Trung Quốc: Xuất khẩu không còn là con át chủ bài
Đinh Nguyễn Trường Giang
Junior Analyst
Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trong tháng 6, làm giảm tốc độ phục hồi của quốc gia trong năm nay.
Theo cơ quan hải quan, giá trị xuất khẩu giảm 12.4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 6.8%. Thặng dư thương mại đạt 70.6 tỷ USD. Các nhà kinh tế dự báo xuất khẩu sẽ giảm 10% trong khi nhập khẩu giảm 4.1%.
Nhu cầu toàn cầu từng là một động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng của Trung Quốc trong suốt ba năm qua, tuy nhiên, điều đó bắt đầu suy yếu vào cuối năm 2022. Xuất khẩu đã giảm trong 4/6 tháng đầu năm 2023.
"Bất ổn bên ngoài đang gia tăng, động lực nền kinh tế toàn cầu yếu và triển vọng tăng trưởng chậm không được cải thiện", Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng và trưởng bộ phận chiến lược khu vực Trung Quốc tại Jones Lang LaSalle cho biết. "Việc thanh lý các đơn đặt hàng đã tích trữ trước đây đã giảm đi, mặc dù xuất khẩu các mặt hàng như ô tô điện và pin vẫn tiếp tục cải thiện," ông nói.
Sự giảm cầu xuất khẩu đã lan rộng. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm gần 24%, là tháng thứ 11 liên tiếp giảm và kết quả tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng đại dịch Covid.
Các lô hàng đi đến các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Ý, Anh, Hà Lan và Canada đều giảm hai chữ số và lô hàng đi đến Pháp cũng giảm.
Các cổ phiếu của Trung Quốc đã tăng vào thứ Năm khi các cổ phiếu châu Á nhìn chung tăng. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đại lục tăng 1.1% đến giữa ngày nghỉ trưa, trong khi cổ phiếu Trung Quốc giao dịch tại Hồng Kông tăng 2,-.5%. Đồng nhân dân tệ giao dịch ngoài biên giới không đổi nhiều ở mức 7.1689 đô la mỹ vào lúc 12:40 giờ địa phương.
Giao thương bất cân xứng
Dữ liệu nhập khẩu nhấn mạnh sự yếu đuối của nền kinh tế nội địa. Nhu cầu linh kiện điện tử từ Đài Loan và Hàn Quốc, cùng với các hàng hóa từ các quốc gia khác, vẫn giảm. Xuất khẩu đậu nành, quặng đồng và đồng tinh luyện, quặng sắt và khí tự nhiên đã giảm so với tháng trước.
Điều đó đã làm cho thương mại của quốc gia trở nên mất cân đối, với thặng dư 6 tháng đầu năm về lại mức những năm 1990.
"Việc giảm nhu cầu từ nước ngoài tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại của Trung Quốc," Lyu Daliang, người phát ngôn của Tổng cục Hải quan nói. "Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu thiếu một động lực. Thương mại và đầu tư toàn cầu đang chậm lại, trong khi chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ và rủi ro địa chính trị đang gia tăng."
Chính phủ đang cố gắng tăng cường kích thích để hỗ trợ tăng trưởng trong nước và xác định rõ hướng đi của nhu cầu toàn cầu trong phần còn lại của năm để Bắc Kinh xác định cần hỗ trợ bao nhiêu.
Tuy nhiên, với tình hình tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại và nhiều ngân hàng trung ương vẫn đang tăng lãi suất để giảm lạm phát, không có khả năng rằng các chính quyền có thể dựa vào nhu cầu xuất khẩu để kéo Trung Quốc vượt qua khủng hoảng.
"Dữ liệu mới nhất ở các nước phát triển cho thấy tín hiệu sự suy thoái còn kéo dài, gây áp lực hơn lên xuất khẩu của Trung Quốc trong phần còn lại của năm," Zhang Zhiwei, kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management cho biết. "Trung Quốc phải phụ thuộc vào nhu cầu trong nước - câu hỏi lớn trong vài tháng tới là liệu nhu cầu trong nước có thể hồi phục mà không cần nhiều sự kích thích từ chính phủ hay không."
Bloomberg