USD/JPY: Liệu BoJ có can thiệp thị trường để vực dậy đồng Yên sau khi thâm hụt thương mại gia tăng?

USD/JPY: Liệu BoJ có can thiệp thị trường để vực dậy đồng Yên sau khi thâm hụt thương mại gia tăng?

Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

09:13 22/05/2024

Vào thứ Tư ngày 22 tháng 5, chỉ số Reuters Tankan và dữ liệu thương mại từ Nhật Bản đã đưa USD/JPY trở thành tâm điểm. Ngoài ra, phát biểu từ BoJ sẽ rất quan trọng trong bối cảnh dự đoán về việc tăng lãi suất. Trong phiên giao dịch, dữ liệu về lĩnh vực nhà ở của Mỹ và các bài phát biểu của thành viên FOMC sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Chỉ số Reuters Tankan và dữ liệu thương mại là tâm điểm

Vào hôm nay, chỉ số Reuters Tankan và dữ liệu thương mại từ Nhật Bản đã đưa cặp USD/JPY vào tâm điểm. Chỉ số Reuters Tankan giữ nguyên ở mức 9 trong tháng 5. Các nhà kinh tế dự báo giảm xuống 7. Chỉ số tránh được vùng tiêu cực, cho thấy niềm tin kinh doanh đối với nền kinh tế vẫn lạc quan.

Vào tháng 4, thâm hụt thương mại bất ngờ tăng từ 366.5 tỷ Yên lên 462.5 tỷ Yên. Các nhà kinh tế dự báo thâm hụt thương mại là 339.5 tỷ Yên.

Theo Bộ Tài chính, kim ngạch xuất khẩu tăng 8.3% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 4, tăng so với mức 7.3% của tháng 3. Hơn nữa, kim ngạch nhập khẩu tăng 8.3% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 4 sau khi giảm 4.9% vào tháng 3. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 9.6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang Mỹ tăng 8.8%. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 10.8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 4, nhập khẩu từ Mỹ tăng 29.0%.

Các chỉ số kinh tế của tháng 4 và tháng 5 có thể tác động đến quyết định của BoJ. Dự đoán về việc BoJ tăng lãi suất vào tháng 6 gia tăng trong bối cảnh đồng Yên suy yếu. Môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện có thể thúc đẩy kỳ vọng của các nhà đầu tư về động thái của BoJ vào tháng 6.

Tuy nhiên, BoJ có thể tập trung nhiều hơn vào hoạt động dịch vụ, chi tiêu hộ gia đình và lạm phát do cầu kéo, vì đồng Yên yếu làm tăng chi phí nhập khẩu, ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình và gia tăng áp lực lạm phát.

Giữa bối cảnh các nhà đầu tư đặt cược ngày càng tăng vào việc BoJ tăng lãi suất vào tháng 6, cần theo dõi phát biểu của BoJ. Quan điểm về nền kinh tế, lạm phát và thời điểm tăng lãi suất có thể tác động đến tỷ giá.

Lịch kinh tế Mỹ: Các bài phát biểu của Fed và lĩnh vực nhà ở

Sau đó trong phiên giao dịch hôm nay, dữ liệu doanh số bán nhà từ Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Các nhà kinh tế dự báo doanh số bán nhà sẽ tăng 0.5% trong tháng 4, sau khi giảm 4.3% trong tháng 3.

Thị trường coi lĩnh vực nhà ở là phép thử nền kinh tế Mỹ. Môi trường lĩnh vực nhà ở được cải thiện có thể thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin của người tiêu dùng tăng có thể thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và lạm phát do cầu kéo. Sự gia tăng nhu cầu có thể đẩy tỷ lệ lạm phát của lĩnh vực nhà ở lên cao hơn và trì hoãn thời điểm Fed cắt giảm lãi suất.

Ngoài các con số, các nhà đầu tư cũng nên theo dõi các bài phát biểu của thành viên FOMC. Các thành viên FOMC gồm: Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta - Raphael Bostic, Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland - Loretta Mester và Chủ tịch Fed chi nhánh Boston - Susan Collins đã phát biểu vào đầu phiên giao dịch hôm nay.

Dự báo ngắn hạn

Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào các chỉ số PMI sắp tới và phát biểu của ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó sự phục hồi của hoạt động ngành dịch vụ ở Nhật Bản và số liệu yếu hơn từ Mỹ có thể ảnh hưởng đến USD/JPY. BoJ có thể xem xét các số liệu PMI trong các cuộc thảo luận về việc tăng lãi suất vào tháng 6.

Phân tích kỹ thuật 

USD/JPY đang giao dịch ổn định trên đường EMA 50 ngày và 200 ngày, khẳng định tín hiệu tăng giá.

Việc USD/JPY quay trở lại mức 157 có thể tạo động lực cho phe mua đẩy giá lên 158. Vượt qua mức 158 sẽ hỗ trợ hướng đến mức cao nhất 160.20 của ngày 29 tháng 4.

Mặt khác, nếu USD/JPY giảm xuống dưới mức 155, có thể báo hiệu sự sụt giảm về phía đường EMA 50 ngày. Nếu đường EMA 50 ngày bị xuyên thủng khả năng cặp tiền sẽ hướng tới mức hỗ trợ 151.68. Chỉ báo RSI 14 ngày ở mức 57.51 cho thấy USD/JPY có thể hướng đến mức cao nhất 160.20 của ngày 29 tháng 4 trước khi bước vào vùng quá mua.

Đồ thị USD/JPY khung ngày

FX Empire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng

Dòng vốn ngoại có thể tạo áp lực giảm đối với tỷ giá USD/JPY, từ đó ảnh hưởng tới lạm phát, nhu cầu hàng hóa Nhật Bản và chính sách tiền tệ của BoJ. Sự tăng giá của đồng Yên có thể dẫn đến giảm giá hàng nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp nội địa phải cắt giảm giá bán và tiềm ẩn nguy cơ giảm phát. Đồng thời, số liệu việc làm Mỹ suy yếu có thể kích thích đồn đoán về khả năng Fed cắt giảm lãi suất mạnh vào tháng 11.
Nhận định AUD/USD: Đồng Aussie bật dậy mạnh mẽ sau báo cáo thị trường lao động ấn tượng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Đồng Aussie bật dậy mạnh mẽ sau báo cáo thị trường lao động ấn tượng

Đồng AUD tăng sau khi số việc làm mới được tạo ra trong tháng 8 cao hơn dự kiến. Thay đổi việc làm ở Úc tăng 47,500 trong tháng 8, vượt qua dự báo 25,000. Cắt giảm lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang thể hiện cam kết bảo vệ thị trường lao động và nền kinh tế khỏi suy thoái.
Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed

Bitcoin đang dao động quanh ngưỡng 60,000 USD trước thềm quyết định then chốt về lãi suất của Fed. Dữ liệu từ hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang cho thấy xác suất 63% Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất mạnh 50 bps. Đồng thời, các chỉ số on-chain đang hỗ trợ triển vọng tăng giá khi các "cá voi" mới của BTC tích cực tích lũy, trong khi các "cá voi" lâu năm vẫn duy trì vị thế nắm giữ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ