào tháng trước và báo hiệu rằng họ sẽ tiếp tục tăng tại các cuộc họp tháng 6 và tháng 7. Tuy nhiên, với nền kinh tế vững chắc, thị trường cho rằng sẽ có 60% khả năng tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 9.
Nếu kỳ vọng diều hâu được củng cố và lợi suất tiếp tục tăng trong thời gian tới, chứng khoán sẽ khó phục hồi bền vững, đặc biệt là các cổ phiếu tăng trưởng và công nghệ. Tuy nhiên, cổ phiếu có thể ổn định hơn nếu dữ liệu kinh tế cho thấy khó có khả năng xảy ra suy thoái.
Bảng lương phi nông nghiệp và số liệu PMI ISM phi sản xuất sẽ là tâm điểm cuối tuần này.
Phân tích kỹ thuật S&P 500
Sau khi phục hồi hơn 7% từ đáy tuần trước, S&P 500 đã phải vật lộn để duy trì đà tăng, giảm lại trong hai phiên gần đây, một dấu hiệu của Dead Cat Bounce. Nhưng nếu chỉ số giữ trên hỗ trợ 4,070/4,050, phe bò vẫn sẽ còn động lực để đẩy lên kháng cự Fibonacci 38.2% tại 4,195.
Mặt khác, nếu phe bán tiếp tục chiếm ưu thế và đạp chỉ số xuống dưới 4,070/4,050, S&P 500 có thể giảm về mức tâm lý 4,000, sau đó là đáy năm 2022 gần 3,810.
Biểu đồ S&P500 (D1)