USD/JPY: Điểm qua những diễn biến quan trọng trước thềm công bố quyết định chính sách của BoJ

USD/JPY: Điểm qua những diễn biến quan trọng trước thềm công bố quyết định chính sách của BoJ

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

07:27 14/06/2024

BoJ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6, trong khi thị trường lại quan tâm nhiều hơn vào thông điệp đi kèm từ Thống đốc Kazuo Ueda để tìm kiếm manh mối về thời điểm BoJ tăng lãi suất tiếp theo, cũng như kế hoạch mua JGB trong tương lai.

BoJ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dự kiến sẽ duy trì mục tiêu lãi suất ngắn hạn trong khoảng từ 0% - 0,1%, sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày cho tháng 6. Quyết định này sẽ được công bố vào khoảng 10:00 sáng theo giờ Việt Nam. Cần lưu ý rằng, vào tháng 3, BoJ đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm, chấm dứt chính sách lãi suất âm áp dụng từ năm 2016.

Điểm nhấn sau cuộc họp

Vì được dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất, thị trường sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn vào thông điệp của Thống đốc Kazuo Ueda trong tuyên bố sau cuộc họp để tìm kiếm manh mối về thời điểm BoJ tăng lãi suất tiếp theo, cũng như kế hoạch mua JGB trong tương lai.

Thị trường hiện dự đoán BoJ sẽ tăng lãi suất khoảng 16 bps vào tháng 10 và gần 22 bps vào cuộc họp tháng 12, theo Reuters.

Lạm phát giá bán buôn tăng cao, đặt BoJ vào thế khó

Dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát giá bán buôn của Nhật Bản tăng vọt trong tháng 5 so với cùng kỳ, nhanh nhất trong chín tháng. Điều này cho thấy đồng Yên yếu đang đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu thô lên cao, qua đó tạo áp lực tăng giá.

Diễn biến nêu trên khiến cho quyết định lãi suất của BoJ trở nên phức tạp hơn, vì giá cả tăng do áp lực chi phí có thể làm giảm tiêu dùng, ảnh hưởng đến khả năng đạt được lạm phát do cầu kéo mà BoJ mong muốn trước khi thu hẹp thêm các biện pháp kích thích.

Thận trọng trong việc tăng lãi suất

Chỉ số CPI lõi toàn quốc của Nhật Bản đã gần đạt mục tiêu của BoJ vào tháng 4 (2.2% so với cùng kỳ), trong khi CPI lõi của Tokyo vẫn dưới mục tiêu lạm phát trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 5 (1.9% so với cùng kỳ), dội gáo nước lạnh vào kỳ vọng tăng lãi suất.

Lạm phát và lương danh nghĩa bình quân của Nhật Bản (lương danh nghĩa bình quân, CPI lõi toàn quốc, CPI lõi Tokyo)

Thống đốc Ueda tuần trước cho biết việc giảm quy mô mua JGB là phù hợp khi hướng tới việc chấm dứt các biện pháp kích thích tiền tệ. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng BoJ sẽ "thận trọng" trong việc quyết định thời điểm và mức độ tăng lãi suất ngắn hạn "để tránh mắc phải những sai lầm đáng kể".

Thành viên HĐQT Toyoaki Nakamura cũng cho rằng BoJ không nên chỉ tăng lãi suất để cứu đồng Yên. Ông giải thích rằng việc cố gắng giải quyết vấn đề đồng Yên yếu thông qua việc điều chỉnh lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, vì chi phí vay cao hơn sẽ làm giảm nhu cầu.

Các nhà phân tích tại TD Securities nhận định: "Chúng tôi dự đoán BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 0% và thông báo giảm lượng mua JGB hàng tháng xuống mức khoảng 5 nghìn tỷ Yên."

Ảnh hưởng tiềm tàng đến USD/JPY

Nếu BoJ tỏ ra cứng rắn hơn dự kiến, có thể khiến đồng Yên Nhật tăng giá và gây sức ép lên USD/JPY. Ngược lại, nếu thông điệp của BoJ không đáp ứng kỳ vọng của thị trường, báo hiệu rằng lần tăng lãi suất tiếp theo vẫn chưa đến hoặc ưu tiên hàng đầu hiện tại là đạt mục tiêu lạm phát, đồng USD có thể được hưởng lợi và tạo lực đẩy cho USD/JPY.

Nhìn rộng hơn về bức tranh chính sách tiền tệ

Sự phân kỳ chính sách giữa Fed và BoJ vẫn là điểm cần lưu ý, đặc biệt là sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed vào ngày 12/06 và dự báo chỉ có một lần cắt giảm lãi suất trong năm nay (có thể vào tháng 12), kịch bản giảm với USD/JPY có vẻ sẽ không mấy khả quan.

Phân tích kỹ thuật

Pablo Piovano, chuyên gia phân tích cấp cao tại FXStreet, đưa ra nhận định về các ngưỡng quan trọng cần chú ý cho USD/JPY:

  • Kịch bản tăng: Mục tiêu tiềm năng là đỉnh tuần của cặp tiền được ghi nhận vào ngày 29/05 tại 157.71. Sau đó có thể là đỉnh của năm 2024 tính tới hiện tại đạt được vào ngày 29/04 tại 160.20.
  • Kịch bản giảm: Mục tiêu ban đầu là mức thấp nhất của tháng tính đến ngày 04/06 là 154.52. Xa hơn có thể là đáy tuần 153.60 ghi nhận vào ngày 16/05 và đường SMA 100 tạm tính ở mức 152.55.

USD/JPY đồ thị ngày

FXStreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Khí tự nhiên thăng hoa, dầu thô thận trọng trước bất ổn toàn cầu
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Khí tự nhiên thăng hoa, dầu thô thận trọng trước bất ổn toàn cầu

Dầu WTI (CL) đang trong giai đoạn tích lũy với xu hướng điều chỉnh giảm. Dầu Brent (BCO) biến động trong biên độ hẹp, phản ánh tâm lý thận trọng và thiếu định hướng của thị trường. Khí tự nhiên (NG) đã vượt thành công ngưỡng kháng cự dài hạn, xác nhận triển vọng tăng giá.
Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Thời điểm Brent chinh phục đỉnh 73.85 USD đã đến?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Thời điểm Brent chinh phục đỉnh 73.85 USD đã đến?

Giá dầu Brent tiếp tục xu hướng dao động hẹp quanh vùng kháng cự trọng yếu 73.83 USD/thùng, phản ánh tác động đan xen giữa căng thẳng địa chính trị và những lo ngại về cán cân cung - cầu toàn cầu. Trong khi đó, dầu WTI duy trì vị thế ổn định trên ngưỡng tâm lý 69 USD/thùng, thể hiện sự cân bằng giữa áp lực từ số liệu tồn kho gia tăng và dấu hiệu hạ nhiệt của tình hình Trung Đông. Đáng chú ý, báo cáo tồn kho dầu thô Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng đột biến 4.8 triệu thùng, vượt xa dự báo của thị trường, củng cố thêm áp lực điều chỉnh giảm giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ