Trung Quốc: Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương cam kết củng cố niềm tin thị trường

Trung Quốc: Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương cam kết củng cố niềm tin thị trường

09:54 19/12/2022

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương (CEWC) được tổ chức vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước đã rõ về việc ưu tiên chính sách cho năm 2023. Trọng tâm chính sách trong năm tới sẽ là củng cố niềm tin của thị trường, cũng như phục hồi nhu cầu trong nước. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố then chốt trong bối cảnh con số này chỉ ở mức khoảng 3% trong năm nay và thấp hơn nhiều so với tiềm năng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hội nghị ưu tiên sự phục hồi tiêu dùng trong các nhiệm vụ kinh tế năm 2023. Đúng như dự đoán, tuyên bố của hội nghị không đề cập đến chính sách Zero Covid. Nhưng thay vào đó, họ nói rằng cần phải tối ưu hóa chính sách Covid một cách kịp thời khi việc kiểm soát đại dịch đã bước sang một giai đoạn mới. Điều này cho thấy Trung Quốc đang dứt khoát loại bỏ chính sách Zero Covid, yếu tố sẽ giúp phục hồi tiêu dùng sau khi tình hình Covid ổn định. Tuyên bố cũng nói rằng chính phủ sẽ hỗ trợ cải thiện nhà ở, phương tiện năng lượng mới và chăm sóc người cao tuổi, do đó các chính sách trong những lĩnh vực này có thể sẽ được triển khai.

Về bất động sản, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để bình ổn thị trường. Trọng tâm chính sẽ tiếp tục là hoàn thiện các dự án nhà ở và đáp ứng nhu cầu tái cấp vốn cho các nhà phát triển bất động sản. Chúng tôi nghĩ rằng có thể cần tăng cường nỗ lực hơn vào đầu năm tới, sau một loạt các biện pháp đã được công bố vào tháng 11 để giải quyết các vấn đề về bất động sản.

Tuyên bố của hội nghị không đề cập đến “sự thịnh vượng chung”. Thay vào đó là sự nhấn mạnh nhiều hơn vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như vai trò của đầu tư nước ngoài và tích cực mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài.

CEWC tuyên bố sẽ tăng cường nới lỏng chính sách vĩ mô để hỗ trợ tăng trưởng. Nhưng hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tính bền vững tài khóa, cho thấy rằng sẽ có những hạn chế trong việc tung ra nhiều gói kích thích tài khóa hơn. Nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được đặt làm mục tiêu và để duy trì thanh khoản “dư dả hợp lý”, có thể chỉ đặt lãi suất ở mức thấp và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào năm 2023, giống như năm nay. Việc nới lỏng chính sách vĩ mô sẽ vẫn rất cần thiết trong nửa đầu năm 2023. Nhưng sự phục hồi tiêu dùng dự kiến sẽ làm giảm nhu cầu kích thích tiền tệ thêm trong nửa cuối năm.

Quay trở lại thời điểm hiện tại, các ca nhiễm Covid đang không ngừng tăng cao sau khi Trung Quốc nới lỏng chính sách Covid. Hệ thống y tế công cộng đang chịu áp lực rất lớn. Tiêu dùng sẽ vẫn yếu và chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn nặng nề trước khi tình hình dịch Covid ổn định trở lại.

USD/CNY đã tăng 156 pip vào tuần trước lên 6.9740 ở phiên ngày thứ Sáu (16/12). USD/CNH cũng tăng vào tuần trước, và giao dịch ở mức 6.99 vào đầu phiên Á hôm nay

CommerzBank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ