Yên Nhật dường như đang tích lũy dưới vùng 130 khi tỷ giá USD/JPY tạo nến doji ngày thứ ba liên tiếp trên biểu đồ D1.
Đồng yên chịu áp lực bởi chiến tranh Nga-Ukraine do 70-80% sản lượng dầu tiêu thụ của Nhật được nhập khẩu từ Nga. Sự suy yếu gần đây của JPY rất đáng quan ngại, khi Nhật Bản cần nhiều tiền hơn để thanh toán cho giá dầu thô vốn đã tăng cao.
Nhật Bản công bố dữ liệu GDP quý 1 giảm 0.2% so với quý trước và giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc kéo dài lệnh đóng cửa do ảnh hưởng của Covid 19 cũng tạo áp lực đáng kể đến kinh tế Nhật Bản, khiến triển vọng tăng trưởng suy yếu.
Mỹ tiếp tục lộ trình tăng lãi suất trong khi GDP được điều chỉnh giảm từ 4% xuống 3.7%, theo triển vọng kinh tế thế giới của IMF được công bố vào tháng Tư. Mức giảm 0.3% cho thấy kinh tế Mỹ vẫn ổn định hơn so với mức giảm 0.9% của GDP Nhật Bản trong cùng kỳ.
Fed đã tăng lãi suất hai lần trong năm nay, các quan chức Fed cũng đánh tiếng tăng 50bp trong hai tháng tiếp theo, giống với kỳ vọng thị trường.
Phân tích kỹ thuật USD/JPY
USD/JPY đang tạo nhiều nến doji khi xu hướng tăng chững lại. Thị trường chứng khoán và tâm lý rủi ro hồi phục phần nào khiến Đô la Mỹ không còn hấp dẫn.
Mức kháng cự chính vẫn nằm ở 130, hỗ trợ ở mức 125. Phân kỳ RSI âm cho thấy động lực giảm của USD/JPY có vẻ sẽ tiếp tục.
Biểu đồ ngày USD/JPY
Ngoài ra, lợi suất Mỹ 10 năm dường như đang tăng trở lại (hướng tới mốc 3%), hỗ trợ cho đồng Đô la.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm
Ngược lại, BoJ đang tích cực can thiệp vào thị trường trái phiếu để kìm hãm lợi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Chênh lệch lợi suất Mỹ/Nhật tăng sẽ tiếp tục kích cầu USD/JPY trong dài hạn.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm