USD/JPY: Bài phát biểu của BoJ và niềm tin tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng đồng Yên?
Trịnh Thư
Junior Editor
Vào thứ Tư (ngày 29 tháng 5), BoJ sẽ trở thành tâm điểm chú ý với bài phát biểu. Số liệu niềm tin tiêu dùng của Nhật Bản cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư sau những đồn đoán gần đây về việc tăng lãi suất. Cuối phiên giao dịch, các nhà đầu tư nên theo dõi phát biểu của các thành viên FOMC trước bối cảnh kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 giảm dần.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng và BoJ
Vào hôm nay, bài phát biểu của BoJ có thể cung cấp về quan điểm đối với chính sách lãi suất. Nếu BoJ ủng hộ việc tăng lãi suất trong năm 2024, đồng Yên có thể được củng cố. Tuy nhiên, ngay cả khi BoJ tăng lãi suất, đồng USD có thể vẫn được hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ.
Bên cạnh bài phát biểu của BoJ, số liệu niềm tin tiêu dùng của Nhật Bản cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Dự báo chỉ số niềm tin tiêu dùng sẽ tăng từ 38.3 lên 38.9 trong tháng 5. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng có thể cho thấy chi tiêu của người dân Nhật Bản sẽ phục hồi. Kinh tế Nhật Bản suy thoái trong quý 1 và chi tiêu cá nhân là một phần nguyên nhân. Mặc dù lương mùa xuân tăng, nhưng chi tiêu hộ gia đình gần đây vẫn thấp hơn dự kiến.
Lịch kinh tế Mỹ: Phát biểu của thành viên FOMC
Cuối phiên giao dịch, các nhà đầu tư cần theo dõi phát biểu của các thành viên FOMC trước bối cảnh kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 giảm dần. Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco, John Williams sẽ có bài phát biểu vào hôm nay.
Dữ liệu kinh tế gần đây ủng hộ quan điểm Fed sẽ duy trì chính sách lãi suất hawkish hơn. Tuy nhiên, báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân (ngày 31 tháng 5) có thể sẽ là mấu chốt, điều sẽ ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của Fed và đồng USD. Sự gia tăng bất ngờ về niềm tin tiêu dùng vào hôm qua đã khiến kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 yếu hơn. Chỉ số Niềm tin tiêu dùng của CB đã tăng từ 97.0 lên 102.0. Theo CME FedWatch, khả năng Fed giữ nguyên lãi suất vào tháng 9 đã tăng từ 50.2% lên 54.3% vào thứ Ba.
Dự báo ngắn hạn
Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào dữ liệu niềm tin tiêu dùng của Nhật Bản cùng với số liệu lạm phát của Nhật Bản và Mỹ sẽ định hướng chính sách tiền tệ của BoJ và Fed.
Phân tích kỹ thuật
USD/JPY vẫn đang giao dịch ổn định trên đường EMA 50 ngày và 200 ngày, củng cố tín hiệu tăng. Nếu USD/JPY vượt qua ngưỡng 157.50, cặp tiền này có thể quay trở lại mức 158. Việc bứt phá trên 158 có thể đưa vùng đỉnh của ngày 29 tháng 4 là 160.20 vào tầm ngắm.
Ngược lại, nếu USD/JPY giảm xuống dưới mức hỗ trợ 156.50, phe bán có thể kiểm soát thị trường và đẩy xuống đường EMA 50 ngày. Nếu tiếp tục phá qua đường EMA 50 ngày, điểm đến tiếp theo có thể sẽ là hỗ trợ tại 151.68. Chỉ báo RSI 14 ngày hiện đang ở mức 62.07, cho thấy USD/JPY có thể quay trở lại mức đỉnh của ngày 29 tháng 4 là 160.20 trước khi bước vào vùng quá mua.
Đồ thị USD/JPY khung ngày
FX Empire