USD/JPY chững lại đà giảm bất chấp tâm lý "hawkish" xung quanh BoJ
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Đồng Yên Nhật giảm bất chấp các số liệu kinh tế tích cực công bố vào thứ Hai. Chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản tăng lên mức 49.8 trong tháng 8, cao hơn so với con số 49.5 trước đó. Dữ liệu Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) mới nhất của Mỹ làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hạ lãi suất mạnh vào tháng 9.
Theo Công cụ CME FedWatch, thị trường hoàn toàn dự đoán Fed sẽ cắt giảm ít nhất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9. Các nhà giao dịch hiện có thể sẽ tập trung vào các số liệu việc làm sắp tới của Mỹ, bao gồm số liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) tháng 8, để có thêm thông tin về quy mô và tốc độ cắt giảm lãi suất tiềm năng của Fed.
Vào thứ Hai, các công ty Nhật Bản báo cáo mức tăng 7.4% trong Chi tiêu vốn cho quý hai. Ngoài ra, chỉ số PMI sản xuất của nước này trong tháng 8 đã được điều chỉnh tăng lên 49.8 từ 49.5, cho thấy xu hướng ổn định. Hôm thứ Sáu, lạm phát tại Tokyo tăng đã củng cố quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), hỗ trợ đồng yên và hạn chế đà tăng của USD/JPY.
Tổng quan thị trường:
- Cục Phân tích Kinh tế Mỹ báo cáo vào thứ Sáu rằng chỉ số PCE tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 7, tương đương với mức sơ bộ trước đó là 2.5% nhưng thấp hơn dự đoán 2.6%. Trong khi đó, PCE lõi tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 7, phù hợp với báo cáo sơ bộ là 2.6% nhưng thấp hơn dự báo 2.7%.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Tokyo tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 8, tăng từ mức 2.2% trong tháng 7. CPI cơ bản cũng tăng lên 1.6% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 8, cao hơn so với mức 1.5% trước đó. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản bất ngờ tăng lên 2.7% trong tháng 7, cao hơn cả ước tính thị trường và mức 2.5% của tháng 6, đánh dấu tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ tháng 8/2023.
- Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic, một nhân vật có quan điểm thắt chặt nổi bật trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cho biết hôm thứ Năm rằng có thể đã "đến lúc hành động" về việc cắt giảm lãi suất do lạm phát tiếp tục hạ nhiệt và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, ông muốn chờ xác nhận từ báo cáo việc làm hàng tháng sắp tới và hai báo cáo lạm phát trước cuộc họp tháng 9 của Fed.
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki tuyên bố hôm thứ Ba rằng tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chính sách tiền tệ, chênh lệch lãi suất, rủi ro địa chính trị và tâm lý thị trường. Suzuki nói thêm rằng khó có thể dự đoán những yếu tố này sẽ tác động như thế nào đến tỷ giá hối đoái.
Phân tích kỹ thuật:
Biểu đồ USD/JPY khung thời gian ngày
USD/JPY giao dịch quanh mức 146.00 vào thứ Hai. Biểu đồ ngày cho thấy cặp tiền tệ đang nằm trên đường xu hướng giảm, cho thấy đà giảm đang suy yếu. Tuy nhiên, chỉ báo RSI 14 ngày vẫn dưới mức 50, tiếp tục củng cố đà giảm của cặp tiền.
Nếu xu hướng giảm mở rộng, USD/JPY có thể kiểm tra đường EMA 9 ngày quanh mức 145.53, tiếp theo là đường xu hướng giảm gần mức 144.00. Nếu break-down mức này, cặp tiền có thể hướng tới mức thấp 7 tháng tại 141.69, được ghi nhận vào ngày 5 tháng 8, và sau đó có thể tìm thấy hỗ trợ quanh mức 140.25.
Ngược lại nếu phe mua chiếm ưu thế, USD/JPY có thể tiếp cận mức tâm lý 150.00. Break-out thành công mức này, cặp tiền có thể di chuyển đến kháng cự tiếp theo quanh mức 154.50.
FXStreet