USD thăm dò vùng hỗ trợ trong khi EUR, GBP và CAD tăng mạnh
USD giảm xuống sâu hơn chủ yếu là do đà tăng mạnh của EUR/USD, GBP/USD và sự sụt giảm đáng kể của USD/CAD. Chỉ số DXY (Chỉ số sức mạnh của đồng USD) đã giảm hơn 0.5% trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
- USD nới rộng đà giảm và vẫn đang tiếp tục gặp áp lực.
- Chỉ số DXY đã giảm 1% từ đầu tháng trong khi EUR, GBP và CAD tiếp tục tăng.
- USD đang tìm kiếm đến các mốc hỗ trợ để giúp ngăn chặn sự trượt dốc của nó khi mức độ biến động trên thị trường giảm.
Động lực chính của đà giảm này là do nhu cầu các đồng tiền trú ẩn đang giảm sút, USD đang được giao dịch ở mức thấp hơn 1% so với đầu tháng này vì sự suy yếu đáng kể của nó so với hầu hết tất cả các đồng tiền chính. Đà suy giảm của USD dường như cũng được dẫn dắt bởi nhịp giảm điều chỉnh của chỉ số VIX - chỉ số đo lường sự sợ hãi, và các mức đo lường biến động hàm ý của USD.
(Biến động Hàm ý biểu diễn mức giá hiện tại của thị trường dựa trên kỳ vọng nó sẽ biến đổi như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định).
Nếu xu hướng giảm của biến động hàm ý tiếp diễn, nó có thể gây khó khăn cho price action của USD. Ngược lại, tâm lý thị trường, hiện đang tỏ ra rất tích cực, có thể sẽ nhanh chóng đảo chiều nếu xuất hiện một yếu tố vĩ mô gây bất ổn.
Một điều đáng chú ý khác là việc nới rộng đà giảm của USD ngay từ đầu tháng đã tạo áp lực lên DXY Index khiến nó tìm về các vùng hỗ trợ kỹ thuật. Ví dụ, GBP/USD đang thăm dò các mốc kháng cự kỹ thuật được chỉ ra bởi biên độ biến động hàm ý theo hợp đồng quyền chọn kỳ hạn 1 tuần, có thể hạn chế đà tăng của GBP/USD trong ngắn hạn. GBP/USD là thành phần cấu tạo lớn thứ ba trong chỉ số DXY chỉ sau EUR/USD và USD/JPY.
Chỉ số DXY hiện tại đang thăm dò đường xu hướng tăng được kẻ từ đáy ngày 9/3 qua đáy ngày 10/6. Vùng hợp lưu này được củng cố thêm bởi mức Fibonancci truy hồi 78.6% của đợt tăng giá từ ngày 9/3 đến đỉnh ngày 18/3. Dù vậy, đường trung bình động EMA 8 ngày đang dốc xuống cho thấy xu hướng trong ngắn hạn vẫn là giảm.