USD/JPY: Liệu BoJ có can thiệp khi dữ liệu Mỹ gia tăng áp lực?

USD/JPY: Liệu BoJ có can thiệp khi dữ liệu Mỹ gia tăng áp lực?

Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

08:57 15/05/2024

Vào thứ Tư ngày 15 tháng 5, BoJ và chính phủ Nhật Bản đối mặt thử thách lớn khi USD/JPY tiến tới 158. Các mối nguy cơ can thiệp hoặc thảo luận về động thái chính sách của J để hỗ trợ đồng Yên cần được các nhà đầu tư quan tâm. Sau đó cuối phiên thứ Tư, Báo cáo CPI của Mỹ, doanh số bán lẻ và phát biểu của các thành viên FOMC cần được nhà đầu tư cân nhắc.

Chính phủ Nhật Bản và BoJ

Vào hôm nay, phát biểu của BoJ về chính sách tiền tệ và thảo luận của chính phủ Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến USD/JPY.

USD/JPY tăng lần thứ 6 trong 7 phiên vào thứ Ba, làm gia tăng nguy cơ can thiệp của chính phủ Nhật Bản. Đồng Yên Nhật yếu hơn có thể làm tăng chi phí nhập khẩu và ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình. Xu hướng giảm trong chi tiêu của hộ gia đình sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản. Tiêu dùng tư nhân chiếm hơn 50% nền kinh tế Nhật Bản.

Trong khi chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi biến động giá của đồng Yên, các nhà đầu tư nên cân nhắc phát biểu của BoJ. Vào thứ Ba, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết chính phủ sẽ hợp tác chặt chẽ với BoJ. Phát biểu của BoJ về việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đối với đồng Yên Nhật.

Lịch kinh tế Mỹ: Báo cáo CPI, Doanh số bán lẻ và Fed

Trong cuối phiên giao dịch thứ Tư, số liệu lạm phát và doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ khiến Fed trở thành tâm điểm chú ý. Sau xu hướng tăng của giá sản xuất tại Mỹ, Báo cáo CPI của Mỹ cao hơn dự kiến có thể hâm nóng lại suy đoán về việc Fed tăng lãi suất.

Các nhà kinh tế dự báo lạm phát hàng năm của Mỹ giảm từ 3.5% xuống 3.4% trong tháng 4. Ngoài ra, các nhà kinh tế dự báo lạm phát giảm từ 3.8% xuống 3.6%.

Quỹ đạo lãi suất hawkish hơn sẽ làm tăng chi phí vay và giảm thu nhập khả dụng. Xu hướng giảm trong thu nhập khả dụng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng và làm giảm lạm phát cầu kéo.

Tuy nhiên, số liệu bán lẻ cũng có thể ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của Fed. Số liệu bán lẻ yếu hơn dự kiến có thể báo hiệu triển vọng lạm phát giảm và giảm khả năng Fed tăng lãi suất. Các nhà kinh tế dự báo doanh số bán lẻ tăng 0.4% trong tháng 4 sau khi tăng 0.7% trong tháng 3.

Với sự tập trung vào lạm phát và bán lẻ, phát biểu của các thành viên FOMC cũng cần được cân nhắc. Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, Neel Kashkari và Thống đốc Fed Michelle Bowman sẽ có trong lịch trình phát biểu. Phản ứng với dữ liệu của Mỹ và quan điểm về lộ trình lãi suất của Fed cần được các nhà đầu tư quan tâm.

Dự báo ngắn hạn

Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào Báo cáo CPI của Mỹ và bình luận của các thành viên FOMC. Báo cáo CPI của Mỹ cao hơn dự kiến có thể giảm kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và định hướng chính sách tiền tệ theo hướng có lợi cho đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, số liệu bán lẻ của Mỹ và những thông tin can thiệp để hỗ trợ đồng Yên cũng sẽ ảnh hưởng đến cặp USD/JPY.

Biểu đồ giá USD/JPY

USD/JPY vẫn duy trì trên đường EMA 50 ngày và 200 ngày, xác nhận xu hướng giá tăng. Một vượt phá khỏi mức 156.50 có thể báo hiệu một động thái của USD/JPY hướng tới mức 158.

Nếu vượt qua mức giá 156.50, đây có thể là dấu hiệu cho thấy USD/JPY sẽ tăng lên hướng tới mốc 158. Thậm chí, nếu quay trở lại mức 158, phe mua có thể tận dụng đà tăng và hướng tới mức cao nhất của ngày 29 tháng 4 là 160.20.

Ngoài ra, việc USD/JPY giảm xuống dưới 155.50 sẽ khiến đường EMA 50 ngày phát huy tác dụng. Việc phá vỡ dưới đường EMA 50 ngày có thể giúp phe bán có thể đẩy giá xuống mức hỗ trợ 151.68. Chỉ báo RSI 14 ngày ở mức 60.65 cho thấy cặp USD/JPY sẽ di chuyển đến ngưỡng 160 trước khi đi vào vùng quá mua.

Đồ thị giá USD/JPY khung ngày

FX Empire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Đồng Aussie tăng nhẹ, thị trường lạc quan chờ đợi chỉ số CPI Mỹ
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Đồng Aussie tăng nhẹ, thị trường lạc quan chờ đợi chỉ số CPI Mỹ

AUD/USD duy trì ổn định sau những nhận xét từ Kinh tế trưởng Sarah Hunter - Phó Thống đốc RBA. Bà lưu ý rằng lãi suất cao đang kìm hãm nhu cầu, điều này dự kiến sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế nhẹ. Donald Trump lập luận rằng các khoản phí mà ông dự định áp đặt lên hàng nhập khẩu sẽ không dẫn đến lạm phát tăng cao hơn ở Mỹ.
Thị trường năng lượng dậy sóng: OPEC+ và thiên tai có "cứu" được giá dầu?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường năng lượng dậy sóng: OPEC+ và thiên tai có "cứu" được giá dầu?

Thị trường năng lượng toàn cầu đang chịu áp lực kép từ nhu cầu suy yếu của Trung Quốc và quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+. Giá dầu WTI dao động quanh 68.59 USD/thùng, phản ánh lo ngại về nguồn cung và căng thẳng ở Trung Đông. Việc OPEC+ tăng sản lượng trong tháng 12/2024 có thể làm trầm trọng hơn tình trạng dư cung, gây áp lực lên thị trường dầu mỏ quốc tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ