USD lên ngôi trong khi EUR và JPY đánh mất vị thế đồng tiền dự trữ an toàn?
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Cho đến trước khi điều chỉnh trong tuần 24-28/3, đồng USD tăng giá mạnh mẽ 2% trong 1 tháng kể từ khi đại dịch bùng phát, lên gần mức đỉnh cao nhất trong 3 năm tại 103.5 (kể từ khi USD tăng mạnh 7% hồi 2016 sau khi Trump trúng cử và bắt đầu ra 1 loạt chính sách nới lỏng tài khóa)
Tuy nhiên lực tăng của USD phần lớn là bị động:
- +0.5-0.75% do khủng hoảng dịch bệnh
- Đầu tháng 2 khi CNY bị phá giá 1.4% (6.93 -> 7.02), đẩy USD tăng mạnh 0.5%, hiện tại triển vọng vẫn khá ảm đạm khi các nhà máy của TQ vẫn chưa thực sự hoạt động lại được, và xu hướng xấu đang có dấu hiệu lan ra thế giới, có thể chính phủ TQ cần thêm 1 vòng nới lỏng nữa để hộ trợ thị trường
- Mấy ngày qua khi rủi ro ổ bệnh bùng phát ở HQ khiến KRW mất giá 3% (1181 -> 1217)
- >0.5% đóng góp từ đà giảm EUR từ đầu tháng 2 (-300 pip), và lực bán JPY mạnh tuần trước sau khi USDJPY thủng 110 (tăng > 200 pip)
- 2% đến từ việc CAD yếu đi từ đầu tháng 2 khi BoC có động thái bồ câu hơn
EUR và JPY mất vị thế đồng tiền trú ẩn “safe haven”
JPY kém nhạy hơn với tâm lý rủi ro thị trường, thời gian trở lại đây, khi thị trường có xu hướng “Risk off” (lo sợ rủi ro) thì đồng JPY không còn tăng mạnh như trước nữa.
Lý do vì dòng tiền FDI và đầu tư từ JPY ra nước ngoài tăng mạnh trong 02 năm trở lại đây, riêng trong tuần trước nữa dòng tiền hơn 1.4 nghìn tỷ JPY đổ ra đầu tư vào trái phiếu nước ngoài, tao ra 1 lực bán JPY khá lớn, lũy kế từ đầu năm dòng tiền chảy ra khỏi Nhật là hơn 4.7 nghìn tỷ JPY (cao hơn 2019 16%).
Đây là năm thứ 2 liên tiếp Nhật Bản bắt đầu có xu hướng mua ròng trái phiếu nước ngoài (chủ yếu là từ các quỹ Hưu trí với xu hướng đầu tư dài hạn trên 20 năm.
Dòng tiền ra từ các quỹ, cùng với dòng tiền lớn từ các deal M&A, đã góp phần làm USDJPY phá thủng mức 110, và khiến các nhà đầu cơ nước ngoài đã mua JPY từ đầu tháng buộc phải đóng trạng thái cắt lỗ do lo ngại Corona, khiến USDJPY phá thủng 110 lên lại mức 112 giống với phản ứng của đợt outflow lớn vào cùng kỳ năm ngoái.
Đồng EUR còn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với JPY, từ đầu năm, thậm chí mức mất giá còn ngang với đồng tiền rủi ro như AUD. Lý do đến từ cả triển vọng kinh tế lẫn chính trị ở Châu Âu, khi deal thương mại hậu Brexit còn chưa rõ ràng, chính trị Đức rủi ro khi vẫn chưa có người kế nhiệm cho bà Merkel, không chỉ đóng vai trò dẫn dắt Đức mà cả EU, về mặt kinh tế, nhìn chung triển vọng vẫn còn khá ảm đạm, dù số liệu PMI tuần trước có khởi sắc đôi chút nhưng theo các chuyên gia, số liệu này còn chưa phản ánh được tác động xấu của Virus và thương mại Châu Á – EU, cũng như những diễn biến mới đây của tình hình dịch bệnh tại Italy, trong bối cảnh đó, sẽ rất khó cho ECB có thể thực hiện bình thường hóa lại chính sách tiền tệ (gỡ bỏ chính sách lãi suất âm hay QE). Điều này sẽ làm cho EUR trở thành 1 trong những tài sản an toàn có triển vọng xấu nhất, và sẽ có thể tiếp tục bị bán như 1 đồng tiền funding currency.
Đối với USD, nhìn chung với kịch bản này USD có thể sẽ vẫn có đà tăng tiếp, nếu dòng vốn ra khỏi Nhật mới chỉ là bước đầu, ngoài ra, với triển vọng xấu của kinh tế thế giới, có thể các nhà kinh tế sẽ tiếp tục hạ dư báo tăng trưởng toàn cầu (làm USD mạnh lên).
Tuy nhiên vẫn có 1 số rủi ro với USD mà thị trường cần lưu ý, nếu kinh tế nội tại của Mỹ có dấu hiệu xấu đi cũng có thể trigger 1 đợt bán USD. Ngoài ra rủi ro chính trị cũng tiềm tàng, hiện tại thì Trump vẫn đang dẫn đầu với 60% cơ hội tái đắc cử, tuy nhiên vấn đề là phe Dân chủ vẫn chưa có ứng viên đại diện rõ ràng (dù ông Sander đang dẫn trước)